Top 10+ phần mềm CRM miễn phí và trả phí tốt nhất hiện nay – HexaSync
Phần mềm CRM – Customer Relationship Management là một trong những công cụ hữu ích giúp doanh nghiệp vận hành và phát triển hiệu quả. Hiện nay có những phần mềm CRM miễn phí, cũng có những phần mềm CRM cần trả phí. Vậy đâu là phần mềm tốt nhất cho doanh nghiệp. Cùng điểm qua 10+ phần mềm trong số những top CRM nổi bật nhất trên thị trường hiện có.
Mục lục bài viết
Top CRM miễn phí và trả phí tốt nhất trên thị trường
1. Phần mềm Amis
Amis là phần mềm CRM được phát triển bởi MISA – một công ty phần mềm lâu năm hàng đầu Việt Nam. Phần mềm này là một CRM trả phí nhưng vẫn được rất nhiều các doanh nghiệp lựa chọn sử dụng bởi những lợi ích đặc biệt dành cho doanh nghiệp mà không phải CRM nào cũng có thể đem lại.
Ưu điểm của phần mềm CRM Amis
- Chi phí hợp lý, chỉ khoảng 80.000 – 120.000 VNĐ/user/tháng.
- Có thể tùy chỉnh giao diện với nhiều bộ lọc thông minh, giúp người dùng có thể thao tác dễ dàng, nhanh chóng, điều chỉnh theo thói quen và sở thích của người dùng.
- Phù hợp với quy mô của mọi doanh nghiệp từ nhỏ, vừa cho đến các doanh nghiệp lớn, các tập đoàn đa ngành nghề đều có thể sử dụng phần mềm này.
- Hệ thống module đa dạng, đáp ứng khá đầy đủ nhu cầu của các doanh nghiệp trong hoạt động quản trị quan hệ khách hàng.
- Phù hợp với rất nhiều doanh nghiệp trong các lĩnh vực khác nhau như thương mại, sản xuất, dịch vụ, bán lẻ…
- Có khả năng kết nối và đồng bộ hóa với các ứng dụng phần mềm khác, đem lại giải pháp quản trị toàn diện và tổng thể cho doanh nghiệp.
- Đã được kiểm nghiệm hiệu quả theo thời gian với rất nhiều doanh nghiệp khách hàng đang sử dụng.
- Dịch vụ tư vấn chuyên nghiệp, tận tình.
Nhược điểm của phần mềm CRM Amis
- Phần mềm này sẽ phù hợp hơn với các doanh nghiệp B2B (tập khách hàng chủ yếu là doanh nghiệp) với chu kỳ bán hàng dài, giá trị đơn hàng lớn và cần sự chăm sóc trong thời gian dài.
2. Phần mềm CRM Việt
CRM Việt là một phần mềm thuộc top CRM cho doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam. Với hơn 10 năm kinh nghiệm phát triển, phần mềm này đang được rất nhiều doanh nghiệp hiện nay tin dùng. CRM cung cấp tương đối đầy đủ các chức năng mà một CRM cần có như:
- Quản lý thông tin khách hàng
- Chăm sóc khách hàng
- Marketing tự động
- Quản lý công việc
- Tích hợp đa kênh
- Tích hợp phiên bản mobile
Ưu điểm của phần mềm CRM Việt
- Chi phí hợp lý từ 7.000.000 – 20.000.000 VNĐ/doanh nghiệp/năm.
- Được xây dựng và phát triển dành riêng cho các doanh nghiệp Việt Nam nên rất phù hợp, đáp ứng đầy đủ nhu cầu của doanh nghiệp.
- Phần mềm còn cung cấp phiên bản CRM miễn phí cho 1 user, các doanh nghiệp nhỏ hoặc doanh nghiệp có nhu cầu trải nghiệm thực tế có thể thử sử dụng phần mềm này.
Nhược điểm của phần mềm CRM Việt
- Bản CRM trên đám mây chưa được tối ưu hóa, thế mạnh vẫn là CRM tại chỗ.
- Phần mềm tích hợp nhiều phân hệ nên đôi khi quá trình sử dụng hơi phức tạp.
