Khi mẹ khóc

Chiều thứ Bảy, mình vừa làm mẹ khóc …

“Đi khắp thế gian không ai tốt bằng Mẹ
Gánh nặng cuộc đời không ai khổ bằng Cha
Nước biển mênh mông không đong đầy tình Mẹ
Mây trời lồng lộng không phủ kín công Cha
Tần tảo sớm hôm Mẹ nuôi con khôn lớn
Mang cả tấm thân gầy Cha che chở đời con
Ai còn mẹ xin đừng làm Mẹ khóc
Đừng để buồn lên mắt mẹ nghe con”.

Bốn câu giữa của bài thơ thì bình thường như những câu ca dao và như muôn vàn bài thơ khác về cha mẹ. Nhưng hai câu đầu và hai câu cuối luôn làm mình xúc động. Mình chỉ nhớ hai câu đầu và hai câu cuối ấy nên phải gõ Google để tìm lại cả bài thơ, có đến hơn 8 triệu kết quả được tìm thấy.

Chiều thứ Bảy, mình vừa làm mẹ khóc. Mình ngăn cảm giác tội lỗi trong lòng bằng cách cố nghĩ rằng: “Tại mẹ nhạy cảm quá, mình nói một đằng, mẹ lại nghĩ một nẻo. Mẹ toàn thế, hay cả nghĩ nên khổ sở…”.

Mình trao đổi với mẹ về cách nuôi dạy con, lấy ví dụ về những điều không nên làm như ngày xưa mẹ từng làm với mình, để rút kinh nghiệm cho thằng Bi sau này. Nhưng mẹ lại cay đắng cho rằng mình trách mẹ, làm mẹ khổ tâm. Mình với mẹ khắc khẩu bao nhiêu năm nay, đến mức mẹ đếm từng ngày mong mình đi lấy chồng. Tất nhiên khi con gái đi lấy chồng, mẹ vẫn buồn như bao bà mẹ khác, lo lắng cho con. Mình cũng vậy, nấu cơm, rửa bát ở nhà chồng mà thương mẹ, rất lâu rồi mình không làm những việc nhỏ nhặt ấy ở nhà. Con gái lớn, tưởng mẹ được nhờ, ai ngờ mẹ lại vất vả hơn. Mình đã không làm được gì cho mẹ, thế mà đến cả câu nói nhẹ nhàng với mẹ cũng chẳng có bao giờ.

Mình đã cố thay đổi nhưng làm sao ấy, cứ gặp mẹ là mình lại toang toác, gắt gỏng vì những điều mình không vừa ý. Mình vô tâm, còn hơn thế, mình bất hiếu.

Nhiều đêm nhớ mẹ, quay mặt vào tường mà nghĩ mình có chết cũng không hết tội. Đến một ngày mẹ mất đi chắc mình sẽ không sống nổi vì cảm giác ân hận giày vò suốt quãng đời còn lại Ấy thế mà mình chẳng làm gì để đỡ phải ân hận sau này. Lúc thì muốn mua cái này cái kia cho mẹ, nhưng lại nghĩ đến việc mẹ không thích đồ mình mua (vì hai mẹ con hai “gu” khác nhau thì phải) nên lại thôi. Có lúc muốn nói chuyện nhẹ nhàng, tâm lý với mẹ thì về gặp mẹ, lưỡi lại cứng ngắc, lại đá thúng đụng nia chuyện gì đấy. Mình lại chẳng bao giờ muốn báo hiếu mẹ bằng tiền, nên cái vòng luẩn quẩn của sự ăn năn ấy cứ thế mãi.

Rồi mình ru lòng bằng chuyện mẹ nào chả thương con hết lòng, chuyện con cãi mẹ là bình thường. Sau này con mình cũng sẽ thế, cái nợ đồng lần mà thôi. Bố mẹ có thể hy sinh cả cuộc đời, tương lai, sự sống của mình vì con, nhưng có khi cả đời con cũng không biết, không hiểu, không đền đáp được. Nuôi con ai nghĩ đến chuyện đền đáp sau này.

Ôi mình buồn quá khi mẹ nói rằng: “Mày cư xử với mẹ… đến mức mẹ phải bàn với bố mày tự lo cho hai thân già về sau thôi, chẳng trông cậy gì vào chúng nó đâu”. Mình tức tưởi trong lòng: “Sao mẹ lại đánh giá mình thế nhỉ? Khắc khẩu chỉ là chuyện lời nói, không ảnh hưởng đến tình cảm, mẹ chỉ có một thôi mà?”.

Bạn đang đọc: Khi mẹ khóc

Nhưng mình không dám nói ra, vì mình chột dạ nhớ có một câu danh ngôn nào đó nói rằng, lời nói có thể cứu được người mà có thể giết người. Mình đã làm tình mẹ con chết từ cõi lòng như thế?

Từ lúc đó, lòng mình quay cuồng, mình chẳng biết làm gì bây giờ. Con gái đã đi lấy chồng có thể làm gì cho mẹ nữa đây? Mình đọc nhiều sách làm vợ, làm mẹ mà chưa từng sờ đến quyển nào về đạo làm con, có chăng chỉ là vài bài báo nói về chăm sóc các cụ già, bệnh tật. Bây giờ mình phải làm thế nào đây? Quỳ xuống mà khóc con xin lỗi mẹ ư? Ngày nào cũng về ăn cơm với mẹ, nói chuyện vui với mẹ ư? Cuối tuần cho cháu đến chơi, dạy cháu yêu bà? Mình không biết mua quà gì cho mẹ chính là vì mình đã không hiểu mẹ, không quan tâm đến mẹ. 

