ứng dụng auxin cho cây trồng – Tài liệu text
Mục lục bài viết
ứng dụng auxin cho cây trồng
Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (759.74 KB, 18 trang )
BỘ CÔNG THƯƠNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THỰC PHẨM TP.HCM
KHOA CÔNG NGHỆ SINH HỌC & KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG
MÔN : SINH LÝ THỰC VẬT
ĐỀ TÀI:
GVHD: HỒ VIẾT THẾ
NHÓM : APPLE
Tp. HCM, tháng 04, năm 2014
* *
ỨNG
DỤNG
CỦA
AUXIN
CHO
CÂY
TRỒN
G
Ứng dụng của auxin cho cây trồng GVHD: Hồ Viết Thế Nhóm: Apple
Mục Lục
SINH LÝ THỰC VẬT Trang 2
Ứng dụng của auxin cho cây trồng GVHD: Hồ Viết Thế Nhóm: Apple
Lời mở đầu
Như chúng ta đã biết, nước ta là một nước nông nghiệp. Chính vì lẽ đó mà các công trình
nghiên cứu về thực vật ngày một phát triển và mang lại ý nghĩa vô cùng to lớn. Từ các
công trình nghiên cứu đó mà ta có thể dựa vào các đặc điểm sinh lí của thực vật, kiểm
soát được sự phát triển của nó, cũng như có thể chủ động trong việc phòng ngừa sâu bệnh,
kích thích sinh trưởng và nâng cao chất lượng, năng suất cây trồng.
Ngày nay, ngoài sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật, phân bón hóa học…, bà con nông
dân còn sử dụng các chất sinh trưởng cho cây trồng của mình. Bên cạnh nhiều chất sinh
trưởng đã và đang được nghiên cứu thì Auxin là một chất sinh trưởng được sử dụng khá
phổ biến. Để giúp mọi người biết và hiểu rõ hơn về Auxin, nhóm Apple xin gửi đến thầy
và các bạn bài tiểu luận này. Do đây là lần đầu tiên nhóm nghiên cứu về đề tài này, nên
cũng khó tránh khỏi sai sót, rất mong nhận được sự góp ý từ phía thầy và các bạn. Nhóm
xin chân thành cảm ơn!
Nhóm Apple
SINH LÝ THỰC VẬT Trang 3
Ứng dụng của auxin cho cây trồng GVHD: Hồ Viết Thế Nhóm: Apple
DANH SÁCH NHÓM
STT MSSV HỌ VÀ TÊN
1 2008120164 Đỗ Thành Đạt
2 2008120329 Trần Thị Mãi
3 2008120158 Phạm Thị Quỳnh Như
4 2008120144 Võ Công Kha
5 2008120222 Nguyễn Vũ Linh
SINH LÝ THỰC VẬT Trang 4
Ứng dụng của auxin cho cây trồng GVHD: Hồ Viết Thế Nhóm: Apple
I. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ AUXIN
1. Khái niệm :
“Auxin” bắt nguồn từ tiếng Hy Lạp – auxien nghĩa là tăng trưởng, là một hợp
chất tương đối đơn giản, có nhân indole. Thông thường, các chất gọi là auxin nếu
chúng có khả năng kích thích các tế bào thực vật phát triển, mặt khác sinh trưởng
2. Phân loại auxin:
Nhóm Auxin gồm các chất chính: -Acid Indolacetic (IAA), (-Naptilacetic
-NAA), (-Naptilacetic -NAA) và Acid Indolbutilic (IBA).
Cũng có thể phân loại auxin thành 2 loại như sau:
o Auxin tự nhiên: IAA, PAA,…
o Auxin tổng hợp: α-NAA; IBA; 2,4 D; 2,4,5T;…
3. Bản chất hóa học:
Là β indol axetic axit mà tiền thân là tryptophan có công thức nguyên là:
C
10
H
9
O
2
N.
4. Sự tổng hợp và phân giải
auxin:
Sự tổng hợp auxin:
o Cơ quan chính tổng hợp auxin trong cây là chồi ngọn. Từ đấy, nó được vận chuyển
phân cực khá nghiêm ngặt xuống các cơ quan phía dưới theo hướng gốc (không vận
chuyển ngược lại), nên càng xa đỉnh ngọn thì hàm lượng của auxin càng giảm dần.
o Ngoài chồi ngọn ra thì các cơ quan còn non đang sinh trưởng cũng có khả năng tổng
hợp một lượng nhỏ auxin như lá non, quả non, phôi hạt…
Sư phân giải:
o Auxin trong cây có thể bị phân hủy sau khi đã sử dụng xong hoặc bị dư thừa trong
cây, IAA bị phân hủy thành sản phẩm không có hoạt tính sinh lý. Sự phân hủy có thể
bằng enzym IAA – oxidaza, hoặc bằng quang oxi hóa, trong đó con đường oxi hóa
được xúc tác bằng enzym IAA – Oxidaza là quan trọng nhất. Đây là một enzym có
hoạt tính mạnh nhất trong rễ cây, vì khi xuống rễ auxin không vận chuyển ngược lại
SINH LÝ THỰC VẬT Trang 5
Ứng dụng của auxin cho cây trồng GVHD: Hồ Viết Thế Nhóm: Apple
được mà bị phân hủy. Sản phẩm của phân hủy IAA không còn hoạt tính sinh lý (3-
metylen oximdole).
Sự chuyển hóa thuận nghịch giữa dạng auxin tự do và auxin liên kết:
o Auxin có thể ở dạng tự do có hoạt tính sinh lý nhưng hàm lượng dạng này chỉ chiếm
khoảng 5% hàm lượng IAA trong cây.
o Chủ yếu IAA ở dạng liên kết với một số chất khác như liên kết với axit amin (IAA –
glyxin, IAA – aspartar, IAA – alanin …) hoặc với đường (IAA – glucosit, IAA-
glucan…). IAA liên kết không có hoạt tính sinh lý hoặc có hoạt tính rất thấp. Chúng
là dạng dự trữ IAA để khi cần thiết thì giải phóng IAA tự do. Hai dạng auxin này có
thể biến đổi thuận nghịch cho nhau khi cần thiết:
IAA tự do ⇔ IAA liên kết
o Có thể xem ba quá trình: tổng hợp, phân hủy và chuyển hóa thuận nghịch giữa hai
dạng auxin là sự điều chỉnh hàm lượng của auxin trong cây, đảm bảo cho cây sinh
trưởng bình thường. Khi trong cây thiếu auxin cho sinh trưởng thì auxin lập tức
được tổng hợp mới hoặc chuyển từ dạng liên kết sang dạng tự do. Ngược lại, khi dư
thừa hoặc đã sử dụng xong thì chúng có thể bị phân hủy hoặc chuyển sang dạng liên
kết không hoạt tính.
SINH LÝ THỰC VẬT Trang 6
Ứng dụng của auxin cho cây trồng GVHD: Hồ Viết Thế Nhóm: Apple
Sơ đồ quá trình trao đổi chất của auxin trong cây: Sự tổng hợp, sự phân hủy và sự chuyển
hóa thuận nghịch giữa dạng tự do và dạng liên kết:1, 2, 3, 4, 5: Các phản ứng tổng hợp
IAA; 6: phản ứng phân hủy IAA; 7. Phản ứng chuyển hóa IAA thành IAA liên kết
II. CƠ CHẾ TÁC DỤNG CỦA AUXIN
Hiệu quả đặc trưng nhất của auxin là kích thích quá trình sinh trưởng cơ quan
và toàn cây thông qua sự sinh trưởng dãn của tế bào. Sự dãn của tế bào làm tăng
kích thước và thể tích của chúng xảy ra do hai hiệu ứng: Sự dãn của thành tế bào và
sự tăng thể tích, khối lượng chất nguyên sinh.
