Treo tranh dân gian ngày tết thể hiện sự ấm no, sum vầy, đón xuân canh tý sung túc cả năm
Vào những ngày cuối tháng Chạp âm lịch, người dân Việt có truyền thống đi chợ tết để mua sắm hàng tết, nào là lá gói bánh chưng, mật, vàng hương, hoa, câu đối… Trong đó, không thể thiếu tranh tết. Xưởng tranhnamdinh.vn, nơi cung cấp nhiều bức tranh đông hồ đẹp, giá cả phải chăng, ưu đãi khách hàng. https://tranhnamdinh.vn/blog/tin-in-nam-dinh/dia-chi-ban-tranh-treo-tuong-tai-nam-dinh.html Để hiểu sâu hơn về tranh dân gian đông hồ, mời bạn đọc cùng tranhnamdinh.vn tìm hiểu qua bài viết sau, qua bài viết này mong quý vị có thể lựa chọn cho gia đình mình bức tranh dân gian đẹp ưng ý nhất, với những ý nghĩa rất riêng qua từng loại tranh để treo tết cho gia đình ấm no hạnh phúc, cả năm.
Mục lục bài viết
Treo tranh dân gian ngày tết thể hiện sự ấm no, sum vầy, đón xuân canh tý sung túc cả năm
Đàn lợn âm dương – Tranh Đông Hồ.
Tranh Đông Hồ là một loại tranh in mảng, nét, kích cỡ không lớn như tranh Hàng Trống. Màu sắc của tranh Đông Hồ rực rỡ, trong sáng và có một số màu cơ bản như đỏ, xanh, vàng, nâu được chế tác từ hoa quả lá cây trong tự nhiên là chủ yếu, màu đen làm bằng thân lá, thân cây phù hợp như lá tre. Do việc in nét và in mảng hàng loạt nên số lượng tranh bán vào ngày tết cũng khá lớn, hầu như thỏa mãn được nhu cầu của nhân dân nhất là vùng thôn quê, bản làng, hải đảo. Tranh Đông Hồ sản xuất cả năm nhưng gần đến ngày tết thì càng bận rộn nên phải huy động nhiều nhân lực cho khâu đóng gói, vận chuyển, phát hành vào những ngày giáp tết ở chợ đô thị, nông thôn kể cả miền xuôi và miền ngược xa xôi.
Dòng tranh Đông Hồ có nội dung và hình thức biểu đạt rất phong phú, chủ yếu đi sâu miêu tả tính chân thực cuộc sống sinh hoạt, lao động sản xuất đời thường trong mối quan hệ giữa người với người, và giữa người với thiên nhiên thể hiện tính nhân quả cầu an, cầu phúc, cầu lộc, cầu tài. Tính triết lý của tranh Đông Hồ rất sâu sắc vừa vui tươi dí dỏm, hóm hỉnh vừa sâu cay nửa hư nửa thực mang tính trừu tượng. “Nói đó cho cạy lòng đây” như tranh đánh ghen, hứng dừa, đám cưới chuột,… Nhiều bức tranh nói lên nỗi niềm khát khao được hạnh phúc, ấm no, ước nguyện, giàu có, yên lành, trồng cây thì cây tốt, chăn nuôi thì sinh sôi nảy nở béo khỏe và sâu xa hơn nữa mong sao tình làng nghĩa xóm hòa thuận, đoàn kết, an khang, thịnh vượng như tranh đàn lợn, đàn gà, tứ quý, hoa lá, chim muông…
Thời xưa, gần đến ngày tết người ta còn tặng quà cho nhau bằng tranh, theo nội dung mà họ đã định từ trước phù hợp với hoàn cảnh tình cảm của người được trao tặng để trang trí trong ngày vào xuân, mong sao “mọi việc như ý” cho một năm mới tốt lành. Đó là nét đẹp văn hóa trong tranh dân gian Đông Hồ, Hàng Trống,… mà có lẽ người Việt Nam mới có.
Lý ngư vọng nguyệt – Tranh tranhnamdinh.vn
Ở đất Nam Định, người dân quen thuộc và yêu mến tranh xưởng tranhnamdinh.vn thể hiện mềm mại, uyển chuyển, duyên dáng, mượt mà, quý phái của người Nam Định.
