Tư vấn kinh nghiệm sửa nhà đẹp A – Z chuyên nghiệp miễn phí

Ngôi nhà bạn ở đang dần xuống cấp và cũ kỹ không còn phù hợp với nhu cầu sống hiện tại? Hay đơn giản bạn muốn khoác bộ cánh mới sang trọng, đẹp mắt cho không gian sống thân yêu của mình mà không cần tốn quá nhiều thời gian cũng như chi phí cho việc xây mới nhưng thực tế bạn không biết bắt đầu từ đâu, cần lưu ý những gì đồng thời cần phải làm gì? Với tất tần tật kinh nghiệm của mình, đội ngũ kỹ sư của Nami Design sẽ giải đáp và tư vấn kinh nghiệm sửa nhà đẹp từ A đến Z miễn phí cho bạn.

Kinh nghiệm sửa chữa nhà đẹp từ A – Z

Xác định rõ kế hoạch

Khi bạn muốn sửa chữa nhà thì công việc tiên quyết đầu tiên cần thực hiện đó chính là lên kế hoạch cụ thể về việc sửa chữa để từ đó xác định đúng loại hình cải tạo nhà: thay thế sửa chữa và duy trì, tân trang & nâng cấp hay là xây dựng lại. Một kế hoạch chuẩn cần thể hiện chi tiết được các vấn đề dưới đây:

  • Đầu tiên vị trí, số lượng cùng khu vực cần tư vấn sửa chữa: Để có thể đưa ra được một kế hoạch thiết kế cũng như dự trù được ngân sách chính xác thì gia chủ cần xác định được vị trí nào cần cải tạo, phòng nào, số lượng như nào,…

  • Điểm thứ hai quan trọng không kém đó chính là mục đích sử dụng của bạn sau khi thực hiện sửa chữa nhà là gì? Việc đưa ra được mục đích này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến thiết kế và ngân sách cho từng khu vực. Nói cách dễ hiểu ví dụ như: Mục đích của bạn là mở rộng không gian phòng bếp để có không gian nấu nướng rộng rãi hơn thì dĩ nhiên bản thiết kế buộc phải thu hẹp các không gian khác lại. Hay giả sử mục đích bạn sửa chữa để bán lại thì bạn sẽ hướng đến tiết kiệm ngân sách hơn.

  • Cuối cùng không thể không kể đến đó chính là thời gian sửa chữa nhà: Cần xác định được khi nào bắt tay vào làm và thời điểm sửa chữa xong là khi nào để từ đó có được một kế hoạch hợp lý.

Xác định kế hoạch

Dự trù các khoản kinh phí

Trên thực tế thì quy mô sửa chữa của một căn nhà thường bị phụ thuộc bởi nhân tố kinh phí. Nhằm để quản lý tốt các khoản kinh phí tránh phát sinh thì gia chủ cần đưa ra được một bản hoạch định chi phí bao gồm những khoản phí trong sửa chữa nhà.

Thông thường, những khoản phí khi sửa chữa nhà bao gồm:

  • Thứ nhất là chi phí thiết kế.

  • Thứ hai chi phí thuê đội thi công (nhà thầu).

  • Thứ ba những chi phí liên quan đến vật tư cũng như nội thất.

  • Thứ tư các khoản phí vận chuyển nội thất, thiết bị ra ngoài trước khi tiến hành thi công sửa chữa nhà.

  • Cuối cùng khoản chi phí dự phòng.

Để đảm bảo quá trình sửa chữa nhà phù hợp với bạn về cả công năng lẫn kinh phí thì bạn cần bàn bạc và thống nhất cùng kiến trúc sư, đơn vị tư vấn dịch vụ sửa nhà hà nội về giới hạn mà bạn có thể bỏ ra cho việc thiết kế cũng như cải tạo.

Chọn lựa thiết kế

Hiện nay, có rất đa dạng các phong cách cho các gia chủ lựa chọn từ cổ điển, tân cổ điển cho đến hiện đại. Tuy nhiên bạn cần phải lựa chọn sao cho thật hài hòa giữa nội thất và ngoại thất, giữa phần không sửa chữa với phần thực hiện sửa chữa để tránh tình trạng khập khiễng mất đi sự cân đối.