Sự dãn của thành tế bào:
o Sự dãn của thành tế bào có ý nghĩa quyết định trong việc tăng kích thước tế bào.
Thành tế bào được cấu tạo bằng các phân tử xelulose. Chúng liên kết với nhau bằng
các cầu nối ngang polyxacarit tạo nên một cấu trúc rất bền chặt về mặt cơ học. Chất
nguyên sinh được bao bọc bằng một cái “ hộp” xelulose bền chặt như một cái “hộp
gỗ”. Để sinh trưởng được, tế bào thực vật không thể vứt bỏ cái vỏ bọc đó như côn
trùng hay giáp xác lột xác để tranh thủ lớn lên khi vỏ mới còn đang hình thành. Vậy
tế bào thực vật làm cách nào để có thể dãn ra được? Vai trò của auxin trong sự dãn
của tế bào như thế nào?
o Chỉ có một cách duy nhất để giải thích sự dãn của tế bào thực vật là phải làm thay
đổi trạng thái cấu trúc của thành tế bào để nó có thể dãn ra được. Muốn vậy thì trước
SINH LÝ THỰC VẬT Trang 7
Ứng dụng của auxin cho cây trồng GVHD: Hồ Viết Thế Nhóm: Apple
hết các cầu nối ngang liên kết các phân tử xelulose phải bị cắt đứt để cho các sợi
xelulose lỏng lẻo mới có thể trượt lên nhau mà dãn ra. Enzym phân hủy cầu nối
ngang này là pectin metyl esterase (pectinase).
o Điều kiện hoạt động của enzym này là pH thấp (4-5), trong khi đó, pH của chất
nguyên sinh gần trung tính. Để có được độ pH thấp cho enzym pectinase hoạt động
thì ion H
+
phải được bơm từ chất nguyên sinh vào thành tế bào nhờ các bơm H
+
(bơm proton) nằm trên màng sinh chất (plasmalem) hoạt động. Đây là các bơm trao
đổi H
+
hoạt động thường xuyên trong tế bào. Tuy nhiên, không phải lúc nào bơm
proton cũng hoạt động mà chúng chỉ hoạt động khi có mặt của auxin (IAA). Như
vậy, auxin chỉ có tác dụng kích thích bơm H
+
trên màng plasmalem hoạt động để
bơm H
+
vào thành tế bào, làm giảm pH trong thành xuống 4-5. Khi enzym pectinase
này hoạt động thì các cầu nối giữa các sợi xelulose bị cắt đứt và các sợi xelulose có
thể trượt tự do khi có lực dãn. Lực gây nên sự dãn của thành tế bào là sức trương (P)
của tế bào do quá trình hút nước thẩm thấu vào không bào (giống như ta bơm không
khí vào quả bóng cao su làm cho thành cao su dãn ra).
Tăng thể tích và sinh khối tế bào:
o Tăng thể tích: Khi các sợi xelulose được tự do dãn ra thì chỉ cần có một lực dãn là
gây nên sự dãn của thành tế bào để tăng thể tích tế bào. Lực cho các sợi xelulose dãn
ra là áp lực trương của tác động lên thành tế bào khi không bào hấp thu nước thẩm
thấu cho đến lúc bão hòa. Quá trình dãn này cũng tương tự như khi ta bơm không
khí vào quả bóng cao su cho thành quả bóng dãn ra. Sau đó thì các cầu nối ngang
được hình thành lại để ổn định trạng thái tế bào mới dãn ra.
o Tăng sinh khối: Song song với việc dãn thành tế bào thì khối lượng chất nguyên sinh
và kích thước thành tế bào cũng tăng lên. Do vậy các quá trình sinh tổng hợp mới
các cấu tử cấu tạo nên chất nguyên sinh và thành tế bào như protein, photpholipit,
axit nucleic, xelulose, pectin…cũng được tăng cường. Vai trò của auxin trong giai
đoạn này là hoạt hóa gen cho các quá trình sinh tổng hợp mới các chất này:
SINH LÝ THỰC VẬT Trang 8
Ứng dụng của auxin cho cây trồng GVHD: Hồ Viết Thế Nhóm: Apple
Sự sinh trưởng của tế bào và của cây có được là do sự kết hợp hài hòa giữa hai
quá trình: thành tế bào dãn và sinh khối, thể tích tế bào tăng. Quá trình sinh trưởng
dãn của tế bào tiếp tục cho đến khi trưởng thành đạt kích thước ổn định.
III. HIỆU QUẢ SINH LÝ CỦA AUXIN
1. Kích thích tế bào dãn theo chiều ngang:
Làm cho tế bào phình to lên chủ yếu theo hướng ngang của tế bào. Sự dãn của
các tế bào gây nên sự tăng trưởng của cơ quan và toàn cây. Auxin có hai hiệu quả
lên sự dãn của tế bào: Hoạt hóa sự dãn của thành tế bào và hoạt hóa sự tổng hợp nên
các chất tham gia cấu tạo nên chất nguyên sinh và thành tế bào.
2. Gây tính hướng động:
Điều chỉnh các tính hướng của cây như tính hướng quang, hướng địa, hướng
hóa, hướng thủy…
SINH LÝ THỰC VẬT Trang 9
Ứng dụng của auxin cho cây trồng GVHD: Hồ Viết Thế Nhóm: Apple
Tính hướng là một trong những đặc tính vốn có của thực vật. Cây có thể sinh
trưởng hướng về tác nhân kích thích bên ngoài như cây sinh trưởng vươn về phía
chiếu sáng (hướng quang), rễ đâm xuống đất (hướng địa), rễ tìm đến nguồn nước
(hướng thủy) hay nguồn phân bón (hướng hóa)…Ta có thể lấy ví dụ về tính hướng
quang: khi có chiếu sáng một hướng thì cây sẽ sinh trưởng về phía chiếu sáng. Đấy
là do sự phân bố không đều nhau của auxin ở hai phía của thân. Phía khuất sáng bao
giờ cũng tích điện dương, còn phía chiếu sáng thì tích điện âm. Trong tế bào, auxin
thường bị ion hóa tạo nên IAA-, do đó nó phân bố về phía mang điện dương, tức
phía khuất sáng và kích thích sinh trưởng ở phía khuất sáng mạnh hơn phía chiếu
sáng. Kết quả làm cây uốn cong về phía chiếu sáng…
Một số hình ảnh về cây hướng sáng
3. Điều chỉnh hiện tượng ưu thế ngọn:
Ưu thế ngọn: Đây là đặc tính quan trọng của thực vật. Đó là sự sinh trưởng của
chồi ngọn hoặc rễ chính sẽ ức chế sự sinh trưởng của chồi bên hoặc rễ phụ. Khi có
sự tồn tại của chồi ngọn thì các chồi bên bị ức chế tương quan. Nếu loại trừ chồi
ngọn hoặc rễ chính, chồi bên hoặc rễ phụ thoát khỏi trạng thái ức chế và lập tức sinh
trưởng.
Vai trò của auxin: Có hai quan điểm giải thích vai trò của auxin đối với hiện
tượng ưu thế ngọn là ức chế trực tiếp và ức chế gián tiếp. Chồi ngọn là cơ quan tổng
hợp auxin với hàm lượng cao. Khi vận chuyển xuống dưới, các chồi bên bị auxin ức
chế. Cắt chồi ngọn, hàm lượng auxin giảm xuống và các chồi bên được kích thích
SINH LÝ THỰC VẬT Trang 10
Ứng dụng của auxin cho cây trồng GVHD: Hồ Viết Thế Nhóm: Apple
sinh trưởng. Đó là quan điểm ức chế trực tiếp của auxin. Quan điểm ức chế gián tiếp
của auxin cho rằng auxin kích thích tạo nên một chất ức chế sinh trưởng (như etylen
chẳng hạn) và chính chất ức chế này gây nên sự ức chế các chồi bên. Dù là quan
điểm nào thì auxin cũng có vai trò điều chỉnh đối với hiện tượng ưu thế ngọn
Hiện tượng ưu thế ngọn được điều chỉnh bằng cân bằng auxin/ xytokinin.
