Trung Quốc- điểm đến của những nét đặc trưng văn hóa đặc sắc hấp dẫn cả những du khách khó tính nhất
Mục lục bài viết
Trung Quốc- một trong những chiếc nôi của văn minh nhân loại vẫn còn hiện hữu đến ngày hôm nay
Không chỉ được cả thế giới biết đến là đất nước có nhiều danh lam thắng cảnh nổi tiếng, các công trình kiến trúc vĩ đại mà còn là nơi có nền văn hoá lâu đời cổ kính nhất vẫn trường tồn theo năm tháng. Nếu có dịp vi vu qua đất nước Trung Hoa, bạn nên trang bị cho mình những kiến thức về văn hoá Trung Quốc – những nét đặc trưng nổi bật, để chuyến tham quan của bạn được hoàn hảo và tránh những sai sót không đáng có nhé.
Nổi tiếng trên khắp thế giới bởi những công trình kiến trúc Trung Hoa vô cùng xa hoa, tráng lệ trong đó kết hợp hài hoà giữa các yếu tố địa lý, khí hậu, tôn giáo và cả phong tục tập quán chỉ trong một công trình duy nhất chính là điểm nhấn thu hút được rất nhiều khách du lịch. Các công trình kiến trúc độc đáo dù chỉ được xây dựng từ gỗ, đá, gạch, ngói, đất bùn và kim loại nhưng bằng việc sở hữu kỹ thuật thiết kế ấn tượng cùng cách xử lý các kết cấu gỗ tài tình của người Trung Hoa đã khiến cả thế giới phải kinh ngạc và nể phục.
Những địa điểm du lịch Trung Quốc nổi tiếng ấn tượng bạn nên ghé thăm khi có cơ hội: Hoàng Cung, Vạn Lý Trường Thành, Di Hoà Viên, Lạc Sơn Đại Phật, Ngũ Hành Sơn… để thấy rõ hơn sự đồ sộ độc đáo tại nơi đây.
Văn Hoá Giao Tiếp Của Người Trung Quốc: khác với các nước phương Tây, người phương Đông nói chung và người Trung Quốc nói riêng khá khắt khe trong vấn đề giao tiếp. Vậy nên, khi đến Trung Quốc, bạn nên lưu ý một số điều sau:
-Trong văn hoá giao tiếp của người Trung Quốc, khi chào hỏi, người Trung quan niệm rằng không nên ôm hay bắt tay quá chặt, mà thả lỏng người và tay hoặc nhẹ nhàng khi chào hỏi.
-Người có chức quyền cao nhất phải được hỏi trước, chứ không chào phụ nữ trước. Bên Trung Quốc họ vẫn duy trì lối sống theo phong kiến cổ hủ “trọng nam khinh nữ”, tôn trọng con trai hơn con gái.
-Nếu muốn giới thiệu một ai đó thì bạn nên đưa cả bàn tay hướng về phía người đó, không được dùng một ngón tay để chỉ về người đó.
-Người Trung Quốc rất thích trao đổi về chủ đề thể thao như bóng đá, mức lương hay tình trạng hôn nhân và đặc biệt không thích đề cập đến vấn đề chính trị.
Mỗi một đất nước đều có phong tục tập quán ăn uống riêng biệt và Trung Quốc cũng vậy. Theo quan niệm của người Trung Quốc “thuốc bổ không bằng ăn bổ” có ý nghĩa khi tẩm bổ dưỡng sinh nên chú ý ăn uống. Tuy rằng điều kiện kinh tế của mỗi người khác nhau nhưng họ vẫn luôn chú trọng đến lượng dinh dưỡng có trong món ăn của mình. Dần dần việc ăn uống đã đi sâu vào các mặt trong đời sống của người dân, vì vậy đã xuất hiện những nghi lễ ăn uống trong xã giao, tập tục ăn uống trong những ngày lễ tết, tập tục ăn uống theo tín ngưỡng, tập tục ăn uống trong hôn lễ và mai táng, trong ngày sinh nhật…
Giống với người Việt Nam, những ngày như ăn nhà mới, sinh con, cưới hỏi… thường khách đến chơi sẽ tặng quà còn chủ nhà sẽ dọn cơm đãi khách. Khi bàn chuyện làm ăn, buôn bán cũng có thói quen vừa ăn vừa bàn bạc, ăn uống vui vẻ thì việc làm ăn mới suôn sẻ.
