Tìm hiểu thông tin về đền Đồng Bằng và thần tích về Vua Cha Bát Hải
Đền Đồng Bằng còn được biết đến với tên gọi là đền thờ Đức Vua cha Bát Hải hay đền Đức Vua là di tích lịch sử văn hóa thuộc địa phận xã An Lễ, huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình. Với những giá trị tâm linh lâu đời quý giá nơi đây, đền Đồng Bằng là điểm đến du lịch, hành hương chiêm bái thiêng liêng nổi tiếng cả nước gắn liền với sự hiển thánh của Vua Cha Thủy Phủ.
Thuyết minh về Vua Cha Thủy Phủ và thần tích đền Đồng Bằng
Sự tích đền Đồng Bằng và sự hiển linh của Vua Cha Bát Hải được lưu truyền dưới câu chuyện sau: Vào thời Hùng Vương thứ 18, nhân dân vùng duyên hải nước Văn Lang bấy giờ còn rất thưa thớt, làm nghề chài lưới và nông tang. Tương truyền, vùng đất An Lễ khi xưa có dòng sông Vĩnh cổ (ngày nay là sông Đồng Bằng) là nơi sinh sống của nhiều loài thủy quái, thuồng luồng, giao long. Hai bên bờ sông là cư dân sống với nghề nuôi tằm dệt vải, khai khẩn bãi bồi canh tác cùng với việc chài lưới đánh bắt tôm cá qua ngày.
Xem thêm: Sự tích Đức Thánh Tản Viên và truyền thuyết Sơn Tinh – Thủy Tinh.
Ngày ấy, có một đôi vợ chồng là Phạm Túc và Trần Thị là người sống tại vùng Trang An Cổ (Thụy Anh – Thái Bình ngày nay) cũng đã lớn tuổi mà vẫn chưa có con. Một ngày, khi ôn bà đang ngược dòng đánh cá trên dòng sông Vĩnh đền vùng Trang Hoa Đào (vùng An Lễ ngày nay) thì tình cờ gặp một cô gái nhỏ, liền đón về nhà nuôi và đặt tên là Qúy Nương. Khi cha mẹ nuôi qua đời, nàng tận tâm hương khói báo hiếu và không màng hôn sự. Một lần khi ra bờ sông tắm thì bỗng nước động dữ dội, một con Hoàng Long hiện ra siết chặt lấy nàng. Một lúc sau thì sóng yên biển lặng, Hoàng Long biến mất và Qúy Nương thấy mình đã nằm trên bãi sông. Một thời gian sau, nàng phát hiện mang thai và về vùng Hoa Đào Trang sinh sống. Đúng 13 tháng sau, nàng hạ sinh ra một bọc phát ra ánh hào quang. Qúy Nương sợ hãi bèn thả cái bọc xuống dòng sông Vĩnh và được một người cất vó bên sông vớt được. Khi rạch bọc ra, ông kinh hãi thấy từ trong bọc chui ra 3 con Hoàng Xà đầu Rồng mình Rắn là con của Lạc Long Quân. Con lớn nhất là Thái tử Giao Long vượt sông lên bờ ẩn náu trong một giếng nước gần đó, còn hai con còn lại bơi theo dòng nước dạt về nơi khác. Vào đêm đấy, người dân Hoa Đào Trang nghe thấy tiếng vang động rằng “Ta là con Long Quân, khi có giắc sẽ giúp Vua Hùng diệt giặc”. Rồi sau đó, nhân dân vùng lập miếu thờ tại nơi có cái giếng, từ đó hương khói cầu “phong đăng hòa cốc” thấy rất linh nghiệm.
Xem thêm: Sắm lễ dâng về đền Trình của đền Đồng Bằng – nơi thờ Quan Lớn Đệ Bát linh thiêng Tứ Phủ.
