Trung tâm Văn hóa Thành phố Hồ Chí Minh – Sở VHTT Hồ Chí Minh
Trung tâm Văn hóa Thành phố là đơn vị sự nghiệp trực thuộc Sở Văn hóa và Thể thao Thành phố Hồ Chí Minh được thành lập theo Quyết định của Ủy ban Nhân dân Thành phố trên cơ sở đổi tên từ “Trung tâm Văn hóa Dân tộc”.
Thông tin liên hệ:
– Địa chỉ: 97 Nguyễn Thị Minh Khai, phường Bến Thành, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh.
– Điện thoại: 38.393.343
– Fax: 38.393.673 –
– Email: [email protected]
Chức năng, nhiệm vụ:
1. Tuyên truyền, phổ biến chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước và thực hiện nhiệm vụ chính trị của thành phố; tổ chức các hoạt động văn hóa, dồi dưỡng năng khiếu nhằm nâng cao dân trí, đáp ứng nhu cầu sáng tạo, hưởng thụ văn hóa và giải trí cùa nhân dân
2. Xây dựng chương trình, kế hoạch công tác hàng năm trình Giám đốc Sở phê duyệt và tổ chức thực hiện chương trình, kế hoạch.
3. Nghiên cứu, thể nghiệm mẫu hình nghiệp vụ văn hóa, phổ biến, hướng dẫn vận dụng các mẫu hình, phương pháp công tác tiên tiến trong nghiệp vụ văn hóa; biên tập và phát hành các tài liệu tuyên truyền, hướng dẫn nghiệp vụ cho hệ thống thiết chế văn hóa cơ sở của thành phố.
4. Tổ chức công tác sưu tầm, nghiên cứu, giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa Việt Nam (chủ yếu là văn hóa phi vật thể) của các dân tộc Kinh, Hoa, Khmer, Chăm trên địa bàn thành phố và các vùng lân cận bao gồm:
– Xây dựng đội ngũ cán bộ, cộng tác viên khoa học.
– Lập đề án, kế hoạch, triển khai việc nghiên cứu, sưu tầm.
– Tổ chức việc nghiệm thu các công trình nghiên cứu và phát huy tác dụng bằng các hình thức: in ấn, phát hành các công trình dưới nhiều hình thức: sách, cẩm nang, brochure, băng đĩa hình – tiếng, hội thảo khoa học, tọa đàm, thảo luận; bảo quản, lưu trữ, giữ gìn các tài liệu gốc.
– Xây dựng và tổ chức thực hiện các chương trình, các hoạt động về văn hóa nghệ thuật dân gian truyền thống nhằm giới thiệu các giá trị này đến đông đảo quần chúng.
5. Hướng dẫn chuyên môn nghiệp vụ đối với hệ thống các Nhà Văn hóa của thành phố:
– Tổng kết kinh nghiệm hoạt động thực tiễn của các Nhà Văn hóa, đúc kết thành lý luận, phương pháp từ đó tác động trở lại, thúc đẩy sự phát triển của các Nhà Văn hóa. Phối hợp hoạt động giữa các Nhà Văn hóa trong hệ thống nhằm đạt hiệu quả tốt nhất trong việc thỏa mãn các nhu cầu văn hóa của người dân thành phố.
– Tổ chức các hội nghị, hội thảo khoa học, các cuộc tọa đàm, thảo luận… nhằm nâng cao chất lượng hoạt động của các Nhà Văn hóa.
6. Tổ chức, xây dựng một số câu lạc bộ về văn hóa nghệ thuật tiêu biểu của thành phố nhằm đáp ứng nhu cầu của quần chúng, tập hợp lực lượng cộng tác viên, hạt nhân nòng cốt của phong trào.
7. Tổ chức các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ ngắn ngày cho cán bộ các Nhà Văn hóa; các lớp đào tạo năng khiếu, kỹ năng chuyên môn các bộ môn nghệ thuật cho hạt nhân phong trào nghệ thuật quần chúng của thành phố; tổ chức các lớp đào tạo theo nhu cầu của xã hội phù hợp với chức năng của đơn vị.
