Tìm thấy trống đồng Đông Sơn từ bao giờ?
Xứ Thanh thời xa xưa vốn là địa bàn cư trú của người Việt cổ – Cái nôi của làng văn hóa Đông Sơn rực rỡ. Trải qua hàng ngàn năm tiến hóa và phát triển của những tộc người Việt, Thanh Hóa đã tích tụ nhiều di sản vật thể và phi vật thể vô cùng quý giá. Trong đó tiêu biểu có Trống đồng Đông Sơn 1 di sản được đánh giá là đỉnh cao của văn hóa Đông Sơn.
Cho đến ngày nay ở xứ Thanh ánh lửa đúc đồng hàng ngày vẫn rực sáng, khẳng định sức sống trường tồn nền văn hóa Đông Sơn, nền văn hóa mẹ của các nền văn hóa Đông Nam Á.
Trống đồng Đông Sơn được tìm thấy ở đâu?
Trống đồng Đông Sơn được tìm thấy ở đâu?
Đông Sơn là tên 1 ngôi làng cổ nằm bên bờ sông Mã cách núi Hàm Rồng tỉnh Thanh Hoa khoảng 1km về phía Nam. Năm 1924 một ông già câu cá tình cờ phát hiện ra chiếc trống đồng cổ rời từ đó nền văn hóa Đông Sơn đã dần phát lộ. Đây là thời kỳ mà kỹ nghệ chế tác đồng thau đã đạt đến trình độ hoàn mỹ và đạt đến trình độ của nghệ thuật chế tác trống đồng.
Ngôi làng cổ Đông Sơn
Mãi sau này có tới 80 trống đồng được tìm thấy ở Thanh Hóa chiếm 1/3 phát hiện tại Việt Nam. Phần nhiều trong số trống đó tìm thấy ở làng cổ Đông Sơn. Theo thời gian trống đồng cổ được phát hiện ngày càng nhiều nhưng lại khiến cho những con người hiện đại đúng trước 1 dấu hỏi lớn. Những chiếc trống đồng có hình dáng đặc biệt hoa văn tinh xảo nhường ấy đã được tạo ra bằng cách nào?
Làng nghề Chè Đông – nơi phát triển những chiếc trống đồng xưa
Làng nghề đúc trống đồng Trà Đông
Làng nghề đúc đồng Chè Đông (nay là Trà Đông) xã Thiệu Trung huyện Thiệu Hóa đã đỏ lửa suốt nhiều thế kỷ nhưng có 1 thời gian dà nghệ thuật chế tác trống đồng đã bị thất truyền. Ngay cả những nghệ nhân cao niên nhất cũng không thể biết cha ông mình đã làm ra chiếc trống đồng như thế nào? Mặc dù hàng ngày thợ đúc đồng của làng vẫn làm ra các vật dụng bằng đồng để phục vụ nhân dân.
Từ những người thợ đúc đồng lành nghề nhất cho đến những nhà khoa học nổi tiếng chưa 1 ai nghiên cứu được bí quyết đúc trống đồng của cha ông có từ hàng ngàn năm trước.
Quy trình làm khuôn đất trống đồng Đông Sơn
Nghệ nhân Đặng Ích Hoàn, người con của làng nghề, ông đã nghiên cứu và phục dựng thành công những chiếc trống đồng với hình dáng hoa văn nguyên bản của các loại trống đồng Đông Sơn cổ. Tiếp đó ông lại nghiên cứu để tạo âm thành chuẩn cho trống.
Những yếu tố để tạo âm thành trống đồng Đông Sơn chuẩn:
Yếu tố quyết định âm thanh trống đồng
-
Hình dáng trống đồng Đông Sơn không chỉ tạo nên tính thẩm mỹ cao của trống mà còn là yếu tố quan trọng quyết định âm vang của trống đông.
-
Chất liệu trống: tỷ lệ kim loại pha trộn hợp kim tốt để tạo tiếng vang cho âm thành thanh
-
Kỹ thuật chế tác của người thợ, người thợ giàu kinh nghiệm sẽ biết được làm phần nào dày, phần nào mỏng.
Những thành tựu của làng nghề đúc đồng
Lễ đúc trống đồng
Bằng lòng quyết tâm và tâm huyết muốn bảo tồn và phát huy vật phẩm mang giá trị văn hóa lịch sử làng nghề Trà Đồng, Thiệu Trung, Thiệu Hóa đang ngày càng được khách hàng trong và ngoài nước quan tâm. Đặc biệt 1 số thành tựu phải kể đến như:
– Đúc 100 chiếc trống đồng đỏ tại đại lễ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long Hà Nội
– Lần lượt lập kỷ lục đúc chiếc trống đồng lớn nhất thế giới với quả trống lên tới 2m (đường kính mặt trống)
– Khắc họa hình ảnh bác Hồ trên trống đồng nhân kỷ niệm ngày sinh của Bác,….
Ngoài ra làng nghề hàng năm vẫn đón nhận rất nhiều quý khách hàng ở trong và ngoài nước tới tham quan làng nghề và mua trống đồng, tranh trống đồng về trưng bày. Bởi thực tế hình ảnh trống đồng quá độc đáo, quá hưng khí khi treo ở hội trường, cơ quan, phòng làm việc và đặc biệt là phòng khách,…
Nếu quý khách ở xa không thể trực tiếp tới làng nghề hãy liên hệ
Hotline/zalo: 0815.001.440 (Kim Yến)
để được tư vấn và lựa chọn mẫu trống đồng Đông Sơn phù hợp nhất.
Thông tin liên hệ:
Đồng Đông Sơn – Lưu Phong Tục Đất Việt
Hotline: 0815.001.440
Fanpage: https://www.facebook.com/thoikydodong
Website: https://dongdongson.vn/
Cơ sở 1: Đại Bái – Gia Bình – Bắc Ninh
Cơ sở 2: TT.Lâm – Ý Yên – Nam Định
Cơ sở 3: 36 Cao Sơn, phường An Hưng, TP.Thanh Hóa
Cơ sở 4: Làng nghề Đồng Xâm – Hồng Thái – Kiến Xương – Thái Bình
Cơ sở 5: Đại Đồng – Văn Lâm – Hưng Yên