Lựa chọn thiết kế

Vấn đề phong thủy

Người Việt từ xưa đến nay đều quan niệm rằng ngôi nhà chính là nền móng của một gia đình và nó gắn liền với vận mệnh của gia chủ. Do đó nên việc tu sửa hay cải tạo lại nên quan tâm đến vấn đề phong thủy để tránh những điều kiêng kỵ. Nếu không có thời gian đến gặp các chuyên gia phong thủy thì gia chủ có thể tìm hiểu thông qua sách báo và trang tử vi để xem các hướng, các màu hợp mệnh nhằm duy trì những dòng năng lượng tốt cho căn nhà.

Xem xét lại kết cấu nhà

Khi bạn muốn thực hiện cải tạo nhà, nâng cấp, nới rộng diện tích hay thêm tầng thì bạn cần xem xét, khảo sát thật kỹ nền móng nhà cũ xem liệu rằng nó đủ chắc chắn không bởi lẽ móng nhà chính là nền tảng nâng đỡ một căn nhà. Để chắc chắn bạn cần nên dùng bản kết cấu căn nhà cũ nhờ kiến trúc sư hoặc những đơn vị tư vấn sửa nhà tính toán xem phương án sửa chữa của bạn liệu nền móng cũ có thực sự chịu lực được hay không?

Các thủ tục sửa chữa nhà bạn cần biết

Có 2 trường hợp thủ tục sửa nhà mặt đất bạn cần lưu ý: 

  • Thứ nhất: Sửa nhà có thay đổi kết cấu chịu lực

Có thể kể đến một vài công việc như: Đúc thêm cầu thang, đập cầu thang xương cá cũ để đúc cầu thang mới dạng bản. Đúc thêm các cột, xây thêm sàn, nâng tầng, đúc thềm ô văng, gia cố lại nền móng, xử lý nghiêng nhà, lún nhà,…

  • Thứ hai: Sửa nhà nhưng không làm thay đổi kết cấu chịu lực

Đây là việc sửa chữa không thay đổi kết cấu hệ ngôi nhà. Có thể kể đến như: xây ngăn phòng, xây lại hộp gen, đập nhà vệ sinh cũ xây mới, nâng nền, ốp lát lại gạch, lăn sơn, làm lại hệ thống ống nước. Sửa chữa đường điện ( tân trang hệ thống chiếu sáng) Đóng thạch cao trần (phòng), lắp vách ngăn kính, lắp đặt hệ thống nước nóng năng lượng mặt trời,…

Trong trường hợp ngôi nhà của bạn xuống cấp quá trầm trọng, hay diện tích nhà quá nhỏ, muốn cơi nới thêm. Điều này làm thay đổi quy mô kết cấu của ngôi nhà, lúc này bạn cần xin giấy phép sửa chữa. Đồng thời cần chuẩn bị hồ sơ kiểm định móng trước khi tiến hành thi công. Để được cấp phép sửa chữa, cần phải làm hồ sơ và nộp lên các cơ quan thẩm quyền để xin cấp phép.

 

Khi nào cần xin giấy phép

Quy trình các bước thực hiện thủ tục sửa chữa nhà 

Địa điểm nộp hồ sơ: Uỷ ban nhân dân cấp Quận/Huyện 

Hồ sơ xin phép sửa chữa bao gồm các giấy tờ dưới đây:

  • Hồ sơ kiểm định;

  • Bản vẽ xin phép sửa chữa;

  • Chủ quyền ngôi nhà

  • Lệ phí trước bạ;

  • Biên bản cam kết không ảnh hưởng đến các hộ xung quanh;

  • Biên bản xác nhận chữ ký.

Lưu ý: Thời gian giải quyết thủ tục xin cấp phép là 20 ngày làm việc kể từ khi nộp hồ sơ cho cơ quan có thẩm quyền giải quyết.

  • Sau khi có giấy phép: Nộp lại bản vẽ xin phép và hồ sơ pháp lý của nhà thầu cho cán bộ phụ trách về xây dựng tại phường/xã địa phương.

  • Chuẩn bị thi công: Treo bảng thông tin công trình, giấy phép xây dựng có đính kèm dấu của cơ quan pháp lý.

