TỰ ĐÁNH GIÁ BẢN THÂN TRONG CÔNG VIỆC NHƯ THẾ NÀO LÀ CHÍNH XÁC?

Phương pháp tự đánh giá bản thân trong công việc giúp cho mỗi cá nhân có thể tìm ra hướng giải quyết cho những hạn chế gây ảnh hưởng đến kết quả làm việc, đồng thời nắm bắt cơ hội phát huy những điểm tích cực để phát triển sự nghiệp bản thân.

Để thực hiện đánh giá bản thân một cách chính xác và giúp bạn có cách đo lường hiệu quả làm việc tốt nhất, hãy cùng Acabiz tìm ra câu trả lời cho những câu hỏi ngay dưới đây!

Bạn là người thế nào trong mắt đồng nghiệp?

Hãy thẳng thắn đối diện với những nhận xét từ chính đồng nghiệp làm cùng với bạn. Bạn có thể chủ động xin ý kiến đánh giá của đồng nghiệp về thái độ, năng suất và hiệu quả làm việc mà họ nhìn thấy được. Đừng xem đó là những chỉ trích mang tính tiêu cực, những nhận xét này có giá trị cao, giúp bạn xây dựng bản đánh giá công việc một cách thực tế nhất. Những góp ý về hạn chế còn là cơ hội để bạn nhận ra lỗi sai để sửa chữa và dần hoàn thiện mình.

Bạn đã học hỏi được gì?

Trong công việc thường ngày, bạn có thể dễ dàng quan sát và tìm kiếm được những đồng nghiệp giỏi, có kỹ năng làm việc tốt. Việc so sánh bản thân mình với những đồng nghiệp ưu tú sẽ giúp bạn đánh giá năng lực và kỹ năng của bản thân còn đang thiếu sót ở điểm nào? Những điểm mạnh của đồng nghiệp mà bạn cần phải học tập để có thể nâng cao kỹ năng chuyên môn công việc và vượt qua bản thân mình ở hiện tại.

Hạn chế trong công việc của bạn là gì?

Biết đối diện với những nhược điểm và hạn chế của mình trong quá trình làm việc là một phần quan trọng để bạn đánh giá và có những phương pháp cải thiện mình hiệu quả. Nếu như bạn bộc lộ nhược điểm yếu kém trong kỹ năng, kiến thức chuyên môn thì phương pháp dành cho bạn đó chính là bỏ thêm thời gian, công sức để trau dồi, học hỏi, tham gia các khóa học đào tạo chuyên sâu để nâng cao kỹ năng cho mình. Còn nếu như nhược điểm của bạn nằm ở thái độ cư xử, thay đổi mình từ những lời khuyên của cấp trên, đồng nghiệp là biện pháp tốt nhất giúp bạn giải quyết vấn đề.

Thành tựu đáng tự hào nhất của bạn đến bây giờ?

Điểm ra những thành tựu công việc mà bạn đã đạt được trong thời gian qua chính là cách bạn thể hiện sự tôn trọng và tự hào về bản thân mình. Đừng ngại tự công nhận những kết quả tốt mà mình đã làm được vì đó chính là động lực khuyến khích, giúp bạn tự tin tiến lên phía trước và cố gắng đạt được những thành công tiếp theo trong sự nghiệp.

Điều gì khiến bạn tốn quá nhiều thời gian?

Cách sử dụng và quản lý thời gian cho các đầu mục công việc có hợp lý hay không đều ảnh hưởng đến năng suất và hiệu quả làm việc của bạn. Nếu như bạn đang dành quá nhiều thời gian để làm một việc nào đó mà vẫn chưa đi đến kết quả nhất định hãy dừng lại đưa ra đánh giá và quyết định có nên tiếp tục hay không? Có cần sự hỗ trợ của đồng nghiệp hay không? Để không bị ảnh hưởng đến các công việc khác. Đặc biệt là cố gắng tránh dành thời gian quý giá của mình vào những hoạt động không liên quan đến công việc, các hoạt động không quan trọng,…vì nó sẽ chẳng đem lại lợi ích gì cho bạn cả.

Bạn đã đi được bao xa?

Ai cũng có những mục tiêu sự nghiệp cụ thể và được sắp xếp theo mức độ quan trọng từ thấp đến cao. Mục tiêu sự nghiệp này sẽ là cơ sở để bạn lựa chọn công việc phù hợp để làm và tập trung đi đúng định hướng tương lai. Chính vì vậy, đánh giá bản thân bằng cách nhìn lại chặng đường làm việc của mình đã tiến bộ được bao nhiêu so với thời điểm xuất phát để xem rằng bạn đang sắp đạt được mục tiêu sự nghiệp hay chưa?

 

>> Làm thế nào để giữ chân nhân viên giỏi

>> Bạn có biết 20 biểu hiện của nhân tài không?

Bạn sẽ thăng chức hay đuổi việc mình nếu bạn đóng vai trò là sếp?

Đặt mình vào vị trí của cấp trên và đánh giá bản thân sẽ giúp cho bạn có cái nhìn đa chiều hơn trong mọi vấn đề. Bạn đừng nên chỉ chăm chăm nhìn vào lợi ích cá nhân mà hãy nghĩ đến suy nghĩ của sếp sẽ đánh giá bạn ở mức độ nào? Và nếu bạn là sếp, bạn sẽ muốn mình làm được điều gì từ chính bản thân bạn?

Trả lời được tất cả những câu hỏi trên là bạn đã đạt được thành công trong việc tự đánh giá bản thân mình. Hy vọng rằng, thông tin bài viết sẽ giúp ích cho bạn có thể tìm ra cách đánh giá phù hợp cho bản thân để từ đó có cách giải quyết vấn đề, khắc phục những hạn chế để phát huy tối đa năng lực chuyên môn mà mình có thể ứng dụng để phát triển công việc hằng ngày.