Auxin được tổng hợp trong chồi ngọn và vận chuyển xuống dưới, còn xytokinin thì
được sản xuất trong rễ và được vận chuyển lên trên. Càng xa chồi ngọn (gần rễ) hàm
lượng auxin càng giảm và hàm lượng xytokinin càng tăng lên nên tỷ lệ đó càng giảm
và hiện tượng ưu thế ngọn càng yếu, chồi bên phát triển mạnh hơn.
4. Kích thích sự hình thành rễ đặc biệt là rễ bất định.
Trong sự hình thành rễ, đặc biệt là rễ bất định phát sinh từ các cơ quan sinh
dưỡng thì hiệu quả của auxin là rất đặc trưng. Có thể xem auxin là hoocmon hình
thành rễ. Vai trò của auxin với sự hình thành rễ được chứng minh rõ ràng trong nuôi
cấy mô. Nếu trong môi trường chỉ cho chất điều hòa sinh trưởng là auxin thì mô nuôi
cấy chỉ xuất hiện rễ mà thôi. Còn nếu muốn tạo chồi để có cây hoàn chỉnh thì phải
bổ sung vào môi trường chất tạo chồi là xytokinin.
Có thể chia làm ba giai đoạn của quá trình hình thành rễ bất định của cành
chiết, cành giâm.
o Giai đoạn đầu là sự tái phân chia của mô phân sinh bên ( tầng phát sinh ) tức là một
số tế bào xảy ra sự phản phân hoá mạnh ở vùng xuất hiện rễ tạo nên một đám tế bào
lộn xộn, đó là mầm mống của rễ.
o Giai đoạn tiếp theo là giai đoạn xuất hiện mầm rễ.
o Giai đoạn cuối cùng là sự sinh trưởng và kéo dài của rễ, rễ chui qua vỏ để ra bên
ngoài cành để tạo nên rễ bất định.
Các giai đoạn này khác nhau về yêu cầu đối với auxin. Giai đoạn đầu đòi hỏi
một hàm lượng auxin rất cao để khởi xướng sự phản phân hoá tế bào mạnh mẽ. nồng
độ kích thích của auxin là 10-4 – 10-5 g/cm
3
. Giai đoạn thứ hai cần hàm lượng auxin
thấp hơn cho sự xuất hiện rễ ( 10-7 g/cm
3
), còn sự sinh trưởng của mầm rễ thành rễ
thì đòi hỏi lượng auxin rất thấp ( 10-11 – 10-13 g/cm
3
) và thậm chí sự có mặt của
auxin trong giai đoạn này còn gây hậu quả ức chế sự sinh truởng của rễ.
SINH LÝ THỰC VẬT Trang 11
Ứng dụng của auxin cho cây trồng GVHD: Hồ Viết Thế Nhóm: Apple
Trong kỹ thuật nhân giống vô tính cây trồng, muốn tạo rễ nhanh cho cành chiết,
cành giâm và mô nuôi cấy trong ống nghiệm thì người ta phải xử lý auxin ngoại
sinh…
5. Kích thích hình thành quả và tạo quả không hạt. ( sẽ được đề cập ở phần ứng dụng
của auxin)
6. Ức chế hình thành tầng rời, kìm hãm rụng hoa quả.
Sự rụng của lá, hoa, quả là do sự hình thành tầng rời ở cuống để cắt rời cơ quan
khỏi cơ thể. Auxin có hiệu quả rõ rệt trong việc ức chế sự hình thành tầng rời vốn
được cảm ứng hình thành bởi các chất ức chế sinh trưởng, do đó mà nó có thể kìm
hãm sự rụng của lá, hoa và đặc biết có ý nghĩa là kìm hãm sự rụng của quả. Thực
chất thì sự rụng ngoài auxin còn được điều chỉnh bằng các hocmon khác: axit
abxixic (ABA) và cả etylen ( sự cân bằng hocmon auxin/ ABA + etylen).
Việc xử lý auxin để ngăn ngừa sự rụng là biện pháp kỹ thuất rất có ý nghĩa để
chống rụng cho quả non, tăng tỷ lệ đậu quả và góp phần tăng năng suất quả.
7. Tăng tốc độ vận động của nguyên sinh chất, ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất.
8. Kích thích tổng hợp polime, ảnh hưởng đến quang hợp, hô hấp và vận chuyển chất
trong cây.
IV. ỨNG DỤNG CỦA AUXIN CHO CÂY TRỒNG
1. Kích thích sự ra rễ của cành giâm, chiết trong nhân giống vô tính
Người ta sử dụng auxin như IBA, α-NAA, 2,4D…để tăng tỷ lệ ra rễ, rút ngắn
thời gian ra rễ, tăng hệ số nhân giống. Tùy theo chất, cây trồng và phương pháp xử
lý mà nồng độ sử dụng khác nhau. Có ba phương pháp chính xử lý auxin cho sự ra rễ
bất định:
o Phương pháp xử lý nồng độ loãng: Nồng độ xử lý vào khoảng vài chục ppm. Với
việc giâm cành thì ta ngâm phần gốc vào dung dịch trong thời gian từ 12 đến 24 giờ
rồi cắm cành giâm vào giá thể; Còn với chiết cành thì người ta trộn dung dịch xử lý
với chất bó bầu trước khi bó bầu lại.
o Phương pháp xử lý nồng độ đặc: Nồng độ xử lý giao động từ 1000 – 10000 ppm. Với
cành giâm thì nhúng phần gốc vào dung dịch trong 3-5 giây, rồi cắm vào giá thể.
Với cành chiết thì sau khi khoanh vỏ, chúng ta tẩm bông bằng dung dịch auxin đặc
rồi bôi lên chỗ khoanh vỏ, nơi xuất hiện rễ bất định, sau đó bầu bằng đất ẩm. Phương
pháp này có ưu điểm là hiệu quả cao vì gây nên “cái sốc sinh lý” cần cho giai đoạn
SINH LÝ THỰC VẬT Trang 12
Ứng dụng của auxin cho cây trồng GVHD: Hồ Viết Thế Nhóm: Apple
đầu của sự xuất hiện rễ. Ngoài ra, phương pháp này không đòi hỏi các thiết bị ngâm
cành giâm và hoá chất tiêu tốn ít hơn.
o Sử dụng dạng bột: Có nhiều chế phẩm giâm chiết cành dạng bột, trong đó có chất
điều hòa sinh trưởng auxin với một tỷ lệ nhất định được phối trộn với một loại bột
nào đó. Khi giâm cành, ta chỉ cần chấm vết cành giâm vào chế phẩm bột rồi cắm vào
giá thể.
Trong nhiều năm, các nhà nghiên cứu đã tiến hành nghiên cứu các vấn đề :
o Hiệu quả của các phương pháp xử lí
o Đặc điểm cành giâm, tuổi cành, vị trí cành giâm, số lá để lại, cây mẹ
o Các điều kiện ngoại cảnh : ánh sáng nhiệt độ giá thể
Kết quả nghiên cứu đã cho phép các nhà nghiên cứu tạo nên được một chế
phẩm giâm chiết cành có hiệu quả tốt cho sự ra rễ của cành chiết cành giâm và đã
được sử dụng rộng rãi, đưọc đánh giá cao trong sản xuất. Chế phẩm giâm chiết cành
bao gồm hỗn hợp của auxin (BA< α- NAA) phối chế với một số chất khác như axit
nicotinic và vitamin.
