Top 10 phần mềm email marketing tốt nhất hiện nay

Để mang lại lượng khách hàng cho doanh nghiệp thì cần đến sự hỗ trợ của các phần mềm email marketing. Bởi email marketing cần được gửi đến lượng lớn khách hàng mà công cụ như Gmail không đủ đáp ứng nhu cầu và thường xuyên đánh spam mail. Dưới đây là gợi ý của Mona Media về top 10 phần mềm email marketing tốt nhất khi sử dụng mang lại hiệu quả cảo mà bạn có thể tham khảo.

1. SendinBlue

SendinBlue là phần mềm email marketing tốt nhất có mức giá hợp lý, các doanh nghiệp có nhu cầu thực hiện chiến dịch Email Marketing đơn giản thì đây là lựa chọn phù hợp. Phần mềm này có đầy đủ các chức năng gửi email cơ bản, cho phép nhập số lượng địa chỉ email không giới hạn.

sendinblue là một trong những phần mềm marketing tốt nhất

Ngoài ra, SendinBlue còn cung cấp dịch vụ tin nhắn SMS Marketing đi kèm. Nhà cung cấp sẽ hỗ trợ gói Email Marketing miễn phí gửi 9.000 email/tháng, kèm 100 credits dùng thử tính năng gửi tin nhắn SMS.

Tuy nhiên, SendinBlue không có kho Template sẵn cho người dùng nên bạn phải tạo các Template email cho riêng mình.

Ưu điểm:

  • Đây là trình soạn thảo email kéo và thả mạnh mẽ.
  • Tự động hóa phiếu giảm giá trong email, các tin nhắn giỏ hàng bị bỏ quên.
  • Tích hợp các nền tảng như Salesforce, intercom, Shopify.
  • Hỗ trợ liên kết chiến dịch email marketing với quảng bá qua SMS
  • Plugin WordPress cho phép người dùng quản lý tất cả từ bảng điều khiển WordPress của mình

2. OmniSend

OmniSend là phần mềm email marketing tốt nhất thích hợp cho các trường hợp doanh nghiệp đang chạy các cửa hàng trực tuyến. Công cụ này sẽ nhanh chóng lấy các sản phẩm từ cửa hàng của người dùng và tạo nên các email để phát triển các danh sách email của bạn.

Đối với gói miễn phí sẽ cung cấp 15.000 email/tháng và 2.000 email/ngày, không giới hạn lượt người đăng ký. Nâng cấp gói trả phí 8 USD tối đa cho 500 người đăng ký, cho phép người dùng gửi 15.000 email.

Ưu điểm của OmniSend:

  • Tích hợp các tính năng thương mại điện tử để thêm các sản phẩm mà bạn muốn bán vào email.
  • Có các hình thức đăng ký sáng tạo như: trang đích, cửa sổ popup,…
  • Gửi thẻ cào hoặc mã giảm giá.
  • Tự động gửi email cho các giỏ hàng bị bỏ quên và xác nhận đặt hàng.

3. MailChimp

Mail Chimp là phần mềm email marketing được sáng lập vào năm 2001 bởi Chestnut và Dan Kurzus. Đây là công cụ, dịch vụ Email Marketing yêu thích của nhiều blogger và các doanh nghiệp nhỏ, bởi Mail Chimp là một trong những dịch vụ lớn đầu tiên cung cấp gói miễn phí hoàn toàn. Hiện nay, Mailchimp đã có hơn 12 triệu khách hàng, email mỗi ngày lên tới hơn 1 tỷ.

phần mềm email marketing mailchimp

Mailchimp cho phép gửi email tiếp thị, tin nhắn tự động, chạy các chiến dịch target khách hàng,… song song với đó là các báo cáo chi tiết nên bạn có thể cải thiện được các chiến dịch của mình.

