TRA CỨU PHẠT NGUỘI TOÀN QUỐC – NHẬP BIỂN SỐ XE 👉 KIỂM TRA
Hướng dẫn cách nhập biển số xe khi tra cứu phạt nguội
Ví dụ đối với ô tô và xe của bạn mang biển kiểm soát : 30V 123.08 thì bạn sẽ nhập 30V12308 vào ô tra cứu và chọn loại phương tiện là ô tô.
Đối với xe máy của bạn mang biển kiểm soát: 51-T1 063.25 thì bạn sẽ nhập 51T106325 vào ô tra cứu và chọn loại phương tiện là xe máy.
Các website tra cứu phạt nguội toàn quốc và các thành phố lớn như Hà Nội, TPHCM, Đà Nẵng:
- Tra cứu phạt nguội ô tô, xe máy trên website: tracuuphatnguoi.net
- Tra cứu lỗi phạt nguội ô tô, xe máy ở trên trang Web Cục Cảnh sát giao thông
http://www.csgt.vn/
- Tra cứu phạt nguội đăng kiểm trên trang Web Sở Giao thông Vận tải:
http://www.giaothong.hochiminhcity.gov.vn/tracuu/#home/VIPHAM
- Tra cứu phạt nguội ô tô ở trên trang Web Cục Đăng kiểm Việt Nam:
www.vr.org.vn
(Khuyến cáo: Chủ phương tiện, lái xe nên thi thoảng tra cứu, check xem xe mình có bị phạt nguội hay không? hiện nay lỗi phương tiện bị phạt nguội đi Đăng kiểm rất nhiều. Chủ phương tiện chỉ có 15 ngày để thực hiện nghĩa vụ đóng phạt nguội (nếu vi phạm lỗi phạt nguội), đóng xong mới mới cho Đăng kiểm cấp theo chu kỳ đăng kiểm được. Vì vậy, trước khi đi Đăng kiểm chủ phương tiện nên tra cứu xem xe mình có bị phạt nguội hay không trước khi đi, tránh mất thời gian đi lại nhiều lần)
CÁCH NỘP PHẠT NGUỘI TRỰC TIẾP VÀ ONLINE
Sau khi kiểm tra phạt nguội ô tô, xe máy phát hiện xe mình “dính” lỗi, vậy tiến hành nộp phạt nguội ở đâu? Đây chính là vấn đề được rất nhiều người quan tâm và luôn tìm hiểu để cân nhắc lựa chọn được cách nộp phạt nguội thuận tiện, đơn giản nhất nếu lỡ không may bản thân vi phạm luật giao thông.
Hiện tại có 2 hình thức nộp phạt nguội online và nộp phạt nguội trực tiếp tại từng cơ sở giúp cho mọi người tiết kiệm được thời gian cũng như chi phí đi lại đối với từng cá nhân/ tổ chức vi phạm luật giao thông. Cụ thể:
Nộp phạt trực tiếp:
Các cá nhân, tổ chức có thể nộp phạt nguội trực tiếp tại các địa điểm sau:
Cách 1: Nộp phạt nguội tại trụ sở Công an Giao thông được ghi trong thông báo nộp phạt.
Cách 2: Chuyển khoản cho kho bạc nhà nước
Tính từ thời điểm nhận quyết định xử phạt, trong vòng 10 ngày phía tổ chức/các nhân bị xử phạt cần phải nộp trực tiếp; hoặc chuyển khoản vào tài khoản của Kho bạc nhà nước được ghi trong quyết định xử phạt. Theo đó, thông tin chuyển khoản cần phải ghi rõ ở trong biên bản vi phạm luật giao thông.
Trường hợp đã quá thời gian 10 ngày trên mà phía tổ chức/cá nhân không nộp phạt sẽ bị cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt. Quy định mỗi một ngày chậm nộp phạt, tổ chức/cá nhân đó sẽ phải nộp thêm 0.05% trên tổng số tiền phạt cần phải nộp.
Cách 3: Nộp phạt nguội ở bưu điện
Theo như thỏa thuận hợp tác số 69/TTHT-C67-BĐVN giữa Cục Cảnh sát giao thông cùng với Tổng công ty Bưu điện Việt Nam cũng đã tiến hành hướng dẫn cá nhân/tổ chức vi phạm nộp phạt qua bưu điện cụ thể như sau:
Sau khi đã tham gia đăng ký với lực lượng chức năng về quá trình nộp phạt tại bưu điện, tổ chức/cá nhân vi phạm sẽ đến trực tiếp bưu điện gần nhất để nộp tiền.
