Tổng quan về các loại răng sứ So sánh ưu điểm (Update 2021)
Cùng với sự phát triển nhanh chóng của ngành nha khoa, công nghệ làm răng sứ cũng có những bước tiến vượt bậc dẫn đến sự xuất hiện của các loại răng sứ mới gồm: răng sứ kim loại, răng sứ thủy tinh, răng sứ tinh thể và răng toàn sứ.
Cùng MEDENT thử tìm hiểu về các loại răng sứ phổ biến nhất hiện nay nhé!
Bạn đọc có thể xem nhanh Bảng so sánh tổng thể các loại răng sứ ở cuối bài viết. Tuy nhiên chúng tôi vẫn khuyến khích bạn đọc hết bài viết để có những hiểu biết chính xác và hoàn thiện nhất về các loại răng sứ trên thị trường hiện nay
Răng sứ sẽ được phân loại dựa vào thành phần cấu tạo của chúng. Mỗi loại đều có những ưu điểm và nhược điểm khác nhau.
Giữa các loại răng sứ trên thị trường hiện nay, răng sứ nào tốt? Câu trả lời là tuỳ theo nhu cầu riêng biệt của từng người mà lựa chọn loại răng sứ phù hợp.
Tổng quan về các loại răng sứ. So sánh ưu nhược điểm từng loại
Bài viết này sẽ giúp người đọc phân biệt được các loại răng sứ, hiểu rõ ưu nhược điểm từng loại và đưa ra được quyết định lựa chọn loại răng sứ nào phù hợp nhất với mình.
Bên cạnh đó là những đánh giá chi tiết cho từng loại dựa trên quá trình nghiên cứu và trải nghiệm thực tế của người viết.
Để trả lời cho câu hỏi “làm/bọc răng sứ thẩm mỹ loại nào tốt?” Cùng MEDENT đi qua bài viết đầy đủ nhất về các loại răng sứ trên thị trường hiện nay. Phân tích ưu nhược điểm của các loại răng sứ và đánh giá từng loại nhé !
Danh mục
Mục lục bài viết
RĂNG SỨ LÀ GÌ?
Đầu tiên hãy cùng tìm hiểu răng sứ là gì? Công dụng của chúng ra sao?
Răng sứ là mão bao bọc một phần hoặc toàn phần thân răng nhằm bảo vệ răng hoặc tái tạo lại hình dáng và màu sắc của răng.
Nói đơn giản, răng sứ được xem như là một tấm lá chắn bảo vệ răng khỏi những tác động ngoại cảnh, giúp khắc phục răng hư về cả hình dáng lẫn chức năng nhai.
Răng sứ là gì? Dán răng sứ loại nào tốt?
Cùng lúc đó, răng sứ cũng sẽ đóng vai trò như một chiếc áo lung linh cho những trường hợp răng thưa, răng sứt mẻ gây mất thẩm mỹ. Làm răng sứ sẽ giúp bạn ngay lập tức lấy lại sự tự tin.
Hầu hết răng sứ được chế tác từ những vật liệu an toàn, không gây kích ứng cho răng hoặc cơ thể. Tuy nhiên, đặc tính của từng loại là khác nhau, lựa chọn loại nào phụ thuộc vào nhu cầu cụ thể của từng bệnh nhân.
Phân theo nguyên liệu cấu tạo nên răng sứ thì có 2 loại chính, phổ biến nhất là: răng sứ kim loại và răng toàn sứ.
RĂNG SỨ KIM LOẠI
Răng sứ kim loại là vật liệu cổ điển trong lĩnh vực phục hình răng thẩm mỹ. Đây là dòng răng được lựa chọn nhiều nhất trong quá khứ. Còn hiện tại loại răng này đã ít được lựa chọn hơn do những nhược điểm của vật liệu kim loại.
