Tổng hợp thông tin và những chú ý khi dâng lễ đền Cố Trạch

Nam Định được cho là vùng đất tổ nơi lưu giữ trọn vẹn tại đây chứng tích của triều Trần, triều đại phong kiến với những chiến công rực rỡ trong lịch sử. Người dân vùng Nam Định khi xa quê, ai ai cũng khắc ghi về những lễ hội truyền thống của quê hương.

“Mùa Xuân có lễ Khai ấn, mùa Thu có lễ hội Trần” . 

Nổi bật trong đó có lễ hội đền Cố Trạch thuộc quần thể di tích đền thờ các vua nhà Trần thu hút đông đảo du khách về hành hương dâng lễ.

Vị trí đền Cố Trạch 

Đền Cố Trạch tọa lạc tại địa phận tại xã Lộc Vượng, TP. Nam Định, tỉnh Nam Định, nằm cách quốc lộ 10 khoảng 300m. Nằm gần với đền Thiên Trường và đền Trùng Hoa, đây là 3 công trình kiến trúc thuộc di tích đền Trần nổi tiếng tại Nam Định. Từ cổng đền Trần nhìn sang phía Đông, ta sẽ thấy được ngôi đền Cố Trạch hay còn có cái tên thường gọi là đền Hạ. Cả ba đền đều có kiến trúc và quy mô ngang nhau. Mỗi đền gồm tòa tiền đường 5 gian, tòa trung đường 5 gian và tòa chính tẩm 3 gian. Nối tiền đường và trung đường là kinh đàn (thiêu hương) và 2 gian tả hữu.

Xem thêm: Vị trí đền Cửa Ông Quảng Ninh – Kinh nghiệm dâng lễ cầu tài lộc không phải ai cũng biết.

Ý nghĩa tên gọi của đền 

Đền được xây dựng vào năm 1894 và khánh thành năm 1895, sau khi người ta đào thấy ở vị trí đền ngày nay một mảnh bia vỡ có ghi kí tự thể hiện đây là nơi nhà cũ của Hưng Đạo thân vương.

Theo lịch sử ghi chép rằng, vào giữa thế kỉ XIX, khi trùng tu lại đền Thiên Trường (năm 1868), người ta đào thấy ở phía Đông đền Thiên Trường một mảnh bia vỡ có ghi chữ Hưng Đạo thân vương cố trạch. Theo tiếng Hán, từ “Cổ Trạch” có nghĩa là “nhà cũ”. Người dân quyết định xây dựng đền ở vị trí đào được mảnh bia, đặt tên là đền Cố Trạch và thờ bài vị vua Trần Hưng Đạo, gia đình và các tướng để tưởng nhớ công ơn Ngài.  Năm 1962, đền Cố Trạch được xếp hạng di tích lịch sử văn hóa cấp nhà nước. 

Xem thêm: Nguồn gốc tên gọi đền Kiếp Bạc – Kinh nghiệm xin ấn ký đền Kiếp Bạc.

Kiến trúc ngôi đền Cố Trạch

Cổng đền là cổng ngũ môn có 2 trụ được chạm khắc tinh xảo các chữ Hán là Chính nam môn ( tức Cổng chính phía nam) và Trần Miếu (tức Miếu thờ nhà Trần). Phía trước là hồ nước hình chữ nhật 4 mùa trong xanh.

đền hạđền hạ

Chính giữa khuôn viên đối diện với hồ nước chính là khu đền Thiên Trường. Phía Tây đền Thiên Trường là đền Trùng Hoa, còn phía Đông là đền Cố Trạch. Mặt bằng kiến trúc được sắp xếp theo bố dạng tiền chữ “Nhất”, hậu chữ “Đinh” bao gồm nghi môn, sân trong, tiền đường, thiên hương, tả vu, hữu vu, trung đường và hậu cung.

