Trang thiết bị y tế là gì? (Khái niệm, phân loại)
Trang thiết bị y tế là gì? Khái niệm về trang thiết bị y tế? Trường hợp nào thì sản phẩm được xác định là trang thiết bị y tế theo quy định?
Khi tiến hành hoạt động nhập khẩu cũng như phân loại đối với trang thiết bị y tế, bước đầu tiên để bắt đầu thực hiện thì sản phẩm phải là trang thiết bị y tế. Tuy nhiên, có một số khách hàng chưa rõ các máy móc, thiết bị như thế nào thì được xác định là trang thiết bị y tế? Trong bài viết này chúng tôi sẽ trích dẫn các căn cứ pháp lý để khách hàng hiểu rõ hơn về trang thiết bị y tế.
Trang thiết bị y tế là gì?
Hiện tại khái niệm về trang thiết bị y tế được hướng dẫn và chi tiết tại nghị định 98/2021/NĐ-CP cụ thể như sau:
Điều 2. Giải thích từ ngữ
1. Trang thiết bị y tế là các loại thiết bị, vật tư cấy ghép, dụng cụ, vật liệu, thuốc thử và chất hiệu chuẩn in vitro, phần mềm (software) đáp ứng đồng thời các yêu cầu sau đây:
a) Được sử dụng riêng lẻ hay phối hợp với nhau theo chỉ định của chủ sở hữu trang thiết bị y tế để phục vụ cho con người nhằm một hoặc nhiều mục đích sau đây:
– Chẩn đoán, ngăn ngừa, theo dõi, điều trị và làm giảm nhẹ bệnh tật hoặc bù đắp tổn thương, chấn thương;
– Kiểm tra, thay thế, điều chỉnh hoặc hỗ trợ giải phẫu và quá trình sinh lý;
– Hỗ trợ hoặc duy trì sự sống;
– Kiểm soát sự thụ thai;
– Khử khuẩn trang thiết bị y tế;
– Cung cấp thông tin cho việc chẩn đoán, theo dõi, điều trị thông qua biện pháp kiểm tra các mẫu vật có nguồn gốc từ cơ thể con người.
b) Không sử dụng cơ chế dược lý, miễn dịch hoặc chuyển hóa trong hoặc trên cơ thể người hoặc nếu có sử dụng các cơ chế này thì chỉ mang tính chất hỗ trợ để đạt mục đích quy định tại điểm a khoản này.
2. Trang thiết bị y tế chẩn đoán in vitro (In vitro diagnostic medical device) gồm thuốc thử, chất hiệu chuẩn, vật liệu kiểm soát, dụng cụ, máy, thiết bị hoặc hệ thống và các sản phẩm khác tham gia hoặc hỗ trợ quá trình thực hiện xét nghiệm được sử dụng riêng rẽ hoặc kết hợp theo chỉ định của chủ sở hữu để phục vụ cho việc kiểm tra các mẫu vật có nguồn gốc từ cơ thể con người.
3. Trang thiết bị y tế đặc thù cá nhân là trang thiết bị y tế được sản xuất đặc biệt theo chỉ định của bác sỹ, có đặc điểm thiết kế riêng biệt sử dụng duy nhất cho một cá nhân cụ thể.
Phân nhóm trang thiết bị y tế phục vụ lưu hành
Việc đăng ký lưu hành loại A hoặc B, C, D cho trang thiết bị y tế có thể đăng ký gộp giữa một số loại trang thiết bị y tế. Thông thường sẽ được phân nhóm thành một trong ba nhóm sau:
Trang thiết bị y tế dạng đơn lẻ
Nguyên tắc phân theo chủng loại trang thiết bị y tế đơn lẻ:
Trang thiết bị y tế được phân theo chủng loại trang thiết bị y tế đơn lẻ nếu trang thiết bị y tế đó đã được chủ sở hữu xác định tên, mục đích sử dụng cụ thể và được cung cấp dưới dạng đóng gói riêng biệt hoặc trang thiết bị y tế đó không đáp ứng các tiêu chí phân theo họ trang thiết bị y tế, bộ xét nghiệm IVD, hệ thống trang thiết bị y tế, cụm trang thiết bị y tế IVD hoặc cụm trang thiết bị y tế khác.
Ví dụ:
– Bao cao su với các quy cách đóng gói 3, 12 và 14 có thể được gộp lại đăng ký như một trang thiết bị y tế Đơn lẻ.
– Một công ty sản xuất một chương trình phần mềm có thể sử dụng được với một số Máy chụp cắt lớp vi tính CT-Scanner sản xuất bởi các chủ sở hữu sản phẩm khác, chương trình phần mềm độc lập như vậy được coi là trang thiết bị y tế và có thể sử dụng được trên các máy chụp khác nhau, do đó phần mềm này có thể được đăng ký là một trang thiết bị y tế đơn lẻ.