Tuy nhiên, răng sứ kim loại vẫn được số ít người ưa chuộng bởi giá thành rất rẻ. Cùng MEDENT tìm hiểu 2 dòng răng kim loại phổ biến: răng sứ kim loại thường và răng sứ kim loại Tian
1. Răng sứ kim loại thường
Đây là tên gọi của loại răng sứ có phần khung sườn làm từ hợp kim Nike –Crom (Ni-Cr) hoặc Coban-Crom (Co-Cr). Bên ngoài được phủ một lớp sứ trắng, mỏng nhằm tăng tính thẩm mỹ, thường là Ceramco3.
Ưu điểm:
– Độ cứng và độ chịu lực khá ổn.
– Giúp khả năng ăn nhai thoải mái.
– Chi phí thấp.
Nhược điểm:
– Do phần sườn cấu tạo từ kim loại, dưới sự tác động của axít trong môi trường miệng nên sau một thời gian sẽ dẫn đến tình trạng đổi màu răng thật, đen cổ răng gây mất thẩm mỹ.
– Mão răng sứ kim loại dày nên buộc phải mài răng nhiều hơn để vừa với mão.
– Màu sắc răng sứ kim loại không trắng trong như các loại răng sứ cao cấp khác.
– Khi có ánh sáng chiếu vào sẽ trông rất rõ ánh đen kim loại ở bên trong.
– Tuổi thọ thấp (5-7 năm)
– Từ những ưu nhược điểm trên của răng sứ kim loại, có thể thấy loại răng sứ này phù hợp với những bệnh nhân có thu nhập thấp, người cao tuổi, hoặc người không cần quá ưu tiên về vấn đề thẩm mỹ mà chỉ cần khắc phục răng hư hỏng, phục hồi chức năng ăn nhai của răng.
Đánh giá
- Tính thẩm mỹ: 1/5
- Độ chịu lực: 2,5/5
- Độ lành tính (không gây kích ứng): 2/5
- Tuổi thọ vật liệu: 2/5
- Giá thành: 5/5
2. Răng sứ kim loại Titan
Răng sứ Titan (hay Răng sứ hợp kim Titan) có lớp sườn sứ được làm bằng hợp kim Titan và lớp phủ bên ngoài được làm hoàn toàn từ sứ.
Về cơ bản cấu tạo của răng sứ Titan khá giống với răng sứ kim loại với phần khung là Niken-Crom-Titan. Trong đó Titanium chiếm khoảng 4-6%
Thành phần cấu tạo của răng sứ Titan chứa chất Titanium giúp nó có trọng lượng nhẹ hơn răng sứ kim loại thường nhưng lại chắc khoẻ hơn.
Răng sứ kim loại Titan
Chất liệu Titanium được chứng minh là có tính tương hợp sinh học tốt, không gây kích ứng với cơ thể giống như răng sứ kim loại thường. Cũng vì vậy mà chi phí làm răng sứ Titan cao hơn (nhưng không nhiều) so với răng sứ kim loại thường.
Ưu điểm:
– Độ bền chắc cùng tính thẩ mỹ cao hơn răng sứ kim loại thường. Tuy nhiên vẫn thấp hơn nhiều so với các loại răng sứ Zirconia hay răng toàn sứ.
– Tính tương thích sinh học khá cao, ít gây kích ứng.
– Tuổi thọ tương đối (7-10 năm).
– Chi phí vừa phải, hợp với túi tiền của nhiều bệnh nhân.
Nhược điểm:
– Là răng sứ kim loại nên vẫn tồn tại nhược điểm đặc trưng: tính tương thích không đạt được độ tuyệt đối.
– Độ sáng trong thấp, răng hơi đục, không trong tự nhiên như – răng toàn sứ.
– Kim loại bị oxi hoá gây đổi màu răng thật, đen phần chân răng gây mất thẩm mỹ.
