Từ A-Z Về Máy Làm Lạnh Nước Công Nghiệp – Carno Việt Nam
Máy làm lạnh nước công nghiệp là thiết bị đóng vai trò hết sức quan trọng đối với các lĩnh vực như: ngành nhựa, thực phẩm, dược phẩm,… Tuy được ứng dụng rộng rãi và có đóng góp hỗ trợ rất lớn trong sản xuất nhưng không phải ai cũng hiểu rõ về tính chất, đặc điểm cũng như nguyên lý hoạt động của loại máy này.
Trong bài viết hôm nay, Carno sẽ giới thiệu đến bạn những thông tin chi tiết và đầy đủ nhất về máy làm lạnh nước dùng trong công nghiệp. Hãy cùng theo dõi nhé!
Xem thêm:
1. Tổng quan máy làm lạnh nước công nghiệp
1.1. Máy làm lạnh nước công nghiệp là gì?
Máy làm lạnh nước công nghiệp (water chiller) là một loại thiết bị được sử dụng để hạ nhiệt độ của nguyên vật liệu, đồ vật,… xuống mức cho phép, phù hợp với yêu cầu của sản xuất. Loại máy này sử dụng hệ thống điều hòa không khí trung tâm và sử dụng nước làm chất dẫn truyền hơi lạnh.
Máy làm lạnh nước công nghiệp được dùng để hạ nhiệt độ của nguyên vật liệu xuống phù hợp với yêu cầu sản xuất
1.2. Các loại máy làm lạnh nước công nghiệp phổ biến
Máy làm mát nước công nghiệp có thể được phân loại theo dòng máy nén khí. Cụ thể như sau:
-
Máy làm lạnh nước sử dụng máy nén khí piston:
Máy làm lạnh chủ yếu thông qua xi lanh, thường có công suất nhỏ hơn 200RT nên chỉ thích hợp cho các công ty có nhu cầu làm lạnh thấp. Loại máy này có thể tích ít, hiệu suất thấp và thường gây tiếng ồn vì vậy thường ít được sử dụng.
-
Máy làm lạnh nước sử dụng máy nén khí trục vít:
Đây là loại máy được sử dụng khá phổ biến hiện nay. Công suất máy thường giao động trong khoảng từ 50RT – 1100RT hoặc lớn hơn. Khi hoạt động, máy sẽ giữ hơi ga trên rãnh trục vít và nén lại. Tiếp đó, ga lạnh sẽ được dẫn vào buồng nén để làm lạnh nước, phục vụ cho nhu cầu sản xuất.
-
Máy làm lạnh nước sử dụng máy nén khí ly tâm:
Loại máy này có công suất khá lớn, trong khoảng từ 500RT – 3000RT nên thích hợp để sử dụng cho các công ty lớn, có nhu cầu làm lạnh cao. Máy có ưu điểm là khả năng làm lạnh nhanh chóng nhưng nhược điểm là kích thước tương đối lớn.
-
Máy làm lạnh nước sử dụng máy nén xoắn ốc:
Máy có công suất khiêm tốn, không vượt quá 200RT nhưng cho hiệu quả làm lạnh khá cao. Dòng máy này có ưu điểm là thiết kế đơn giản, gọn nhẹ.
Ngoài cách phân loại theo máy nén, máy làm lạnh nước công nghiệp còn có thể được phân loại theo thiết bị ngưng tụ với các dòng máy giải nhiệt nước (water-cooled), giải nhiệt gió (air-cold),…
Có nhiều loại máy làm lạnh công nghiệp khác nhau tùy theo nhu cầu sử dụng của doanh nghiệp
HÀNG CÓ SẴN, LIÊN HỆ ĐỂ ĐƯỢC BÁO GIÁ TỐT NHẤT
0986403790 – 0906769585
2. Ưu, nhược điểm của máy làm lạnh nước công nghiệp
2.1. Ưu điểm
Là một trong những máy móc thiết bị ngành nhựa quan trọng, máy làm lạnh nước sở hữu các ưu điểm vượt trội sau:
-
Máy làm lạnh nước công nghiệp được dùng để kiểm soát nhiệt độ khuôn, giúp cải thiện chất lượng cho bề mặt của thành phẩm.
-
Máy có bộ điều khiển bằng vi xử lý và bộ điều chỉnh nhiệt bằng điện tử chính xác, giúp vận hành dễ dàng.
-
Dải công suất của máy lớn, phù hợp với nhiều môi trường làm việc khác nhau, từ công ty ngành nhựa cho đến lĩnh vực xây dựng, chế tạo linh kiện điện tử,…
-
Máy có độ bền cao, vận hành ổn định và thời gian sử dụng khá dài. Đặc biệt, quá trình
lắp đặt máy làm lạnh nước
cũng khá đơn giản.
-
Thông thường, mỗi máy làm lạnh nước sẽ có từ 3 đến 5 cấp giảm tải để người dùng có thể điều chỉnh công suất phù hợp, giúp tiết kiệm điện năng tiêu thụ trong quá trình vận hành.
