Tổng quan Dự án Quảng trường trung tâm Thủ Thiêm- Biểu tượng văn hóa TPHCM – Dự án The River
Quảng trường trung tâm Thủ Thiêm và công viên Bờ sông Thủ Thiêm là hai dự án có quy mô nhất nhì tại Việt Nam với số tiền đầu tư lên đến hàng nghìn tỷ đồng. Bài viết sẽ cung cấp thông tin về hai dự án này của khu đô thị Thủ Thiêm
Mục lục bài viết
Tổng quan về dự án quảng trường trung tâm Thủ Thiêm
-
Chủ đầu tư: Công ty CP địa ốc Đại Quang Minh
-
Tổng chi phí đầu tư: 6.500 tỷ đồng
-
Dịch vụ: Quy hoạch đô thị
-
Thiết kế: De-so/ C.Dalnoky/ Mca Lanscape/ Rfk VN/ Tedi South/ Boydens/ Asa Light
-
Diện tích: 20,13ha.
-
Nhiệm vụ:
+ Kết nối với trung tâm thành phố hiện hữu qua Cầu đi bộ vượt sông Sài Gòn đến Công trường Mê Linh, Quận 1.
+ Quảng trường được quy hoạch thành không gian công cộng lớn nhất tại Việt Nam, là công trình điểm nhấn của Đô thị mới Thủ Thiêm.
+ Quảng trường Trung tâm sẽ là nơi diễn ra các hoạt động giao lưu, tổ chức các lễ hội văn hóa, chính trị, hoạt động giải trí phục vụ người dân.
-
Ý tưởng thiết kế dự án: là nơi kết nối người dân với lịch sử của người Chăm nhờ vào việc xử lý bề mặt đất nền tại bán đảo Thủ Thiêm
Phối cảnh dự án quảng trường trung tâm Thủ Thiêm
Công viên bờ sông Thủ Thiêm
Là thiết kế nằm gần quảng trường trung tâm thủ thiêm với nhiệm vụ đáp ứng nơi vui chơi cho hơn 200.000 cư dân.
Tổng diện tích của công viên bờ sông là 7.26ha
Là một công trình công cộng dành cho người dân khu đô thị Thủ Thiêm, có chiều dài 2km, trải dọc dòng sông Sài Gòn thơ mộng.
Điểm bắt đầu của công viên là từ trung tâm triển lãm quốc tế phía bắc đến khu thể thao và giải trí phía Nam.
Với ý tưởng phát triển công viên bờ sông Thủ Thiêm trở thành một trung tâm sinh thái độc đáo, toát lên vẻ đẹp của vùng đất Nam Bộ. Đồng thời, cảnh quan công viên cũng được thiết kế đa dạng với nhiều khu vui chơi công cộng đa chức năng với các khu cảnh quan, vườn cây, sân thể thao, kiot,..,. phục vụ người dân vui chơi, giải trí
Biểu tượng văn hóa của TPHCM- Quảng trường trung tâm Thủ Thiêm
Dự án quảng trường trung tâm Thủ Thiêm đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch kiến nghị đặt tên là “Quảng trường Hồ Chí Minh”. Dự án được xem là một biểu tượng văn hóa của toàn thành phố, tại đây sẽ được xây dựng các biểu tượng tiêu biểu như: cột cờ Tổ quốc, nhà trưng bày về chủ tịch Hồ Chí Minh, Nhà sàn và ao cá phác họa lại ngôi nhà của Bác, công viên lưu niệm 63 tỉnh thành.
Các hạng mục này sẽ là không gian mô phỏng các công trình hiện hữu về Chủ tịch Hồ Chí Minh tại khu di tích Phủ Chủ tịch nhưng với tỷ lệ nhỏ hơn. Riêng tượng Chủ tịch Hồ Chí Minh đã được đặt tại công viên trước UBND TPHCM trên phố đi bộ Nguyễn Huệ nên sẽ không đặt thêm tượng Bác tại quảng trường.
Theo ông Phong, từ sau ngày thống nhất đất nước đến nay, TPHCM chưa đầu tư xây dựng quảng trường phục vụ lợi ích xã hội mang tầm vóc lớn xứng tầm là trung tâm kinh tế, văn hóa, khoa học và giáo dục của cả nước để phục vụ nhân dân. Quảng trường sẽ là công trình có không gian công cộng lớn tại TPHCM, khi hoàn thành sẽ là biểu tượng trường tồn, đồng hành với sự phát triển của thành phố.
Theo PGS.TS Nguyễn Minh Hoà, Giám đốc Diễn đàn phát triển đô thị bền vững châu Á tại Việt Nam, vị trí của quảng trường gần với quảng trường Mê Linh, được nối bằng một cây cầu. Vị trí này cho thấy ý đồ Quảng trường Thủ Thiêm (Quảng trường Hồ Chí Minh) như đề xuất của nhà thiết kế là phần mở rộng của trung tâm Sài Gòn, nằm trong ý đồ bổ sung cho những gì mà Sài Gòn còn thiếu, hoặc đã quá tải.
“Nhưng điều gì sẽ xảy ra khi mà vào những ngày lễ hội, ở nơi đây sẽ có hàng trăm nghìn người dồn về đây kèm theo đó là xe hơi và xe máy. Việc nhiều người dồn về vào một thời điểm ngắn của những ngày lễ hội là chắc chắn, bởi vì Sài Gòn sau 300 năm hình thành chưa có quảng trường thành phố nào đúng nghĩa mà chỉ có những khoảng không gian chuyển tiếp giữa các ô phố và công trình công cộng được gọi là quảng trường như Mê Linh, Quách Thị Trang, 30-4,… Thành phố này vô cùng thiếu không gian công cộng cho người dân, đặc biệt là các không gian có quy mô lớn”, ông Hòa nêu ý kiến.
Theo một số chuyên gia, từ trước tới nay, các ngày lễ trọng đại thành phố chỉ tổ chức với quy mô nhỏ ở trong dinh Độc Lập, trong nhà hát lớn, hoặc trên đường Lê Duẩn. Do diện tích chật hẹp và bị khống chế không gian nên tổ chức thiếu quy mô, tầm vóc, đôi khi luộm thuộm. Việc xây dựng Quảng trường Thủ Thiêm thành quảng trường phục vụ chính trị và đời sống văn hóa của TPHCM là cần thiết.
TPHCM bao giờ xây Quảng trường công viên bờ sông Thủ Thiêm?
Hiện tại cầu Thủ Thiêm 2 đang ở những bước cuối cùng để hoàn thành dự án, theo như ban quản lý dự án thông báo thì đang đẩy nhanh thi công để trong tháng 9/2020 sẽ hợp long cầu Thủ Thiêm 2. Tiếp theo đó là hoàn thành tất cả và đưa vào thông xe trong tháng 12/2020. Sau khi hoàn thành Cầu Thủ Thiêm 2 bạn quản lý sẽ tập trung vào dự án quảng trường công viên bờ sông Thủ Thiêm, trước tiên là hoàn thiện các thủ tục pháp lý để tiến hành khởi công.
Xem thêm: Khám phá những công trình công cộng của Khu đô thị mới Thủ Thiêm