– Dưới ánh sáng mạnh, phần khung sườn kim loại bị ánh màu đen lên răng
Đánh giá
- Tính thẩm mỹ: 2/5
- Độ chịu lực: 3/5
- Độ lành tính (không gây kích ứng): 3/5
- Tuổi thọ vật liệu: 3/5
- Giá thành: 4/5
RĂNG TOÀN SỨ
Răng toàn sứ là phát minh đánh dấu sự phát triển vượt bậc của ông nghệ phục hình răng thẩm mỹ. Răng sứ toàn sứ là loại răng có tính thẩm mỹ cao nhất hiện nay. Tuy nhiên bản thân răng toàn sứ cũng có nhiều dòng sản phẩm khác nhau như: Emax, Cercon, Lava, Sagemax, HT Smile,…
3. Răng sứ Emax
Đầu tiên là loại răng toàn sứ được người dùng ưa chuộng nhất – răng sứ Emax.
Răng sứ Emax (Esthetic Maximum) là loại răng toàn sứ cao cấp. Răng sứ Emax có tính đàn hồi cao và khả năng cảm biến thức ăn như răng thật. Emax gồm 2 dòng nhỏ với những đặc tính khác nhau: Răng sứ thuỷ tinh Emax và răng sứ Sagemax.
Răng sứ Emax
Hãy cùng phân tích những đặc tính và ưu nhược điểm của 2 dòng Emax này nhé!
a. Răng sứ thuỷ tinh Emax (Emax Press)
Răng sứ thuỷ tinh Emax (hay còn gọi là Emax Press) được sản xuất theo công nghệ nén và được cấu tạo từ khối sứ thủy tinh Lithium Disilicate nên có khả năng chịu lực gấp 4 lần răng thật. Bệnh nhân hoàn toàn có thể ăn nhai các thức ăn nóng, lạnh, dai, cứng thoải mái.
Răng sứ Emax Press được đánh giá là đỉnh cao của sự hoàn mỹ trong ngành phục hình răng thẩm mỹ.
Răng sứ thuỷ tinh Emax Press
Ưu điểm:
– Độ bền vượt trội: khả năng chịu lực lên đến 400 Mpa (gấp 4 lần răng thật) nhờ vào khối sứ thủy tinh Lithium Disilicate.
– Độ lành tính cao.
– Độ thẩm mỹ đạt mức tối đa: răng sứ Emax gần như là dòng răng sứ thẩm mỹ nhất hiện nay. Với lớp phủ nano kết hợp với đặc tính men răng thật khiến độ trong và màu sắc tự nhiên và hài hoà với răng thật.
– Không bị đổi màu theo thời gian nhờ vào đặc tính của thuỷ tinh cao cấp.
– Độ khít sát cao, giảm tối đa khe hở giữa các răng giúp hạn chế vi khuẩn và mảng bám trển răng. Từ đó giảm nguy cơ mắc các căn bệnh răng miệng như: viêm nha chu, sâu răng, hôi miệng,…
Nhược điểm:
– Giá thành khá cao.
– Độ cứng chỉ đạt mức khá tốt do tập trung nhiều vào tính thẩm mỹ.
Đánh giá
- Tính thẩm mỹ: 5/5
- Độ chịu lực: 4/5
- Độ lành tính (không gây kích ứng): 5/5
- Tuổi thọ vật liệu: 4/5
- Giá thành: 3,5/5
b. Răng sứ Sagemax
Răng sứ Sagemax (còn gọi Emax Zirconia). Được sản xuất bởi Ivoclar Vivadent. Sagemax là răng sứ được phát triển từ Emax với khả năng kế thừa tính thẩm mỹ của răng sứ Emax kết hợp với sự bền bỉ của Zirconia
Sagemax được chế tác hoàn toàn bằng sứ nguyên chất, sử dụng công nghiệ CAD/CAM hiện đại giúp đạt độ chính xác tuyệt đối.
Với khung sườn cấu tạo từ sứ Zirconia nên độ cứng lẫn độ chịu lực rất cao lên đến 1370MPa. Bên ngoài được phủ lớp sứ với công nghệ của Emax giúp răng có màu tự nhiên gần như răng thật.