Khi đãi khách, tập tục của mỗi địa phương cũng không giống nhau. Ở Bắc Kinh trên mâm cơm thấp nhất cũng phải 16 món, tức 8 món nguội, 8 món ăn nóng. Ở tỉnh Hắc Long Giang các món ăn phải có đôi, tức trên bàn ăn một món phải có 2 đĩa… Ngoài ra ở một số khu vực phải có cá, với ý nghĩa cuộc sống đầy đủ dư thừa. Đặc biệt những dịp cưới hỏi là mâm cỗ long trọng và cầu kỳ nhất, mong muốn một cuộc sống hôn nhân tốt lành, cuộc sống hạnh phúc đến “đầu bạc răng long”.
Đôi đũa là dụng cụ chính để gắp thức ăn và đóng vai trò rất quan trọng. Đôi đũa tuy đơn giản nhưng nguyên liệu để làm đũa và thực hiện chạm khắc thì người Trung Quốc rất cầu kỳ và tỉ mỉ. Ở một số nơi khi cô gái về nhà chồng, trong của hồi môn nhất định phải có hai cái bát và hai đôi đũa được buộc vào nhau, với mong muốn mong vợ chồng sớm sinh con quý tử và sống bên nhau trọn đời.
被对方部分
Sườn Xám – Trang Phục Quyến Rũ Của Phụ Nữ
Sườn xám hay còn có tên gọi khác là Xường Xám, đây là trang phục truyền thống của các thiếu nữ người Mãn (thời nhà Thanh) và cũng là một trong những bộ trang phục truyền thống điển hình của Trung Quốc. Ngày trước, sườn xám là kiểu cổ tròn ôm sát, ống tay hẹp, bốn mặt vạt áo đều xé, có khuy nối các vạt lại với nhau, kèm theo thắt đai lưng, chất liệu vải thường là các loại thuộc.
Đầu thế kỷ 20, sườn xám có sự thay đổi khá nhiều về mặt kết cấu như: cổ dựng, chỉ có hai bên vạt áo xẻ, ôm sát thân, tay áo có thể liền hoặc rời thân. Bộ trang phục này làm tôn thêm dáng của người thiếu nữ, phần trên ôm sát thân, hàng cúc được thiết kế vắt chéo sang một bên chạy dọc sườn, hai tà xẻ cao đến ngang đùi taọ dáng thướt tha, tôn vẻ nữ tính, mặt trước của sườn xám thược được thêu các hoạ tiết hoa văn bằng chỉ ngũ sắc, thể hiện những nét truyền thống văn hoá sâu đậm của Trung Quốc. Loại trang phục này còn làm nổi bật đức tính đoan trang, thanh cao, kín đáo của người thiếu nữ hiền thục. Nếu có dịp đến tour du lịch Trung Quốc xuất phát từ Hà Nội, nhất định bạn phải thử trang phục truyền thống độc đáo này và lưu lại những kỷ niệm đáng nhớ tại đất nước Trung Hoa này nhé.
Nghệ Thuật Kinh Kịch
Đến du lịch Trung Quốc mà không thử xem kinh kịch thì quả thực rất đáng tiếc. Đây là một loại hình nghệ thuật tổng hợp thể hiện hợp nhất giữa “Ca, nói, biểu hiện, đấu võ, vũ đạo” để thuật lại cốt truyện, khắc hoạ nhân vật trong lịch sử, truyền thuyết. Các nhân vật trong kinh kịch chủ yếu được chia làm bốn vai lớn: Sinh (vai nam), Đán (vai nữ), Tịnh (vai tà), Sửu (vai hề), ngoài ra còn có một số vai phụ.
Kinh kịch được coi là một trong những quốc tuý của Trung Hoa và được rất nhiều du khách yêu thích. Nếu có cơ hội đến tham quan du lịch Bắc Kinh bạn có thể tới Nhà hát Kinh Kịch Bắc Kinh để xem loại hình nghệ thuật đặc sắc này.