Tổ chức/cá nhân vi phạm khi đó sẽ nhận được giấy tờ tạm giữ từ phía Cảnh sát Giao thông trong vòng 2 ngày (nếu như ở tại trung tâm tỉnh/thành phố) hoặc có thể từ 3 – 5 ngày (nếu tại huyện/tỉnh thành phố khác). Nếu như giấy tờ tạm giữ bị thất lạc, bưu điện và phía cơ quan có liên quan sẽ phối hợp để cấp lại cho người vi phạm.
Cách 4: Nộp tiền phạt ở các ngân hàng thương mại
Theo như Nghị định 11/2020/NĐ-CP đã quy định cụ thể về thủ tục hành chính hướng dẫn mọi người nộp ngân sách nhà nước theo phương thức điện tử. Trong trường hợp thực hiện cách nộp phạt vi phạm giao thông theo đúng cách này, tổ chức/cá nhân cần phải tiến hành thực hiện theo các bước cụ thể:
+ Bước 1: Đầu tiên các bạn hãy truy cập vào hệ thống thanh toán điện tử của ngân hàng (Mobile Banking, Internet Banking hay là những hình thức thanh toán điện tử tương ứng khác).
+ Bước 2: Phía ngân hàng sẽ tiến hành lập chứng từ để nộp ngân sách nhà nước.
+ Bước 3: Tại đây ngân hàng sẽ kiểm tra thông tin tài khoản, điều kiện trích nợ tài khoản.
-
Trong trường hợp kiểm tra phù hợp thì phía ngân hàng sẽ làm thủ tục chuyển tiền đầy đủ và kịp thời vào tài khoản của Kho bạc Nhà nước.
-
Còn nếu như kiểm tra không được phù hợp, phía ngân hàng khi đó sẽ gửi thông báo phản hồi chưa thành công cho bên thực hiện thanh toán để tiến hành thực hiện lại từng bước.
Nộp phạt nguội online ở trên Cổng dịch vụ công quốc gia
(Lưu ý: Hình thức đóng phạt online và nhận giấy tại nhà chỉ áp dụng giao đến cho các tỉnh ở TP.HCM, Bình Thuận, Đà Nẵng, Hà Nội và Hải Phòng.)
Để tiến hành thực hiện nộp phạt nguội online ngay trên Cổng dịch vụ công quốc gia các bạn hãy tiến hành thực hiện tuần tự theo các bước cụ thể như sau:
– Bước 1: Truy cập Cổng Dịch vụ công Quốc gia tại đường dẫn https://dichvucong.gov.vn -> Chọn mục “Thanh toán trực tuyến”.
– Bước 2: Lựa chọn mục “Nộp phạt xử lý vi phạm hành chính” theo cá nhân/ doanh nghiệp.
– Bước 3: Tiếp đến các bạn hãy lựa chọn mục “Tra cứu, thanh toán vi phạm giao thông”.
– Bước 4: Tại đây sẽ có 2 cách để tra cứu bao gồm:
-
Cách 1: Tiến hành tra cứu theo mã quyết định (phía Cổng dịch vụ công sẽ gửi tin nhắn về số điện thoại của người vi phạm cung cấp cho Cảnh sát Giao thông khi tiền hành lập biên bản).
-
Cách 2: Lựa chọn mục “
Tra cứu theo biên bản vi phạm
”, tiếp đến hãy nhập từng thông tin tương ứng.
– Bước 5: Sau khi các bạn đã cập nhật từng thông tin theo yêu cầu, phía người vi phạm sẽ lựa chọn hình thức nộp phạt, trả giấy tờ theo đúng hướng dẫn của Cổng dịch vụ công.
Không nộp phạt nguội có bị làm sao không?
Mục lục bài viết
Bị phạt khi nộp phạt nguội muộn
Ngoài việc người vi phạm sẽ bị cưỡng chế phạt nguội thì theo khoản 1 Điều 78 Luật Xử lý vi phạm hành chính về thời gian nộp phạt, nếu nộp phạt chậm quá thời hạn thì số tiền phạt nguội sẽ được tính cộng dồn theo từng ngày. Chậm 1 ngày người vi phạm sẽ phải nộp phạt thêm 0,05% trên tổng số tiền phạt chưa nộp.