- Giao diện còn hạn chế, chưa bắt mắt, hơi thiếu thân thiện.
- Không phù hợp với các doanh nghiệp lớn.
3. Phần mềm Getfly CRM
Cung là giải pháp phần mềm CRM cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, Getfly CRM bao gồm các tính năng cơ bản như Quản lý đơn hàng, Quản lý khách hàng, Marketing tự động, đo lường KPI, báo cáo… Các tính năng này vừa đủ để đáp ứng nhu cầu của các công ty có quy mô vừa phải, lượng khách hàng không quá nhiều và không cần đến những tính năng phức tạp chuyên sâu.
Ưu điểm của phần mềm Getfly CRM
- Chi phí không quá cao, dao động từ 600.000 – 1.500.000 VNĐ/tháng.
- Giao diện thân thiện, đơn giản, dễ sử dụng.
Nhược điểm của phần mềm Getfly CRM
- Tích hợp nhiều module không thực sự cần thiết với phần mềm CRM như quản lý kho, quản lý công nợ… gây nặng nề cho chương trình.
- Không phù hợp sử dụng trong các doanh nghiệp lớn.
- Công ty chủ quản còn khá mới, phần mềm chưa có tính kiểm nghiệm lâu dài.
4. Phần mềm SalesForce
SalesForce có thể xem là công ty tiên phong trong việc phát triển các phần mềm CRM trên thế giới. Vậy nên không có gì lạ khi phần mềm CRM của SalesForce lại lọt top CRM hàng đầu trên thị trường hiện nay. CRM của SalesForce ban đầu được phát triển trên nền tảng web và từng là phần mềm chiếm lĩnh thị trường, rất được các doanh nghiệp tin dùng. Giải pháp mà SalesForce mang lại cho doanh nghiệp gần như toàn diện với các tính năng cơ bản như sau:
- Marketing tự động, bao gồm: email marketing, remarketing, quảng cáo…
- Thu thập thông tin, theo dõi hành vi, nuôi dưỡng tập khách hàng…
- Cá nhân hóa các hoạt động khách hàng như SMS, chat trực tiếp…
Ưu điểm của phần mềm CRM SalesForce
- Có bản dùng thử miễn phí cho các doanh nghiệp/cá nhân muốn trải nghiệm các tính năng của phần mềm.
- Khả năng tùy biến cao, đáp ứng nhu cầu của nhiều doanh nghiệp.
- Giao diện thân thiện với người dùng, dễ sử dụng và điều chỉnh.
- Các tính năng quản lý bán hàng mạnh, đem lại hiệu quả kinh doanh cao.
Nhược điểm của phần mềm CRM SalesForce
- Chi phí khá cao, dao động từ 5 – 300 USD/user/tháng.
- Phù hợp hơn với các doanh nghiệp vừa và lớn.
- Không hỗ trợ tiếng Việt nên gây khó khăn cho các doanh nghiệp Việt Nam khi muốn sử dụng.
5. Phần mềm Hubspot
Nói đến top CRM trên thế giới không thể bỏ qua phần mềm của Hubspot – một trong những doanh nghiệp CRM hàng đầu tại Mỹ. Phần mềm CRM của Hubspot cho phép doanh nghiệp hoạt động và xây dựng các chương trình hiệu quả với những tính năng nổi bật như:
- Ghi nhận và lưu trữ thông tin khách hàng theo tiến trình, lịch biểu, hoạt động của nhân viên kinh doanh.
- Có trình quản lý quảng cáo giúp doanh nghiệp chủ động xây dựng và lưu trữ các chiến dịch, templates, biểu mẫu… khác nhau hướng tới từng nhóm khách hàng, so sánh hiệu quả của các chiến dịch trên những nền tảng khác nhau và đồng bộ hóa thông tin khách hàng từ các nguồn này.
- Tích hợp và đồng bộ với nhiều ứng dụng khác như email, website, điện thoại…
Ưu điểm của phần mềm CRM Hubspot
- Có phiên bản CRM miễn phí dành cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, không cần sử dụng đến các tính năng chuyên sâu.
- Tính đa dạng, đồng bộ và liên kết dữ liệu rất cao, dễ thực hiện.