Răng sứ Sagemax
Ưu điểm:
– Độ bền và độ chịu lực rất tốt nhờ vào khung sườn sứ Zirconia
– Tính thẩm mỹ cao: Tuy không thể bằng Emax Press nhưng Sagemax vẫn được đánh giá là đạt được độ sáng trong gần như răng thật
– Độ an toàn vượt trội: cũng như Emax Press, Sagemax cũng được chế tác từ 100% sứ nguyên chất nên rất lành tính với cơ thể, không gây kích ứng nướu, lợi, an toàn trong môi trường khoang miệng.
– Tuổi thọ răng rất cao.
Nhược điểm:
– Giá thành cao
– Thương hiệu mới, chưa được nhiều người biết đến. Do đó một vài nha khoa sẽ không có loại sứ này
Đánh giá
- Tính thẩm mỹ: 4/5
- Độ chịu lực: 5/5
- Độ lành tính (không gây kích ứng): 5/5
- Tuổi thọ vật liệu: 5/5
- Giá thành: 3,5/5
4. Răng sứ Cercon
Tương tự như răng sứ Sagemax răng sứ Cercon cũng là loại răng toàn sứ được sản xuất theo công nghệ CAD/CAM với phần sườn được đúc bằng Zirconia. Nên cũng giống như các loại răng sứ Zirconia khác, răng sứ Cercon cũng có những đặc điểm như: độ chính xác cao (tương thích với khuôn răng), độ bên và chịu lực cao, không kích ứng,…
Răng sứ Cercon
Ưu điểm:
-16 tông màu đa dạng
– Chỉ số chịu lực cao 1000 Mpa
– Lành tính, không gây kích ứng với môi, nướu, có khả năng chống bám, chống nhiễm màu, nhiễm mùi cao.
Nhược điểm:
– Giá thành cao hơn răng sứ Emax, Sagemax (hơn khoảng 1-2 triệu/răng) trong khi chất lượng tương đương.
– Lớp sườn sứ trong suốt Zirconia khó che lấp các phần tử màu xám của răng. Do đó răng sứ Cercon không phù hợp với trường hợp răng bị nhiễm kháng sinh nặng.
Đánh giá
- Tính thẩm mỹ: 4/5
- Độ chịu lực: 4,5/5
- Độ lành tính (không gây kích ứng): 5/5
- Tuổi thọ vật liệu: 4,5/5
- Giá thành: 3/5
5. Răng sứ Ceramill
Răng sứ Ceramill có xuất xứ từ Đức, được sản xuất bằng công nghệ CAD/CAM với cấu tạo sường là Zirconia. An toàn với cơ thể và môi trường miệng, khả năng chịu lực cao, trọng lượng nhẹ. Lớp ngoài được phủ lớp sứ Zolid giúp răng có màu tráng bóng.
Răng sứ Ceramill
Ưu điểm:
– Độ trắng sáng và độ trong tự nhiên, tinh tế.
– Bảng màu đa dạng phù hợp với nhiều sở thích khác nhau.
– Phần sườn sứ Zirconia có độ chịu lực cao lên đến 1566 Mpa.
– Khả năng tương thích sinh học cao. Khả năng chống bám cáo, không bị ăn mòn.
– Tuổi thọ răng rất cao.
Nhược điểm:
– Chi phí rất cao do nguyên liệu chưa được phổ biến ở Việt Nam nên phải nhập khẩu ở nước ngoài.
– Việc chế tác răng sứ Ceramill cũng khó khăn, đòi hỏi các loại máy móc hiện đại khiến giá làm răng càng cao hơn.