Bấy giờ, Hùng Duệ Vương đã đến tuổi Kỳ lão (60 tuổi) mà vẫn chưa có con trai nối dõi. Hai người con gái của Vua là Tiên Dung công chúa kết duyên cùng Chử Đồng Tử rồi tu tiên biệt tích, và Mỵ Nương công chúa lấy Tản viên Sơn Thánh (tức Sơn Tinh). Vua rất phiền lòng khi có nhiều thế lực đang nhăm nhe ngôi Vàng chưa có người kế vị. Vua cũng đã nhiều lần gợi ý trao vương miện cho Sơn Thánh nhưng ngài quyết không nhận mà chỉ khi đất nước có hữu sự mới về Triều giúp vua Cha, còn khi yên sự Ngài lại về chốn Tản viên tu luyện thành đạo chứ không màng quan tước. Trong số những thế lực nội bộ đang nhòm ngó ngai vàng có Thục Vương (nguyên gốc là người Trung Nguyên di cư xuống phía Nam lâu dần thành dân Bách Việt). Thục Vương bị Vua khước từ mong muốn cưới Mỵ Nương làm thiếp và gả nàng cho Sơn Tinh, liền lựa thời cơ hợp sức cùng quân ngoại bang thôn tính Lạc Việt. Hùng Duệ Vương hết sức lo lắng và mời Sơn Thánh về Kinh hiến kế, sau đó theo lời Sơn Thánh ma sai sứ giả về Hoa Đào Trang dụ triệu kỳ nhân. Được nhân dân trong vùng mách bảo có Giao Long sống ẩn mình dưới giếng cạn, sứ giả liền tới nơi xướng truyền sắc chỉ. Sau đó, một chàng trai khôi ngô tuấn tú hơn người hiện ra, tâu rằng nhận lệnh Vua và triệu tướng trong 10 ngày rồi xuất quân trên cả 8 cửa biển nước Nam, hứa 3 ngày sau giặc sẽ tan. Chàng trai đó chính là Vĩnh Công (là hiện thân của Vua Cha Bát Hải).
Đúng như lời hẹn, sau khi xuất quân đánh giặc được 3 ngày, Vĩnh Công và các tướng giành thắng lợi trở về, được Vua phong là “Vĩnh Công nhạc phủ thượng đẳng thần”. Công đức của Vĩnh Công trong trận chiến là rất lớn, khiến Vua Hùng nể trọng. Không chỉ vậy, Vĩnh Công vừa cùng các Quan giữ yên 8 cửa biển Lạc Việt, vừa về Hoa Đào Trang khai dân lập ấp, chia vàng Vua ban cho dân làm vốn canh tác, dạy họ làm ăn, sinh hoạt cộng đồng và được nhân dân vùng Hoa Đào Trang hết lòng tôn kính. Một ngày, Vĩnh Công mời hương lão đến dinh thất của mình (tương truyền là đền Đồng Bằng hiện nay) nói lời từ biệt rồi vâng mệnh về chầu Vua Cha Lạc Long Quân. Vua Hùng biết tin vô cùng thương xót, liền cấp tiền tang lễ và tu sửa dinh thất thành đền tự thờ Ngài, nay là đền Đồng Bằng. Ngày hóa của Vĩnh Công là vào tháng 8, bởi vậy dân gian mới lưu truyền đến ngày nay câu “Tháng 8 giỗ Cha, tháng 3 giỗ Mẹ” để nói về Hội tháng 8 ở đền Đồng Bằng thờ vị Vua Cha Thủy Phủ mang tên Vĩnh Công Đại Vương.
Ngoài ra, dân gian ngày nay vẫn còn lưu truyền truyền thuyết rằng “Tam kỳ linh ứng” trong hiệu của Đức Vua Bát Hải chính là nói về 3 lần ngài phát tích hiển linh, trong đó có lần phát tích là Vĩnh Công Đại Vương như trên. Còn lần thứ hai, Ngài hiển linh trong hình tượng Vua Ngô Quyền đánh quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng. Lần thứ ba, Ngài hóa thân thành Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn 3 lần đánh thắng quân Nguyên – Mông.