Nhược điểm của phần mềm CRM Hubspot
- Chưa có tính năng phân tích dữ liệu chung của hoạt động kinh doanh.
- Khá khó để sử dụng với người mới làm quen các phần mềm CRM.
- Không hỗ trợ tiếng Việt.
- Chi phí rất cao, từ 45 – 3200 USD/tháng tùy gói tính năng.
6. Phần mềm Sugar CRM
Phần mềm CRM của Sugar cũng được đánh giá rất cao trên thị trường hiện nay. Được ra mắt từ năm 2004, phần mềm này có đủ thời gian kiểm nghiệm hoạt động và nâng cấp để đem đến những tính năng hữu ích nhất cho doanh nghiệp như:
- Tự động cập nhật thông tin khách hàng, theo dõi các tương tác của khách hàng trên các nền tảng.
- Tự động hóa quy trình làm việc, quản lý khách hàng.
- Theo dõi đánh giá của khách hàng, mức độ hài lòng với sản phẩm dịch vụ.
- Tổng hợp báo cáo về khách hàng theo thời gian thực và tiêu chí nhất định.
- Tích hợp các ứng dụng như: Email, lịch và các ứng dụng khác như: Outlook, Gmail, Lotus Note, Google Apps…
- Có khả năng tích hợp mạng xã hội
- Quản lý giao việc
- Email marketing
- Có tính năng lưu trữ hợp đồng
Ưu điểm của phần mềm Sugar CRM
- Phù hợp với mọi loại hình doanh nghiệp, mọi quy mô, mọi lĩnh vực.
- Có gói dùng thử miễn phí (thời hạn 7 ngày) cho doanh nghiệp muốn trải nghiệm sản phẩm.
- Khả năng kết nối, đồng bộ dữ liệu cao.
Nhược điểm của phần mềm Sugar CRM
- Chi phí khá cao so với mặt bằng chung, dao động từ 40 – 150 USD/user/tháng.
- Không hỗ trợ tiếng Việt.
7. Phần mềm Zoho CRM
Zoho CRM là một trong những top CRM trên thị trường hiện nay nhờ khả năng quản trị thông tin và giải quyết vấn đề của khách hàng một cách vượt trội. Phần mềm này cung cấp các module đơn giản và khả năng tùy biến cao cho người dùng nên các doanh nghiệp có thể cân nhắc lựa chọn sử dụng.
Ưu điểm của phần mềm Zoho CRM
- Là một CRM miễn phí cho tối đa 3 user.
- Giao diện thân thiện, dễ sử dụng.
- Bản trả phí được sử dụng miễn phí 15 ngày.
- Chi phí cho bản trả phí cũng khá hợp lý, từ 12 – 35 USD/user/tháng tùy theo tính năng.
Nhược điểm của phần mềm Zoho CRM
- Phần mềm không hỗ trợ tiếng Việt nên sẽ khó sử dụng cho nhân sự không biết tiếng Anh.
8. Phần mềm Microsoft Dynamics CRM
Được phát triển từ nhà cung cấp phần mềm hàng đầu trên thế giới, không lạ khi Microsoft Dynamics là một trong những top CRM hàng đầu hiện nay. Phần mềm này tích hợp nhiều tính năng để đáp ứng nhu cầu của các doanh nghiệp khác nhau trong tất cả các lĩnh vực. Có thể kể đến các tính năng như:
- Tiếp nhận và lưu trữ thông tin khách hàng.
- Tích hợp với các phần mềm khác để tự động hóa quá trình chăm sóc khách hàng theo chính sách dịch vụ khách hàng.
- Xây dựng và quản lý nhiều quy trình làm việc khác nhau theo nhu cầu của doanh nghiệp.
- Hệ thống bảo mật thông tin cao, an toàn.
- Hoạt động trên nền tảng web, dễ dàng truy cập mọi lúc mọi nơi.
Ưu điểm của phần mềm Microsoft Dynamics CRM
- Phù hợp với mọi doanh nghiệp, mọi quy mô, mọi lĩnh vực.
- Tích hợp nhiều phần mềm khác của Microsoft, dễ dàng mở rộng và tận dụng nguồn lực sẵn có.
