Văn bản hợp nhất 3202/VBHN-BVHTTDL năm 2013 hợp nhất Luật Di sản văn hóa

BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO
VÀ DU LỊCH
——-

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————

Số: 3202/VBHN-BVHTTDL

Hà Nội, ngày 03 tháng 09 năm 2013

 

NGHỊ ĐỊNH

QUY ĐỊNH CHI TIẾT THI HÀNH MỘT SỐ ĐIỀU CỦA LUẬT DI SẢN VĂN HÓA VÀ LUẬT SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA LUẬT DI SẢN VĂN HÓA

Nghị định số 98/2010/NĐ-CP ngày 21 tháng 9 năm 2010 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Di sản văn hóa và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Di sản văn hóa, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 06 tháng 11 năm 2010, được sửa đổi, bổ sung bởi:

Nghị định số 01/2012/NĐ-CP ngày 04 tháng 01 năm 2012 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung, thay thế hoặc bãi bỏ, hủy bỏ các quy định có liên quan đến thủ tục hành chính thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 27 tháng 02 năm 2012.

CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;

Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 03 tháng 6 năm 2008;

Căn cứ Luật Di sản văn hóa ngày 29 tháng 6 năm 2001 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Di sản văn hóa ngày 18 tháng 6 năm 2009; Căn cứ Luật Thi đua, khen thưởng ngày 26 tháng 11 năm 2003; Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch1,

NGHỊ ĐỊNH:

Chương 1.

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Nghị định này quy định chi tiết việc bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể; việc bảo vệ và phát huy giá trị di tích lịch sử – văn hóa, danh lam thắng cảnh; việc quản lý di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia; tổ chức và hoạt động của bảo tàng; việc khen thưởng đối với tổ chức, cá nhân phát hiện và giao nộp di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia.

Điều 2. Di sản văn hóa phi vật thể và di sản văn hóa vật thể

1. Di sản văn hóa phi vật thể bao gồm:

a) Tiếng nói, chữ viết;

b) Ngữ văn dân gian;

c) Nghệ thuật trình diễn dân gian;

d) Tập quán xã hội và tín ngưỡng;

đ) Lễ hội truyền thống;

e) Nghề thủ công truyền thống;

d) Tri thức dân gian.

2. Di sản văn hóa vật thể bao gồm:

a) Di tích lịch sử – văn hóa, danh lam thắng cảnh (sau đây gọi là di tích);

b) Di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia.

Điều 3. Chính sách của Nhà nước về bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa

1. Xây dựng và thực hiện chương trình mục tiêu bảo tồn các di sản văn hóa tiêu biểu.

2. Khen thưởng tổ chức, cá nhân có thành tích trong việc bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa; xét tặng danh hiệu vinh dự nhà nước và thực hiện các chính sách ưu đãi về tinh thần và vật chất đối với nghệ nhân, nghệ sĩ nắm giữ và có công phổ biến nghệ thuật truyền thống, bí quyết nghề nghiệp có giá trị đặc biệt.

3. Nghiên cứu áp dụng thành tựu khoa học công nghệ vào các hoạt động sau đây:

a) Thăm dò, khai quật khảo cổ; bảo quản, tu bổ, tôn tạo và phát huy giá trị di tích;

b) Thẩm định, quản lý sưu tập, bảo quản hiện vật, chỉnh lý, đổi mới nội dung, hình thức trưng bày và hoạt động giáo dục của bảo tàng;

c) Sưu tầm, lưu giữ và phổ biến giá trị di sản văn hóa phi vật thể; thành lập ngân hàng dữ liệu về di sản văn hóa phi vật thể.

4. Đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ chuyên môn trong lĩnh vực bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa.

5. Khuyến khích và tạo điều kiện cho các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài đóng góp về tinh thần và vật chất hoặc trực tiếp tham gia các hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa.

6. Mở rộng các hình thức hợp tác quốc tế trong lĩnh vực bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa; xây dựng và thực hiện các dự án hợp tác quốc tế theo quy định của pháp luật.

Điều 4. Những hành vi vi phạm làm sai lệch hoặc hủy hoại di sản văn hóa

1. Những hành vi làm sai lệch di tích:

a) Làm thay đổi yếu tố gốc cấu thành di tích như đưa thêm, di dời, thay đổi hiện vật trong di tích hoặc tu bổ, phục hồi không đúng với yếu tố gốc cấu thành di tích và các hành vi khác khi chưa được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về văn hóa, thể thao và du lịch, tuyên truyền, giới thiệu sai lệch về nội dung và giá trị của di tích;

b) Làm thay đổi môi trường cảnh quan của di tích như chặt cây, phá đá, đào bới, xây dựng trái phép và các hành vi khác gây ảnh hưởng xấu đến di tích.

2. Những hành vi gây nguy cơ hủy hoại hoặc làm giảm giá trị di sản văn hóa phi vật thể:

a) Phổ biến và thực hành sai lệch nội dung di sản văn hóa phi vật thể;

b) Tùy tiện đưa những yếu tố mới không phù hợp làm giảm giá trị di sản văn hóa phi vật thể;

c) Lợi dụng việc tuyên truyền, phổ biến, trình diễn, truyền dạy di sản văn hóa phi vật thể để trục lợi và thực hiện các hành vi khác trái pháp luật.