Xem thêm: Quy tắc phân nhóm đăng ký số lưu hành trang thiết bị y tế
Họ trang thiết bị y tế
Họ trang thiết bị y tế là gì? Việc xác định họ trang thiết bị y tế được pháp luật quy định như thế nào? Xác định họ trang thiết bị y tế để làm hồ sơ lưu hành
Họ trang thiết bị y tế
Họ trang thiết bị y tế là một tập hợp các trang thiết bị y tế mà mỗi trang thiết bị y tế trong họ đều có chung các thông tin sau:
– Chung một chủ sở hữu sản phẩm;
– Cùng một loại phân loại rủi ro;
– Có cùng mục đích sử dụng;
– Có thiết kế và quy trình sản xuất giống nhau;
– Có những thay đổi thuộc phạm vi các biến thể cho phép theo danh mục tại Bảng 1.
Bảng 1. Danh mục các biến thể cho phép trong một trang thiết bị y tế theo họ:
Sản phẩm cụ thểCác biến thể cho phépTrụ cấy ghép nha khoaPhần giữ (ví dụ: xi măng hoặc ốc vít)Trang thiết bị cấy ghép chủ độngSử dụng được với thiết bị cộng hưởng từ hoặc khôngXét nghiệm chất kháng sinh (IVD)Nồng độKìm sinh thiếtDạng cố định hoặc không cố địnhTúi máu(i) Chất chống đông máu cùng thành phần nhưng có thể khác nồng độ
(ii) Các chất phụ gia (Khác thành phần và khác nồng độ)Ống thông(i) Số lượng lumen trong ống thông
(ii) Chất liệu của ống thông: PVC (polyvinylchloride), PU (polyurethane), nylon và silicone
(iii) Độ cong
(iv) Chất phủ dùng để bôi trơnBao cao su(i) Kết cấu
(ii) MùiKính áp tròng(i) Đi-ốp
(ii) Chống tia cực tím
(iii) Phủ màu
(iv) Màu sắc.
(v) Thời gian sử dụng (đeo ban ngày hay đeo kéo dài)
(vi) Thời gian thay kính (hàng ngày, tuần hay tháng)Máy khử rungTự động hoặc bán tự độngNiềng răngChất liệu của niềng răngTay khoan nha khoa(i) Tốc độ quay
(ii) Chất liệu của tay khoanChất làm đầy daCùng thành phần nhưng khác nồng độ/ mật độHệ thống chụp chẩn đoán dùng bức xạ ion- hóa(i) Số lát cắt
(ii) Kỹ thuật số hoặc tương tự (thường quy)
(iii) Hai bình diện hay một bình diện
(iv) Sử dụng bộ thu nhận phẳng hay Cassette
(v) Kích thước vòng thu nhận (đối với PET)Ống thông thăm dò điện sinh lý(i) Khoảng cách giữa các điện cực
(ii) Số lượng điện cựcGăng tayCó bột hoặc khôngCamera GammaSố đầu thuDây dẫnCó hoặc không có vật liệu phủ trơCấy ghép chỉnh hình/ nha khoa(i) Cố định bằng xi măng hoặc không
(ii) Vòng đaiThủy tinh thể nhân tạo(i) Đơn tiêu cự hoặc đa tiêu cự
(ii) Nhiều mảnh hoặc đơn mảnh
(iii) Hình cầu hoặc phi cầuMáy phát sung cấy ghépSố buồng tim (tim mạch)Ống thông IV(i) Có buồng tiêm
(ii) Có cánh an toànXét nghiệm nhanh IVDĐịnh dạng tổ hợp khác nhau: băng, thanh, thẻQue thử nước tiểu trong ống nghiệmTest thử có kết hợp nhiều thông sốSản phẩm polymerCó hoặc không có chất làm dẻo hóa (ví dụ: diethylhexyl phtalat)(i) Hệ thống đưa stent, đặt qua dây dẫn hoặc đặt qua ống nội soi
(ii) Vạt (mổ để ghép) hoặc ống ngoàiChỉ khâu(i) Số lượng sợi
(ii) Gạc
(iii) Vòng
(iv) NhuộmDụng cụ xâu chỉ khâuThiết kế hàm kẹp, tay cầm và kimỐng khí quản (ống nội khí quản, ống mở khí quản)Có hoặc không có bóngBăng vết thươngCác dạng khác nhau (ví dụ: dung dịch, kem, gel, phủ trên các miếng lót…)Đầu thu sử dụng tia XVật liệu phát tia X (trong bầu tăng quang)
Danh mục các biến thể chung khác cho phép trong một trang thiết bị y tế theo Họ:
