Top 10 # Văn Khấn Cầu Siêu Cho Thai Nhi Tại Chùa Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 1/2023 # Top Trend | Iseeacademy.com

Vốn là ngôi chùa được coi là linh thiêng bậc nhất Hà Nội, hàng năm, cứ vào dịp tháng 7 âm lịch, chùa Phúc Khánh lại đón hàng trăm nghìn bố mẹ đến làm lễ cầu siêu thai nhi – cho những đứa con chưa kịp chào đời. Được biết, chùa Phúc Khánh làm lễ cầu siêu cho thai nhi sản nạn vào mỗi chủ nhật hàng tuần. Tuy nhiên, vào tháng 7 âm lịch, số lượng bố mẹ đăng ký làm lễ cầu siêu cho thai nhi tăng cao hơn nhiêu so với những tháng khác. Lễ cầu siêu cho thai nhi tại chùa Phúc Khánh sẽ kéo dài khoảng 2 tiếng, từ 9 giờ sáng đến 11 giờ sáng.

Theo ghi nhận của phóng viên, sáng nay, rất nhiều cặp bố mẹ trẻ, phụ nữ trung niên và cả nam nữ thanh niên đến làm lễ cầu siêu thai nhi tại chùa Phúc Khánh. Ngay từ sớm, khoảng 8 giờ, dù chưa đến giờ làm lễ nhưng mọi người đã có mặt đông đủ, chờ đến thời gian làm lễ.

Cô Hòa (62 tuổi, Đống Đa, Hà Nội) đã lên chức bà ngoại nhưng vẫn đến chùa Phúc Khánh làm lễ cầu siêu cho thai nhi. Cô cho biết từng bị sảy thai thời còn trẻ. Bao nhiêu năm đã trôi qua nhưng đến tận hôm nay, cô mới có duyên làm lễ cầu siêu cho đứa con chưa kịp chào đời, mong rằng sẽ có được sự thanh thản, nhẹ nhõm trong lòng.

Trong khi đó, bạn Uyên (24 tuổi, Hà Đông, Hà Nội) đến làm lễ cầu siêu thai nhi 1 mình. Bạn nữ này kể lại quãng thời gian lỡ có bầu với bạn trai. Biết được nhà chùa có làm lễ cầu siêu thai nhi, Uyên đã đến đăng ký.

Theo đại diện ban tiếp nhận đăng ký làm lễ cầu siêu thai nhi, thời gian đăng ký làm lễ cầu siêu thai nhi từ thứ 2 – thứ 6 hàng tuần. Khi đăng ký, cần khai họ tên đầy đủ của bố mẹ, địa chỉ, số tuần thai nhi, ngày tháng năm thai nhi vào bệnh viện. Nhà chùa sẽ tự sắm đồ lễ và sau đó thông báo ngày giờ để bố mẹ đến dự.

Theo sư thầy Minh Đức (chùa Phúc Khánh), khi làm lễ cầu siêu thai nhi tại chùa, bố mẹ hoặc người làm lễ chỉ cần thành tâm tham dự, việc sắm lễ do nhà chùa đảm nhận. Thông thường lễ cầu siêu thai nhi gồm bánh kẹo, hoa quả, đồ cúng chay, đồ chơi trẻ em.

Vì sao phải làm lễ cầu siêu thai nhi?

Chia sẻ trên VnExpress, thượng tọa Thích Giải Hiền, giảng sư Học viện Phật giáo Việt Nam cho biết, trong đạo Phật cầu siêu là lễ cầu chung cho những người quá cố. Dù con người được sinh ra hay chưa thì tâm thức vẫn tồn tại, vẫn có những mối dây liên hệ với người thân. Những thai nhi không được chào đời, bị cha mẹ chối bỏ là những dạng chết đi mà không cam lòng, không chấp nhận nên không thể siêu thoát. Cầu siêu có ý nghĩa chung là người sống dùng sự thành tâm, sự sám hối, dùng công đức hồi hướng cho người đã mất, để cho những vong hồn sớm được siêu thoát.

“Khi vong linh đứa trẻ không siêu thoát, niềm oán hận không được giải trừ thì người còn sống không được thanh thản, cuộc sống cũng sẽ gặp nhiều trắc trở. Trong quan niệm của nhà Phật, đến với nhau là một niềm duyên. Tạo ra một đứa trẻ mà vứt bỏ đi thì vô tình người làm cha mẹ đã tạo ra một niềm oán đối với những người thân yêu nhất. Bậc làm cha mẹ nên hiểu được điều này để giữ gìn, không làm điều sai. Còn khi lỡ rồi thì phải đối mặt để giải quyết, sám hối, ăn năn cho mình, cho người. Điều đó không chỉ có ý nghĩa đối với một gia đình mà còn có ý nghĩa đối với một xã hội, một quốc gia”, thượng tọa nói.

XEM THÊM

Những ngôi chùa cầu siêu nổi tiếng thường được lui tới rằm tháng 7

Ba ngôi chùa nổi tiếng linh thiêng tại Hà Nội thường xuyên tổ chức lễ cầu siêu vào rằm tháng 7 âm lịch hằng năm …

Cúng cầu siêu và đọc bài văn khấn vong thai nhi tháng cô hồn thế nào mới đúng?

Tháng cô hồn những người làm mẹ từng một lần phải bỏ con dù là vì lý do khách quan hay chủ quan đều đau …

Những ngôi chùa nổi tiếng về gửi vong thai nhi và cầu siêu ở Hà Nội

Có rất nhiều lý do khác nhau, bố mẹ không thờ cúng vong thai nhi tại nhà. Vì thế, những ngôi chùa nổi tiếng linh …