- Có phiên bản di động hỗ trợ trên nền tảng iOS, Android và Windows Phone.
Nhược điểm của phần mềm Microsoft Dynamics CRM
- So với mặt bằng chung, chi phí của phần mềm là khá cao (Giá gói bán hàng dao động từ 65$ tới 162$/user/tháng; gói chăm sóc khách hàng dao động từ 50$ tới 95$; gói marketing 1500$).
- Giao diện hơi phức tạp, khó sử dụng.
- Không hỗ trợ tiếng Việt.
9. Phần mềm Freshworks CRM
FreshWork CRM là một trong nhưng CRM trả phí tốt nhất doanh nghiệp vừa và nhỏ có thể lựa chọn hiện nay. Phần mềm hoạt động trên nền tảng đám mây với các tính năng phổ biến như: Quản lý thông tin khách hàng, quản lý bán hàng, email marketing…
Ưu điểm của phần mềm Freshworks CRM
- Đơn giản, dễ sử dụng, thân thiện với người dùng.
- Tính năng chăm sóc khách hàng tốt.
- Có thể dùng thử miễn phí 21 ngày.
Nhược điểm của phần mềm Freshworks CRM
- Chi phí cao, dao động từ 29 – 35 USD/user/tháng.
- Các tính năng còn khá hạn chế.
- Không hỗ trợ tiếng Việt.
10. Phần mềm Sheet CRM
Sheet CRM là một công cụ CRM miễn phí hoàn toàn được tích hợp trong tính năng Google Excel. Đương nhiên các tính năng của công cụ này sẽ hạn chế hơn rất nhiều so với các phần mềm CRM chuyên biệt, tuy nhiên vì hoàn toàn không mất chi phí nên đây vẫn là một gợi ý không tồi cho các doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ.
Ưu điểm của Sheet CRM
- Công cụ hoàn toàn miễn phí.
- Nền tảng online, có thể truy cập mọi lúc mọi nơi.
Nhược điểm của Sheer CRM
- Giới hạn về khả năng lưu trữ dữ liệu, phụ thuộc vào dung lượng bộ nhớ Google của bạn.
- Tính bảo mật không cao.
- Dễ bị xóa, mất, thay đổi dữ liệu.
- Khó quản lý và theo dõi một cách trực quan.
11. Phần mềm CRM Insightly
Đây cũng là một trong những phần mềm CRM mà doanh nghiệp có thể cân nhắc sử dụng để hỗ trợ hiệu quả vận hành của doanh nghiệp. Với các doanh nghiệp nhỏ, phần mềm này có thể là một lựa chọn tối ưu vì khả năng dẫn dắt khách hàng tiềm năng, khả năng quản lý dữ liệu tương đối hiệu quả và nhiều tính năng khác.
Ưu điểm của phần mềm CRM Insightly
- Có bản sử dụng miễn phí cho tối đa 2 user.
- Đơn giản, dễ sử dụng
- Bản trả phí được dùng thử 14 ngày miễn phí.
Nhược điểm của phần mềm CRM Insightly
- Tính năng chưa đa dạng nên chưa đáp ứng được nhu cầu của các doanh nghiệp vừa và lớn.
- Phần mềm chưa hỗ trợ tiếng Việt gây khó khăn trong quá trình sử dụng.
So sánh các CRM tốt nhất hiện nay
STTPhần mềmƯu điểmNhược điểm1Misa Amis– Chi phí hợp lý.
– Có thể tùy chỉnh giao diện với nhiều bộ lọc thông minh.
– Phù hợp với quy mô của mọi doanh nghiệpHệ thống module đa dạng, đáp ứng khá đầy đủ nhu cầu của các doanh nghiệp.
– Phù hợp với rất nhiều doanh nghiệp trong các lĩnh vực khác nhau.
– Có khả năng kết nối và đồng bộ hóa với các ứng dụng phần mềm khác, đem lại giải pháp quản trị toàn diện và tổng thể.
– Đã được kiểm nghiệm hiệu quả theo thời gian với rất nhiều doanh nghiệp khách hàng đang sử dụng.