Quy trình giâm cành cây ăn quả, cây cảnh, cây công nghiệp:
1. Chọn cành giâm : cành bánh tẻ, lá không bị bệnh.
2. Cắt các đoạn cành giâm ( 10 -15 cm ) có ít nhất 1 lá. Nếu cành giâm có nhiều
lá thì cắt bớt lá.
3. Nhúng phần gốc vào dung dịch ngâm chiết cành với thời gian 3 – 5 giây.
4. Cắm cành giâm vào giá thể – giá thể phải ấm, thoáng, tốt nhất là cát sạch.
5. Nhà giâm cành phải che ánh sáng trực xạ, chỉ sử dụng ánh sáng tán xạ.
6. Phun ẩm thường xuyên bằng máy phun sương hoặc bình phun thuốc trừ sâu.
Trong thời gian đầu phải đảm bảo thường xuyên lá không bị héo, lá luôn ướt.
7. Khi xuất hiện rễ thì giảm phun nước và có thể cho vào bầu đất nilông. Giá
thể tốt nhất là 1/2 phân chuồng mục và 1/2 đất màu. Khi thấy rễ đâm ra sát túi
nilông thì có thể trồng ra vườn ươm hoặc trực tiếp ra vườn.
Thời vụ giâm chiết cành tốt nhất là vào mùa xuân sang hè (tháng 3, 4, 5) và
thời vụ thu (tháng 9 và 10). Nếu giâm chiết cành vào những tháng nóng nực
của mùa hè và những tháng lạnh lẽo của mùa đông thì rất khó thành công.
SINH LÝ THỰC VẬT Trang 13
Ứng dụng của auxin cho cây trồng GVHD: Hồ Viết Thế Nhóm: Apple
Giâm cành và chiết cành trong nhân giống vô tính
2.
Tăng khả năng đậu quả và tạo quả không hạt
Tế bào trứng sau khi thụ tinh tạo nên hợp tử và sau phát triển thành phôi. Phôi
hạt là nguồn tổng hợp auxin nội sinh quan trọng, khuyếch tán vào bầu và kích thích
sự sinh trưởng của bầu để hình thành quả. Vì vậy quả chỉ được hình thành khi có sự
thụ tinh. Nếu không có quá trình thụ tinh thì không hình thành phôi và hoa sẽ bị
rụng. Thông thường trên một cây, các quả có kích thước, hình dạng rất khác nhau.
Điều đó hoàn toàn phụ thuộc vào hàm lượng auxin được tạo nên trong phôi hạt và cả
sự phân bố auxin khác nhau theo các hướng của quả. Nếu sự vận chuyển của auxin
đồng đều theo các hướng thì quả có dạng đều; còn nếu sự vận chuyển đó không đều
ở các hướng khác nhau thì quả tạo nên có hình dáng không đều khác nhau.
Tạo quả không hạt: Việc xử lý auxin ngoại sinh cho hoa sẽ thay thế được nguồn
auxin nội sinh vốn được hình thành trong phôi và do đó không cần quá trình thụ
phấn thụ tinh nhưng bầu vẫn lớn lên thành quả nhờ auxin ngoại sinh. Trong trường
hợp này quả không qua thụ tinh và do đó không có hạt.
SINH LÝ THỰC VẬT Trang 14
Ứng dụng của auxin cho cây trồng GVHD: Hồ Viết Thế Nhóm: Apple
Auxin được hình thành liên tục trong đỉnh sinh trưởng của thân và rễ cây ( hình
trái ). So sánh quả trong tự nhiên (bên trái) với quả đã được xử lý bằng chất
kích thích tăng trưởng (bên phải).
3. Phòng ngừa rụng hoa, quả, lá
Muốn kìm hãm sự rụng lá và quả thì người ta phải xử lý các chất auxin cho quả
non và lá đồng thời đảm bào đủ nước và dinh dưỡng cho cây. Hiện nay trên thị
trường tồn tại khá nhiều các chế phẩm phun qua lá. Các chế phẩm này cũng có tác
dụng hạn chế sự rụng. Thành phần của chúng có auxin, một số nguyên tố vi lượng và
đa lượng cần thiết. Các chế phẩm này phun cho quả non có thể tăng tỷ lệ đậu quả,
phòng ngừa việc xuất hiện tầng rời.
Ví dụ: Để hạn chế hiện tượng rụng quả non người ta phun lên nụ hoa hoặc quả
non dung dịch Auxin (NAA, 2,4D). Có thể phun các chất kích thích này khi quả lớn
để hạn chế rụng quả trước khi thu hoạch. Với cam, chanh thường dùng 2,4D nồng độ
8 – 16 ppm. Với lê, táo dùng NAA 10 ppm hoặc dùng ADHS 500 – 2000 ppm.
SINH LÝ THỰC VẬT Trang 15
Ứng dụng của auxin cho cây trồng GVHD: Hồ Viết Thế Nhóm: Apple
Sự rụng lá ( trái ) và quả non (phải ) ở cây trồng
4. Loại trừ ưu thế ngọn, cải tạo vườn cây
Trong sản xuât, việc tạo hình cho cây cảnh, cây ăn quả, cây công nghiệp…
bằng biện pháp cắt, tỉa chồi hoặc cưa đốn nhằm mục đích loại trừ ưu thế ngọn để cho
chồi bên và các cành bên mọc ra. Việc cưa đốn sẽ tạo ra các chồi mới, làm trẻ hóa
vườn cây là một trong các biện pháp kỹ thuật quan trọng nhằm cải tạo vườn cây ăn
quả, cây công nghiệp…
Để cải tạo các vườn cây ăn quả, cây công nghiệp…như táo, xoài, cà phê, chè…
người ta thường dùng biện pháp cưa đốn phục hồi. Có hai biện pháp là đốn sau sát
gốc và đốn phớt gần ngọn. Tùy theo mục đích cải tạo mà người ta họn phương pháp
cưa đốn thích hợp.
5. Kéo dài sự chín của quả
Người ta sử dụng auxin để làm chậm sự chín của quả, kéo dài thời gian tồn tại
của quả trên cây để làm giãn thời vụ thu hoạch ồ ạt không đủ điều kiện bảo quản,
tăng thời gian cung cấp quả tươi cho thị trường, nâng cao giá thành nông sản. Người
ta đã sử dụng 2,4D 2 – 10ppm hoặc α-NAA để phun cho quả trên cây hoặc sau khi
thu hoạch.
SINH LÝ THỰC VẬT Trang 16
Ứng dụng của auxin cho cây trồng GVHD: Hồ Viết Thế Nhóm: Apple
Ví dụ: trong trường hợp quất chín sớm người ta xử lý auxin làm cho quất chín
chậm lại đúng vào dịp Tết
6. Diệt trừ cỏ dại
Auxin tổng hợp nhân tạo được sử dụng như chất diệt cỏ đặc hiệu. Ví dụ: 2,4D;
2,4,5T; MH,…Những loài thực vật một lá mầm có lá thẳng, hẹp (như ngũ cốc, hoà
thảo) nói chung chống chịu được 2,4 D trong khi thực vật hai lá mầm thường rất
mẫn cảm với hợp chất này. Vì vậy hợp chất này thường được sử dụng rất có hiệu
quả trong việc diệt cỏ dại hai lá mầm cho các loại ngũ cốc và các cây trồng một lá
mầm khác. Cần lưu ý rằng 2,4 D cùng có chung tính chất của nhóm Auxin là: kích
thích sinh trưởng ở nồng độ thấp và ức chế sinh trưởng ở nồng độ cao. Như vậy 2,4
D được dùng như chất diệt cỏ khi ở nồng độ cao.
