Toán tử so sánh và toán tử logic trong JavaScript
Mục lục bài viết
Toán tử so sánh & Toán tử logic trong JavaScript
1) Toán tử so sánh & biểu thức so sánh
– Toán tử so sánh là loại toán tử dùng để so sánh hai giá trị với nhau, ví dụ như:
- So sánh xem giá trị này có lớn hơn giá trị kia hay không.
- So sánh xem giá trị này có nhỏ hơn giá trị kia hay không.
- So sánh xem giá trị này có bằng với giá trị kia hay không.
- ….
– Dưới đây là danh sách các toán tử so sánh trong JavaScript:
Toán tử
Ý nghĩa của toán tử
>
Lớn hơn
>=
Lớn hơn hoặc bằng
<
Nhỏ hơn
<=
Nhỏ hơn hoặc bằng
==
Bằng giá trị (không phân biệt kiểu dữ liệu)
===
Bằng giá trị (phải có chung kiểu dữ liệu)
!=
Khác giá trị
!==
Khác giá trị hoặc khác kiểu dữ liệu
– Lưu ý: Biểu thức dùng để so sánh hai giá trị với nhau, được gọi là biểu thức so sánh
– Biểu thức so sánh sẽ trả về một trong hai giá trị:
- true (nếu biểu thức so sánh đó là đúng)
- false (nếu biểu thức so sánh đó là sai)
Một số ví dụ:
Biểu thức so sánh
Mô tả
Trả về
5 > 3
số 5 có giá trị lớn hơn số 3
true
5 > 7
số 5 có giá trị lớn hơn số 7
false
5 >= 3
số 5 có giá trị lớn hơn hoặc bằng số 3
true
5 >= 5
số 5 có giá trị lớn hơn hoặc bằng số 5
true
5 >= 7
số 5 có giá trị lớn hơn hoặc bằng số 7
false
5 < 7
số 5 có giá trị nhỏ hơn số 7
true
5 < 3
số 5 có giá trị nhỏ hơn số 3
false
5 <= 7
số 5 có giá trị nhỏ hơn hoặc bằng số 7
true
5 <= 5
số 5 có giá trị nhỏ hơn hoặc bằng số 5
true
5 <= 3
số 5 có giá trị nhỏ hơn hoặc bằng số 3
false
5 == “5”
số 5 có giá trị bằng với chuỗi “5”
true
5 === “5”
số 5 có giá trị bằng với chuỗi “5” và có chung kiểu dữ liệu
false
5 != 7
số 5 khác với số 7
true
5 !== “7”
số 5 khác với chuỗi “7” hoặc khác kiểu dữ liệu
true
Xem ví dụ
2) Toán tử logic
– Toán tử logic là loại toán tử dùng để xác định mối quan hệ logic giữa các giá trị logic (true, false)
– Toán tử logic được chia làm ba loại: && || !
=>Toán tử && (and) sẽ trả về giá trị:
- true: nếu hai giá trị là true
- false: nếu hai giá trị là false, hoặc một giá trị là true và một giá trị là false
=>Toán tử || (or) sẽ trả về giá trị:
- true: nếu hai giá trị là true, hoặc một giá trị là true và một giá trị là false
- false: nếu hai giá trị là false
=> Toán tử ! (not) sẽ trả về giá trị logic ngược lại.
Một số ví dụ:
true && true
Trả về: true
true && false
Trả về: false
false && true
Trả về: false
false && false
Trả về: false
true || true
Trả về: true
true || false
Trả về: true
false || true
Trả về: true
false || false
Trả về: false
!true
Trả về: false
!false
Trả về: true
Xem ví dụ
– Lưu ý: Mỗi toán tử logic sẽ có một độ ưu tiên khác nhau, tùy vào độ ưu tiên sẽ quyết định biểu thức nào được thực thi trước.
– Sau đây là thứ tự sắp xếp độ ưu tiên giảm dần của ba toán tử logic: ! ==> && ==> ||
Ví dụ:
<==> false || false && false || true
<==> false || false || true
<==> false || true
<==> true
Xem ví dụ
– Ngoài ra, ta có thể sử dụng toán tử () để nhóm những biểu thức mà bạn muốn được thực thi trước.
Ví dụ:
<==> (false || false) && (false || true)
<==> false && true
<==> false
Xem ví dụ
3) Biểu thức logic
– Biểu thức logic thường là một tập hợp gồm hai hoặc nhiều biểu thức so sánh và các toán tử logic.
– Tương tự như biểu thức so sánh, biểu thức logic sẽ trả về một trong hai giá trị: true hoặc false.
Một số ví dụ:
Biểu thức logic
Trả về
Giải thích
(5 > 3) && (5 < 7)
true
(5 > 3)
&&
(5 < 7)
<=>
true
&&
true
<=>
true
(5 > 3) && (5 > 7)
false
(5 > 3)
&&
(5 > 7)
<=>
true
&&
false
<=>
false
(5 < 3) && (5 > 7)
false
(5 < 3)
&&
(5 > 7)
<=>
false
&&
false
<=>
false
(5 > 3) || (5 < 7)
true
(5 > 3)
||
(5 < 7)
<=>
true
||
true
<=>
true
(5 > 3) || (5 > 7)
true
(5 > 3)
||
(5 > 7)
<=>
true
||
false
<=>
true
(5 < 3) || (5 > 7)
false
(5 < 3)
||
(5 > 7)
<=>
false
||
false
<=>
false
!(5 < 3)
true
!(5 < 3)
<=>
!(false)
<=>
true
!(5 > 3)
false
!(5 > 3)
<=>
!(true)
<=>
false
(5 > 3) && (5 > 7) || (7 > 5)
true
(5 > 3)
&&
(5 > 7)
||
(7 > 5)
<=>
true
&&
false
||
true
<=>
false
||
true
<=>
true
Xem ví dụ