– Dịch vụ tư vấn chuyên nghiệp, tận tình.Phần mềm này sẽ phù hợp hơn với các doanh nghiệp B2B (tập khách hàng chủ yếu là doanh nghiệp) với chu kỳ bán hàng dài, giá trị đơn hàng lớn và cần sự chăm sóc trong thời gian dài2CRM Việt– Chi phí hợp lý.
– Được xây dựng và phát triển dành riêng cho các doanh nghiệp.
– Việt Nam nên rất phù hợp, đáp ứng đầy đủ nhu cầu của doanh nghiệp.
– Phần mềm còn cung cấp phiên bản CRM miễn phí cho 1 user– Bản CRM trên đám mây chưa được tối ưu hóa.
– Phần mềm tích hợp nhiều phân hệ nên đôi khi quá trình sử dụng hơi phức tạp.
– Giao diện còn hạn chế, chưa bắt mắt, hơi thiếu thân thiện.
– Không phù hợp với các doanh nghiệp lớn.3Getfly CRM– Chi phí không quá cao.
– Giao diện thân thiện, đơn giản, dễ sử dụng.– Tích hợp nhiều module không thực sự cần thiết gây nặng nề cho chương trình.
– Không phù hợp sử dụng trong các doanh nghiệp lớn.
– Công ty chủ quản còn khá mới, phần mềm chưa có tính kiểm nghiệm lâu dài4SalesForce– Có bản dùng thử miễn phí
– Khả năng tùy biến cao.
– Giao diện thân thiện với người dùng, dễ sử dụng và điều chỉnh.
– Các tính năng quản lý bán hàng mạnh, đem lại hiệu quả kinh doanh cao.– Chi phí khá cao.
– Phù hợp hơn với các doanh nghiệp vừa và lớn.
– Không hỗ trợ tiếng Việt5Hubspot– Có phiên bản CRM miễn phí.
– Tính đa dạng, đồng bộ và liên kết dữ liệu rất cao, dễ thực hiện.– Chưa có tính năng phân tích dữ liệu chung của hoạt động kinh doanh.
– Khá khó để sử dụng.
– Không hỗ trợ tiếng Việt.
– Chi phí rất cao6Sugar CRM– Phù hợp với mọi loại hình doanh nghiệp, mọi quy mô, mọi lĩnh vực.
– Có gói dùng thử miễn phí (thời hạn 7 ngày).
– Khả năng kết nối, đồng bộ dữ liệu cao.– Chi phí khá cao.
– Không hỗ trợ tiếng Việt.7Zoho CRM– Là một CRM miễn phí cho tối đa 3 user.
– Giao diện thân thiện, dễ sử dụng.Bản trả phí được sử dụng miễn phí 15 ngày.
– Chi phí cho bản trả phí cũng khá hợp lý.
– Phần mềm không hỗ trợ tiếng Việt8Microsoft Dynamics CRM– Phù hợp với mọi doanh nghiệp, mọi quy mô, mọi lĩnh vực.
– Tích hợp nhiều phần mềm khác của Microsoft.
– Có phiên bản di động
– Chi phí khá cao.
– Giao diện hơi phức tạp, khó sử dụng.
– Không hỗ trợ tiếng Việt.9Freshworks CRM– Đơn giản, dễ sử dụng, thân thiện với người dùng.
– Tính năng chăm sóc khách hàng tốt.
– Có thể dùng thử miễn phí 21 ngày.
– Chi phí cao.
– Các tính năng còn khá hạn chế.
– Không hỗ trợ tiếng Việt.10Sheet CRM– Công cụ hoàn toàn miễn phí.
– Nền tảng online, có thể truy cập mọi lúc mọi nơi.– Giới hạn về khả năng lưu trữ dữ liệu, phụ thuộc vào dung lượng bộ nhớ Google của bạn.
– Tính bảo mật không cao.
– Dễ bị xóa, mất, thay đổi dữ liệu.
– Khó quản lý và theo dõi một cách trực quan.11CRM Insightly– Có bản sử dụng miễn phí cho tối đa 2 user.
– Đơn giản, dễ sử dụng.
– Bản trả phí được dùng thử 14 ngày miễn phí.– Tính năng chưa đa dạng
– Phần mềm chưa hỗ trợ tiếng Việt.