Khung viền: Sử dụng loại khung compesite có ưu điểm trọng lượng nhẹ, độ bền cao và không bị mối mọt ẩm mốc đa dạng màu sắc.
Chất lượng hình ảnh: Đảm bảo chất lượng hình ảnh rõ ràng họa tiết sắc nét màu sắc chuẩn không sai lệch.
Màu sắc chủ yếu sử dụng tone mầu trung tính do đó ánh sáng là thành phần chủ đạo để trang trí và tạo nên giá trị thẩm mỹ thông qua hiệu ứng thị giác. Ánh sáng tự nhiên luôn biến đổi và làm thay đổi những cảm nhận, cảm xúc của người đứng trong không gian
Tranh tranh xưởng tranhnamdinh.vn là một loại tranh mà phương pháp sản xuất in ấn cũng có khác với tranh làng Hồ. Tranh Đông Hồ in ấn từng khuôn nét, mảng màu thì tranh Hàng Trống lại in nét đen trên giấy và sau đó là tô màu theo một khuôn mẫu có trước. Người thợ căn cứ vào mẫu tranh để tô màu thật chính xác, theo sắc độ đã định sẵn. Phương pháp tô màu đòi hỏi tay nghề rất cao, rất thành thạo, điêu luyện, cầu kỳ chau chuốt vì tranh mang tính tạo hình của hội họa khá rõ nét, có đậm nhạt, sáng tối, làm người xem dễ hình dung về hình họa trong tranh. Tuy nhiên cũng có nhiều nghệ nhân tài hoa tự mình sáng tác và hoàn chỉnh tác phẩm theo đơn đặt hàng mang tính đơn lẻ. Có thể nói dòng tranh Hàng Trống là loại tranh bước gần tới tính hiện đại của nghệ thuật tạo hình đương đại nhưng vẫn giữ được tính dân tộc và rất trữ tình. Khác với tranh Đông Hồ, tranh Hàng Trống đi sâu vào ý nghĩa nhân quả của thần học. “Có thờ có thiêng có kiêng có lành”, để rồi có phúc, có lộc.
Sau khi hòa bình lập lại năm 1954, Đảng, Nhà nước khuyến khích nghệ thuật tạo hình phát triển, trong đó có tranh dân gian, đồng thời tạo điều kiện mở đường cho các họa sĩ nghiên cứu, khai thác chất liệu nghệ thuật tranh dân gian. Vì vậy nhiều họa sĩ đương đại đã vận dụng chất liệu này đưa vào tranh của mình để in ấn xuất bản phục vụ quảng đại nhân dân ngày tết nguyên đán trong cả nước, được quần chúng ưa thích và trân trọng. Nhiều họa sĩ cho ra mắt công chúng những bức tranh phục vụ ngày xuân, ngày tết khá đẹp như tranh của Tạ Thúc Bình, Huy Toàn, Nguyễn Bích, Đỗ Đức…
Tranh dân gian trang trí trong ngày tết không những là những tác phẩm nghệ thuật đã góp phần vui tươi, đầm ấm mà còn biểu hiện tính tâm linh tín ngưỡng của nhân dân tồn tại bao thế kỷ. Nó phản ánh đời sống tinh thần khá phong phú kể cả nội dung và hình thức thể hiện qua đường nét màu sắc của các họa sĩ, nghệ nhân trong nhân dân sáng tạo ra.
Theo nếp xưa, sau ngày cúng ông Táo (23 tháng Chạp), người dân bắt đầu tất bật sắm sửa, trang hoàng ngôi nhà để đón Tết cổ truyền. Bên cạnh cành đào, cây quất, tranh dân gian ngày Tết là thứ không thể thiếu trong nếp văn hóa của nhiều gia đình người Việt.
