Tìm hiểu về hai nghi lễ quan trọng khi làm nhà gỗ cổ truyền Bắc Bộ
Dân ta thường có câu “Tậu trâu, cưới vợ, làm nhà/ Trong ba việc ấy thật là khó thay” ý muốn nói về những việc hệ trọng của một đời người. Có thể thấy, đối với nhiều người làm nhà là chuyện lớn trong cuộc sống. Chính vì thế để mong cho một ngôi nhà được hoàn thành một cách suôn sẻ, an toàn trước khi làm nhà theo tục lệ thường tổ chức một vài nghi lễ để báo cáo thổ công, tiên tổ. Đặc biệt trong làm nhà gỗ cổ truyền Bắc Bộ, sẽ có hai nghi lễ quan trọng đó là lễ phạt mộc và lễ cất nóc. Vậy hai nghi lễ này có tầm quan trọng và ý nghĩa như thế nào đối với việc làm nhà, chúng ta cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Video lễ phạt mộc nhà gỗ 3 gian tại Thiệu Hóa, Thanh Hóa
Mục lục bài viết
Lễ phạt mộc trong làm nhà gỗ cổ truyền Bắc Bộ là gì?
Nghi lễ đầu tiên để làm một ngôi nhà gỗ cổ truyền đó là lễ phạt mộc. Đây là nghi lễ với ý nghĩa trình báo với các vị thần linh, thổ địa, ông tổ nghề mộc trước khi dựng ngôi nhà gỗ cổ truyền Bắc Bộ.
Chuẩn bị cho lễ phạt mộc
- Chọn ngày giờ tổ chức lễ phạt mộc
Ngày giờ để tổ chức lễ phạt mộc trong làm nhà truyền thống sẽ được xem xét rất kỹ càng. Đó là những giờ đẹp, ngày lành, tháng tốt phù hợp với tuổi, mệnh của gia chủ.
- Lễ phạt mộc diễn ra ở đâu?
Địa điểm diễn ra lễ phạt mộc được tổ chức tại chính xưởng gỗ của đơn vị thi công làm nhà gỗ cổ truyền.
- Ai là người chủ trì buổi lễ?
Người đứng ra chủ trì buổi lễ là bác thợ cả. Trong buổi lễ đều phải có bác thợ cả, gia chủ và người chủ của xưởng thi công nhà gỗ.
- Mâm cúng lễ phạt mộc gồm những gì?
Mâm cúng của lễ phạt mộc làm nhà gỗ cổ truyền Bắc Bộ sẽ có những lễ vật như: Xôi, gà luộc, mâm quả, rượu gạo, gạo, nước, muối, nến, hoa,..
Trình tự nghi lễ phạt mộc như thế nào?
Sau khi đã chọn được giờ đẹp, ngày lành, tháng tốt gia chủ, chủ xưởng gỗ, bác thợ cả cùng những người có liên quan đến để chuẩn bị mâm cúng. Khi mâm cúng đã chuẩn bị xong xuôi, đến đúng giờ đã chọn bác thợ cả sẽ đọc văn khấn.
Khi đọc xong, bác thợ cả tiến hành bật mực trên sào. Đây là hành động bác thợ cả dùng bút ghi những thông số kỹ thuật của căn nhà gỗ trên cây sào như: chiều dài, rộng của căn nhà, số cột cái, cột con, cột hiên, kích thước trung bình của các khoảng gian, chữ ký gia chủ…trong căn nhà gỗ cổ truyền Bắc Bộ.
Sào sẽ được làm bằng thân cây tre, đã qua ngâm tẩm rất kỹ càng để tránh mối mọt. Đây được coi là bản vẽ thu nhỏ của căn nhà, sẽ được gác lên nóc nhà sau khi căn nhà gỗ cổ truyền được hoàn thành. Điều này giúp cho khi gia chủ muốn sửa chữa, cải tạo lại căn nhà thì có thể đem cây sào xuống dựa theo thông số kỹ thuật trên đó để sửa. Cuối nghi lễ, bác thợ cả sẽ lấy rìu đẽo vào cột của ngôi nhà để đánh dấu và kết thúc nghi lễ này.
Ý nghĩa của lễ phạt mộc
-
Cầu thần linh phù hộ cho việc làm căn nhà gỗ được diễn ra thuận lợi, yên ổn, suôn sẻ không gặp trắc trở, khó khăn, đầu xuôi đuôi lọt.
-
Cầu cho đội thợ làm việc an toàn, hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình.
-
Nhắc nhở những người thợ làm việc cẩn thận nếu không sẽ bị thần linh quở trách.
Lễ cất nóc là gì?
Ngoài lễ phạt mộc ra, lễ cất nóc trong làm nhà gỗ cổ truyền Bắc Bộ cũng rất quan trọng. Nghi lễ này còn có một tên gọi khác là lễ thượng lương. Sau khi đã làm được bộ khung cơ bản cho căn nhà gỗ, bác thợ cả, gia chủ, đội ngũ thi công sẽ tiến hành lễ cất nóc.
Chuẩn bị cho lễ cất nóc
- Chọn ngày giờ tổ chức lễ cất nóc
Cũng giống như lễ phạt mộc, ngày cất nóc cũng rất được xem trọng. Đây đều là những ngày đẹp, tháng tốt lành và phù hợp với cung mệnh của gia chủ.
- Lễ cất nóc diễn ra ở đâu?
Lễ cất nóc sẽ được tổ chức tại chính ngôi nhà của gia chủ với sự tham gia của gia chủ cùng các thành viên trong nhà, đội ngũ thợ thi công, bác thợ cả. Nhiều gia đình còn mới cả thầy cúng về để tổ chức cho buổi lễ.
