Tổng hợp thiết bị cầu trục và chức năng từng loại – HKD/ 0973 72 8693

Thiết bị cầu trục là những bộ phận cấu thành lên cầu trục hoàn chỉnh. Cầu trục là một trong những thiết bị nâng hạ và di chuyển hàng hóa thông dụng nhất hiện nay. Cầu trục được cấu tạo nên từ những thiết bị nào? Chức năng của từng thiết bị ra sao? Hãy cùng làm rõ qua bài viết dưới đây nhé!

Cầu trục và cấu tạo cơ bản của cầu trục

Cầu trục là thiết bị được sử dụng để nâng hạ và di chuyển hàng hóa phổ biến tại nhiều nơi như nhà xưởng, cầu cảng, nhà máy, bãi tập kết vật liệu… Cầu trục được phân loại dựa trên nhiều tiêu chí khác nhau như công dụng, tải trọng, kết cấu dầm, cách dẫn động cơ cấu…

Trong đó phổ biến nhất là các phân loại theo kết cấu dầm với 3 loại là cầu trục một dầm (cầu trục dầm đơn); cầu trục hai dầm (cầu trục dầm đôi hay cầu trục dầm kép và cầu trục treo. Mỗi loại có ưu điểm riêng, phù hợp với không gian sử dụng khác nhau. Về cơ bản thì cấu tạo của 3 loại vẫn gồm các thiết bị cầu trục chính là dầm chính, dầm biên, hệ thống ray di chuyển, dầm biên, hệ cấp điện, tủ điện và thiết bị khác.

Cầu trục được sử dụng với mục đích tiết kiệm sức lực cho con người, thay thế bằng sức máy móc. Từ đó giảm thiểu tối đa tai nạn lao động mà vẫn đảm bảo hiệu suất công việc, ngăn ngừa hàng hóa hỏng hóc. Cầu trục có khả năng chịu tải trọng lên đến 500 tấn và nâng đỡ hàng hóa có kích thước cồng kềnh nên dần trở nên quan trọng với nhiều doanh nghiệp.

cầu trục dầm đơn, cầu trục dầm đôi

Cầu trục dầm đơn và cầu trục dầm đôi

cầu trục đơn, cầu trục đôi, cẩu trục quay

Cầu trục dầm đơn, cầu trục dầm đôi, cầu trục treo, cẩu trục quay

Tổng hợp các thiết bị cầu trục phổ biến

Cầu trục được cấu thành từ nhiều thiết bị khác nhau. Loại cầu trục khác nhau cũng sẽ sử dụng thiết bị khác để phù hợp với tải trọng, khẩu độ cũng như ứng dụng thực tế. Trong đó các thiết bị cầu trục phổ biến có thể kể đến như:

Bộ phận dầm biên

– Dầm biên hay dầm cuối, dầm cuối là thiết bị cầu trục đóng vai trò quan trọng trong việc cấu thành nên cầu trục. Bộ phận này đảm nhận trách nhiệm giúp cầu trục di chuyển theo phương dọc của nhà xưởng. Về mặt cấu tạo, dầm biên gồm có 3 bộ phận chính.

+) Kết cấu thép của dầm biên tổ hợp dưới dạng hộp đòi hỏi gia công chính xác giúp động cơ và bánh xe lắp ráp được với nhau để di chuyển.

+) Bánh xe di chuyển gồm 2 bánh xe chủ động và 2 bánh xe bị động. Thông thường các bánh xe sẽ được đúc từ thép cây đúc, bánh xe được gia công tạo hình bánh xe, phay răng trên các máy tiện máy phay chuyên dụng, rồi đượctôi đạt độ cứng 40 HRC hoặc bánh xe được đúc theo khuôn mẫu có sẵn để đảm bảo độ chính xác tuyệt đối cũng như chất lượng, độ bền và nhiều tiêu chí khác. Đường kính bánh xe phổ biến có các kích thước D160, D200, D250 hay D300…

Dầm biên cầu trục đơn, cầu trục đôi HKD

Dầm biên cầu trục đơn, cầu trục đôi tại HKD

Động cơ liền hộp giảm tốc

Động cơ di chuyển hay động cơ liền hộp giảm tốc là bộ phận hỗ trợ dầm biên và cầu trục di chuyển theo ý muốn khi được điều khiển. Động cơ liền hộp giảm tốc có công suất từ 0.4 kW, 0.75 kW, 1.5 kW, 2.2 kW… đến 5.5 kW với các tỷ số truyền đa dạng. Phổ biến là 1/16.3 hoặc 1/12/12 ) tốc độ đầu ra dải từ 89 – 120 vòng/ phút, bánh răng con đầu ra trục động cơ với mô đun từ 3,4,5…

Động cơ liền hộp giảm tốc cho cầu trục

Động cơ liền hộp giảm tốc cho cầu trục

Động cơ giảm tốc cho dầm đầu cầu trục tại HKD

Động cơ giảm tốc cho dầm đầu cầu trục

Hệ thống ray di chuyển

Thiết bị cầu trục cần có một hệ thống hỗ trợ di chuyển. Hệ thống ray di chuyển được lắp đặt bên trên dầm đỡ ray với chất liệu bằng thép chịu được nhiệt, chịu được ma sát. Bộ phận này được thiết kế dưới dạng hình chữ nhật hoặc hình vuông hoặc ray P – dạng ray đường tàu với hai loại là đường ray chạy ngang được sử dụng để pa lăng di chuyển và đường ray chạy dọc để cho cầu trục di chuyển.