đền cố trạch

Đền Cố Trạch thờ ai? Bên trong đền Cố Trạch đặt bài vị của Trần Hưng Đạo, gia đình và vị tướng thân cận. Bước chân vào đền, du khách sẽ gặp ngay ở cung đệ nhất bức đại tự khắc gỗ năm Đinh Dậu (1897) đó ghi câu “Hưng Đạo Thân Vương Cố Trạch”. Qua cung đệ nhất, đến cung đệ nhị. Ở đây có một điều đặc biệt, chính là bộ cánh cửa gỗ trong đền khi khép lại nó tạo thành những bức tranh lịch sử được chạm khắc tinh xảo, tỉ mỉ đến từng chi tiết. Những hình ảnh, sự kiện hay nhân vật lịch sử của thời Trần được nhắc đến có thể kể tới là cảnh Trần Thái Tông lên ngôi hoàng đế, trận chiến Bạch Đằng Giang hay Hội nghị Diên Hồng, Hội nghị Bình Than,… Tất cả như hiện lên một cách sinh động qua bàn tay tài ba và óc sáng tạo của các nghệ nhân, bày tỏ sự kính cấn biết ơn trước các vị tướng tài của dân tộc.

Tiếp đến là khu “Tại Thiên hương” với thiết kế thờ cúng không gian không có mái che để trời đất hòa tụ. Bao gồm:

Tiền đường của đền Cố Trạch là nơi đặt bài vị của 3 gia tướng thân tín của Trần Hưng Đạo, đó là Phạm Ngộ, Phạm Ngũ Lão và Nguyễn Chế Nghĩa. Thiêu hương (kinh đàn) là nơi đặt long đình trong có tượng Trần Hưng Đạo cùng 9 pho tượng Phật. Bài vị quan văn võ được đặt tại hai bên.

Gian tả vu là nơi đặt bài vị Trương Hán Siêu, Phạm Thiện Nhân và các bài vị văn thần triều Trần.

Gian hữu vu là nơi đặt bài vị võ thần triều Trần, bài vị Trần Công và các thân nhân họ Trần.

Tòa trung đường là nơi đặt bài vị và tượng của Trần Hưng Đạo, bài vị của 4 người con trai, của Phạm Ngũ Lão và các tả hữu tướng quân.

Tòa chính tẩm là nơi đặt bài vị của cha và mẹ Trần Hưng Đạo, của Trần Hưng Đạo và vợ (công chúa Thiên Thành), của 4 người con trai và 4 người con dâu của Trần Hưng Đạo, của con gái và con rể (Phạm Ngũ Lão).

đền Trần

đền Trần

Những chú ý khi dâng lễ đền Cố Trạch

Nếu có dịp ghé đền Cổ Trạch vào dịp 15-20/8 âm lịch, bạn sẽ được thấy không gian nhộn nhịp, náo nhiệt và không kém phần trang nghiêm của lễ hội tri ân công của 14 vị vua Trần. Đến với lễ hội đền Trần, du khách sẽ có dịp sống lại với hào khí Đông A trong 3 lần chiến thắng giặc Nguyên Mông. Lúc này, đền Trần nói chung và đền Cố Trạch nói riêng thu hút đông đảo du khách từ mọi miền tổ quốc tới tham quan, chiêm bái những giá trị lâu đời. Cũng như bày tỏ niềm biết ơn đối với các vị vua, vị tướng đã dành cả cuộc đời vì độc lập dân tộc.

đền cố trạch

Trong tín ngưỡng nhà Trần, việc hầu lên đồng có diễn ra như một nghi lễ với tên gọi Thượng đồng. Nghi lễ này gần giống với hiện tượng hầu bóng của tín ngưỡng Tứ Phủ và người theo tin ngưỡng này được gọi là thanh đồng, với mục đích thỉnh các chư vị Thần linh trong hệ thống nhà Trần về ban phép, sát quỷ trừ tinh. Khi ngự về đồng, Đức Thánh Trần ngự áo đỏ thêu rồng và hồ phù. Chân Ngài đi hia, đầu đội mũ trụ. Sau đó, Ngài làm phép để trừ tà.

Cũng chính vì điều đó mà khi dâng lễ Đức Thánh Trần, người ta hay lựa chọn những đồ lễ mang sắc đỏ để bày tỏ tấm lòng thành kính nhất. Người dâng lễ có thể đặt lễ chay hoặc lễ mặn tùy tâm. Lễ chay gồm: hương, hoa tươi, quả chín, phẩm oản, xôi chè. Lễ mặn gồm: gà, giò, trầu cau, rượu… Trong đó, oản lễ là vật phẩm dâng lễ ý nghĩa nên có trong mâm cỗ cúng.