Chất phủ chỉ dùng để bôi trơnMàu sắcĐường kính, chiều dài, chiều rộng, cỡNồng độ với cùng một chỉ định và cơ chế (có cùng thành phần, lượng yếu tố cấu thành khác nhau)Khác biệt về thiết kế kích thước do sử dụng cho trẻ em so với cho người lớn (Những khác biệt này là do khác biệt về nhóm bệnh nhân được phép sử dụng, ví dụ, thể tích và chiều dài)Độ linh hoạtLực cầm nắmMức hoạt độ phóng xạ của đồng vịLưu trữ bộ nhớPhương pháp khử trùng (để đạt được cùng một kết quả vô trùng)Khả năng inTính chắn bức xạHình dạng, kích thước, thể tíchĐộ nhớt (Sự thay đổi độ nhớt đơn thuần chỉ là do sự thay đổi trong nồng độ của chất cấu thành)Hình thức treo (ví dụ: treo trần, treo tường hoặc chân đứng)Trạng thái vô trùng (tiệt trùng, không tiệt trùng)
Sơ đồ phân nhóm các trang thiết bị y tế theo họ
Sơ đồ phân nhóm các trang thiết bị y tế theo họ
Trang thiết bị y tế được thêm sản phẩm mới vào họ đã được đăng ký nếu đáp ứng các điều kiện quy định tại nguyên tắc này, trừ trường hợp sản phẩm đáp ứng các yêu cầu cùng họ với sản phẩm đã được đăng ký nhưng không cùng tên chung với sản phẩm thuộc họ đã đăng ký.
Tên chung của sản phẩm là tên do chủ sở hữu đặt cho một loại, nhóm, dòng sản phẩm. Ví dụ: Dimension là tên chung của một dòng sản phẩm xét nghiệm do Siemens sản xuất.
Dimension® LOCI® FT3/Free Triiodothyronine Flex®Dimension® LOCI® FT4L/Free Thyroxine Flex®Dimension® LOCI® Thyroid CalibratorDimension® LOCI® TSHL/TSH Flex®
Ví dụ:
– Bao cao su khác nhau về màu sắc, kích thước và kết cấu nhưng có cùng nguyên vật liệu, sử dụng quy trình sản xuất chung và có cùng mục đích sử dụng có thể nhóm theo một họ.
– Bộ truyền tĩnh mạch khác nhau về các đặc tính như cánh an toàn và độ dài ống dây nhưng có cùng nguyên vật liệu, sử dụng quy trình sản xuất chung và có cùng mục đích sử dụng có thể nhóm lại theo một họ.
– Dây dẫn tự lái được cung cấp với nhiều độ dài khác nhau, có hình dạng và độ mềm dẻo đầu ống khác nhau có thể nhóm lại theo một họ nếu nằm trong phạm vi các biến thể cho phép.
– Ống thông tim có số lượng ống thông khác nhau, chiều dài hay đường kính khác nhau có thể nhóm lại theo một họ.
– Kính áp tròng có thêm chức năng chống tia UV có thể được nhóm vào theo một họ do chức năng này không ảnh hưởng đến thiết kế và các bước sản xuất cơ bản của kính.
– Kính áp tròng có kính loại hình xuyến hoặc hình cầu, những loại này có mục đích sử dụng và hiệu năng khác nhau, thiết kế và sản xuất khác nhau, do vậy không thể được nhóm vào cùng một họ.
Hệ thống trang thiết bị y tế
Hệ thống trang thiết bị y tế bao gồm một số trang thiết bị y tế và phụ kiện hoặc các phụ kiện kết hợp với nhau thành một hệ thống, các thành phần trong hệ thống đáp ứng các yêu cầu sau:
– Từ một chủ sở hữu;
– Dự định được sử dụng kết hợp để đạt được một mục đích sử dụng chung;
– Tương thích khi được sử dụng như một hệ thống;
– Là các thành phần cấu thành một hệ thống có tên gọi riêng. Trường hợp hệ thống đó không có tên gọi riêng thì mỗi thành phần cấu thành hệ thống phải được thể hiện trên nhãn, hướng dẫn sử dụng hoặc tài liệu kỹ thuật (catalogue) trong đó có chỉ định các bộ phận cấu thành này sẽ được sử dụng cùng với nhau thành một hệ thống.
Các thiết bị được đăng ký như là một bộ phận của hệ thống sẽ chỉ được cung cấp để sử dụng cho hệ thống đó.Trường hợp một thiết bị có thể được cung cấp để sử dụng cho nhiều hệ thống thì thiết bị đó phải được đăng ký cùng với từng hệ thống riêng biệt hoặc có thể được đăng ký riêng lẻ.