Ưu điểm của MailChimp:

  • Đăng ký đơn giản.
  • Có thể sử dụng miễn phí
  • Giao diện đơn giản, rõ ràng.
  • Trình kéo, thả cùng các mẫu Template bắt mắt.
  • Viết email nhanh chóng, có tính năng lưu bản nháp và lên lịch gửi.
  • Được tích hợp các công cụ quảng cáo và đăng bài trên Facebook và Instagram.
  • Kết nối các công cụ như Eventbrite, Salesforce và Shopify.
  • Khả năng tự động hóa bao gồm các tùy chọn cho giỏ hàng bị bỏ quên, các chiến dịch chào mừng, đề xuất sản phẩm.

Nhược điểm của Mailchimp:

  • Không tự động hóa hình ảnh.
  • Không thể gửi được cho nhiều nhóm danh sách cùng lúc.

4. Sender

Sender là một trong những công cụ Email Marketing hiệu quả. Gói miễn phí của Sender cho phép người dùng gửi tối đa 2.500 người đăng ký và 15.000 email/tháng. Đối với việc nâng cấp gói miễn phí có chi phí khoảng 10 USD cho phép gửi tối đa 5.000 người đăng ký và 60.000 email/tháng.

Ưu điểm của Sender:

  • Hỗ trợ plugin cho phần lớn các hệ thống quản lý nội dung phổ biến.
  • Video được chuyển đổi thành dạng hình ảnh GIF động trong email.
  • Các công cụ phân tích bao gồm Google Analytics và click map.
  • Sao chép và dán các liên kết khi thêm các sản phẩm thương mại điện tử.

5. Aweber

Năm 1998 Aweber được thành lập bởi Tom Kulzer với tiêu chí: đơn giản hóa làm email marketing và mang lại nhiều lợi nhuận hơn cho các doanh nghiệp nhỏ. Aweber là một trong những dịch vụ phổ biến nhất, được sử dụng bởi hơn 120.000 doanh nghiệp nhỏ, các blogger và doanh nhân trên toàn cầu.

phần mềm email marketing tốt nhất aweber

Ưu điểm của Aweber:

  • Đăng ký đơn giản.
  • Thử dùng miễn phí 30 ngày.
  • Giao diện rõ ràng, thân thiện, tính thẩm mỹ cao.
  • Hỗ trợ lên lịch và lưu bản nháp.
  • Danh sách khách hàng được lưu trữ với số lượng lớn.
  • Khả năng tự động hóa, tạo danh sách người theo dõi tự động. Aweber có thể tự động đăng ký hoặc hủy đăng ký một người.
  • Quản lý dễ dàng, có thể thêm người theo dõi và sắp xếp họ vào danh sách hợp lý.

Tuy nhiên, Aweber tồn tại các nhược điểm như:

  • Lệch múi giờ làm ảnh hưởng đến tỉ lệ mở email khi gửi thư nước ngoài.
  • Chi phí phải trả nhiều hơn bởi cách tính vào số người đăng ký khác nhau. Vì vậy bạn phải thường xuyên kiểm tra danh sách subscribe của mình.
  • Không có template sẵn.

6. GetResponse

GetResponse được Simon Grabowski thành lập vào năm 1998. Hiện tại công cụ này phục vụ hơn 350.000 khách hàng tại 182 quốc gia, có sẵn bằng 21 ngôn ngữ khác nhau.

Với những người mới sử dụng, GetResponse tạo ra những giao diện gửi email và tự động trả lời mail vô cùng tuyệt vời. Công cụ này còn chăm sóc và hỗ trợ khách hàng cũng rất tốt, các vấn đề của người dùng đều được giải quyết nhanh chóng.

Ưu điểm của GetResponse:

  • Đăng ký dễ dàng.
  • Giao diện phần mềm dễ sử dụng.
  • 500+ mẫu email được cung cấp sẵn, tối ưu tốt trên nền tảng di động.
  • Hỗ trợ xây dựng chuỗi email tự động phức tạp.
  • Có thể sử dụng nhiều danh sách email trên cùng một chiến dịch.
  • Quản lý, phân nhóm dữ liệu chi tiết, báo cáo thường xuyên.

Nhược điểm: Dễ gây hiểu lầm do GetResponse sử dụng khá lộn xộn.