Oản lễ đã là vật phẩm dâng cúng từ đời cha ông ta đến nay. Hiện tại, nhiều nghệ nhân làm oản đã biến hóa sáng tạo những quanh oản nhỏ xinh đơn giản thành những mẫu oản lễ thiết kế độc lạ, thẩm mỹ mà vẫn giữ nguyên phần hồn linh thiêng của thứ bánh dân tộc.

Xem thêm: Cách chọn oản tài lộc thắp hương, dâng lễ thành kính

Oản Cô Tâm – đơn vị cung cấp Oản lễ thiết kế và phụ kiện làm Oản

Khi dâng lễ Đức Thánh Trần, những quanh oản lễ Tài Lộc mang màu sắc đỏ chắc chắn sẽ là những lễ vật thành tâm và phù hợp nhất. Trong đó, Oản cô Tâm là địa chỉ tin cậy của nhiều khách hàng muốn đặt mua các mẫu Oản Nghệ Thuật thắp hương cúng bái. Chúng tôi xin giới thiệu mẫu oản lễ dâng Đức Thánh Trần vô cùng đặc biệt như sau:

Quý khách có thể tham khảo thêm rất nhiều mẫu oản dâng lễ khác tại Oản cô Tâm và nhận được tư vấn chi tiết về từng sản phẩm. Ngoài ra, ở đây cũng cung cấp đầy đủ phụ kiện làm Oản chất lượng đạt chuẩn, phù hợp với tín ngưỡng văn hóa Việt

Lộ trình di chuyển tới đền Cố Trạch

Địa chỉ: đền Cố Trạch Nam Định là đường Trần Thừa, xã Lộc Vượng, TP. Nam Định, tỉnh Nam Định.

Từ Hà Nội, quý khách có nhiều lựa chọn để di chuyển tới đền Cố Trạch hay di tích đền thờ Trần tại Nam Định. Oản cô Tâm xin cung cấp một số thông tin về lộ trình di chuyển để quý khách tham khảo

  • Di chuyển bằng xe khách: Đền Trần là di tích nổi tiếng thu hút nhiều du khách tới tham quan nên có rất nhiều loại xe khách đưa đón quý khách tới đây. Để vừa chủ động lại vừa an toàn, quý khách có thể thuê xe dịch vụ với các loại xe nhiều chỗ đáp ứng nhu cầu đi lại một cách tối ưu nhất. Giá cả dao động trọn gói từ 1 triệu với xe 4 chỗ 

  • Di chuyển bằng ô tô (thời gian dự kiến 1h30’ cho 85km):  đường Giải Phóng – cầu vượt Ngã tư Vọng – QL1A – DCT Hà Nội * Ninh Bình/Pháp Vân * Cầu Giẽ – tại nút giao Liêm Tuyền, đi bên phải theo biển báo Phủ Lý/Nam Định/Thái Bình – QL21B đường Hà Huy Tập – Đại lộ Thiên Trường – QL10/QL38B hướng về Cung thể thao tỉnh Nam Định – Trần Thái Tông/ĐT487 – đường Trần Thừa – đền Trần (đền Cố Trạch)

  • Di chuyển bằng xe máy (thời gian dự kiến 2h cho 90km): đường Giải Phóng – cầu vượt Ngã tư Vọng – đường Ngọc Hồi/QL1A – Võ Nguyên Giáp –  Lê Công Thanh – Lê Duẩn/ĐT 494 – QL21B đường Hà Huy Tập – Đại lộ Thiên Trường – QL10/QL38B hướng về Cung thể thao tỉnh Nam Định – Trần Thái Tông/ĐT487 – đường Trần Thừa – đền Trần (đền Cố Trạch)

Thông tin về lễ khai ấn đền Trần 

Lễ khai ấn đền Trần được coi là nghi lễ đặc trưng nhất tại khu di tích này. Lễ Khai ấn là một tập tục văn hóa của triều đại nhà Trần, có từ thế kỷ XIII. Đây là lúc thực hiện nghi lễ tế tiên tổ. Ngày nay, lễ khai ấn đã trở thành một tập tục văn hóa mang tính nhân văn để nhà vua tế lễ Trời, Đất, Tiên tổ thể hiện lòng thành kính biết ơn non sông, cha ông, được tổ chức long trọng tại đền Trần.

