Trinh Thanh Thuy
tình cờ, tôi được tham dự một buổi văn nghệ tất niên
do các em thiếu nhi thuộc lớp dạy tiếng Việt thí điểm
của Viện Việt Học triønh diễn. Một bé trai khoảng 7 hay
8 tuổi lên sân khấu đọc cho khán thính giả nghe một bài
thơ hai ba trang rất dài, một cách trôi chảy có vần điệu.
Điều đáng ngạc nhiên là em chỉ mới học ở lớp tiếng
Việt thực nghiệm này trong 6 tuần, mỗi tuần 2 tiếng đồng
hồ vào ngày thứ Bảy. Nghĩa là trong quá trình học, em học
tất cả 12 tiếng. Em có thể đọc thông thạo tiếng Việt,
đúng dấu giọng mà không cần hiểu nghĩa bài văn, thơ hay
báo. Chuyện này làm mọi người sững sờ. Riêng tôi, trong
lòng dấy lên một cảm xúc khó tả, vừa ngạc nhiên vừa
vui sướng. Tôi nghĩ em bé ấy thật thông minh. Tôi từng có
kinh nghiệm dạy trẻ học tiếng Việt, tôi biết, để các
em đọc thông thạo tiếng Việt như vậy, các em cần một
thời gian dài hơn nhiều, nhất là các em sống ở Mỹ hay hải
ngoại mà Anh ngữ hay phương ngữ là sinh ngữ chính.
Sau buổi tiệc,
tôi có tiếp xúc với ban giám hiệu của Viện Việt Học để
tiøm hiểu thêm hầu sáng tỏ thắc mắc của mình. Tôi khám
phá ra đây không phải là việc đơn thuần. Cũng không tại
em bé này thông minh hay là một nhân tài xuất chúng nổi trội
mà em được giảng dạy Việt Ngữ theo phương pháp mới “Âm
Vị Học tiếng Việt”. Đây là một công trình nghiên cứu
đã lâu của nhiều giáo sư và những nhà nghiên cứu về Việt
Học từng có quan tâm và trăn trở về những phương pháp
dạy tiếng Việt ở hải ngoại cho trẻ nhỏ. Các vị khi ra
ngoại quốc có cơ hội được tiếp xúc với các nền văn
hoá và phương pháp giáo dục của người ngoại quốc, lại
gặp khó khăn trong việc giảng dạy tiếng Việt nên đã dấy
lên một mối ưu tư to lớn. Họ là các Giáo sư Nguyễn Đình
Hoà, Trần Ngọc Ninh, Nguyễn Bạt Tụy, Lưu Gia Linh, Nguyễn
Phước Đáng, Phạm Văn Hải, LM Lê Văn Lý…. Các vị ấy
đã đi sâu vào việc nghiên cứu ngữ học và cảm thấy phương
pháp giáo dục cũ, phép đánh vần và học mặt chữ Quốc
Ngữ có vấn đề. Tuy nhiên họ không tích cực đề ra phương
pháp Âm Vị Học. Người sử dụng có thể tự chọn lấy
phương pháp Âm Vị Học hay một số phương pháp cũ tùy theo
cách ứng xử riêng.
Ngược lại, Giáo
sư Trần Ngọc Ninh thấy rằng dạy trẻ nhỏ theo phong cách
cổ xưa không còn hợp thời và thiếu khoa học. Tất cả phải
được đánh giá lại dựa trên những hiểu biết đương thời,
theo tâm lý trẻ nhỏ, kể cả đường lối sư phạm. Ngày
nay chúng ta đã bước sang thời đại tin học, chúng ta cần
có một phương pháp đánh vần và giảng dạy mới trong đó
tính nhân bản dành cho trẻ nhỏ là trọng tâm. Có như vậy
mới đáp ứng được những nhu cầu và đòi hỏi hiện đại.
Ông thấy rõ các em nhỏ khi học tiếng Anh chúng quen thuộc
với phép giảng dạy tiếng Anh bằng Âm Vị Học (Phonology)
ở trường lớp, nên nếu dạy các em theo một phương cách
mới bằng Âm Vị Học tiếng Việt nương theo Âm Vị Học
tiếng Anh, chắc chắn các em sẽ học dễ và nhanh hơn. Hơn
thế nữa, các thanh thiếu niên ngoại quốc chưa từng học
nói và viết tiếng Việt khi áp dụng phương pháp này, sẽ
đạt được tiến bộ còn nhanh hơn các em thiếu nhi. Họ chỉ
cần dựa theo cách phát âm có sẵn đã học tại trường văn
hóa và nhận ngay ra cách phát âm trong tiếng Việt của chúng
ta.