Đâu phải mình không biết cả cuộc đời mẹ vất vả vì mình, đau khổ vì mình, lo lắng cho mình. Đó là 15 năm trời mẹ mang mình đi khắp nơi tìm thuốc chữa cho bệnh mụn nước dưới lòng bàn chân. Mỗi mùa hè tái phát là mình đau đớn không đi được, bàn chân băng bó và bốc mùi như bị hủi. Đó là những giai đoạn bước ngoặt cuộc đời, mẹ đã kịp giữ mình khỏi những vấp ngã lớn trong đời. Mẹ đã dạy mình thành người đứng đắn và nghị lực, luôn hướng về phía trước.

Đó là những ngày nghèo khó, mẹ chắt bóp từng đồng cho con đi học và có những thứ bằng bạn bằng bè. Kể cả những thứ mẹ không cho mình được, mẹ cũng luôn tìm đủ lý do để nói cho mình hiểu, không làm mình cảm thấy bị thiếu thốn, thua thiệt, để mình luôn tự tin và tự hào với những gì mình có. Đó là những lúc mẹ âm thầm lau nước mắt sau cánh cửa phòng đã đóng vì hai mẹ con cãi nhau. Mình thì khóc ầm lên, tức tưởi còn mẹ thì cố không để mình nghe thấy tiếng. Mình chẳng nhớ lúc đó mẹ và mình cãi nhau vì cái gì, nhưng nhiều lần như thế…

Đó là những ngày bố bị tai nạn đáng tiếc, mẹ thức khuya dậy sớm, vừa làm mẹ, vừa làm bố, cố gắng nỗ lực để đời sống hai đứa con nhỏ không bị ảnh hưởng tác động gì, chỉ mình mẹ khổ. Đó là lúc mình sinh con, mẹ cố rất là để giúp mình, còn mình nhau nhảu cãi, cáu, quát tháo rồi sau đó ngồi ăn cơm với mấy con tôm mẹ mang sang. Nhiều lúc còn để mẹ ra về trong sự ngại ngùng với ông bà thông gia.

Đó là ngày gần đây thôi, mẹ bị gãy tay, hai con gái đã lớn chẳng giúp gì được trong sinh hoạt hàng ngày. Mẹ tự giặt, tự tắm, rồi mẹ phải nhờ bà bác già ở quê ra giúp đỡ. Con chị thì chỉ thăm hỏi mẹ qua loa, dặn dò con em chăm mẹ, còn con em thì vô tâm, vô tính cáu kỉnh với mẹ vì mẹ hay nhờ những lúc nó đang dở việc. Đứa nào cũng chỉ biết mình, chẳng nghĩ gì cho mẹ, chẳng biết đến những cảm xúc của mẹ.

Bước chân của mẹ đi lên cầu thang trở thành nỗi ám ảnh với mình. Trước kia, mỗi lần nghe tiếng bước chân ấy, ở trong phòng đang làm gì, mình cũng cảm thấy khó chịu vì ngay sau đó sẽ là tiếng “cạch”- mẹ mở cửa phòng xem con gái đang làm gì. Mình ghét hành động ấy lắm, mất tự do cá nhân…

Hỡi ôi, đời sống công nghiệp này, mỗi người tự khóa mình sau cánh cửa, cả ngày cha mẹ chẳng nhìn thấy mặt con, con chẳng chào cha mẹ một tiếng. Mình hiểu rằng, mẹ làm thế vì mẹ chăm sóc đến con thôi. Nếu mình mở lòng hơn, chắc mẹ đã không phải dữ thế chủ động kiểm tra cái quốc tế riêng của mình bằng cách ấy.

Em gái mình bây giờ nó lấy chìa khóa khóa tiệt cửa luôn, hẳn là mẹ thất vọng lắm, khi “cạch” mà cửa không mở, rồi mẹ lại buồn rầu đi về phòng… Bây giờ về nhà chồng rồi, muốn nghe tiếng bước chân ấy đến bên cửa phòng mình cũng không được nữa.

Mình muốn mẹ thay đổi cách suy nghĩ, để có thể sống vui vẻ hơn, sống thoáng hơn. Ví dụ như việc cãi vã. Nếu mình phải nghĩ việc mẹ mắng, thậm chí đánh mình chỉ vì muốn tốt cho mình, thì mong mẹ hãy nghĩ việc mình cãi lại, trách móc chuyện gì đó chỉ là cách bày tỏ quan điểm của con, đó là cơ hội để mẹ hiểu các con. Nhưng mẹ của mình đã sống hơn nửa đời người với thói quen suy nghĩ và tính cách ấy. Mẹ không thể thay đổi, vì thế vô hình trung mình đã làm khổ mẹ, làm khổ một nghìn lần.

Trong lúc cho Bi chơi loanh quanh trong phòng ông bà, mình chợt ngây người lại trước một bức tranh chữ. Chỉ có chữ, chép một bài thơ, mà khi đọc hết nó, nước mắt mình đã chảy dài tự bao giờ. Lần đầu tiên trong đời mình cố ngăn không để mẹ biết mình đang khóc.

Tuyết Mai

Source: https://mix166.vn
Category: Gia Đình

Xổ số miền Bắc