Đánh giá
- Tính thẩm mỹ: 4/5
- Độ chịu lực: 4,5/5
- Độ lành tính (không gây kích ứng): 5/5
- Tuổi thọ vật liệu: 5/5
- Giá thành: 2/5
6. Răng sứ Lava
Răng toàn sứ Lava là loại răng sứ được sản xuất bởi công ty 3M của Mỹ ứng dụng kỹ thuật CAD/ CAM với nhiều bảng màu, đáp ứng nhu cầu và sở thích của từng khách hàng.
Với công nghệ phục hình Nano có khả năng chống oxi hóa từ thức ăn và tuyến nước bọt tốt, nhờ đó giúp răng bền chắc hơn.
Răng sứ Lava
Ưu điểm:
– Cấu tạo khối sứ nguyên chất đạt độ thẩm mỹ khá cao.
– Khả năng chống bám, chống nhiễm màu tốt.
– Răng sứ Lava cực kỳ lành tính với cơ thể. Không gây kích ứng với nướu, lưỡi,…
Nhược điểm:
– Tuổi thọ răng chỉ ở mức khá.
– Khả năng chịu lực không cao.
– Chi phí rất cao (cao nhất trong các loại răng sứ phổ biến tại Việt Nam hiện nay).
Đánh giá
- Tính thẩm mỹ: 5/5
- Độ chịu lực: 4/5
- Độ lành tính (không gây kích ứng): 5/5
- Tuổi thọ vật liệu: 4/5
- Giá thành: 1/5
BẢNG SO SÁNH CÁC LOẠI RĂNG SỨ
Bảng so sánh các loại răng sứ tốt nhất hiện nay
CHĂM SÓC RĂNG SỨ ĐÚNG CÁCH
Các loại răng sứ đều có tuổi thọ khoa học nhất định. Tuy nhiên tuổi thọ thực tế của răng sứ phụ thuộc nhiều vào cách chăm sóc răng miệng và chế độ ăn uống.
Chăm sóc răng miệng đúng cách giúp tăng tuổi thọ vật liệu
Chăm sóc răng miệng đúng cách giúp tăng tuổi thọ vật liệu
Say đây là một vài hướng dẫn chăm sóc răng sứ giúp bảo quản và kéo dài tuổi thọ của răng.
Về vấn đề chăm sóc răng miệng:
- Nên làm sạch răng bằng chỉ nha khoa và nước súc miệng,
- Vệ sinh răng miệng 2 lần/ngày hoặc sau khi ăn.
- Dùng bàn chải lông mềm, chải theo chiều dọc hoặc xoay tròn.
- Thay bàn chải 3 tháng/ lần.
- Massage nướu răng bằng đầu ngón tay để kích thích sự lưu thông máu xung quanh viền nướu.
Về chế độ ăn uống sau khi bọc răng sứ:
- Hạn chế hút thuốc và ăn đồ ăn nhanh.
- Ăn nhai với lực vừa phải, hạn chế ăn các loại thức ăn cứng để tránh làm gãy, vỡ răng sứ.
- Tránh ăn các thưc phẩm quá nóng hoặc quá lạnh để tránh làm giảm tuổi thọ răng.
- Nên ăn nhiều rau củ quả, nhất là các loại thực phẩm có chứa axit malic như táo, dâu tây…
- Hạn chế sử dụng các loại thực phẩm ngọt như bánh kẹo, nước đường hay có màu sậm như trà, cà phê… chúng có thể làm cho răng sứ bị nhiễm màu.
Nên đi khám răng định kỳ 6 tháng/lần để kiểm tra răng thường xuyên và khắc phục kịp thời các vấn đề xảy ra với răng sứ.
Đặt câu hỏi cho MEDENT qua fanpage
Quý Khách Hàng có bất cứ thắc mắc nào về các loại răng sứ hoặc bất kì vấn đề nào khác, hãy liên hệ ngay với MEDENT thông qua Fanpage hoặc gọi cho số Hotline: 18006575. Chúng tôi luôn sẵn sàng hỗ trợ cho Quý Khách.
MEDENT – SOLUTIONS FOR DENTISTRY