Ông chủ trương
tích cực đẩy mạnh phương pháp Âm Vị Học và áp dụng
một cách triệt để. Ông phân tích rõ ưu và khuyết điểm
của việc sử dụng. Qua quá trình làm việc với GS Trần Ngọc
Ninh và một số học giả khác cùng những tài liệu mà Viện
Việt Học có được, Viện thấy được hiệu quả của việc
dùng Âm Vị Học nên đã mở ra một chương trình thí điểm
Việt ngữ 3 năm. Đây là một thử nghiệm đầu tiên(2008)
rất quan trọng, vì qua 3 năm hoạt động với nhiều công sức,
nỗ lực, nó mang lại sự thành công ngoài mức mong đợi.
Viện đã mang kinh nghiệm này phổ biến và chia sẻ ở các
trung tâm Việt Ngữ ở những tiểu bang khác như Washington DC,
Minessota, Texas…v..v…
Giáo sư Nguyễn
Minh Lân là một trong các vị giảng dạy tại Viện cho biết:
Vấn đề học đọc
và viết tiếng Việt cho hiện tại và tương lai rất quan trọng.
Hãy quay lui trong một khung cảnh ở VN, khi chúng ta sinh hoạt,
nói chuyện với gia đình bạn bè bằng tiếng Việt, chúng
ta sẽ không thấy và để ý đến vấn đề này. Nhưng khi
chúng ta phải tiếp xúc với nền văn hoá của nhiều quốc
gia khác, nhiøn lại cách đọc và viết tiếng Việt của thế
hệ cũ mà chúng ta đã học từ xưa tới giờ, sẽ thấy không
còn thích hợp với các em nữa. Phương pháp giảng dạy đó
có tính cách từ chương và hầu như mình “tra tấn” các em.
Chúng tỏ rõ không thích lối dạy này. Thí dụ như khi mình
đọc chữ “thuận” của chữ “thuận tiện” hay “thuận nghịch”
chẳng hạn. Khi xưa, ta phải học chữ a, ă, â, u và
âu
rồi
ân.
Tất cả những chuyện phức tạp đó rất khó cho các em nhận
biết và học ngay được viø đối với các em sinh ngữ dùng
hàng ngày không phải là tiếng Việt.
Trong khi trên thế
giới, Âm Vị Học(phonology) được áp dụng ở các quốc gia
tiên tiến ngày naỵ. Tuy lối áp dụng của mỗi quốc gia có
những đặc tính khác và cách phát âm riêng nhưng nguyên tắc
chung vẫn là cách phát âm từ thanh quản đi lên miệng, môi,
lưỡi của một người. Âm Vị Học Việt Nam cũng có cách
phát âm riêng theo được tiếng nói của người Việt và ghi
ra được bằng chữ alfabet.
Ngày xưa khi chúng
ta học a,b,c mình phát âm là
a, bê, xê. Vô tình
mình đọc và phát âm không đúng với tiếng Việt của mình
mà mình đọc theo lối phát âm của người Bồ Đào Nha hay
người Pháp. Với chữ a,e, ê thì đúng với lối phát
âm của Người Việt Nam nhưng với chữ bê
thì âm này
không phải âm của Việt Nam. Có khi mình phát âm là bờ
,
cũng không phải âm Việt Nam. Âm tạm đúng phải đọc
b
là bơ. Hay chữ ca trong ca hát, mình sẽ đánh
vần là xê a ka, nếu đánh vần đúng phải là xê
a xa theo âm tiếng Pháp như Cinéma. Chúng ta theo thói
quen mà đọc như vậy rồi chứ nếu theo như âm đọc của
chữ ca chúng ta phải viết và đánh vần như
kờ a
ka và viết là ka hát thay vì ca hát.
Lúc trước khi học
chữ Việt chúng ta học a, ă, â, e, ê, i. Lợi điểm
trong cách phát âm của Âm Vị Học là các em được học về
nguyên âm(những âm chính) trước sau đó mới đến phụ âm.