7. Điều chỉnh sự ra hoa của cây
Auxin đóng vai trò nhỏ trong việc bắt đầu ra hoa. Nó có thể làm chậm sự lão
hóa của hoa ở nồng độ thấp. Việc sử dụng auxin để kích thích sự ra hao sớm của cây
cũng là một ứng dụng phổ biến và có hiệu quả trong trồng trọt.
Ví dụ: việc kích thích cây dứa ra hoa trái vụ đã được áp dụng từ lâu và có
những kết quả rõ rệt. Thường sử dụng là NAA nồng độ 25ppm, nhưng chất
ethrel( sinh ra khí ethylen) có hiệu quả cao nhất, có thể làm 100% chồi dứa ra hoa
trong khi dứa không xử lý thì không có chồi hoa nào.
SINH LÝ THỰC VẬT Trang 17
Ứng dụng của auxin cho cây trồng GVHD: Hồ Viết Thế Nhóm: Apple
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình sinh lý thực vật, Gs.Ts. Hoàng Minh Tấn, Hà Nội 2006.
2. Bài giảng sinh lý thực vật, Cô Lê Thị Thúy, Trường Đại Học Công nghiệp Thực
phẩm Tp.HCM.
SINH LÝ THỰC VẬT Trang 18
và các bạn bài tiểu luận này. Do đây là lần đầu tiên nhóm nghiên cứu về đề tài này, nêncũng khó tránh khỏi sai sót, rất mong nhận được sự góp ý từ phía thầy và các bạn. Nhómxin chân thành cảm ơn!Nhóm AppleSINH LÝ THỰC VẬT Trang 3Ứng dụng của auxin cho cây trồng GVHD: Hồ Viết Thế Nhóm: AppleDANH SÁCH NHÓMSTT MSSV HỌ VÀ TÊN1 2008120164 Đỗ Thành Đạt2 2008120329 Trần Thị Mãi3 2008120158 Phạm Thị Quỳnh Như4 2008120144 Võ Công Kha5 2008120222 Nguyễn Vũ LinhSINH LÝ THỰC VẬT Trang 4Ứng dụng của auxin cho cây trồng GVHD: Hồ Viết Thế Nhóm: AppleI. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ AUXIN1. Khái niệm :“Auxin” bắt nguồn từ tiếng Hy Lạp – auxien nghĩa là tăng trưởng, là một hợpchất tương đối đơn giản, có nhân indole. Thông thường, các chất gọi là auxin nếuchúng có khả năng kích thích các tế bào thực vật phát triển, mặt khác sinh trưởng2. Phân loại auxin:Nhóm Auxin gồm các chất chính: -Acid Indolacetic (IAA), (-Naptilacetic-NAA), (-Naptilacetic -NAA) và Acid Indolbutilic (IBA).Cũng có thể phân loại auxin thành 2 loại như sau:o Auxin tự nhiên: IAA, PAA,…o Auxin tổng hợp: α-NAA; IBA; 2,4 D; 2,4,5T;…3. Bản chất hóa học:Là β indol axetic axit mà tiền thân là tryptophan có công thức nguyên là:10N.4. Sự tổng hợp và phân giảiauxin: Sự tổng hợp auxin:o Cơ quan chính tổng hợp auxin trong cây là chồi ngọn. Từ đấy, nó được vận chuyểnphân cực khá nghiêm ngặt xuống các cơ quan phía dưới theo hướng gốc (không vậnchuyển ngược lại), nên càng xa đỉnh ngọn thì hàm lượng của auxin càng giảm dần.o Ngoài chồi ngọn ra thì các cơ quan còn non đang sinh trưởng cũng có khả năng tổnghợp một lượng nhỏ auxin như lá non, quả non, phôi hạt… Sư phân giải:o Auxin trong cây có thể bị phân hủy sau khi đã sử dụng xong hoặc bị dư thừa trongcây, IAA bị phân hủy thành sản phẩm không có hoạt tính sinh lý. Sự phân hủy có thểbằng enzym IAA – oxidaza, hoặc bằng quang oxi hóa, trong đó con đường oxi hóađược xúc tác bằng enzym IAA – Oxidaza là quan trọng nhất. Đây là một enzym cóhoạt tính mạnh nhất trong rễ cây, vì khi xuống rễ auxin không vận chuyển ngược lạiSINH LÝ THỰC VẬT Trang 5Ứng dụng của auxin cho cây trồng GVHD: Hồ Viết Thế Nhóm: Appleđược mà bị phân hủy. Sản phẩm của phân hủy IAA không còn hoạt tính sinh lý (3-metylen oximdole). Sự chuyển hóa thuận nghịch giữa dạng auxin tự do và auxin liên kết:o Auxin có thể ở dạng tự do có hoạt tính sinh lý nhưng hàm lượng dạng này chỉ chiếmkhoảng 5% hàm lượng IAA trong cây.o Chủ yếu IAA ở dạng liên kết với một số chất khác như liên kết với axit amin (IAA –glyxin, IAA – aspartar, IAA – alanin …) hoặc với đường (IAA – glucosit, IAA-glucan…). IAA liên kết không có hoạt tính sinh lý hoặc có hoạt tính rất thấp. Chúnglà dạng dự trữ IAA để khi cần thiết thì giải phóng IAA tự do. Hai dạng auxin này cóthể biến đổi thuận nghịch cho nhau khi cần thiết:IAA tự do ⇔ IAA liên kếto Có thể xem ba quá trình: tổng hợp, phân hủy và chuyển hóa thuận nghịch giữa haidạng auxin là sự điều chỉnh hàm lượng của auxin trong cây, đảm bảo cho cây sinhtrưởng bình thường. Khi trong cây thiếu auxin cho sinh trưởng thì auxin lập tứcđược tổng hợp mới hoặc chuyển từ dạng liên kết sang dạng tự do. Ngược lại, khi dưthừa hoặc đã sử dụng xong thì chúng có thể bị phân hủy hoặc chuyển sang dạng liênkết không hoạt tính.SINH LÝ THỰC VẬT Trang 6Ứng dụng của auxin cho cây trồng GVHD: Hồ Viết Thế Nhóm: AppleSơ đồ quá trình trao đổi chất của auxin trong cây: Sự tổng hợp, sự phân hủy và sự chuyểnhóa thuận nghịch giữa dạng tự do và dạng liên kết:1, 2, 3, 4, 5: Các phản ứng tổng hợpIAA; 6: phản ứng phân hủy IAA; 7. Phản ứng chuyển hóa IAA thành IAA liên kếtII. CƠ CHẾ TÁC DỤNG CỦA AUXINHiệu quả đặc trưng nhất của auxin là kích thích quá trình sinh trưởng cơ quanvà toàn cây thông qua sự sinh trưởng dãn của tế bào. Sự dãn của tế bào làm tăngkích thước và thể tích của chúng xảy ra do hai hiệu ứng: Sự dãn của thành tế bào vàsự tăng thể tích, khối lượng chất nguyên sinh.Sự dãn của thành tế bào:o Sự dãn của thành tế bào có ý nghĩa quyết định trong việc tăng kích thước tế bào.Thành tế bào được cấu tạo bằng các phân tử xelulose. Chúng liên kết với nhau bằngcác cầu nối ngang polyxacarit tạo nên một cấu trúc rất bền chặt về mặt cơ học. Chấtnguyên sinh được bao bọc bằng một cái “ hộp” xelulose bền chặt như một cái “hộpgỗ”. Để sinh trưởng được, tế bào thực vật không thể vứt bỏ cái vỏ bọc đó như côntrùng hay giáp xác lột xác để tranh thủ lớn lên khi vỏ mới còn đang hình thành. Vậytế bào thực vật làm cách nào để có thể dãn ra được? Vai trò của auxin trong sự dãncủa tế bào như thế nào?o