8. Tổ chức các hoạt động, các sự kiện văn hóa nghệ thuật quần chúng đỉnh cao của thành phố như các lễ hội; các cuộc liên hoan, hội diễn nghệ thuật quần chúng cấp thành phố; xây dựng các chương trình nghệ thuật quần chúng tiêu biểu của thành phố tham gia các liên hoan giao lưu nghệ thuật quần chúng cấp khu vực, toàn quốc và quốc tế theo chỉ đạo của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, sự phân công của Ủy ban Nhân dân thành phố Hồ Chí Minh và sự phân công của Sở Văn hóa và Thể thao; tổ chức các sân chơi, các chương trình gameshow… về văn hóa nghệ thuật quần chúng nhằm tuyên truyền, định hướng về chính trị, tư tưởng, thẩm mỹ phục vụ nhu cầu vui chơi, giải trí..của người dân.
9. Tổ chức các cuộc vận động sáng tác về văn hóa nghệ thuật quần chúng nhằm cung cấp các tác phẩm, sản phẩm mới cho xã hội.
10. Tổ chức biểu diễn các chương trình nghệ thuật quần chúng, đặc biệt là các chương trình nghệ thuật dân gian truyền thống, nhằm phục vụ đồng bào thành phố, đặc biệt là vùng sâu, vùng xa, các phường xã nghèo, các khu công nghiệp, khu chế xuất, trường trại giáo dục, ký túc xá sinh viên…
11. Tổ chức các hoạt động giao lưu văn hóa phục vụ nhu cầu của người dân thành phố, các hoạt động giao lưu văn hóa giữa các Nhà Văn hóa trong hệ thống của thành phố, giữa các Nhà Văn hóa của thành phố với các Nhà Văn hóa của các tỉnh thành bạn.
12. Tổ chức các hoạt động dịch vụ và dịch vụ văn hóa bao gồm: biểu diễn ca múa nhạc chuyên nghiệp và không chuyên, karaoke, khiêu vũ, thời trang, quảng cáo… theo quy định của pháp luật và thông tư hướng dẫn chức năng nhiệm vụ các Trung tâm Văn hóa tỉnh, thành do Bộ Văn hóa và Du lịch ban hành.
13. Tổ chức việc xã hội hóa các hoạt động của đơn vị như liên doanh, liên kết với các đơn vị, công ty… để đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, tổ chức các dịch vụ và dịch vụ văn hóa nhằm cung cấp cho xã hội những sản phẩm, hoạt động văn hóa nghệ thuật có chất lượng. Tìm kiếm nguồn tài trợ từ các đơn vị kinh tế nhằm tăng kinh phí cho các hoạt động văn hóa nghệ thuật quần chúng tiêu biểu của thành phố trên cơ sở hai bên cùng có lợi.
14. Tổ chức khai thác, sử dụng, bảo quản một cách hiệu quả các tài sản, trang thiết bị nhà nước giao, mua sắm cho đơn vị; quản lý sử dụng ngân sách và các nguồn thu chi của đơn vị đúng mục đích, đúng quy định của pháp luật.
15. Thực hiện các báo cáo công tác chuyên đề…thường xuyên, đột xuất theo yêu cầu của cấp trên, tổ chức tốt công tác văn thư, lưu trữ, xây dựng và quản lý cơ sở dữ liệu, tư liệu phục vụ công tác; đảm bảo hậu cần, thông tin liên lạc của đơn vị.
16. Tham mưu, giúp việc cho BGĐ Sở trong việc hoạch định chính sách, quy hoạch đào tạo, định hướng mục tiêu, nhiệm vụ và các giải pháp phát triển, nâng cao chất lượng các hoạt động văn hóa nghệ thuật quần chúng của thành phố. Tham mưu cho BGĐ, Hội đồng thi đua khen thưởng Sở trong việc đánh giá, chấm điểm thi đua hàng năm của TTVH Q/H…
17. Tham mưu cho BGĐ Sở trong công tác liên tịch với tỉnh, thành, nhằm thực hiện chức năng, nhiệm vụ của Trung tâm.
18. Thực hiện một số nhiệm vụ khác theo sự phân công của Giám đốc Sở và Phó Giám đốc phụ trách.