Đối với trường hợp sửa nhà không thay đổi kết cấu chịu lực: Thủ tục sửa nhà khá đơn giản về hồ sơ gồm: Đơn xin sửa chữa nhà nộp cho cán bộ phụ trách xây dựng của Phường. Thời gian thực hiện: tùy theo quy định của từng địa phương.

Lưu ý: Vấn đề cấp phép xây dựng nhà cấp 4 – khi sửa nhà cấp 4 mà không nâng tầng. Thì được xét vào trường hợp 2 (không thay đổi kết cấu chịu lực)

Còn sửa nhà cấp 4, cấp 3, cấp 2, cấp 1 đều phải xin giấy phép xây dựng của các cơ quan có thẩm quyền.

Dự án sửa nhà chung cư tại Thanh Xuân, Hà Nội

Dưới đây là một số hình ảnh cải tạo và sửa nhà căn hộ chung cư của gia đình anh Vũ (Thanh Xuân, Hà Nội) dưới sự tư vấn và thi công của Nami Design.

Anh Vũ có chia sẻ: “Gia đình tôi mới chào đón thêm thành viên mới nên có nhu cầu cải tạo, nâng cấp lại ngôi nhà. Đây là căn hộ được bố mẹ cho nên thời gian sử dụng đã lâu, tường, trần nhà đã có dấu hiệu xập xệ, nứt vỡ. Ngoài ra, tôi muốn mở rộng thêm diện tích phòng ngủ, cải tạo lại phòng khách, phòng bếp theo nhu cầu sử dụng của gia đình tôi”.

Mong muốn của gia đình anh Vũ là tạo một không gian mới có sự tiện nghi, hiện đại, các khu vực sinh hoạt được bố trí khoa học. Trong đó, màu trắng là tông màu chủ đạo cho toàn bộ ngôi nhà bởi vợ chồng anh Vũ là người khá ưa sạch sẽ.

 

Dưới đây là hình ảnh căn hộ trước khi cải tạo với khá nhiều bất cập và dấu hiệu cũ hỏng, xuống cấp. Bên trong không có nội thất, không gian sinh hoạt được bố trí chưa hợp lý, nền nhà có dấu hiệu sụt lún, nhiều bức tường cũ nát, bong tróc.

Các bức tường ẩm mốc, nền nhà nứt, có dấu hiệu sụt lún Dầm cột bị lộ ra ngoài khiến căn hộ khá kém vuông vắn

Dựa theo kinh nghiệm và các yêu cầu của gia chủ, chúng tôi quyết định tiến hành sửa chữa các hạng mục sau:

Xử lý chân tường bị nứt, sụt lún: Cải tạo phần chân tường bị nứt bằng cách phá dỡ phần tường không phía trên dầm và xử lý phần dầm móng bằng cách đổ thêm một đoạn dầm. Ngoài ra, chúng tôi có cấy dầm lên sàn nhà cũ trước khi xây tường mới.

Phần chân tường có dấu hiệu bong tróc và sụt lún

Cấy dầm mới: Chúng tôi cấy dầm và sàn mới vào sàn nhà cũ để mở rộng thêm diện tích sinh hoạt cho gia chủ. Đồng thời, đảm bảo sự thuận tiện hơn trong quá trình sử dụng. Ngoài ra, chúng tôi có bỏ phần nhỏ bê tông bọc thép để lộ phần thép cũ, buộc nối thép mới với nhau và đổ lại bê tông.

Xử lý chân tường bong tróc, sụt lún: Để giải quyết phần chân tường bong tróc, chúng tôi sẽ bóc các lớp vừa trát từ chân tường với độ cao khoảng 3 hàng gạch từ cốt sàn cũ. Sau đó, tiến hành trát xi măng mác cao và sử dụng lớp vữa bảo vệ khoảng 100cm từ cốt sàn nhà. Sau cùng là phủ lớp sơn chống thấm để tường nhà được bền đẹp dài lâu.

Lát sàn gỗ: Đây là phương án khá phù hợp đối với nhà chung cư. Chúng tôi ưu tiên sử dụng loại sàn gỗ công nghiệp cao cấp, màu xám ghi hiện đại, sang trọng, phù hợp với mọi phong cách thiết kế.