Như a, e , i, u được dạy trước và t, b, c sẽ
dạy sau. Các nguyên âm, ă, â cũng được dạy sau viø
các nguyên âm này luôn luôn có phụ âm đứng sau như ăn,
ấm nhưng nhóm nguyên âm này không bao giờ có phụ âm đứng
trước, nếu có thì chúng phải có dấu trên đầu hay có phụ
âm đứng sau như tắt
hay cấm. Lối dạy cũ thiếu
sự phân loại nên các em dễ lẫn lộn. Chúng ta gọi vần
ngược tức nguyên âm trước phụ âm sau, vần xuôi tức phụ
âm trước nguyên âm sau. Thí dụ như chữ ta là vần
xuôi và an là vần ngược. Tuy nhiên khi gọi như thế,
cách gọi này gọi theo chỉ dấu chứ không theo âm. Viện Việt
Học đặt lại lối gọi là vần thông và vần chặn. Như
khi phát âm chữ ta, âm đi thông không bị chặn, còn
chữ an thì âm bị chặn không vang ra nữa.
Với hai nguyên âm
đặc biệt ă và â, muốn học hai chữ này phải
học vần chặn của chữ a là an hay am trước
rồi mới học ăn và ân. Khi đó các em đã quen
thuộc với vần chặn mà bắt qua học ă và
â dễ
hơn. Khi học theo phương cách học xưa của a, ă, â,
chúng ta không biết đến vai trò đặc biệt của nguyên âm
ă
và â ra sao. Phương cách mới giúp các em biết được
những phụ âm nào đứng trước nguyên âm và những nguyên
âm nào cần phụ âm đứng sau. Do đó khi chúng ta học đánh
vần chữ ba, theo cách cũ chúng ta sẽ đọc bờ a ba,
nhưng
theo Âm Vị Học VN thì ta đọc nguyên âm trước
a rồi
ba.
Hoặc khi học chữ thuận, ta sẽ chia chữ
thuận
ra làm hai phần vần thông là thu và vần chặn là
ận. Các em đã học Âm Vị Học tiếng Anh quen rồi sẽ
kết hợp
thu và ận thành thuận. Yếu tố
dễ dàng và quen thuộc sẽ dẫn tới việc thích thú khi học.
Một khi các em thích học tiếng Việt thì việc học không
còn là vấn đề đối với các em.
Khi hỏi tới việc
dùng Âm Vị Học vào việc học viết có hiệu quả hơn lối
cũ không thì ông Lân cho biết thêm:
Lợi điểm thấy
rõ là các em bỏ dấu rất đúng. Chúng ta thường bỏ dấu
theo lối đối xứng là bỏ theo thẩm mỹ. Thí dụ như chữ
của,
dấu hỏi sẽ bỏ ở giữa trên chữ u, nhưng bỏ dấu
như vậy khi đánh vần sẽ ra củ..a không đúng ngữ
âm tiếng Việt. Theo Âm Vị Học thiø Viện dạy các em bỏ
dấu theo âm đọc. Nghĩa là các em sẽ bỏ dấu trên chữ
a
cuối:
cuả.
Chúng ta sẽ thấy lối viết bỏ dấu này lạ mắt đối với
lối viết bình thường. Chắc chắn sẽ có người bị dị
ứng nhưng viết như thế mới đúng và hợp theo với cách
phát âm của tiếng Việt.
Song song với dạy
học và viết, các em còn được học sinh hoạt học đường.
Trong giờ này các em được học những bài hát và các màn
kịch. Nhờ sinh hoạt mà các em thực tập ngữ nghĩa tiếng
Việt thấm và nhanh hơn vì các em vốn năng động và thích
chơi nhiều hơn học. Khi các em thành công sau 3 năm thực nghiệm,
chương trình này được đổi tên là lớp Việt ngữ căn bản.
Ngoài ra Viện còn đưa ra những tiêu chuẩn khi ghi danh một
em học sinh tình nguyện theo chương trình thí điểm. Đó là
sự đóng góp công sức của các phụ huynh muốn cho con em miønh
theo học. Nhiệm vụ của các bậc cha mẹ phải theo dõi và
chăm sóc các em trong suốt học trình. Viện sẽ hướng dẫn
các phụ huynh nên giúp đỡ các em trong phương diện gì, học
cái nào. Các thầy cô giáo cũng được phỏng vấn và huấn
luyện kỹ lưỡng trước khi đứng lớp. Vấn đề tâm lý
trẻ em, dạy đọc và viết theo Âm Vị Học, tương quan và
giao tiếp giữa phụ huynh, học sinh và thày cô giáo là những
đề tài căn bản trong lớp tu nghiệp của người dạy. Và
tất cả họ đều là những người tự nguyện không lương,
hy sinh thời gian cho việc dạy tiếng Việt, với một hoài
bảo duy nhất là muốn các em đọc và viết thông thạo tiếng
Việt để giữ gìn tiếng mẹ đẻ và qua đó là bảo tồn
văn hóa truyền thống Việt Nam trên xứ người. Chương Trình
Tiếng Việt của Viện hoàn toàn miễn phí cho học sinh.