Đường ray phải đảm bảo bề mặt không biến dạng, không nứt vỡ, khả năng chịu áp lực tốt. Khi cầu trục hoạt động, bên trên đường ray không được có bất cứ vật cản nào, không xê dịch ngang dọc. Quá trình lắp đặt cần chú ý đến độ sai lệch của ray di chuyển theo đường thẳng trên cùng một đường ray, theo cao độ hai bên đường ray, cao độ trên cùng một đường ray.

Ray di chuyển cầu trục, ray P

Ray di chuyển cầu trục ray P

– Pa lăng được hiểu là một thiết bị cầu trục sử dụng để kéo và nâng hạ hàng hóa lên cao, xuống thấp dễ dàng. Hoạt động của Pa lăng tiến hành dựa trên xích hoặc dây cáp vắt qua puli như ròng rọc. Hiện nay Pa lăng được chia thành 3 loại cơ bản bao gồm pa lăng cáp điện, pa lăng xích điện và pa lăng xích kéo tay.

+) Pa lăng xích kéo tay có sức nâng tốt, tính độc lập cao lấy sức người để làm nguồn lực kéo hàng hóa lên cao theo phương tahwnrg đứng và di chuyển toàn bộ pa lăng theo phương ngang. Khi đó pa lăng sẽ làm nhiệm vụ neo giữ hàng hóa tạm thời. Do sử dụng sức người nên pa lăng này chỉ được sử dụng cho cầu trục tải trọng dưới 5 tấn.

Pa lăng xích kéo tay 1 tấn đến 20 tấn

Pa lăng xích kéo tay 1 tấn đến 20 tấn

+) Pa lăng xích điện hoạt động thông qua hệ thống truyền lực động cơ điện kết hợp hộp giảm tốc. puli dạng bánh xích sẽ kẹp chặt sợi xích theo một chiều nhất định và cuốn nhả xích. Thiết bị cầu trục này có con chạy loại cố định hoặc di chuyển trên dầm.

Pa lăng xích điện cho cầu trục

Pa lăng xích điện cho cầu trục

+) Pa lăng cáp điện có cấu tạo gọn với bộ phận cơ điện, hộp giảm tốc và tang tời bố trí thẳng hàng với nhau. Thiết bị có thể sử dụng độc lập để làm cơ cấu nâng của cần trục hoặc kéo hàng hóa. Về cơ bản pa lăng cáp điện có cấu tạo tương tự với pa lăng xích điện. Tuy nhiên thay vì sử dụng xích điện, thiết bị thay thế bằng dây cáp và tang cuốn cáp. Móc cấu sẽ có tác dụng chịu tải và thay đổi hướng cáp nâng hạ, di chuyển hàng hóa.

Pa lăng cáp điện dầm đơn cho cầu trục

Pa lăng cáp điện dầm đơn cho cầu trục dầm đơn

 

Pa lăng cáp điện dầm đôi cho cầu trục

Pa lăng cáp điện dầm đôi cho cầu trục dầm đôi

Hệ cấp điện cho cầu trục

Hệ cấp điện cho cầu trục gồm nhiều thiết bị khác nhau:

+) Tủ điện điều khiển cầu trục;

+) Hệ cấp điện ngang cho pa lăng dạng sâu đo, máng C, cáp mềm dẹt…

+) Hệ cấp điện dọc cho cầu trục thông thường là hệ ray điện an toàn 3P hoặc 4P…

 Tủ điện điều khiển cầu trục

Tủ điện điều khiển cầu trục, cổng trục

Điều khiển từ xa cho cầu trục

Bộ điều khiển từ xa cho cầu trục

Hệ điện ngang sâu đo, máng C, cáp mềm dẹt

Hệ điện ngang sâu đo, máng C, cáp mềm dẹt

Hệ điện dọc an toàn 3P cho cầu trục

Hệ điện dọc an toàn 3P cho cầu trục

Ngoài những thiết bị cầu trục trên, hệ thống nâng hạ, di chuyển hàng hóa này còn được cấu thành bởi cơ cấu nâng chính, cơ cấu nâng phụ, cơ cấu di chuyển xe con, bộ góp điện, hệ thống đường dây điện, tủ điện… Các chi tiết đều phải lắp ráp chính xác theo đặc điểm của nhà xưởng cũng như yêu cầu về tải trọng, loại cầu trục để đạt được hiệu quả sử dụng cao nhất.