Tinh Bột Sắn Có Ứng Dụng & Quy Trình Sản Xuất Như Thế Nào?
Mục lục bài viết
Tinh Bột Sắn Có Ứng Dụng & Quy Trình Sản Xuất Như Thế Nào?
Tinh bột sắn, tinh bột khoai mì rất quen thuộc với chúng ta thông qua Bột năng – loại tinh bột mà chúng ta sử dụng hằng ngày.
Nhưng tôi tin chắc rằng bạn sẽ không biết rằng tinh bột khoai mì có rất nhiều ứng dụng và quy trình sản xuất rất đơn giản. Cùng tham khảo bài viết với DFC nhé
ỨNG DỤNG CỦA TINH BỘT KHOAI MÌ, TINH BỘT SẮN
Tinh bột sắn là bột không thể thiếu trong các món ăn, các ngành công nghiệp. nó là sản phẩm thiết yếu cho sản xuất. Chính vì thế cây sắn là loại thực phẩm chiếm sản lượng lớn, đứng thứ 2 sau lúa gạo tại Việt Nam
Chúng ta cùng xem. Tinh bột khoai mì có những ứng dụng như thế nào và thực sự nó có quan trọng không nha:
-
Ngành thực phẩm: Các sản phẩm khô như bánh tráng, bột năng, miến, hủ tiếu, nuôi, bánh canh, bột báng, mạch nha, bột béo, mì ăn liền, cồn, hạt nêm, mì chính,…
-
Ngành công nghiệp giấy: Tinh bột khoai mì được dùng để làm chất độn hoặc lớp phủ bề mặt cho một số loại giấy và bìa carton
-
Ngành công nghiệp dệt: được dùng trong hồ vải sợi
-
Ngành vật liệu xây dựng: Sản xuất tấm trần thạch cao, tăng tính liên kết cho đất sét, đá vôi, làm phụ gia cho sơn
-
Ngành công nghiệp dược, mỹ phẩm: Tinh bột tapioca starch được sử dụng làm phấn làm trắng, chất độn trong dược phẩm, tạo lớp màng keo trong một số loại mỹ phẩm.
-
Chế tạo tinh bột biến tính: E1420, E1414, E1404, E1422,… sử dụng là những phụ gia quan trọng trong tất cả các ngành nghề hiện nay
QUY TRÌNH SẢN XUẤT TINH BỘT KHOAI MÌ, TINH BỘT SẮN
Toàn bộ quy trình sản xuất tinh bột được khép kín hoàn toàn theo công nghệ hiện đại nhất. Tinh bột sắn loại 1 khi ra lò sẽ có những chỉ tiêu cao như độ trắng, tạp chất, chất xơ, ….
Các chỉ tiêu quan trọng của tinh bột
Đây là một số chỉ tiêu quan trọng khi xuất một lô tinh bột khoai mì loại 1 ra ngoài thị trường
-
Hàm lượng tinh bột tính theo khối lượng: ≥ 85,0 %
-
Độ ẩm theo khối lượng: ≤ 13,0 %
-
Độ trắng: ≥ 90,0
-
Hàm lượng pH, dung dịch 10%: 5,0 – 7,0
-
Độ keo: ≥ 650 BU
-
Hàm lượng Chì (Pb) : 0.2 mg/kg
-
Hàm lượng Cadimin (Cd): 0.1 mg/kg
Quá trình sản xuất tinh bột sắn
Sơ đồ quy trình sản xuất tinh bột khoai mì được mô phỏng như sau:
Giai đoạn 1: Phễu phân phối
Nguyên liệu sắn tươi được đưa vào phễu phân phối để chuyển xuống băng tải, sau đó được đưa đến thiết bị bóc vỏ gỗ.
Giai đoạn 2: Thiết bị bóc vỏ gỗ
Lớp vỏ gỗ bên ngoài củ sắn được loại bỏ triệt để để tránh sự ảnh hưởng xấu đến độ màu cũng như chất lượng thành phẩm.
Giai đoạn 3: Rửa
Quá trình rửa nhằm tách tạp chất như đất cát vừa tránh ảnh hưởng tới chất lượng thành phẩm vừa hạn chế mài mòn máy móc.
Giai đoạn 4: Băm và mài
Đây là khâu quan trọng nhất trong quy trình sản xuất tinh bột, có ảnh hưởng tới hiệu suất thu hồi tinh bột.
Giai đoạn 5: Tách bã
Khâu tách bã nhằm mục đích chiết tách các tạp chất trong hỗn hợp dịch sữa bằng cách tách thô, sau đó tách tinh.Tùy yêu cầu từng giai đoạn mà dùng các lưới lọc có kích thước lỗ khác nhau.
Giai đoạn 6: Cụm phân ly
Làm tinh khiết dịch tinh bột, tách những tạp chất phi tinh bột và tạp chất màu ở dạng phức tan trong nước.
Giai đoạn 7: Ly tâm
Máy ly tâm tốc độ cao vắt bớt nước nhằm tách lấy tinh bột trong sữa tinh bột thuần khiết sau khi đã được tinh chế.
Giai đoạn 8: Sấy và làm nguội
Sau khi ra khỏi máy ly tâm, tinh bột ướt được vào máng sấy để giảm độ ẩm tinh bột xuống độ ẩm bảo quản, nhằm tăng thời gian bảo quản của tinh bột thành phẩm.
Giai đoạn 9: Rây và đóng bao
Tinh bột chuyển tới máy rây để đảm bảo kích thước và độ đồng nhất của tinh bột, sau đó đưa tới máy đóng bao.
Trên đây là những thông tin về ứng dụng của tinh bột khoai mì trong cuộc sống hàng ngày. Đồng thời các bạn biết thêm về quy trình sản xuất của loại bột này.
Cảm ơn các bạn đã quan tâm đến bài viết, mọi ý kiến góp ý xin gửi lại để chúng tôi hoàn thiện các thông tin một cách tốt nhất.
Nguồn: https://tinhbotbientinh.net