Tranh dân gian đa dạng về thể loại như tranh tín ngưỡng, chúc tụng, lịch sử, châm biếm, phong cảnh… Tranh được lựa chọn treo trong ngày Tết mang nội dung tốt đẹp, cầu chúc cho gia chủ một năm phát tài lộc, cuộc sống đủ đầy và vạn sự như ý. Các dòng tranh phổ biến là tranh Đông Hồ, tranh Hàng Trống…
Một trong những loại tranh chúc tụng ngày xuân được nhiều người yêu thích là “vinh hoa – phú quý, nhân nghĩa – lễ trí” – sản phẩm của nghệ nhân làng Đông Hồ. Bộ tranh gồm bốn bức, được chia thành hai cặp trai – gái: Lễ trí (tranh bé gái ôm rùa), nhân nghĩa (bé trai ôm cóc), vinh hoa (bé trai ôm gà), phú quý (bé gái ôm vịt). Sự phân chia này theo quan niệm người xưa là gia đình phải có nếp có tẻ, cuộc sống mới tròn đầy.
“Bé gái ôm rùa” (hay còn gọi “Gái sắc bế rùa xanh”) thể hiện mong ước đứa trẻ có được cả chữ lễ (lễ nghĩa, lễ phép) và trí (trí tuệ) đồng thời bé gái sẽ xinh đẹp, nhu mì.
Điểm độc đáo của tranh Đồng Hồ là được tạo nên từ những màu cơ bản như: đen (than hoa hay than lá tre), xanh (gỉ đồng, lá chàm), vàng (hoa hòe), đỏ (gỗ vang), trắng. Nhóm màu này có nét tương đồng với năm yếu tố ngũ hành: kim, mộc, thủy, hỏa, thổ tạo nên sự hòa hợp. Điều này thể hiện sự khởi phát thuận lợi dịp đầu năm, mang đến may mắn và điềm lành. “Bé trai ôm cóc” (hay “Trai tài ôm cóc tía”) đặt đối xứng “Bé gái ôm rùa” với mong ước đứa trẻ sinh ra có lòng chính trực, tính cách khảng khái như con cóc trong truyện cổ tích “Cóc kiện trời”.
Bức “Vinh hoa” (bé trai ôm gà) cầu chúc bé trai có đức tính vinh hiển, hào hoa và gặp điều tốt lành trong cuộc sống. Ngoài ra, treo “Vinh hoa” trong nhà, các gia đình mong mỏi sinh được con trai khỏe mạnh, sau này công thành danh toại.
“Bé gái ôm vịt” thể hiện ước vọng con cái dịu hiền, duyên dáng. Bông hoa sen phía sau tượng trưng cho sự trong trắng, tinh khiết và phẩm chất tốt đẹp của phụ nữ.
Trong “Đàn lợn âm dương”, các con vật được vẽ vừa chắc khỏe, vừa mềm mại. Trên mình mỗi con lợn có xoáy âm dương thể hiện sự hài hòa trời – đất, sinh sôi và phát triển. Trong tranh Đông Hồ, lợn mang ý nghĩa sung túc, phát tài lộc và ước vọng gia đình đông vui, hòa thuận.
“Thiên hạ thái bình” (hay “Chim công xòe cánh”) treo trong ngày Tết tượng trưng cho phẩm chất cao quý và sự thịnh vượng. Ngoài ra, người xưa tin rằng có tranh chim công trong nhà sẽ giúp xua đuổi tà ma.
Ngoài cổng, nhiều gia đình dán tranh ông tiến tài (trái) và tiến lộc với mong muốn đón nhiều may mắn, kinh tế dư giả trong năm mới. Có nhà còn dán cặp tranh thần hộ mệnh – ông tướng nhà trời – để xua đuổi ma quỷ, cầu mong một năm an khang, thịnh vượng.
“Bà Nguyệt se duyên” là một trong nhiều bức tranh nói về tình yêu và hạnh phúc lứa đôi. Tranh được sáng tạo dựa trên sự tích “Ông Tơ bà Nguyệt”. Trong ảnh, bà Nguyệt rủ sợi tơ gắn kết cặp nam nữ. Bức tranh chúc tụng trai – gái đến tuổi cập kê sớm tìm được ý chung nhân. Theo quan niệm người xưa, nếu kết duyên vào mùa xuân, trai gái sẽ có cuộc sống sung túc, đủ đầy, con cái khỏe mạnh.