Sự tích đền Đồng Bằng
Tục truyền, ban đầu đây là ngôi miếu nhỏ được khởi dựng trên vùng đất rộng tại trang Đào Động (̣vùng Đồng Bằng ngày nay) vào đời vua Hùng Vương thứ 18 (vua Duệ Vương). Lúc này, nước nhà bị giặc Thục xâm lấn song thế giặc quá mạnh khiến quân triều đình không chống đỡ nổi. Triều Đình đã lập đàn triệu Linh Sơn Tú Khí về giúp sức dẹp giặc. Thủy thần làng Đào Động (tức Vua Cha Bát Hải Động Đình) đã hiển linh phò Vua dẹp tan giặc giữ và có công đầu trong việc lập ra 8 trang Đào Động. Đất nước thái bình, Ngài được sắc phong “Trấn Tây An Nam Tam Kỳ Linh Ứng – Vĩnh Công Đại Vương Tối Thượng Đẳng Linh Thần” và từ đó đền là nơi địa linh thờ Ngài được cả nước hướng vọng.
Vùng đất xây dựng đền trước kia có tên là trang Đào Động, một trong những phòng tuyến quân sự, đóng quân và luyện tập thủy chiến binh nhung nhà Trần vào thế kỷ 13. Cũng là nơi ghi dấu khí thế hào hùng oanh liệt của quốc gia trong kháng chiến chống giặc.mTrước khi xung trận, Hưng Đạo Đại Vương cùng các tướng về dâng hương cửa đền cầu nguyện âm phù. Sau ba lần đại thắng quân Nguyên – Mông, nhà Trần đã quay lại đền đầu tư tôn tạo.
Đền Đồng Bằng hiện nay đang thờ ai?
Đền là nơi thờ Đức Vua Cha Bát Hải Động Đình, người có công giúp Vua Hùng đánh giặc ngoại xâm, phù dân vệ quốc. Từ cuối thế kỷ XIII, nơi thờ tưởng niệm Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn và các tướng nhà Trần có công lãnh đạo nhân dân làm nên chiến thắng ba lần đánh quân Nguyên – Mông cũng được xây dựng tại quần thể di tích này.
Kiến trúc mang đậm giá trị tâm linh
Đền Đồng Bằng uy nghi, nổi bật giữa quần thể di tích trang nghiêm bao gồm các ngôi đình, miếu chùa, đền điện,… gọi là 6 phủ cùng nằm trên địa phận xã An Lễ. Ngoài đền chính là đền Đức Vua còn có và 5 đền khác là đền Sinh, quan Đệ Nhị, quan Đệ Tam, quan Điều, quan Đệ Bát. Cách đó không xa là đền thờ Đức Thánh Trần (Trần Hưng Đạo Đại Vương) và các danh tướng.
Đền Đồng Bằng được coi là công trình kiến trúc uy nghi, rộng lớn vào bậc nhất quốc gia với 13 toà, 66 gian cùng kết cấu tiền nhị hậu đỉnh liên hoàn khép kín. Kiến trúc đền cũng ảnh hưởng bởi phong cách vùng Huế những năm đầu thế kỷ, được ví như một bảo tàng mỹ thuật với những chạm khắc tinh xảo. thâm nghiêm kỳ vĩ như một cung đình phong kiến thời thịnh trị.
Cổng đền thiết kế theo kiểu vọng lâu tam tòa đời Nguyễn gồm Đông Môn Đại, Tây Môn, Tiền Môn, nằm đối diện hồ bán nguyệt phía trước cổng. Bước qua cổng tam quan, du khách đã đi vào sân chính nội tự, là nơi tổ chức đại lễ tế công đồng trong những ngày lễ trọng, cũng như là nơi tổ chức các chiếu chèo trong lễ hội xưa.Toàn bộ khu đền chính rộng tới 20.500m2. Riêng diện tích nội tự là 6.000 m2.
Trong đền vẫn còn lưu giữ được nhiều đồ tế khí tại thời Lý và trước thời Lý. Các bài vị và những công trình kiến trúc đồ gỗ độc đáo như cuốn thư, hoành phi, câu đối, đại tự… hình thức vẫn còn khá nguyên vẹn. Trong phủ điện thờ, ngày đêm không ngớt tiếng đàn hát của các đội chầu văn.
Năm 1986, di tích lịch sử văn hóa đền Đồng Bằng đã được Bộ Văn hóa công nhận và cấp bằng Di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia. văn hóa phi vật thể Quốc gia.