-
Máy khiến thành phẩm giảm nhiệt nhanh hơn, từ đó làm rút ngắn thời gian sản xuất, nâng cao năng suất lao động.
Máy làm lạnh nước công nghiệp giúp thành phẩm giảm nhiệt nhanh, tăng chất lượng
Tham khảo ngay: Mức giá máy làm lạnh nước công nghiệp tại Carno Việt Nam
2.2. Nhược điểm
Giống như bất kỳ thiết bị máy móc nào, máy làm lạnh nước công nghiệp cũng tồn tại những hạn chế nhất định, bao gồm:
-
Tuy đã được tích hợp bộ phận điều khiển và kiểm soát nhiệt độ điện tử nhưng vẫn cần phải có chuyên viên phụ trách theo dõi, kiểm tra.
-
Các công tác liên quan đến việc vận hành, bảo trì, sửa chữa hệ thống máy khá phức tạp, đòi hỏi người có trình độ chuyên môn cao mới có thể thực hiện được.
-
Khi máy hoạt động cần xây dựng một hệ thống phòng máy riêng.
3. Nguyên lý hoạt động của máy làm lạnh nước công nghiệp
Máy làm lạnh nước công nghiệp hoạt động dựa trên nguyên lý sự chuyển đổi lý tính của trạng thái vật chất. Có thể hiểu đơn giản, trong hệ thống máy, nước sẽ liên tục chuyển đổi trạng thái (từ rắn -> lỏng -> khí và ngược lại), tạo thành một vòng tuần hoàn khép kín. Quá trình chuyển đổi trạng thái này sẽ sản sinh hoặc hấp thụ nhiệt, khiến cho môi trường xung quanh trở nên lạnh đi hoặc nóng lên.
Cụ thể, khi nước chuyển hóa từ thể rắn sang thể lỏng và từ thể lỏng sang thể khí thì sẽ cần sử dụng nhiệt từ môi trường nên làm cho không khí xung quanh mất nhiệt và lạnh đi. Đó là quá trình thu nhiệt. Ngược lại, khi nước chuyển hóa từ thể khí sang thể lỏng rồi từ thể lỏng sang thể rắn thì sẽ tỏa nhiệt, khiến môi trường xung quanh nóng lên.
Máy làm lạnh nước công nghiệp sử dụng áp suất để tách biệt 2 phần nhiệt nóng và nhiệt lạnh này. Phần nhiệt lạnh sẽ được dùng với mục đích làm lạnh nước. Còn phần nhiệt nóng thì sẽ được thải ra môi trường thông qua cooling tower hoặc dùng quạt gió làm mát máy.
Để thấy rõ hơn, bạn có thể xem thêm qua sơ đồ nguyên lý máy làm lạnh nước chiller bên dưới đây:
Máy làm lạnh nước công nghiệp hoạt động dựa trên nguyên lý chuyển đổi lý tính của trạng thái vật chất
4. Ứng dụng của máy làm lạnh nước công nghiệp
Máy làm lạnh nước công nghiệp được ứng dụng rất nhiều trong các lĩnh vực sau:
-
Sử dụng trong
hệ thống làm mát máy ép nhựa
để làm lạnh máy ép khuôn nhựa, máy in màu, giải nhiệt dầu máy qua tấm PHE.
-
Giải nhiệt công nghiệp, làm lạnh trong quá trình pha trộn hóa chất.
-
Cung cấp nước lạnh để pha trộn bê tông dùng trong xây dựng.
-
Làm lạnh trong ngành công nghiệp thực phẩm như sản xuất rượu, bia, nước giải khát,…
5. Cấu tạo của máy
Về cơ bản, máy làm lạnh nước công nghiệp có cấu tạo gồm các bộ phận chính sau:
-
Hệ thống máy nén lạnh:
Có rất nhiều loại, ví dụ như piston, ly tâm, trục vít, xoắn ốc,…
-
Dàn nóng chiller:
Khi vận hành, nước sẽ được bơm qua hệ thống dàn nóng chiller bằng đồng để giải nhiệt cho gas.
-
Dàn bay hơi chiller:
Có 3 loại dàn bay hơi chiller được sử dụng phổ biến hiện nay là loại bay hơi khô, bay hơi ngập dịch và bay hơi bằng tấm PHE
-
Tủ điều khiển:
Dùng để điều khiển quá trình vận hành của máy làm lạnh nước.
Thiết kế hiện đại của máy làm lạnh nước Chiller
6. Quy trình sử dụng và lắp đặt máy làm lạnh nước
Máy làm lạnh nước có cơ chế hoạt động khá phức tạp nên cách sử dụng cũng không hề đơn giản. Do đó, trong phần này Carno xin giới thiệu quy trình sử dụng của máy làm lạnh nước công nghiệp để bạn có thể tham khảo và vận hành tốt hơn, hạn chế các sự cố, hỏng hóc xảy ra.