7. Benchmark

Benchmark là một trong những phần mềm email marketing tốt nhất. Người dùng có thể chỉnh sửa ảnh ngay trong phần chỉnh sửa và cung cấp các mẫu Template phù hợp cho các doanh nghiệp.

benchmark email

Gói miễn phí của Benchmark cho phép người dùng có thể gửi 14.000 email/tháng và cho tối đa 2.000 người đăng ký. Gói nâng cấp có chi phí 13.99 USD/tháng, cho phép người dùng gửi không giới hạn email cho tối đa 600 người.

Ưu điểm của Benchmark:

  • Có gói miễn phí cho phép người dùng gửi 14.000 email/tháng.
  • Để xây dựng một chiến dịch email thì không mất quá nhiều thời gian.
  • Người dùng dễ dàng tùy chỉnh mã email của mình.
  • Tự động hóa các tùy chọn bao gồm: email chào mừng, theo dõi, giỏ hàng bị bỏ quên.
  • Bao gồm các khảo sát, thăm dò ý kiến.

8. Hubspot CRM

HubSpot Customer Relationship Management (CRM) – là phần mềm quản lý quan hệ khách hàng. Phần mềm này nhận được rất nhiều phản hồi tích cực từ người dùng, được bình chọn là phần mềm quản lý quan hệ khách hàng tốt nhất của năm.

Ưu điểm của HubSpot CRM:

  • Chia nhóm khách hàng cụ thể.
  • Coog cụ đánh giá mức độ hiệu quả.
  • Thông báo hoạt động mở link cho khách hàng.
  • Hỗ trợ tạo cuộc gọi đến khách hàng.
  • Cuộc gọi sắp xếp hợp lý.

Nhược điểm: Đối với những mô hình quản lý phức tạp sẽ gặp khá nhiều vấn đề ki xử lý dữ liệu.

9. UltraMailer

UltraMailer là phần mềm của Việt Nam, phần mềm này được phát triển bởi Lê Minh Đức. Phần mềm này có 2 phiên bản miễn phí và có phí cho người dùng sử dụng. Đối với phiên bản miễn phí của UltraMailer cho phép gửi miễn phí 50 email/ngày.

benchmark email

Ưu điểm của UltraMailer:

  • Dễ sử dụng với giao diện tối ưu.
  • Gồm các cài đặt tiếng Việt – tiện lợi cho những công ty không quen với giao diện tiếng Anh.
  • Tính năng đơn giản: quản lý tệp khách hàng, thêm liên lạc, import dữ liệu.
  • Giúp tạo các chiến dịch quảng bá qua email.
  • Trình soạn email có thể chèn thêm ảnh, thay đổi bố cục, tùy chỉnh màu, font chữ…
  • Có sẵn 340 templates.
  • Tính năng lọc email trước khi gửi.
  • Hiển thị thông báo khi có người mở email.

Nhược điểm:

  • Tính năng nghèo nàn, không thích hợp với công ty lớn
  • Chi phí cao khi sử dụng nhiều máy tính.

10. Email Marketing Pro

Đây là một trong những phần mềm của Việt Nam giúp gửi email hàng loạt cho khách hàng. Có cả bản miễn phí và trả phí.

Ưu điểm:

  • Có thể quản lý lượng email không giới hạn.
  • Giao diện phần mềm thân thiện, dễ sử dụng.
  • Thống kê giúp kiểm tra được chiến dịch của mình.
  • Báo caos về số lượng người gửi, người đã mở mail và nhấn vòa liên kết trong mail.
  • Có thể gửi email hàng loạt trong vòng 1 giây.
  • Xử lý mail rác, mail bị trả về, tái sử dụng các chiến dịch Marketing.

Trên đây là top 10 phần mềm Email Marketing tốt nhất mang lại hiệu quả cao mà bạn có thể tham khảo. Hi vọng bài chia sẻ sẽ mang lại nhiều giá trị cho bạn. Chúc bạn thực hiện các chiến dịch quảng bá qua email thành công!

Xem thêm: Top 10 công cụ hỗ trợ Marketing Online hiệu quả nhất