Transistor là gì? Công Dụng của Transistor và ứng dụng thực tế
Transistor là một linh kiện quan trọng không thể thiếu trong các thiết bị âm thanh như cục đẩy, amply,… hay các thiết bị điện tử khác. Vậy bạn đã biết transistor là gì? Cấu tạo ra sao? Chức năng như thế nào? Nếu còn điều gì chưa rõ về transistor hãy cùng danamthanhhoitruong.com tìm hiểu ngay trong bài viết sau đây nhé!
Mục lục bài viết
Transistor là gì?
Transistor là một loại thiết bị bán dẫn tích cực, chúng thường được sử dụng là khóa điện tử hoặc làm phần tử khuếch đại. Transistor là một phần tử của các khối xây dựng cơ bản trong mạch của các thiết bị điện tử. Chúng có độ bền và độ chính xác cao nên thường được sử dụng rộng rãi trong kỹ thuật số và cả những ứng dụng tương tự.
Cấu tạo của Transistor
Phần lớn các loại transistor hiện nay đều có cấu tạo bởi 3 lớp bán dẫn được ghép với nhau tạo thành 2 mối tiếp giáp P – N. Nếu chúng được ghép theo thứ tự PNP thì ta sẽ có transistor thuận, nòn nếu chúng được ghép theo thứ tự NPN thù ta sẽ có transistor ngược.
Ba lớp bán dẫn được nối thành ba cực, lớp ở giữa gọi là đế, ký hiệu B (Base), lớp bán dẫn B rất mỏng, nồng độ tạp chất rất thấp.
Hai lớp bán dẫn lớp ngoài cùng được nối với nhau tạo thành một cực phát (Emitter) viết tắt là E, và một cực thu hay cực thu (Collector) viết tắt là C, hai miền bán dẫn E và C có cùng loại bán dẫn (N hoặc P loại hình). ) nhưng các tạp chất khác nhau về kích thước và nồng độ nên không thể thay thế cho nhau.
Tìm hiểu ưu và nhược điểm của Transistor
Ưu điểm nổi bật mà bạn có thể dễ dàng nhận thấy ở Transistor:
-
Transistor tiêu thụ lượng điện năng không lớn, không chứa chất độc hại và gần như không có độ trễ khi khởi động.
-
Có kích thước được tối ưu nhỏ và nhẹ hơn lại sử dụng mức điện áp hoạt động nhỏ có thể sử dụng cho nhiều sản phẩm, thiết bị khác nhau.
-
Transistor có độ bền cao, ít bị vỡ hiệu suất hoạt động cũng cao nên rất được ưa chuộng.
Nhược điểm của transistor:
Bên cạnh những ưu điểm kể trên transistor vẫn còn tồn tại một số hạn chế như: Khả năng hoạt động giảm dần theo thời gian, chỉ hoạt động tốt ở công suất và tần số nhỏ, ngoài ra thiết bị này còn dễ hỏng khi bị sốc điện, sốc nhiệt và rất nhạy cảm với bức xạ,..
Công dụng của transistor và những ứng dụng thực tế
Transistor là linh kiện điện tử được sử dụng khá phổ biến hiện nay và được ứng dụng rất nhiều trong thực tế. Có thể kể đến một số ứng dụng của transistor trong thực thế như:
-
Khuếch đại điện áp DC: Transistor được sử dụng trong các mạch khuếch đại một chiều DC, mạch khuếch đại tín hiệu AC hoặc mạch khuếch đại vi sai, mạch khuếch đại đặc biệt và bộ điều chỉnh điện áp.
-
Transistor được sử dụng như một công tắc: Chúng thường được sử dụng như một khóa điện tử, có thể bật tắt trong các mạch kỹ thuật số. Ngoài ra transistor còn được sử dụng trong các ứng dụng năng lượng cao như chế độ chuyển mạch nguồn điện hay ứng dụng năng lượng thấp như các cổng logic số.
-
Khuếch đại công suất: Đây chính ứng dụng của transistor trong lĩnh vực âm thanh. Loại linh kiện này được tìm thấy trong hầu hết các mạch của thiết bị âm thanh quan trọng như bộ khuếch đại, bộ khuếch đại công suất, loa, micrô, bảng điều khiển mixer, v.v.
-
Bộ khuếch đại chuyển mạch: Có thể nó ứng dụng phổ biến nhất của transistor là điều khiển rơle chuyển mạch. Nếu bạn có tìm hiểu một chút về thiết bị âm thanh, bạn có thể thấy nó rất hay được sử dụng trong amply karaoke.
Bài viết trên đây chúng tôi đã giới thiệu về transistor hay tranzito và công dụng của tranzito trong việc ứng dụng vào các thiết bị trong đời sống. Hy vọng những thông tin mà danamthanhhoitruong.com – KHANG PHÚ ĐẠT AUDIO chia sẻ sẽ giúp các bạn hiểu hơn về linh kiện này. Ngoài ra nếu bạn đang có nhu cầu mua các thiết bị với linh kiện chuẩn chất lượng hay tư vấn dàn âm thanh hội trường, hệ thống âm thanh hội thảo, phòng họp karaoke gia đình thì hãy liên hệ ngay chúng tôi để được tư vấn trực tiếp.