Chỉ có một cách duy nhất để giải thích sự dãn của tế bào thực vật là phải làm thayđổi trạng thái cấu trúc của thành tế bào để nó có thể dãn ra được. Muốn vậy thì trướcSINH LÝ THỰC VẬT Trang 7Ứng dụng của auxin cho cây trồng GVHD: Hồ Viết Thế Nhóm: Applehết các cầu nối ngang liên kết các phân tử xelulose phải bị cắt đứt để cho các sợixelulose lỏng lẻo mới có thể trượt lên nhau mà dãn ra. Enzym phân hủy cầu nốingang này là pectin metyl esterase (pectinase).o Điều kiện hoạt động của enzym này là pH thấp (4-5), trong khi đó, pH của chấtnguyên sinh gần trung tính. Để có được độ pH thấp cho enzym pectinase hoạt độngthì ion Hphải được bơm từ chất nguyên sinh vào thành tế bào nhờ các bơm H(bơm proton) nằm trên màng sinh chất (plasmalem) hoạt động. Đây là các bơm traođổi Hhoạt động thường xuyên trong tế bào. Tuy nhiên, không phải lúc nào bơmproton cũng hoạt động mà chúng chỉ hoạt động khi có mặt của auxin (IAA). Nhưvậy, auxin chỉ có tác dụng kích thích bơm Htrên màng plasmalem hoạt động đểbơm Hvào thành tế bào, làm giảm pH trong thành xuống 4-5. Khi enzym pectinasenày hoạt động thì các cầu nối giữa các sợi xelulose bị cắt đứt và các sợi xelulose cóthể trượt tự do khi có lực dãn. Lực gây nên sự dãn của thành tế bào là sức trương (P)của tế bào do quá trình hút nước thẩm thấu vào không bào (giống như ta bơm khôngkhí vào quả bóng cao su làm cho thành cao su dãn ra).Tăng thể tích và sinh khối tế bào:o Tăng thể tích: Khi các sợi xelulose được tự do dãn ra thì chỉ cần có một lực dãn làgây nên sự dãn của thành tế bào để tăng thể tích tế bào. Lực cho các sợi xelulose dãnra là áp lực trương của tác động lên thành tế bào khi không bào hấp thu nước thẩmthấu cho đến lúc bão hòa. Quá trình dãn này cũng tương tự như khi ta bơm khôngkhí vào quả bóng cao su cho thành quả bóng dãn ra. Sau đó thì các cầu nối ngangđược hình thành lại để ổn định trạng thái tế bào mới dãn ra.o Tăng sinh khối: Song song với việc dãn thành tế bào thì khối lượng chất nguyên sinhvà kích thước thành tế bào cũng tăng lên. Do vậy các quá trình sinh tổng hợp mớicác cấu tử cấu tạo nên chất nguyên sinh và thành tế bào như protein, photpholipit,axit nucleic, xelulose, pectin…cũng được tăng cường. Vai trò của auxin trong giaiđoạn này là hoạt hóa gen cho các quá trình sinh tổng hợp mới các chất này:SINH LÝ THỰC VẬT Trang 8Ứng dụng của auxin cho cây trồng GVHD: Hồ Viết Thế Nhóm: AppleSự sinh trưởng của tế bào và của cây có được là do sự kết hợp hài hòa giữa haiquá trình: thành tế bào dãn và sinh khối, thể tích tế bào tăng. Quá trình sinh trưởngdãn của tế bào tiếp tục cho đến khi trưởng thành đạt kích thước ổn định.III. HIỆU QUẢ SINH LÝ CỦA AUXIN1. Kích thích tế bào dãn theo chiều ngang:Làm cho tế bào phình to lên chủ yếu theo hướng ngang của tế bào. Sự dãn củacác tế bào gây nên sự tăng trưởng của cơ quan và toàn cây. Auxin có hai hiệu quảlên sự dãn của tế bào: Hoạt hóa sự dãn của thành tế bào và hoạt hóa sự tổng hợp nêncác chất tham gia cấu tạo nên chất nguyên sinh và thành tế bào.2. Gây tính hướng động:Điều chỉnh các tính hướng của cây như tính hướng quang, hướng địa, hướnghóa, hướng thủy…SINH LÝ THỰC VẬT Trang 9Ứng dụng của auxin cho cây trồng GVHD: Hồ Viết Thế Nhóm: AppleTính hướng là một trong những đặc tính vốn có của thực vật. Cây có thể sinhtrưởng hướng về tác nhân kích thích bên ngoài như cây sinh trưởng vươn về phíachiếu sáng (hướng quang), rễ đâm xuống đất (hướng địa), rễ tìm đến nguồn nước(hướng thủy) hay nguồn phân bón (hướng hóa)…Ta có thể lấy ví dụ về tính hướngquang: khi có chiếu sáng một hướng thì cây sẽ sinh trưởng về phía chiếu sáng. Đấylà do sự phân bố không đều nhau của auxin ở hai phía của thân. Phía khuất sáng baogiờ cũng tích điện dương, còn phía chiếu sáng thì tích điện âm. Trong tế bào, auxinthường bị ion hóa tạo nên IAA-, do đó nó phân bố về phía mang điện dương, tứcphía khuất sáng và kích thích sinh trưởng ở phía khuất sáng mạnh hơn phía chiếusáng. Kết quả làm cây uốn cong về phía chiếu sáng…Một số hình ảnh về cây hướng sáng3. Điều chỉnh hiện tượng ưu thế ngọn:Ưu thế ngọn: Đây là đặc tính quan trọng của thực vật. Đó là sự sinh trưởng củachồi ngọn hoặc rễ chính sẽ ức chế sự sinh trưởng của chồi bên hoặc rễ phụ. Khi cósự tồn tại của chồi ngọn thì các chồi bên bị ức chế tương quan. Nếu loại trừ chồingọn hoặc rễ chính, chồi bên hoặc rễ phụ thoát khỏi trạng thái ức chế và lập tức sinhtrưởng.Vai trò của auxin: Có hai quan điểm giải thích vai trò của auxin đối với hiệntượng ưu thế ngọn là ức chế trực tiếp và ức chế gián tiếp. Chồi ngọn là cơ quan tổnghợp auxin với hàm lượng cao. Khi vận chuyển xuống dưới, các chồi bên bị auxin ứcchế. Cắt chồi ngọn, hàm lượng auxin giảm xuống và các chồi bên được kích thíchSINH LÝ THỰC VẬT Trang 10Ứng dụng của auxin cho cây trồng GVHD: Hồ Viết Thế Nhóm: Applesinh trưởng. Đó là quan điểm ức chế trực tiếp của auxin. Quan điểm ức chế gián tiếpcủa auxin cho rằng auxin kích thích tạo nên một chất ức chế sinh trưởng (như etylenchẳng hạn) và chính chất ức chế này gây nên sự ức chế các chồi bên. Dù là quanđiểm nào thì auxin cũng có vai trò điều chỉnh đối với hiện tượng ưu thế ngọnHiện tượng ưu thế ngọn được điều chỉnh bằng cân bằng auxin/ xytokinin.Auxin được tổng hợp trong chồi ngọn và vận chuyển xuống dưới, còn xytokinin thìđược sản xuất trong rễ và được vận chuyển lên trên. Càng xa chồi ngọn (gần rễ) hàmlượng auxin càng giảm và hàm lượng xytokinin càng tăng lên nên tỷ lệ đó