Một số kinh nghiệm dâng lễ
Lộ trình di chuyển từ Hà Nội
-
Với xe khách:
Xe khách đi tới đền Đồng Bằng Quỳnh Phụ Thái Bình có tại nhiều bến xe lớn tại Hà Nội. Nếu quý khách gần bến xe Mỹ Đình, bạn có thể bắt xe khách (vd: nhà xe Hà Thi) vào các buổi sáng sớm chuyến 6h30, 7h, 7h20. Còn nếu xuất phát từ bến xe Gia Lâm, bạn bắt xe chặng Thái Bình – Hà Nội (vd: nhà xe Hải Âu) . Xe trả khách tại chân cầu Vật. Bạn xuống xe và đi bộ xuống đền chỉ cách 200m.
-
Phương tiện cá nhân (chặng đường khoảng 98km và thời gian di chuyển khoảng 2h – 2h30)
Tại trung tâm Hà Nội, quý khách có thể đi theo đường QL1A ra cao tốc Hà Nội, Hải Phòng. Tiếp tục đi theo lối về TP.Hải Dương vào QL38B. Đi tới QL20A/DT392 rồi rẽ vào đường Trục Bắc Nam. Tới Nguyễn Quang Cáp/DT216/DT455 bạn tiếp tục đi thêm khoảng 6km là tới đền.
Đường thứ 2, du khách có thể đi theo ĐCT Hà Nội – Pháp Vân – Cầu Giẽ/ CT 01 ra QL 21B/ Đại lộ Thiên Trường tp Nam Định ra QL 38B – QL 10 là tới đền Vua Cha Bát Hải.
Sắm lễ dâng đền Đồng Bằng
Hằng năm không chỉ vào dịp lễ hội , mà những ngày thường vẫn có rất nhiều người dân đến để lễ bái, tưởng nhớ công ơn của người anh hùng và các đấng thần linh. Hành hương tới đền Đồng Bằng, ai ai cũng mang lòng thành kính khi hướng về Đức Vua Cha.
Cũng chính vì điều đó mà khi tới đền Đồng Bằng, người ta hay sắm sửa những đồ lễ chỉn chủ, đầy đủ nhất cầu Tài Lộc, chiêm bái và thưởng ngoạn cảnh đẹp nơi đây. Người dâng lễ có thể đặt lễ chay hoặc lễ mặn tùy tâm. Lễ chay gồm: hương, hoa tươi, quả chín, phẩm oản, xôi chè. Lễ mặn gồm: gà, giò, trầu cau, rượu… Trong đó, oản lễ là vật phẩm dâng lễ ý nghĩa nên có trong mâm cỗ cúng.
Oản lễ đã là vật phẩm dâng cúng từ đời cha ông ta đến nay. Hiện tại, nhiều nghệ nhân làm oản đã biến hóa sáng tạo những quanh oản nhỏ xinh đơn giản thành những mẫu oản lễ Tài Lộc thiết kế thẩm mỹ, tinh tế mà vẫn giữ nguyên phần hồn linh thiêng của thứ bánh dân tộc.
Xem thêm: Hướng dẫn cách chọn oản tài lộc thắp hương, dâng lễ thành kính
Tuy Oản lễ có nhiều màu sắc và hình dáng nhưng oản dâng Vua Cha Bát Hải nên có màu trắng. Bởi Ngài là Đức Vua Cha đứng đầu miền Nước trong 4 miền và màu trắng là màu sắc đại diện. Oản cô Tâm xin giới thiệu mẫu Oản ngọc thích hợp dâng đền Đồng Bằng để quý khách tham khảo:
Oản cô Tâm là đơn vị chuyên về Oản lễ Tài Lộc dâng lễ đền Đồng Bằng và các đền, chùa cũng như bàn thờ gia tiên. Tại đây, quý khách có thể đặt mua những mẫu oản lễ thiết kế sáng tạo, mới lạ và tinh xảo đến từng chi tiết và nhận được tư vấn nhiệt tình về sản phẩm. Ngoài ra, chúng tôi còn cung cấp phụ kiến làm oản với cam kết chất lượng cao
Lễ hội
Vào ngày 20/8 âm lịch thường năm, người dân bản địa và du khách thập phương lại nô nức đổ về đền Đồng Bằng dâng hương tưởng nhớ và tham dự lễ hội truyền thống nơi đây. Lễ hội này đã được vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia vào năm 2016, mang ý nghĩa rất lớn đối với đời sống tinh thần và văn hóa tín ngưỡng của nhân dân vùng đất Quỳnh Phụ, Thái Bình, từ tục thờ thủy thần đến thờ Cha, thờ Mẹ, thờ Anh hùng dân tộc và Anh hùng văn hóa.