Thư Pháp Trung Hoa
Với người Việt Nam, thư pháp Trung Hoa rất quen thuộc. Người Trung Quốc dùng bút lông, chấm mực tàu, viết chữ Hán trên các loại giấy tốt hoặc vải lụa theo những phong cách khác nhau. Trong nghệ thuật thư pháp Trung Hoa có 5 phong cách viết là Chân (hay còn gọi là Khải), Triện, Lệ, Hành và Thảo với những quy luật riêng về đường nét cũng như cách thức thể hiện.
Chỉ với cây bút lông, mực và giấy người Trung Hoa đã đưa nghệ thuật viết chữ vươn lên đỉnh cao với nền lý thuyết phong phú, mang tính triết học trở thành nền văn hoá đặc trưng của người Trung Quốc.
Nghệ thuật Trà đạo
Trung Quốc là cái nôi của trà đạo. Uống trà, trồng trà và thưởng thức trà đều có nguồn gốc từ đất nước Trung Hoa. Dù đã trải qua hơn 4.000 năm lịch sử, thưởng trà luôn là một thói quen không thể thiếu trong sinh hoạt người Trung Hoa.
Trà đạo Trung Quốc là nghệ thuật uống Trà có mục đích thực hành đạo, để hiểu đạo, rèn luyện tâm tính và cũng là để tu thân.
Trà đạo Trung Quốc là sự kết hợp nghệ thuật, đạo đức, triết học, thẩm mỹ và tôn giáo. Đó không chỉ là thói quen uống trà mà còn là nét tinh túy, cảm nhận từng vị trí, đàm thoại về lời chỉ dạy từ cổ nhân.
Quan điểm về “Âm – Dương – Ngũ- Hành”
“Âm dương” và “ngũ hành” là 2 yếu tố có sự tương sinh, hỗ trợ cho nhau. Trong triết học cổ điển Trung Quốc, “Âm dương ngũ hành” được coi là yếu tố cực kỳ then chốt quan trọng trong việc đánh giá sự vật hiện tượng xung quanh.
“Âm dương” là 2 thái cực đối nghịch và có sự liên kết nhau, là bản chất mọi sự vật, sự việc và hiện tượng trong cuộc sống. Âm – Dương giữa chúng là sự thống nhất, trong Dương có sự phát triển, mầm mống của Âm và ngược lại.
“Ngũ hành” là quá trình vận hành và thay đổi theo 5 nguyên tố cơ bản: Kim – Mộc – Thủy – Hỏa – Thổ. Thuyết duy vật cổ đại cho rằng, 5 nguyên tố này chính là những yếu tố cơ bản tạo nên tất cả mọi vật chất.
Từ khi nghiên cứu “ Âm dương ngũ hành” người Trung tìm ra thuyết Âm – Dương và quy luật tương sinh tương khắc:
Thuyết tương sinh: Thủy sinh mộc, mộc sinh hỏa, hỏa sinh thổ, thổ sinh kim và kim sinh thủy
Thuyết tương khắc: Thủy khắc hỏa, hỏa khắc kim, kim khắc mộc, mộc khắc thổ, thổ khắc thủy.
I. AKI GROUP: CÁC CHI NHÁNH CHÍNH TRÊN CẢ NƯỚC
– AKI Hà Nội: 26, ngõ 59 Lê Đức Thọ, Nam Từ Liêm, Hà Nội.
– AKI Hồ Chí Minh: 226/11 Nguyễn Thái Sơn, Gò Vấp, HCM.
– AKI Bắc Ninh: 124, đường Bình Than, Đại Phúc, TP. Bắc Ninh.
– AKI Tây Nguyên:
+ Tại Đắk Lắk: số 359 Võ Văn Kiệt, Phường Khánh Xuân, TP Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk.
+ Tại Đắk Nông: số 176 Tôn Đức Thắng, P. Nghĩa Thành, TX. Gia Nghĩa, Đắc Nông.
– AKI Tây Ninh: số 150 Nguyễn Thái Học, Phường 3, Tx Tây Ninh.
𝐇𝐎𝐓𝐋𝐈𝐍𝐄: 0967.83.82.83