Sống trong một
thời đại toàn cầu hoá, cái khó của chúng ta là làm sao
nhận biết được tinh hoa của ta và của người. Viện Việt
Học là một tổ chức tự nguyện đặt cho mình cái nhiệm
vụ tìm hiểu chuyện đó để cống hiến cho người Việt
miønh, đặc biệt cho giới trẻ. Chức năng của Viện là làm
việc dưới góc cạnh của những người chuyên môn chứ không
phải thích đâu làm đó. Các em nhỏ là đối tượng chính
trong việc nghiên cứu về tiếng Việt của Viện. Do đó khi
dạy các em học, nội dung của tài liệu và sách vở cần
phù hợp với nếp sống hiện tại hay môi trường sinh sống
chung quanh của các em. Những sách giáo khoa với hình ảnh cũ
hay nội dung xa vời với đời sống rất khó cho các em học
và tưởng tượng. Thí dụ như hình ảnh một người nông
dân dắt trâu ra đồng trong một buổi sớm trong một sách
giáo khoa không còn phù hợp. Viện cũng soạn ra sách giáo khoa
viết theo thời đại và nhu cầu giúp các em học trong tinh
thần thoải mái và thích thú. Chúng ta người của thế hệ
đi trước có cái may mắn sống và đối mặt giữa những
chấn động văn hoá của thời buổi giao thoa. Nếu thấy được
cái hay và chọn được cái ưu việt của hai nền văn hoá
Âu Tây nên ứng xử sao cho khôn khéo. Chúng ta cố làm sao để
người lớn tuổi sống được một cách an lạc, các em nhỏ
có thể hội nhập vào các luồng văn hoá. Nếu thế hệ chúng
ta cứ cố chấp khăng khăng nắm giữ những giø xưa cũ sẽ
tạo ra một khoảng cách mà vô tình đánh mất các em. Gia điønh
mất một người, cộng đồng mất một người. Viện Việt
Học ý thức được điều này nên đã đưa vai trò của phụ
huynh lên, giúp cho họ biết điểm đứng của miønh hầu làm
cho cuộc sống gia điønh tốt đẹp hơn. Viện thường nhắc
nhở họ nên để ý đến con em, thay viø bỏ mặc các em cho
trường học bản xứ dạy dỗ. Các em dễ bị hoà lẫn và
tan biến vào văn hoá xứ người, cộng đồng người Việt
hải ngoại sẽ từ từ biến mất.
Trên phương diện
ngữ học hỗ tương, nếu các em thiếu nhi trong nước được
giảng dạy tiếng Việt bằng phương pháp Âm Vị Học tiếng
Việt, khi các em học tiếng Anh, chắc chắn các em sẽ nhanh
chóng quen thuộc với phương pháp Âm Vị Học tiếng Anh và
sẽ học mau, hiểu nhanh, phát âm đúng tiếng Anh hơn.
Trong tinh thần nghiên
cứu tinh hoa văn hóa bao gồm học thuật và nghệ thuật, khi
thành công Viện Việt Học rất muốn chia sẻ sâu xa những
tìm tòi có được cùng cộng đồng. Nếu bạn đọc hay các
trung tâm Việt Ngữ cần hiểu biết thêm về phương pháp giảng
dạy tiếng Việt nhanh và dễ bằng Âm Vị Học, có thể liên
lạc trực tiếp với Viện Việt Học. Nếu hoàn cảnh cho phép
Viện có thể phái người tới từng địa phương để chỉ
dẫn thêm nếu được yêu cầu.
Xin liên lạc Giáo
Sư Nguyễn Minh Lân hay Viện Việt Học , P.O. Box 11900 Westminster,
CA 92685-1900 Điện thoại: 714-775-2050, Email: [email protected]
Trịnh
Thanh Thủy