Đến với lễ hội đền Đồng Bằng, du khách hành hương và người dân được tham dự phần lễ bao gồm lễ rước của các đền Mẫu Sinh, Quan Đệ Nhất, Quan Đệ Nhị, Quan Đệ Tam, Quan Điều Thất, Quan Đệ Bát về đền Vua Cha Bát Hải. Sau đó là lễ dâng hương, rước bài vị, khai chiêng, trống mở hội. Phần hội được tổ chức đông vui, náo nhiệt với hàng loạt trò chơi dân gian đặc sắc như bơi chải, kéo co, cờ tướng, đấu vật, chọi gà….Một phần lễ hội đền Đồng Bằng:
Văn thờ Đức Vua Cha Bát Hải Động Đình
Đệ tử vọng bái khấu đầu
Thần tiến văn chầu cửa phủ Thái Ninh
Phủ Thái Ninh trong miền Phụ Dực
Danh tiếng đồn náo nức gần xa
Động Đình sông vắng ngã ba
Tối linh thượng đẳng trên toà uy nghi
Đôi bên ngựa phục voi quỳ
Phượng thì đua múa, hạc thì chầu lên
Trước án tiền nức mùi hương xạ
Trên đền hương khói toả vân long
Chữ rằng: “Vạn tuế thánh cung”
Quy mô lồng lộng, cửa rồng nguya nga
Dưới sông lác đác chèo qua
Buồm giương thuận gió ắt là Tiêu Tương
Cảnh lạ nhường cây chầu uốn éo
Lá dầm khê yểu điệu màu xanh
Bốn bề sơn thuỷ bao quanh
Gần xa đều đến phục tình làm tôi
Địa linh chiếm lấy một ngôi
Thiên hạ tái hồi về phục Đại Vương
Minh đường sơn thoải đại giang
Đôi bên huyền vũ cảnh càng thanh tao
Kẻ anh hào gần xa đều đến
Cầu việc gì ứng nghiệm linh thông
Có khi hoá vũ hành phong
Phép thiêng rẽ nước giao long đi về
Dưới Thuỷ Tề công đồng nghị luận
Trên Thượng Thiên mở trận mưa sa
Trần gian ai dễ biết thay
Độ cốt độ thày lại được ăn công
Thánh độ cho khắp thanh đồng
Có lòng thành kính ban công lộc nhiều
Bách quan văn vũ thần liêu
Khâm sai các bộ dập dìu đai cân
Đứng chật sân y quan lễ nhạc
Tửu tam tuần tiến bước thung dung
Tuần sơ tuần á tuần chung
Nội thông ngoại dẫn đôi lòng khoan thai
Lễ thưởng tiến cống đồ tươi
Sắc phong thượng đẳng muôn đời truyền lai
Hạ tuần tháng tám đôi hai
Trải qua xem rạng đua tài chèo bơi
Mở hò reo dưới sông lừng lẫy
Trên xướng ca đàn gẩy xênh trong
Bốn mùa xuân, hạ, thu, đông
Thảnh thơi thánh vực, ruổi rong thiên đàng
Trống vang lừng chiêng vàng điểm đót
Giọt đồng hồ thánh thót ngân nga
Dưới sông lừng lẫy kêu loa
Thượng từ đò Tị hạ là bến Bông
Đôi bên sông đỏ đào rực rỡ
Nhác trông lên đã ngỡ động tiên
Cõi trần đâu dễ mấy hơn
Thơm danh nức tiếng phủ miền Thái Ninh
Trên Thiên Đình khâm thừa đế mệnh
Dưới Việt Nam quốc chính hộ dân
Thần thông biến hoá muôn phần
Bùa thiêng phép diệu xa gần sợ uy
Mấy huyền vi thiên trường địa cửu
Phù hộ cho hoà hảo bách niên
Sinh ra con phượng cháu tiên
Lưu ân giáng phúc thiên niên thọ trường.