Top những phần mềm đo nhiệt độ CPU chính xác nhất 2022
Khi laptop, máy tính hoạt động trong một thời gian dài không nghỉ sẽ làm nóng CPU và điều này rất có hại. Vì máy quá nóng sẽ làm giảm tuổi thọ và hiệu suất làm việc của laptop. Cho nên việc kiểm tra nhiệt độ máy tính là một điều rất quan trọng. Dưới đây là 5 cách đo nhiệt độ CPU bạn có thể tham khảo cho máy tinh của mình nhé!
Mục lục bài viết
CPU là gì?
CPU hay còn gọi là phần cứng có chức năng xử lý các dữ kiện, chương trình và xử lý các lệnh nhận được từ phần mềm hay phần cứng khi chạy trên các thiết bị máy tính. Một khối CPU có thể được hình thành từ hàng triệu bóng bán dẫn và được sắp xếp trên cùng một bảng mạch nhỏ. Hai khối chính trong trung tâm CPU mà người dùng nên biết chính là khối điều khiển (CU) và khối tính toán (ALU).
– Khối CU xử lý tất cả quá trình điều khiển bao gồm việc tiếp nhận các thao tác từ người dùng cho đến biên dịch nội dung lệnh sang ngôn ngữ máy tính.
– Khối ALU có khả năng tính toán rất từng con số toán học và logic để các quá trình xử lý tiếp theo dựa vào đó mà thực hiện.
Các phần mềm đo nhiệt độ CPU chính xác nhất hiện nay
Có thể nói CPU là bộ não của máy tính vì nếu không có sự hỗ trợ của CPU máy tính không thể hoạt động. Vì vậy, bạn cần thường xuyên kiểm định tình trạng hoạt động của CPU dựa theo nhiệt độ của chúng bằng cách sử dụng các phần mềm đo nhiệt độ CPU máy tính chính xác.
Core Temp – Phần mềm kiểm tra, theo dõi nhiệt độ CPU
Core Temp sẽ là cái tên đầu tiên trong danh sách những phần mềm đo nhiệt độ máy tính hiệu quả.
Phần mềm này sẽ giúp bạn kiểm tra những thông số quan trọng của máy tính. Trong đó, các thông tin về CPU,… sẽ được cập nhật chi tiết nhất.
Một số tính năng nổi bật của Core Temp như:
- Bạn có thể theo dõi nhiệt độ CPU và phát tín hiệu cảnh báo khi cần thiết.
- Người dùng có thể biết được sự thay đổi nhiệt độ khi hoạt động của từng nhân xử lý.
- Core Temp sẽ hiển thị đầy đủ những thông số đo nhiệt độ máy tính quan trọng.
Speccy – Phần mềm đo nhiệt độ CPU, kiểm tra phần cứng máy tính
Phần mềm đo nhiệt độ CPU được đánh giá cao hiện nay chính là Laptop Speccy. Phần mềm này sẽ giúp bạn kiểm tra thông tin phần cứng của thiết bị.
Với Laptop Speccy, bạn có thể biết chính xác nhiệt độ hoạt động của CPU, ổ cứng gắn trong, bo mạch chủ và một vài linh kiện khác.
Ngoài ra một số tính năng hữu ích của phần mềm này như:
Hiển thị thương hiệu và model của bộ vi xử lý kèm với hiệu suất hoạt động của CPU.
Cung cấp thông tin tổng quát về CPU, bộ nhớ RAM, VGA,
Speedfan – Phần mềm theo dõi tốc độ quạt, kiểm tra hoạt động của phần cứng
Speedfan là phần mềm đo nhiệt độ máy tính tiếp theo mà mọi người không thể bỏ qua. Có thể nói đây là phần mềm xem nhiệt độ máy tính đơn giản nhất.
Với phần mềm Speedfan bạn cũng có thể biết được rất nhiều thông tin liên quan đến nhiệt độ hoạt động của CPU, VGA, ổ cứng máy tính. Các tính năng của phần mềm đo nhiệt độ CPU này là:
- Kiểm tra nhiệt độ CPU, ổ cứng HDD & SSD và Ram
- Theo dõi xung nhịp hoạt động của máy tính, điện áp.
- Kiểm soát tình trạng nhiệt độ cao
- Phân tích độ bền ổ cứng.
- Phần mềm SpeedFan kiểm tra chính xác nhiệt độ CPU
SpeedFan có thể kiểm tra nhiệt độ của CPU, VGA và ổ cứng chính xác nhất. Nếu như bạn đang tìm kiếm một công cụ hỗ trợ đo nhiệt độ CPU cho máy tính với độ chính xác cao nhất thì SpeedFan chính là sự lựa chọn hoàn hảo dành cho bạn.
RealTemp
RealTemp có thể đo nhiệt độ CPU cho máy tính với hiệu suất hoạt động rất cao. Tương tự như các phần mềm khác, Real Temp cung cấp cho người dùng thông tin chính xác về nhiệt độ thực tế của CPU, đồng thời cho biết mức độ an toàn của phần mềm khi hoạt động ở năng suất hiện tại.
Những lưu ý về nhiệt độ của CPU và ổ cứng
Khi nhiệt độ máy quá cao sẽ gây ảnh hưởng đến hiệu suất hoạt động của thiết bị, CPU cũng như các linh kiện khác trong máy tính. Vậy nhiệt độ lý tưởng để thiết bị hoạt động ổn định là bao nhiêu?
- Tùy vào từng thiết bị mà nhiệt động hoạt động an toàn của máy tính khác nhau, bạn có thể tham khảo nhiệt độ phù hợp dưới đây:
- Với CPU, nhiệt độ phù hợp nhất khoảng 50 độ. Trường hợp dưới 70 độ nằm mức tạm ổn. Tuy nhiên khi đo nhiệt độ CPU trên 70 độ, bạn hãy kiểm tra lại máy tính, bôi keo tản nhiệt hoặc dùng quạt tản nhiệt,..
- Nhiệt độ ổ cứng dưới 50 độ. Còn với card màn hình trong khoảng 70-80 độ.
Trên đây là tổng hợp các cách kiểm tra nhiệt độ CPU bằng các phần mềm hoàn toàn miễn phí. Với những phần mềm trên bạn có thể kiểm tra được nhiệt độ hiện tại của CPU hoặc ổ cứng… từ đó có giải pháp khắc phục kịp thời trong trường hợp máy tính rơi vào tình trạng quá nóng. Mọi thông tin chi tiết vui lòng liên hệ với HACOM qua hotine: 19001903 để được tư vấn và hỗ trợ tốt nhất