càng giảmvà hiện tượng ưu thế ngọn càng yếu, chồi bên phát triển mạnh hơn.4. Kích thích sự hình thành rễ đặc biệt là rễ bất định.Trong sự hình thành rễ, đặc biệt là rễ bất định phát sinh từ các cơ quan sinhdưỡng thì hiệu quả của auxin là rất đặc trưng. Có thể xem auxin là hoocmon hìnhthành rễ. Vai trò của auxin với sự hình thành rễ được chứng minh rõ ràng trong nuôicấy mô. Nếu trong môi trường chỉ cho chất điều hòa sinh trưởng là auxin thì mô nuôicấy chỉ xuất hiện rễ mà thôi. Còn nếu muốn tạo chồi để có cây hoàn chỉnh thì phảibổ sung vào môi trường chất tạo chồi là xytokinin.Có thể chia làm ba giai đoạn của quá trình hình thành rễ bất định của cànhchiết, cành giâm.o Giai đoạn đầu là sự tái phân chia của mô phân sinh bên ( tầng phát sinh ) tức là mộtsố tế bào xảy ra sự phản phân hoá mạnh ở vùng xuất hiện rễ tạo nên một đám tế bàolộn xộn, đó là mầm mống của rễ.o Giai đoạn tiếp theo là giai đoạn xuất hiện mầm rễ.o Giai đoạn cuối cùng là sự sinh trưởng và kéo dài của rễ, rễ chui qua vỏ để ra bênngoài cành để tạo nên rễ bất định.Các giai đoạn này khác nhau về yêu cầu đối với auxin. Giai đoạn đầu đòi hỏimột hàm lượng auxin rất cao để khởi xướng sự phản phân hoá tế bào mạnh mẽ. nồngđộ kích thích của auxin là 10-4 – 10-5 g/cm. Giai đoạn thứ hai cần hàm lượng auxinthấp hơn cho sự xuất hiện rễ ( 10-7 g/cm), còn sự sinh trưởng của mầm rễ thành rễthì đòi hỏi lượng auxin rất thấp ( 10-11 – 10-13 g/cm) và thậm chí sự có mặt củaauxin trong giai đoạn này còn gây hậu quả ức chế sự sinh truởng của rễ.SINH LÝ THỰC VẬT Trang 11Ứng dụng của auxin cho cây trồng GVHD: Hồ Viết Thế Nhóm: AppleTrong kỹ thuật nhân giống vô tính cây trồng, muốn tạo rễ nhanh cho cành chiết,cành giâm và mô nuôi cấy trong ống nghiệm thì người ta phải xử lý auxin ngoạisinh…5. Kích thích hình thành quả và tạo quả không hạt. ( sẽ được đề cập ở phần ứng dụngcủa auxin)6. Ức chế hình thành tầng rời, kìm hãm rụng hoa quả.Sự rụng của lá, hoa, quả là do sự hình thành tầng rời ở cuống để cắt rời cơ quankhỏi cơ thể. Auxin có hiệu quả rõ rệt trong việc ức chế sự hình thành tầng rời vốnđược cảm ứng hình thành bởi các chất ức chế sinh trưởng, do đó mà nó có thể kìmhãm sự rụng của lá, hoa và đặc biết có ý nghĩa là kìm hãm sự rụng của quả. Thựcchất thì sự rụng ngoài auxin còn được điều chỉnh bằng các hocmon khác: axitabxixic (ABA) và cả etylen ( sự cân bằng hocmon auxin/ ABA + etylen).Việc xử lý auxin để ngăn ngừa sự rụng là biện pháp kỹ thuất rất có ý nghĩa đểchống rụng cho quả non, tăng tỷ lệ đậu quả và góp phần tăng năng suất quả.7. Tăng tốc độ vận động của nguyên sinh chất, ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất.8. Kích thích tổng hợp polime, ảnh hưởng đến quang hợp, hô hấp và vận chuyển chấttrong cây.IV. ỨNG DỤNG CỦA AUXIN CHO CÂY TRỒNG1. Kích thích sự ra rễ của cành giâm, chiết trong nhân giống vô tínhNgười ta sử dụng auxin như IBA, α-NAA, 2,4D…để tăng tỷ lệ ra rễ, rút ngắnthời gian ra rễ, tăng hệ số nhân giống. Tùy theo chất, cây trồng và phương pháp xửlý mà nồng độ sử dụng khác nhau. Có ba phương pháp chính xử lý auxin cho sự ra rễbất định:o Phương pháp xử lý nồng độ loãng: Nồng độ xử lý vào khoảng vài chục ppm. Vớiviệc giâm cành thì ta ngâm phần gốc vào dung dịch trong thời gian từ 12 đến 24 giờrồi cắm cành giâm vào giá thể; Còn với chiết cành thì người ta trộn dung dịch xử lývới chất bó bầu trước khi bó bầu lại.o Phương pháp xử lý nồng độ đặc: Nồng độ xử lý giao động từ 1000 – 10000 ppm. Vớicành giâm thì nhúng phần gốc vào dung dịch trong 3-5 giây, rồi cắm vào giá thể.Với cành chiết thì sau khi khoanh vỏ, chúng ta tẩm bông bằng dung dịch auxin đặcrồi bôi lên chỗ khoanh vỏ, nơi xuất hiện rễ bất định, sau đó bầu bằng đất ẩm. Phươngpháp này có ưu điểm là hiệu quả cao vì gây nên “cái sốc sinh lý” cần cho giai đoạnSINH LÝ THỰC VẬT Trang 12Ứng dụng của auxin cho cây trồng GVHD: Hồ Viết Thế Nhóm: Appleđầu của sự xuất hiện rễ. Ngoài ra, phương pháp này không đòi hỏi các thiết bị ngâmcành giâm và hoá chất tiêu tốn ít hơn.o Sử dụng dạng bột: Có nhiều chế phẩm giâm chiết cành dạng bột, trong đó có chấtđiều hòa sinh trưởng auxin với một tỷ lệ nhất định được phối trộn với một loại bộtnào đó. Khi giâm cành, ta chỉ cần chấm vết cành giâm vào chế phẩm bột rồi cắm vàogiá thể.Trong nhiều năm, các nhà nghiên cứu đã tiến hành nghiên cứu các vấn đề 😮 Hiệu quả của các phương pháp xử lío Đặc điểm cành giâm, tuổi cành, vị trí cành giâm, số lá để lại, cây mẹo Các điều kiện ngoại cảnh : ánh sáng nhiệt độ giá thểKết quả nghiên cứu đã cho phép các nhà nghiên cứu tạo nên được một chếphẩm giâm chiết cành có hiệu quả tốt cho sự ra rễ của cành chiết cành giâm và đãđược sử dụng rộng rãi, đưọc đánh giá cao trong sản xuất. Chế phẩm giâm chiết cànhbao gồm hỗn hợp của auxin (BA< α- NAA) phối chế với một số chất khác như axitnicotinic và vitamin.Quy trình giâm cành cây ăn quả, cây cảnh, cây công nghiệp:1. Chọn cành giâm : cành bánh tẻ, lá không bị bệnh.2. Cắt các đoạn cành giâm ( 10 -15 cm ) có ít nhất 1 lá. Nếu cành giâm có nhiềulá thì cắt bớt lá.3. Nhúng phần gốc vào dung dịch ngâm chiết cành với thời gian 3 – 5 giây.4. Cắm cành giâm vào giá thể – giá thể phải ấm, thoáng, tốt nhất là cát sạch.5. Nhà giâm cành phải che ánh sáng trực xạ, chỉ sử dụng ánh sáng tán xạ.6. Phun ẩm thường xuyên bằng máy phun sương hoặc bình phun thuốc trừ sâu.Trong thời gian đầu phải đảm bảo thường xuyên lá không bị héo, lá luôn ướt.7. Khi xuất hiện rễ thì