Bước 1: Chọn vị trí lắp đặt máy
Do máy làm lạnh nước công nghiệp có trọng lượng lớn nên bạn cần lắp đặt ở nơi có bề mặt bằng phẳng, vững chắc để có thể chịu được sức nặng của máy. Lưu ý, cần tránh vị trí có ánh nắng mặt trời chiếu trực tiếp vì sẽ gây ảnh hưởng đến quá trình vận hành của máy.
Bước 2: Kết nối ống nước máy
Cần kết nối máy với hệ thống ống nước bên ngoài để bơm nước vào điều hòa không khí. Ngoài ra, bạn cũng phải lắp thêm các bộ phận khác như: van một chiều, bộ lọc, ống giảm rung, nhiệt kế, đồng hồ đo áp lực,…
Thường thì công việc này sẽ do đơn vị cung cấp máy thực hiện. Tuy nhiên, bạn cũng cần phải nắm rõ quy trình để xử lý khi có sự cố xảy ra.
Bước 3: Kết nối hệ thống điện cho máy
Khi kết nối hệ thống điện cho máy làm lạnh nước công nghiệp, bạn cần chú ý tuân thủ theo các quy định, tiêu chuẩn an toàn về kết nối điện của công trình cơ điện để giúp máy hoạt động ổn định.
Bước 4: Khởi động máy
Trước khi khởi động máy, bạn cần kiểm tra hệ thống điện và nguồn nước xem đã được mở hay chưa. Ngoài ra, hãy lưu ý đến van khóa ống bơm nước, công tắc tủ điện, đồng hồ áp lực máy,… xem có đảm bảo an toàn không.
Tiếp đến, tiến hành khởi động máy và cài đặt thời gian mong muốn. Để dễ hình dung hơn, bạn có thể tham khảo qua video hướng dẫn bên dưới đây:
Bạn có đang quan tâm: Địa chỉ bán máy làm lạnh nước chiller uy tín hàng đầu hiện nay?
7. Hướng dẫn mua máy làm lạnh nước công nghiệp phù hợp với nhu cầu
Để mua được sản phẩm máy làm lạnh nước đảm bảo chất lượng, phù hợp với nhu cầu sử dụng, bạn cần lưu ý các yếu tố sau:
-
Xác định nhu cầu sử dụng
Máy làm lạnh nước chỉ thật sự phát huy hiệu quả khi đáp ứng đúng nhu cầu sử dụng. Do đó, hãy xác định rõ mục đích trước khi quyết định mua máy.
Ví dụ, nếu có nhu cầu sử dụng cao, nên chọn máy có công suất làm lạnh lớn với hệ thống dùng máy nén trục vít hoặc ly tâm. Ngược lại, nếu có nhu cầu sử dụng ít, bạn nên chọn máy làm lạnh nước sử dụng máy nén xoắn ốc với công suất làm lạnh nhỏ hơn.
-
Cân đối ngân sách
Sau khi xác định được nhu cầu, bạn cần tính toán xem mức ngân sách mình có thể chi trả để mua dòng máy có giá phù hợp. Nên tham khảo, tìm hiểu trên mạng và lắng nghe tư vấn của nhân viên bán hàng trước khi quyết định.
-
Chọn đơn vị cung cấp uy tín
Đây là vấn đề cần được hết sức lưu tâm vì một chiếc máy làm lạnh nước kém chất lượng sẽ gây ảnh hưởng lớn đến toàn bộ dây chuyền sản xuất.
Bạn nên chọn mua máy ở đơn vị cung cấp uy tín, hoạt động lâu năm, có các chứng nhận về tiêu chuẩn chất lượng để đảm bảo chất lượng và nhận được các chính sách hậu mãi, bảo hành tốt nhất. Lưu ý, tuyệt đối không mua sản phẩm không có thương hiệu, không có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng.
Carno Việt Nam – Địa chỉ chuyên cung cấp các loại máy móc ngành nhựa chất lượng
Với kinh nghiệm hơn 10 năm trong lĩnh vực sản xuất máy móc thiết bị ngành nhựa, Dongguan Carno Machinery tự hào là một trong những thương hiệu uy tín, chất lượng tại Đông Nam Á, được rất nhiều công ty sản xuất nhựa tin tưởng lựa chọn hiện nay.
Do đó, nếu có nhu cầu mua máy làm lạnh nước công nghiệp giá tốt nhất với chất lượng đảm bảo, quý khách hàng hãy liên hệ ngay với Carno Việt Nam để được tư vấn, hỗ trợ nhanh chóng nhất!
Mục lục bài viết
CÔNG TY TNHH MACHINERY CARNO VIỆT NAM
Phone 0986403790
Hotline 0906769585 – 0986403790
Email [email protected]
Miền Bắc
Dự án Dabaco Lạc Vệ, Huyện Tiên Du, Tỉnh Bắc Ninh, Việt Nam.
Miền Nam
Số 135 Bưng Ông Thoàn, Phường Phú Hữu, TP. Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh.