Vai trò của năng lực quản lý? 4 kỹ năng cốt lõi để rèn luyện năng lực quản lý hiệu quả
Steve Jobs đã từng nói:
“Cách duy nhất để tạo nên sự nghiệp vĩ đại là yêu những gì bạn làm.
Nếu bạn chưa tìm ra nó, hãy tiếp tục tìm kiếm. Đừng dừng lại”
Nếu như mục tiêu của Bạn là phấn đấu lên vị trí quản lý thì đừng từ bỏ ý chí nhé. Cố gắng tìm cho mình hướng đi đúng đắn thì chắc chắn một ngày không xa bạn sẽ đạt được mục tiêu mà mình đã đặt ra. Bài viết dưới đây, Trường SAM chia sẽ đến bạn những thông tin để bạn có thể tiến đến vị trí quản lý trong tương lai gần nhất nhé !
Hầu hết, ai trong chúng ta cũng đều mong muốn phấn đấu lên vị trí quản lý khi gắn bó lâu năm ở công ty. Và tất nhiên để đạt được vị trí quản lý thì bạn phải có năng lực.Vậy năng lực quản lý là gì? Vai trò của năng lực quản lý và 4 kỹ năng cốt lõi rèn luyện năng lực quản lý để có thể đạt mục tiêu cho bản thân trong quá trình thăng tiến sự nghiệp. Cùng trường SAM tìm hiểu nhé!
Khái niệm về năng lực quản lý?
Năng lực quản lý là kiến thức và kinh nghiệm có được qua quá trình trau dồi và rèn luyện để hoàn thành tốt nhiệm vụ ở vị trí quản lý. Tuy nhiên năng lực quản lý còn được đánh giá và nhìn nhận qua việc triển khai các hoạt động thực tế và các nhiệm vụ được yêu cầu.
Vai trò của năng lực quản lý
• Khả năng lãnh đạo truyền được cảm hứng đến mọi người
Kỹ năng lãnh đạo là một trong những kỹ năng quan trọng trong năng lực quản lý của một người. Là cách mà họ dùng khả năng và đường lối của mình để tạo ảnh hưởng và sức hút với người khác theo hướng tích cực. Để phát triển năng lực quản lý trước tiên bạn phải là một nhà lãnh đạo có tài năng, truyền được cảm hứng và tạo năng lượng tích cực cho người khác thực hiện và làm theo mình.
• Tầm nhìn rộng và kiến thức chuyên môn sâu
Ở vị trí quản lý kiến thức chuyên môn không kém phần quan trọng góp phần vào khả năng nâng cao năng lực quản lý. Thực tế có thể thấy rằng: không một đơn vị nào có thể phát triễn và tồn tại mà không đi cùng với các lĩnh vực khác. Cụ thể rằng: để Marketing tốt thì sản phẩm của bạn phải chất lượng và để sale hiệu quả thì bạn cần có Marketing giỏi. Vì vậy để công việc được diễn ra thuận lợi và suôn sẻ thì người quản lý ngoài có năng lực chuyên môn ở lĩnh vực của mình thì cần phải có kiến thức và hiểu biết ở những lĩnh vực khác để có thể hỗ trợ đồng nghiệp với nhau vì mục tiêu chung mà công ty hướng đến.
• Kỹ năng lập kế hoạch rõ ràng và cụ thể
Để có thể giám sát, phân công công việc sát sao thì đòi hỏi ở người quản lý cần phải có là lên sẵn một kế hoạch. Một kế hoạch đã chuẩn bị trước sẽ kiểm soát được tiến độ làm việc, nhân sự hoạt động như thế nào và nhờ đó kết quả công việc sẽ nằm trong tầm kiểm soát của họ. Khi người quản lý lên kế hoạch tốt thì có thể lường trước sự việc xảy ra và kịp thời đưa ra nhiều phương án khi chẳng may tình huống bất ngờ xảy ra.
• Biết cách khai thác và sử dụng nguồn nhân lực hợp lý và phù hợp
Cho dù người quản lý có kiến thức và kỹ năng đến mấy thì cũng không thể bao quát và tự hoàn thành hết các công việc. Do đó, họ cần có khả năng nhìn nhận các phong cách của từng người và nhiệm vụ phù hợp với họ để phân công công việc. Nếu phân công đúng người, đúng việc thì chắc chắn công việc sẽ hoàn thành tốt.Ví dụ: những người tính quyết đoán, mạnh mẽ có khả năng bao quát thì nên để họ làm nhiệm vụ đưa ra quyết định còn những người cẩn thẩn, hiền lành thì nên để họ làm các công việc yêu cầu sự tỉ mỉ.
• Kỹ năng giải quyết vấn đề – xử lý tình huống khéo léo hiệu quả
Đây là kỹ năng tổng hợp đòi hỏi người quản lý phải hội đủ các yếu tố quản lý như: sự nhạy bén đối với thị trường, có tầm nhìn xa trông rộng, có khả năng phân tích và xử lý tình huống một cách linh hoạt. Lúc này, người quản lý sẽ vận dụng hết tất cả các kỹ năng trên để nhìn nhận vấn đề,tìm nguyên nhân và từ đó đưa ra các giải pháp lựa chọn đúng đắn nhất.
• Kỹ năng mềm tốt
Đây là kỹ năng mà tất cả mọi người khi đi làm đều phải trang bị cho mình.Nhưng ở cấp độ quản lý đòi hỏi kỹ năng này cao hơn. Ngoài việc người quản lý có quan hệ tốt với tất cả mọi người thì người quản lý cần phải có kỹ năng giải quyết tình huống mâu thuẫn giữa các thành viên, trở thành cầu nối giữa mọi người lại với nhau, làm công tác tư tưởng phấn chấn tinh thần để nhân viên có thể phát huy hết năng lực của bản thân.
4 kỹ năng cốt lõi để rèn luyện và nâng cao năng lực quản lý
• Quan tâm đến nhân viên
Là một nhà quản lý ngoài việc hoàn thành tốt công việc của mình thì việc quan tâm đến người làm việc cho mình cũng rất là quan trọng và đó cũng là yếu tố quyết định đến sự thành công ở người quản lý. Bởi kết quả của người quản lý có thể nhìn thấy thông qua công việc của nhân viên họ làm. Do đó biết cách làm việc và hiểu nhân viên là điều rất quan trọng.
• Đừng bao giờ quản lý theo cách dùng quyền lực và áp đặt mọi người làm theo
Đây có thể nói là tình tình chung mà hiện nay các nhà quản lý đã và đang làm. Đừng nghĩ như vậy sẽ tốt nhé. Áp đặt quyền lực sẽ không mang lại bất cứ lợi ích nào mà thay vào đó là những đơn thôi việc hay nhân viên cấp dưới sẽ có cái nhìn khác về bạn và họ không nể phục với những thành tích mà bạn đạt được.
• Có kiến thức và kinh nghiệm trong lĩnh vực đang làm
Biết cách quản lý không là chưa đủ mà đòi hỏi ở người quản lý cần phải có kiến thức và kỹ năng chuyên môn về lĩnh vực đang làm. Khi gặp khó khăn trong mọi vấn đề nào đó, điều mà người nhân viên mong đợi ngay lúc này là có thể tìm đến người quản lý của mình để tìm ra giải pháp khi họ không biết cách giải quyết công việc đó. Vậy nên ngoài khả năng quản lý thì kiến thức cũng như kinh nghiệm trong lĩnh vực đang làm rất quan trọng quyết định đến sự thành bại ở một nhà quản lý.
• Khả năng thuyết phục và trình bày trước mọi người
Một người quản lý chắc chắn sẽ phải trình bày báo cáo công việc, thành công của đội nhóm,…cho các nhân viên khác,ban lãnh đạo hoặc thậm chí là những người bên ngoài công ty. Vì vậy để làm tốt vai trò của người quản lý thì bạn không ngại thuyết trình trước đám đông. Hãy luôn là người truyền cảm hứng cho người khác và đừng để mọi người phải sợ hãi bạn.
Nếu làm việc với người quản lý mà luôn mang nỗi sợ hãi chẳng hạn sợ bị sa thải, sợ không được thăng chức,sợ bị đóng góp ý kiến,..thì đó là điều không nên có ở người quản lý. Người quản lý là người luôn lắng nghe và cho phép các thành viên trong nhóm chia sẻ ý kiến của họ về mình và cảm thấy vui khi làm điều đó.
Vừa rồi là những chia sẻ về năng lực quản lý, vai trò cũng như cách để rèn luyện mà Trường SAM muốn gửi đến bạn. Nếu như mục tiêu của bạn hiện tại là phấn đấu lên vị trí quản lý thì đừng từ bỏ nhé. Hãy luôn phấn đấu và rèn luyện những kỹ năng mà trường SAM chia sẻ ngay hôm nay nhé! Trường SAM chúc bạn luôn thành công !
Trường Đào Tạo Kỹ Năng Quản Lý SAM