giảm phun nước và có thể cho vào bầu đất nilông. Giáthể tốt nhất là 1/2 phân chuồng mục và 1/2 đất màu. Khi thấy rễ đâm ra sát túinilông thì có thể trồng ra vườn ươm hoặc trực tiếp ra vườn.Thời vụ giâm chiết cành tốt nhất là vào mùa xuân sang hè (tháng 3, 4, 5) vàthời vụ thu (tháng 9 và 10). Nếu giâm chiết cành vào những tháng nóng nựccủa mùa hè và những tháng lạnh lẽo của mùa đông thì rất khó thành công.SINH LÝ THỰC VẬT Trang 13Ứng dụng của auxin cho cây trồng GVHD: Hồ Viết Thế Nhóm: AppleGiâm cành và chiết cành trong nhân giống vô tính2.Tăng khả năng đậu quả và tạo quả không hạtTế bào trứng sau khi thụ tinh tạo nên hợp tử và sau phát triển thành phôi. Phôihạt là nguồn tổng hợp auxin nội sinh quan trọng, khuyếch tán vào bầu và kích thíchsự sinh trưởng của bầu để hình thành quả. Vì vậy quả chỉ được hình thành khi có sựthụ tinh. Nếu không có quá trình thụ tinh thì không hình thành phôi và hoa sẽ bịrụng. Thông thường trên một cây, các quả có kích thước, hình dạng rất khác nhau.Điều đó hoàn toàn phụ thuộc vào hàm lượng auxin được tạo nên trong phôi hạt và cảsự phân bố auxin khác nhau theo các hướng của quả. Nếu sự vận chuyển của auxinđồng đều theo các hướng thì quả có dạng đều; còn nếu sự vận chuyển đó không đềuở các hướng khác nhau thì quả tạo nên có hình dáng không đều khác nhau.Tạo quả không hạt: Việc xử lý auxin ngoại sinh cho hoa sẽ thay thế được nguồnauxin nội sinh vốn được hình thành trong phôi và do đó không cần quá trình thụphấn thụ tinh nhưng bầu vẫn lớn lên thành quả nhờ auxin ngoại sinh. Trong trườnghợp này quả không qua thụ tinh và do đó không có hạt.SINH LÝ THỰC VẬT Trang 14Ứng dụng của auxin cho cây trồng GVHD: Hồ Viết Thế Nhóm: AppleAuxin được hình thành liên tục trong đỉnh sinh trưởng của thân và rễ cây ( hìnhtrái ). So sánh quả trong tự nhiên (bên trái) với quả đã được xử lý bằng chấtkích thích tăng trưởng (bên phải).3. Phòng ngừa rụng hoa, quả, láMuốn kìm hãm sự rụng lá và quả thì người ta phải xử lý các chất auxin cho quảnon và lá đồng thời đảm bào đủ nước và dinh dưỡng cho cây. Hiện nay trên thịtrường tồn tại khá nhiều các chế phẩm phun qua lá. Các chế phẩm này cũng có tácdụng hạn chế sự rụng. Thành phần của chúng có auxin, một số nguyên tố vi lượng vàđa lượng cần thiết. Các chế phẩm này phun cho quả non có thể tăng tỷ lệ đậu quả,phòng ngừa việc xuất hiện tầng rời.Ví dụ: Để hạn chế hiện tượng rụng quả non người ta phun lên nụ hoa hoặc quảnon dung dịch Auxin (NAA, 2,4D). Có thể phun các chất kích thích này khi quả lớnđể hạn chế rụng quả trước khi thu hoạch. Với cam, chanh thường dùng 2,4D nồng độ8 – 16 ppm. Với lê, táo dùng NAA 10 ppm hoặc dùng ADHS 500 – 2000 ppm.SINH LÝ THỰC VẬT Trang 15Ứng dụng của auxin cho cây trồng GVHD: Hồ Viết Thế Nhóm: AppleSự rụng lá ( trái ) và quả non (phải ) ở cây trồng4. Loại trừ ưu thế ngọn, cải tạo vườn câyTrong sản xuât, việc tạo hình cho cây cảnh, cây ăn quả, cây công nghiệp…bằng biện pháp cắt, tỉa chồi hoặc cưa đốn nhằm mục đích loại trừ ưu thế ngọn để chochồi bên và các cành bên mọc ra. Việc cưa đốn sẽ tạo ra các chồi mới, làm trẻ hóavườn cây là một trong các biện pháp kỹ thuật quan trọng nhằm cải tạo vườn cây ănquả, cây công nghiệp…Để cải tạo các vườn cây ăn quả, cây công nghiệp…như táo, xoài, cà phê, chè…người ta thường dùng biện pháp cưa đốn phục hồi. Có hai biện pháp là đốn sau sátgốc và đốn phớt gần ngọn. Tùy theo mục đích cải tạo mà người ta họn phương phápcưa đốn thích hợp.5. Kéo dài sự chín của quảNgười ta sử dụng auxin để làm chậm sự chín của quả, kéo dài thời gian tồn tạicủa quả trên cây để làm giãn thời vụ thu hoạch ồ ạt không đủ điều kiện bảo quản,tăng thời gian cung cấp quả tươi cho thị trường, nâng cao giá thành nông sản. Ngườita đã sử dụng 2,4D 2 – 10ppm hoặc α-NAA để phun cho quả trên cây hoặc sau khithu hoạch.SINH LÝ THỰC VẬT Trang 16Ứng dụng của auxin cho cây trồng GVHD: Hồ Viết Thế Nhóm: AppleVí dụ: trong trường hợp quất chín sớm người ta xử lý auxin làm cho quất chínchậm lại đúng vào dịp Tết6. Diệt trừ cỏ dạiAuxin tổng hợp nhân tạo được sử dụng như chất diệt cỏ đặc hiệu. Ví dụ: 2,4D;2,4,5T; MH,…Những loài thực vật một lá mầm có lá thẳng, hẹp (như ngũ cốc, hoàthảo) nói chung chống chịu được 2,4 D trong khi thực vật hai lá mầm thường rấtmẫn cảm với hợp chất này. Vì vậy hợp chất này thường được sử dụng rất có hiệuquả trong việc diệt cỏ dại hai lá mầm cho các loại ngũ cốc và các cây trồng một lámầm khác. Cần lưu ý rằng 2,4 D cùng có chung tính chất của nhóm Auxin là: kíchthích sinh trưởng ở nồng độ thấp và ức chế sinh trưởng ở nồng độ cao. Như vậy 2,4D được dùng như chất diệt cỏ khi ở nồng độ cao.7. Điều chỉnh sự ra hoa của câyAuxin đóng vai trò nhỏ trong việc bắt đầu ra hoa. Nó có thể làm chậm sự lãohóa của hoa ở nồng độ thấp. Việc sử dụng auxin để kích thích sự ra hao sớm của câycũng là một ứng dụng phổ biến và có hiệu quả trong trồng trọt.Ví dụ: việc kích thích cây dứa ra hoa trái vụ đã được áp dụng từ lâu và cónhững kết quả rõ rệt. Thường sử dụng là NAA nồng độ 25ppm, nhưng chấtethrel( sinh ra khí ethylen) có hiệu quả cao nhất, có thể làm 100% chồi dứa ra hoatrong khi dứa không xử lý thì không có chồi hoa nào.SINH LÝ THỰC VẬT Trang 17Ứng dụng của auxin cho cây trồng GVHD: Hồ Viết Thế Nhóm: AppleTÀI LIỆU THAM KHẢO1. Giáo trình sinh lý thực vật, Gs.Ts. Hoàng Minh Tấn, Hà Nội 2006.2. Bài giảng sinh lý thực vật, Cô Lê Thị Thúy, Trường Đại Học Công nghiệp Thựcphẩm Tp.HCM.SINH LÝ THỰC VẬT Trang 18