- Ai là người chủ trì buổi lễ trong làm nhà gỗ cổ truyền Bắc Bộ?
Người chủ trì buổi lễ cất nóc thường là gia chủ hoặc bác thợ cả. Nhiều gia đình mời còn mời cả thầy cúng về làm lễ thì những người này sẽ là người chủ trì buổi lễ.
- Mâm cúng lễ cất nóc gồm những gì?
Mâm cúng lễ cất nóc sẽ tùy vào từng gia chủ để bày biện thường sẽ bao gồm: Trầu cau, hoa quả, mâm đồ mặn (gà luộc, thịt luộc), mâm đồ chay (hoa quả, bánh kẹo, xôi, chè kho), rượu nếp, chè, thuốc lá, vàng mã, nước lọc,….
Trình tự nghi lễ cất nóc như thế nào?
Khi đã đến giờ tốt được chọn, người chủ trì buổi lễ sẽ đứng ra đọc bài văn khấn trong lễ cất nóc. Sau khi phần cúng lễ được thực hiện xong, đội thợ và gia chủ sẽ cùng nhau lên nóc nhà để thực hiện việc gác thanh nóc vào mái. Thanh nóc, hay còn gọi là thượng lương sẽ được bọc một lớp vải đỏ bên trong là những tờ tiền. Khi kết thúc lễ cất nóc miếng vải đỏ sẽ được gỡ ra, tán lộc xuống bên dưới với mong muốn mọi người đều có được may mắn và tài lộc. Hoàn tất các nghi lễ kể trên, mọi người sẽ bắn pháo và cùng tụ tập lại với nhau để ăn mừng.
Ý nghĩa của lễ cất nóc
Nghi lễ cất nóc mang ý nghĩa báo cáo với gia tiên, thổ công, trời đất rằng căn nhà gỗ cổ truyền Bắc Bộ đã hoàn thiện phần dựng bước sang phần tiếp theo. Ngoài ra, nghi lễ này còn thể hiện mong ước của gia chủ sau khi làm xong ngôi nhà có thể “an cư lạc nghiệp” gặp nhiều may mắn, thuận lợi trong cuộc sống.
Trong việc làm nhà gỗ cổ truyền Bắc Bộ nghi lễ phạt mộc và cất nóc là hai nghi lễ quan trọng. Hai buổi lễ này sẽ được tổ chức vào những ngày đẹp với mong muốn căn nhà sau khi hoàn thiện mang lại may mắn, phúc lộc cho toàn bộ thành viên trong gia đình. Các nghi lễ sẽ được tiến hành trong không khí thành kính, trang nghiêm và trở thành một nét văn hóa độc đáo trong đời sống tinh thần của người Việt Nam.
Đơn vị chuyên làm nhà gỗ cổ truyền Bắc Bộ
- Nhà gỗ Phúc Lộc thừa hưởng tinh hoa nghề làm nhà gỗ cổ truyền của làng nghề truyền thống xã Chàng Sơn, huyện Thạch Thất, thành phố Hà Nội.
- Đến nay nhà gỗ Phúc Lộc đã thi công rất nhiều công trình nhà gỗ 3 gian, 5 gian, nhà thờ họ, từ đường và các công trình nhà gỗ theo lối cổ truyền Bắc Bộ trên nhiều tỉnh thành cả nước, mời quý vị và các bạn đi thăm quan nhà mẫu để biết nhiều hơn về sản phẩm chúng tôi
- Nhà gỗ Phúc Lộc với đội ngũ tư vấn nhiệt tình sẵn sàng mời bạn thăm quan xưởng và tìm hiểu nghề làm nhà gỗ cổ truyền Việt Nam. Các thiết kế nhà gỗ của đơn vị Phúc Lộc luôn được bạn hàng tin tưởng và thích thú.
- Nhằm giữ gìn kiến trúc văn hóa cổ truyền và tiếp nối sự nghiệp gia đình. Thạc sĩ, kiến trúc sư Nguyễn Huy Khiêm đã thành lập Nhà gỗ Phúc Lộc để kế thừa, phát huy tạo ra những sản phẩm nhà gỗ cổ truyền dân gian có giá trị.
- Xưởng nhà gỗ Phúc Lộc nằm cách xa trung tâm Hà Nội về phía tây 25km, dưới chân núi chùa Tây Phương, Thạch Thất, Hà Nội, nơi đây nổi tiếng với làng nghề mộc lâu đời.
- Nhà gỗ Phúc Lộc có 5 xưởng, sản xuất theo tổ đội. Với các nghệ nhân và đội ngũ thợ có nhiều năm kinh nghiệm làm nhà gỗ cổ truyền Bắc Bộ.
- Nhà Gỗ Phúc Lộc luôn chú trọng chất lượng gỗ hàng đầu, để đảm công trình nhà gỗ có tuổi thọ cao.
- Quy trình lọc gỗ và xẻ gỗ của nhà gỗ Phúc Lộc hết sức khắt khe. Tất cả đều được giám sát chặt chẽ đảm bảo chất lượng của các sản phẩm nhà gỗ.
Video nghi lễ cất nóc nhà gỗ cổ truyền tại Nghệ An
Thông tin về nhà gỗ Phúc Lộc
Số điện thoại: 0973812666
Nhận tư vấn thiết kế: Th.s kiến trúc sư Nguyễn Huy Khiêm
Xưởng sản xuất: xã Cần Kiệm, huyện Thạch thất, Tp Hà Nội (dưới chân núi chùa Tây Phương)