Trường Đại học Việt Nam lần đầu tiên xuất hiện trong xếp hạng QS thế giới 2019

Ngày 7/6/2018, QS Quacquarelli Symonds công bố bảng xếp hạng các trường đại học thế giới 2019 với sự có mặt của hơn 1000 trường đại học ưu tú nhất toàn cầu. Được biết, QS đánh giá và xếp hạng dựa trên các 6 tiêu chí sau: chất lượng giáo dục (chiếm 40%), danh tiếng đối với nhà tuyển dụng (10%), tỷ lệ giảng viên/sinh viên (20%), lịch sử giảng dạy của các giảng viên (20%), tỷ lệ giảng viên quốc tế (5%) và tỷ lệ sinh viên quốc tế (5%).

Những khác biệt trong bảng xếp hạng QS thế giới 2019

Hãy cùng EasyUni tìm hiểu những thay đổi trong bảng xếp hạng năm nay nhé!

Mỹ giữ vững phong độ của mình

Không có gì bất ngờ khi vị trí số 1 của BXH thuộc về Viện Công nghệ Massachuset (MIT), Mỹ. Trường cũng đồng thời phá kỷ lục khi đứng đầu BXH lần thứ 7 liên tiếp. Bên cạnh đó, các trường đại học Mỹ cũng cho thấy sự thống trị khi lần lượt vị trí 2,3,4 thuộc về Đại học Stanford, Đại học Harvard và Viện Công nghệ California. BXH năm nay cũng cho thấy sự ổn định của nhiều trường đại học Mỹ với 11 trường nằm trong top 20, tương đương năm ngoái.

>> Du học Mỹ, cần bao nhiêu tiền?

>> Những lưu ý trong hồ sơ visa du học Mỹ?

UK bền vững!

Sau nhiều năm bất ổn, các trường đại học tại Anh trở nên ổn định hơn trong BXH năm nay. Nhiều trường đại học có vị trí cao hơn năm trước, ngoại trừ 2 trường nằm trong top 10 giảm bậc: Đại học Oxford (5->6), UCL (7->10) do sự vươn lên của Mỹ và ETH Zurich – đại diện từ Thuỵ Sĩ.
Trong khi đó, đối thủ của Oxford là Đại học Cambridge leo lên vị trí số 5 và trở thành trường đại học tốt nhất châu  u. Tuy nhiên, khó có thể phán đoán được điều gì khi Anh chính thức rút khỏi EU trong một vài năm tới.

>> Du học Anh quốc có đắt không?

Úc vắng mặt trong Top 20 QS 2019

Năm ngoái, Đại học Quốc gia Australia là trường duy nhất của Úc lọt vào top 20 BXH toàn cầu. Tuy nhiên, trường tụt 4 bậc trong năm nay và nằm ở vị trí 24. Điều này không hẳn là đáng buồn cho nền giáo dục của xứ sở chuột túi. 5 trong số 7 trường top 100 đã duy trì và cải thiện thứ hạng so với năm ngoái.

2019

2018

Trường Đại học

24

20

Đại học Quốc gia Australia

39

41

Đại học Melbourne

42

50

Đại học Sydney

45

45

Đại học New South Wales

48

47

Đại học Queensland

59

60

Đại học Monash

91

93

Đại học Tây Australia

>> Điều kiện du học Úc có khó không?

NUS, Singapore – trở lại với vị trí ngôi vương Châu Á

Sau 1 năm phải nhường vị trí quán quân các trường Đại học tốt nhất Châu Á cho ngôi trường đồng hương Đại học Kỹ thuật Nanyang (NTU), năm nay Đại học quốc gia Singapore (NUS) đã vượt 4 bậc lên giành lại vị trí ngôi vương Châu Á và đứng thứ 11 trên thế giới.

 Đại học quốc gia Singapore (NUS)
 

Một quốc gia châu Á khác là Trung Quốc cũng cho thấy sự vượt trội khi Đại học Thanh Hoa và Đại học Bắc Kinh lọt vào top 30 thế giới và nới rộng khoảng cách với các trường khác trong nước. Cả hai trường tăng đến 8 bậc và leo lên vị thứ 17 và 30 thế giới. Mặt khác, 6/7 trường đại học tại Hongkong nằm trong BXH đều tụt giảm so với năm trước, chỉ duy nhất Đại học Hongkong tăng 1 bậc lên vị thứ 25 thế giới.

>> Các trường Đại học hàng đầu tại Singapore.

Sự xuất hiện của nhiều gương mặt mới

Đại diện từ Malaysia, Universiti Malaya tăng đến 27 bậc so với 2018 và lần đầu tiên lọt vào top 100 các trường đại học tốt nhất thế giới ở vị trí 87. Trường cho thấy sự tiến bộ không ngừng khi tăng đến 80 bậc trong vòng 5 năm (vị thứ 167 năm 2014). Chúng ta có thể trông đợi vào những sự bất ngờ mà ngôi trường này mang lại trong những năm tiếp theo.

Universiti Malaya

>> Thông tin cần biết khi du học Malaysia

Hai trường Đại học danh dự đó là: Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh (VNUHCM) xếp hạng thứ 701-750 và Đại học Quốc gia Hà Nội (VNU) xếp hạng 801-1000. Tuy không nằm ở những thứ hạng cao, nhưng điều này cho thấy sự tiến bộ của giáo dục nước nhà và được công nhận bởi tổ chức quốc tế uy tín như QS. Việc các trường đại học Việt Nam làm nên điều kì diệu trong các năm tới là điều chúng ta có thể trông chờ.

Kết quả này cũng có ý nghĩa là VNUHCM được xếp vào top 69% trên bảng xếp hạng QS thế giới 2019 và top 4% trên tổng 23,000 trường Đại học trên thế giới.