Từ văn hóa Ả Rập đến quá trình giao lưu và hội nhập của người Chăm ở An Giang | Tạp chí Khoa học – Trường Đại học Cửu Long
Mục lục bài viết
Tóm tắt
An Giang là tỉnh nằm trong vùng Đồng bằng sông Cửu Long của Việt Nam, được nhiều người biết đến với sự đa dạng văn hóa của bốn dân tộc anh em bao gồm Kinh, Hoa, Khmer và Chăm (theo Hồi giáo Chăm Islam). Trong đó, văn hóa Chăm Islam có những giá trị bản sắc đặc trưng của văn hóa Ả Rập từ khi du nhập vào Việt Nam. Tuy nhiên, nghiên cứu thực tế cho thấy người Chăm không chỉ lưu truyền những yếu tố văn hóa Chăm Islam từ thế hệ này sang thế hệ khác trong cộng đồng mà còn tiếp nhận những yếu tố văn hóa Việt trong quá trình sinh sống trên vùng đất An Giang. Điều đó được thể hiện rõ nét qua những thay đổi trong đời sống kinh tế – xã hội của họ như trang phục, lễ cưới hay xây dựng nhà cửa…
Từ khóa: tỉnh An Giang, văn hóa Ả Rập, Hồi giáo chăm Islam