Công thức tính tiền nộp phạt nguội chậm:
Số tiền nộp phạt = Số tiền phạt chưa nộp + (Số tiền phạt chưa nộp x 0,05% x Số ngày chậm nộp)
Ví dụ: Một người điều khiển phương tiện giao thông bị phạt nguội 600.000 VNĐ, chủ xe muộn 15 ngày sẽ cần trả toàn bộ số tiền phạt là:
Số tiền nộp phạt = 600.000 + ( 600.000 x 0,05% x 15) = 604.500 VNĐ
Bị cưỡng chế nộp phạt nguội
Theo Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012, nếu quá thời hạn nộp phạt nguội, chủ phương tiện sẽ bị cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt.
Theo đó các cá nhân, tổ chức khi bị xử phạt vi phạm hành chính cần phải chấp hành quyết định xử phạt trong thời hạn 10 ngày tính từ ngày nhận quyết định, trừ trường hợp thời hạn thi hành ghi trên quyết định nhiều hơn 10 ngày.
Hiện tại các điểm lắp camera phạt nguội ở Hà Nội, TPHCM, Đà Nẵng…và các thành phố lớn trên cả nước đã được trang bị thiết bị hiện đại theo mô hình giao thông thông minh, đặc biệt là các tuyến đường trọng điểm thường xuyên xảy ra xung đột giao thông.
Hệ thống camera giao thông sẽ tự động ghi lại các hành vi vi phạm giao thông, nhằm giảm bớt áp lực công việc đối với lực lượng CSGT tuần tra kiểm soát. Vì vậy, bất kỳ đối tượng nào nếu vi phạm giao thông bị ra quyết định xử phạt hành chính, đều phải chấp hành quyết định xử phạt.
Theo Nghị định 166/2013/NĐ-CP; cơ quan có thẩm quyền xử lý có quyền dùng các biện pháp cưỡng chế người vi phạm thi hành quyết định xử phạt, cụ thể:
-
Bị khấu trừ một phần tiền lương hoặc một phần thu nhập, khấu trừ tiền từ tài khoản.
-
Bán đấu giá những tài sản có giá trị tương ứng với số tiền phạt.
-
Trong trường hợp cá nhân, tổ chức vi phạm cố tình thực hiện hành vi tẩu tán tài sản, cơ quan có thẩm quyền sẽ thu tiền, tài sản của đối tượng do cá nhân, tổ chức khác đang nắm giữ.
-
Buộc người vi phạm thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả.
Khó khăn trong việc đăng kiểm
Từ ngày 1/1/2020, nếu ô tô vi phạm Luật giao thông đường bộ và quá hạn nộp phạt nguội vẫn được cấp chứng nhận đăng kiểm nhưng với thời hạn 15 ngày.
Theo khoản 12 Điều 80 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, các phương tiện nộp phạt nguội chậm được đăng kiểm với thời gian ngắn cụ thể:
Khi chủ phương tiện đưa xe đến kiểm định, cơ quan đăng kiểm có trách nhiệm thông báo cho người chủ phương tiện về việc đã vi phạm giao thông và trong quá trình chờ nộp phạt nguội. Tiếp đó cơ quan đăng kiểm thực hiện kiểm định theo quy định đối với phương tiện. Cơ quan cấp Giấy chứng nhận kiểm định, tem kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường có thời hạn hiệu lực là 15 ngày cho phương tiện sau khi hoàn tất kiểm định.
Sau khi bạn đã đến trụ sở xử phạt để giải quyết vụ việc vi phạm theo quy định; người có thẩm quyền xử phạt phải gửi thông báo ngay cho cơ quan đăng kiểm biết. Cơ quan đăng kiểm sẽ kiểm tra thông tin lại và xóa cảnh báo phương tiện liên quan đến vi phạm hành chính trên Chương trình Quản lý kiểm định, thực hiện kiểm định và cấp Giấy chứng nhận cùng với tem kiểm định sau khi chủ phương tiện đến cơ quan chức năng có thẩm quyền để giải quyết vụ việc vi phạm theo quy định.
Tóm lại, người vi phạm giao thông nên đến nộp phạt nguội đúng theo thông báo để không bị xử phạt hành chính, bị cưỡng chế nộp phạt nguội và gặp khó khăn trong việc đăng kiểm ô tô.
Toàn bộ những thông tin được chia sẻ ở trên nhằm giúp cho mọi người được nắm rõ từng kiến thức trong cách tra cứu phạt nguội, kiểm tra phạt nguội cũng như việc tham gia nộp phạt nguội ở đâu là dễ dàng nhất. Nhằm bảo đảm an toàn và tránh bị xử phạt do vi phạm, phía người điều khiển xe ô tô, xe máy,… khi lưu thông trên đường nên chấp hành nghiêm túc về Luật giao thông đường bộ nhé!