Chủ sở hữu của hệ thống có thể kết hợp các thiết bị và phụ kiện từ các chủ sở hữu khác trở thành một bộ phận của hệ thống để đạt được mục đích sử dụng của hệ thống.
Ví dụ: Hệ thống theo dõi bệnh nhân của Chủ sở hữu A được dự định sử dụng với các cảm biến dấu hiệu sinh tồn và đầu dò (probes) của Chủ sở hữu B. Các phụ kiện này được sử dụng kết hợp để đạt được một mục đích sử dụng chung theo tiêu chuẩn của Chủ sở hữu A, và có thể được đăng ký cùng với hệ thống theo dõi bệnh nhân trong một hồ sơ.
Ngoài ra, nếu một số hệ thống đáp ứng được các điều kiện sau để được phân nhóm là một dòng, các hệ thống đó có thể được đăng ký như một dòng (của các Hệ thống):
– Các hệ thống được cung cấp từ cùng một chủ sở hữu sản phẩm;
– Các hệ thống thuộc cùng một loại phân loại rủi ro;
– Các hệ thống có cùng mục đích sử dụng;
– Các hệ thống có cùng thiết kế và quy trình sản xuất;
– Các bộ phận cấu thành quan trọng của các hệ thống có những thay đổi thuộc phạm vi cho phép.
Tên của từng hệ thống có thể chứa các cụm từ mô tả thêm.
Sơ đồ phân nhóm các trang thiết bị y tế theo hệ thống
Sơ đồ phân nhóm các trang thiết bị y tế theo hệ thống
Ví dụ của nhóm theo họ bao gồm nhiều hệ thống:
Lưu ý: Các thành phần cấu thành chính như que cấy ghép, phiến và ốc vít trong các hệ thống là các biến thể được cho phép. Sự khác nhau về độ dài của các ốc vít cấy ghép cũng được coi là các biến thể cho phép.
– Một hệ thống thay thế xương hông bao gồm các bộ phận xương đùi và ổ cối có thể được đăng ký như một hệ thống. Các bộ phận này phải được sử dụng kết hợp để đạt được mục đích sử dụng chung là thay thế toàn bộ xương hông, kích thước các bộ phận có thể khác nhau.
– Một máy phẫu thuật điện và phụ kiện bao gồm kẹp, điện cực, giá điện cực, dây dẫn chính, đầu cắm phối hợp, khi được sử dụng cùng nhau cho một mục đích sử dụng chung, có thể được đăng ký như một hệ thống.
– Một bộ dụng cụ đặt catheter bao gồm dao, syringe, kim, găng tay phẫu thuật, gạc, màn và dung dịch rửa, đã được đánh giá tính tương thích và được lắp ráp bởi một chủ sở hữu dưới một tên duy nhất để sử dụng kết hợp trong quy trình đặt catheter phẫu thuật, có thể được nhóm thành một hệ thống.
– Các máy đo huyết áp tự động có các tính năng tày chọn như bộ nhớ và khả năng in dữ liệu với nhiều model khác nhau có thể được xem là một dòng hệ thống.
Nhập khẩu trang thiết bị y tế cần những gì?
Theo quy định hiện nay, tất cả các trang thiết bị y tế khi nhập khẩu vào Việt Nam đều phải thực hiện phân loại tại cơ sở phân loại là cơ sở đứng tên công bố tiêu chuẩn áp dụng hoặc đăng ký lưu hành. Sau khi phân loại, trang thiết bị y tế được chia thành một trong 4 loại A, B, C, D. Tùy từng trường hợp sẽ có các thủ tục khác nhau, đơn giản như sau:
– Loại A, B: Công bố tiêu chuẩn trang thiết bị y tế
– Loại C, D nằm trong danh mục xin giấy phép nhập khẩu: Xin giấy phép nhập khẩu trang thiết bị y tế
– Loại C, D không nằm trong danh mục xin giấy phép nhập khẩu trước 2023 chỉ cần bản phân loại, từ 2023 phải đăng ký lưu hành trước khi tiến hành nhập khẩu
Câu hỏi thường gặp
Có mấy loại trang thiết bị y tế?
Theo quy định hiện nay trang thiết bị y tế được chia ra làm 4 loại A, B, C, D. Mỗi loại có mức độ rủi ro khác nhau và cách thức để nhập khẩu cũng khác nhau.
Phân loại trang thiết bị y tế như thế nào?
Việc phân loại trang thiết bị y tế do đơn vị đăng ký lưu hành tự thực hiện và chịu trách nhiệm về kết quả phân loại đó.