Sơn tường: Phần sơn tường cũ có dấu hiệu ẩm mốc, kém thẩm mỹ nên chúng tôi quyết định thi công sơn lại tường. Do diện tích khoảng 90m2 nên ưu tiên chọn những màu sơn có tông sáng nhưng không quá chói để mở rộng không gian. Ví dụ như màu kem, trắng, be, xám,..

Cải tạo ban công: Theo như kết quả khảo sát của đội ngũ thi công Nami Design, phần ban công của ngôi nhà có dấu hiệu nứt cổ tường trầm trọng, gây ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ và có nguy cơ thấm nước rất cao. Vì vậy, chúng tôi đã tiến hành đục bỏ một phần phía ngoài để xây lại các mạch vữa từ chân tường, sau đó trát bằng xi măng mác cao. Sau đó, xây vát góc để tránh tình trạng nước đọng ở phần chân tường giao với trần nhà.

Cải tạo phòng khách: Phòng khách được bóc tách toàn bộ nền nhà cũ và lát sàn gỗ cao cấp, hiện đại. Nội thất không quá rườm rà bao gồm ghế sofa, bàn trà, tivi, kệ tivi và một số vật dụng trang trí khác.

Nội thất phòng khách được trang bị khá đơn giản, tập trung vào công năng sử dụng du an sua nha dep chung cu tai thanh xuan

Tu sửa, cải tạo phòng bếp: Tập trung vào công năng sử dụng của nội thất, giúp không gian tiện lợi và gọn gàng hơn. Màu sắc nên lựa chọn màu trung tính đơn giản để giảm thiểu sự bức bí, ngột ngạt. Đặc biệt, chúng tôi có bố trí phòng bếp liền kề với phòng khách để tạo không gian mở cho ngôi nhà. Ngoài ra, phần tủ bếp dưới được làm bằng gỗ nhựa picomat giúp hạn chế độ ẩm tối đa. 

du an sua nha dep chung cu tai thanh xuan 6

Sửa chữa và cải tạo phòng ngủ: Do phòng ngủ cũ có diện tích khá nhỏ, nội thất sơ sài nên chúng tôi đã cải tạo, mở rộng không gian. Chúng tôi ưu tiên những món đồ đa năng, giường và tủ có nhiều hộc, ngăn để đựng thêm đồ dùng sinh hoạt mà không tốn nhiều diện tích. Theo đó, chất liệu gỗ công nghiệp MDF chống ẩm được lựa chọn với ưu điểm không bị cong vênh, phai màu. Phòng ngủ của bé trai lớn có sử dụng giường tầng và tủ âm tường giúp tối ưu diện tích hiệu quả.

du an nha dep chung cu tai thanh xuan 7 du an sua nha dep chung cu tai thanh xuan 8

Cải tạo nhà vệ sinh: Khu vực nhà vệ sinh được cải tạo lại hoàn toàn với các vật dụng thiết yếu như: bồn cầu, bồn rửa mặt, bồn tắm,…Ngoài ra, chúng tôi có nâng cấp hệ thống dẫn nước để tránh bị rò rỉ và thoát nước tốt. Từ đó, mang tới môi trường sinh hoạt sạch sẽ, tạo cảm giác thư giãn cho người dùng.

du an sua nha dep chung cu tai thanh xuan 9

Nami Design – Đơn vị tư vấn sửa nhà và thi công uy tín

Nami Design là nơi quy tụ những kiến trúc sư, thợ xây sửa nhà chuyên nghiệp, giàu tâm huyết chuyên sửa chữa nâng cấp nhà cũ thành nhà mới chiếm được sự hài lòng của quý khách hàng. Theo đó, chúng tôi luôn triển khai đa dạng hạng mục sửa chữa với quy trình làm việc chuyên nghiệp.

hạng mục sửa chữa

Mong rằng những chia sẻ trên đây sẽ giúp gia chủ có thật nhiều kiến thức bổ ích trong việc cải tạo nhà cũ. Nếu như ai trong chúng ta có nhu cầu tư vấn sửa nhà thì hãy liên hệ với Nami Design thông qua số hotline: 0353 225 225 để được tư vấn miễn  phí.

Xem thêm: Báo giá sơn sửa nhà tại Hà Nội uy tín, chuyên nghiệp

ID bài viết: 235987