Tranh “Đánh đu” mô tả trò chơi dân gian ngày Tết. Không khí tưng bừng, phấn khởi ngày xuân được tái hiện sinh động qua màu sắc tranh, nét vẽ mộc mạc.
Ngoài “Đánh đu”, tranh Đông Hồ mô tả hoạt động ngày Tết còn có “Múa lân, múa rồng”, “Nhà đấu vật”, “Chọi chim”…
“Dạ xướng ngũ canh hòa” (Gà gáy năm canh) – tranh Hàng Trống – khắc họa gà trống ở thế hiếu chiến, oai phong, không sợ kẻ thù. Theo quan niệm xưa, tiếng gà gáy xua tan âm khí, mang lại điều may mắn cho gia chủ. Ngoài ra, tranh còn thể hiện đức tính cao quý của con người về chữ tín. Tranh Hàng Trống có gam màu tự nhiên, nhẹ nhàng và sang trọng nên thường được giới trí thức ưa thích.
“Gà thư hùng” mô tả gia đình gà trống, mái và đàn con. Gà mái ở thế uốn lượn, gà trống ưỡn ngực tạo thế trụ cột, che chở các con. Trên tranh có dòng chữ Nôm: “Lắm con nhiều cháu, giống cánh giống lông” (Con nhà tông không giống lông cũng giống cánh). Tranh gợi không khí đầm ấm, hạnh phúc trong gia đình.
“Tố nữ” là loại tranh được treo phổ biến trong gia đình ở thành thị. Tranh thuộc thể loại tứ bình (gồm bốn bức tranh), khắc họa vẻ đẹp thiếu nữ trong trang phục áo dài, vấn tóc với bốn cử chỉ khác nhau. Cụ thể, từ trái qua là cô thổi sáo, múa sinh tiền, múa quạt và gảy đàn nguyệt. Trên mỗi bức tranh đều đề bài thơ tứ tuyệt, viết bằng chữ Hán. “Tố nữ” thể hiện vẻ đẹp sắc vóc và tâm hồn phụ nữ Việt Nam.
Tranh “Thất đồng” mang đến không khí rực rỡ, tươi trẻ ngày đầu xuân. Hình ảnh nổi bật trong tranh là cây đào trĩu quả. Bảy đứa trẻ xuất hiện với vẻ hồng hào, thân hình bụ bẫm, tóc trái đào, tay đeo vòng bạc, chân đi giày thêu như tiên đồng trong truyện cổ tích. Treo “Thất đồng” trong nhà, gia chủ mong muốn có cuộc sống no đủ, phồn thịnh và con cháu đề huề.
“Lý ngư vọng nguyệt” (Cá chép trông trăng) ý chỉ học trò mong mỏi đỗ đạt như hình ảnh cá chép vượt vũ môn hóa rồng. Cá chép trong văn hóa dân gian biểu tượng cho ý thức và nghị lực vươn lên trong cuộc sống.
Với ý nghĩa tranh dân gian ngày tết ở tranhnamdinh.vn mong rằng qua bài viết này, bạn sẽ có thêm nhiều thông tin và hiểu thêm ý nghĩa của những tác phẩm tranh dân gian ngày tết, để chọn được đối tượng phù hợp trang hoàng cho ngôi nhà của bạn.
Bạn muốn mua bức tranh dân gian đẹp treo tường hãy đến với tranhnamdinh.vn chúng tôi. Chuyên cung cấp các dòng tranh phù điêu và tranh hiện đại Giá tốt – Đa dạng – Chất lượng. Các dòng tranh được cập nhật liên tục, đội ngũ nhân viên tư vấn tận tâm.
Địa chỉ trang web mua tranh treo tường https://tranhnamdinh.vn/blog/tin-in-nam-dinh/dia-chi-ban-tranh-treo-tuong-tai-nam-dinh.html
Hãy liên hệ ngay với chúng tôi
Xưởng tranh Nam Định – tranhnamdinh.vn
Xưởng sản xuất: Tranh Sơn Hải Kiot 3, đường Trần Phú, TP Nam Định
Điện thoại: 0986.774.561 – 0941.890.485
Website: https://tranhnamdinh.vn
Fanpage: https://www.facebook.com/tranhsonhai/