Khi xưa tại phủ Thiên Trường, vua Trần thường mở tiệc và phong chức cho những tướng có công. Sau đó vào kháng chiến chống Nguyên- Mông, lễ khai ấn bị gián đoạn cho tới năm 1262 được Thượng hoàng Trần Thánh Tông cho mở lại.

đền trần

 Lễ khai ấn diễn ra vào giờ Tý ngày rằm tháng Giêng (từ 11 giờ đêm 14 đến 1 giờ sáng ngày 15 tháng Giêng) là nghi thức để nhà vua tế lễ Trời, Đất, Tiên tổ. Đây cũng là thời điểm ngày Tết qua đi và nhắc nhở mọi người bắt tay vào làm việc.

Tại đền Cố Trạch các bô lão tề tựu đông đủ để lễ đức Thánh Trần, sau đó tham dự buổi lễ khai ấn đầu năm.

Hai con ấn được đặt trong hòm ấn nằm trang trọng tại ban thờ, ấn được khắc kiểu chữ triện với nội dung “Trần Miếu” và “Trần Triều Tự Điển, Tứ phúc vô cương”. Đúng giờ tý (12 giờ đêm) buổi lễ bắt đầu một cụ cao niên nhất đứng ra thay mặt dân làng làm lễ. Tiếp đó người rước hòm ấn đi theo nhịp trống, chiêng cùng ánh đèn, nến, tiến sang đền Thiên Trường tiếp tục làm lễ, cuối cùng là tổ chức đóng dấu son đỏ trên các tờ giấy vàng chia phát cho những người tham gia dự buổi lễ, chia về treo tại nhà để cầu phúc, cầu may, tránh mọi hoạn nạn rủi ro trong năm.

Hiện nay, nghi thức lễ phát ấn đền Trần được nhận dân thực hiện đơn giản hóa hơn, song vẫn giữ nguyên được giá trị văn hóa và lịch sử của dân tộc.

Văn khấn lễ Đức Thánh Trần

Nam mô A Di Đà Phật! Nam mô A Di Đà Phật! Nam mô A Di Đà Phật!

Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.

Hương tử chúng con kính lạy Đức Trần triều hiển thánh Nhân Vũ Hương Đạo Đại vương, Đại nguyên soái, tổng quốc chính, Thái sư thượng phụ Thượng quốc công, tiết chế, lịch triều tấn nặng, khai quốc an chinh hồng đồ tá trị hiệu linh trác vĩ, minh đức trí nhân, phong huân hiền liệt, chí trung đại nghĩa, dực bảo trung hưng, thượng đẳng Tôn thần, ngọc bệ tiền.

Con lạy: Nguyên từ quốc mẫu Thiên thành Thái trưởng công.

Con lạy: Tứ vị Thánh tử đại vương, Nhị vị vương cô Hoành Thánh.

Con lạy: Đức ông Phạm điện súy tôn thần, tả quan Nam Tào, hữu quan Bắc Đẩu, lục bộ thượng từ, chư vị bách quan.

Chấp kỳ lễ bái phù hộ độ trì cho:

Hương tử con là……

Ngụ tại……

Cùng toàn gia quyến được luôn mạnh khỏe. Đầu năm chí giữa, nửa năm chí cuối được tai qua nạn khỏi, điều lành mang đến, điều dữ mang đi, cầu tài được tài, cầu lộc được lộc, cầu bình an được bình an. Có người có của, được nhân an vật thịnh, đi đến nơi về đến chốn, vạn sự như ý, bách sự hanh thông. 

Nhất tâm bái thỉnh, cúi xin chứng giám.

Nam mô A Di Đà Phật! Nam mô A Di Đà Phật! Nam mô A Di Đà Phật!