3. Những trường hợp sau đây bị coi là đào bới trái phép địa điểm khảo cổ:

a) Tự ý đào bới, tìm kiếm di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia trong khu vực bảo vệ di tích và địa điểm thuộc quy hoạch khảo cổ như di chỉ cư trú, mộ táng, công xưởng chế tác công cụ, thành lũy và các địa điểm khảo cổ khác;

b) Tự ý tìm kiếm, trục vớt các di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia còn chìm đắm dưới nước.

Chương 2.

BẢO VỆ VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ DI SẢN VĂN HÓA PHI VẬT THỂ

Điều 5. Tiêu chí lựa chọn di sản văn hóa phi vật thể để đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

1. Có tính đại diện, thể hiện bản sắc của cộng đồng, địa phương.

2. Phản ánh sự đa dạng văn hóa và sự sáng tạo của con người, được kế tục qua nhiều thế hệ.

3. Có khả năng phục hồi và tồn tại lâu dài.

4. Được cộng đồng đồng thuận, tự nguyện đề cử và cam kết bảo vệ.

Điều 6. Tiêu chí lựa chọn và trình tự, thủ tục lập hồ sơ di sản văn hóa phi vật thể tiêu biểu đề nghị Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc đưa vào Danh sách Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại và Danh sách Di sản văn hóa phi vật thể cần bảo vệ khẩn cấp

1. Di sản văn hóa phi vật thể tiêu biểu được lựa chọn theo các tiêu chí sau đây:

a) Là di sản văn hóa phi vật thể đã được đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia;

b) Có giá trị đặc biệt về lịch sử, văn hóa, khoa học;

c) Thể hiện bản sắc văn hóa truyền thống độc đáo và là cơ sở cho sự sáng tạo những giá trị văn hóa mới;

d) Có phạm vi và mức độ ảnh hưởng mang tính quốc gia và quốc tế về lịch sử, văn hóa, khoa học;

đ) Đáp ứng tiêu chí lựa chọn của Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO).

2. Trình tự, thủ tục lập hồ sơ di sản văn hóa phi vật thể tiêu biểu:

a) Căn cứ Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia và tiêu chí quy định tại khoản 1 Điều này, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi là Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) nơi có di sản văn hóa phi vật thể có văn bản gửi Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch để đề nghị Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xem xét, trình Thủ tướng Chính phủ cho phép lập hồ sơ di sản văn hóa phi vật thể tiêu biểu trình UNESCO.

Trong trường hợp xét thấy di sản văn hóa phi vật thể đó chưa đủ điều kiện trình UNESCO, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch trả lời bằng văn bản trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được đề nghị;

b) Sau khi được phép của Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức lập hồ sơ di sản văn hóa phi vật thể tiêu biểu và gửi về Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch;

c) Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với Bộ trưởng Bộ Ngoại giao và các Bộ, ngành có liên quan tổ chức thẩm định và đề nghị Hội đồng Di sản văn hóa quốc gia có ý kiến về hồ sơ. Hội đồng Di sản văn hóa quốc gia tiến hành thẩm định và có ý kiến bằng văn bản trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ;

d) Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.

Sau khi được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với Bộ trưởng Bộ Ngoại giao hoàn thiện các thủ tục để gửi hồ sơ tới UNESCO theo quy định.

3. Hồ sơ di sản văn hóa phi vật thể tiêu biểu trình Thủ tướng Chính phủ bao gồm:

a) Văn bản đề nghị của cộng đồng hoặc cá nhân nắm giữ di sản văn hóa phi vật thể và văn bản đề nghị của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;

b) Hồ sơ di sản văn hóa phi vật thể tiêu biểu được lập theo quy định của UNESCO;

c) Văn bản thẩm định của Hội đồng Di sản văn hóa quốc gia;

d) Văn bản của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch trình Thủ tướng Chính phủ.

4. Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và Bộ trưởng Bộ Ngoại giao có trách nhiệm báo cáo Thủ tướng Chính phủ và thông báo cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và cộng đồng hoặc cá nhân nắm giữ di sản văn hóa phi vật thể về quyết định của UNESCO đối với di sản văn hóa phi vật thể đó.

Điều 7. Khuyến khích việc duy trì, phục hồi và phát triển nghề thủ công truyền thống có giá trị tiêu biểu

Nhà nước khuyến khích duy trì, phục hồi và phát triển nghề thủ công truyền thống thông qua các biện pháp sau đây:

1. Điều tra, phân loại các nghề thủ công truyền thống trong phạm vi cả nước; hỗ trợ việc duy trì và phục hồi các nghề thủ công truyền thống có giá trị tiêu biểu hoặc có nguy cơ bị mai một, thất truyền;

2. Tạo điều kiện thuận lợi cho việc khai thác và sử dụng vật liệu truyền thống;

3. Có chính sách khuyến khích và hỗ trợ việc sử dụng các phương pháp, kỹ thuật thủ công truyền thống;

4. Đẩy mạnh việc quảng bá sản phẩm thủ công truyền thống ở thị trường trong nước và nước ngoài bằng nhiều hình thức;

5. Đề cao và tạo điều kiện thuận lợi cho việc phổ biến và truyền dạy kỹ thuật, kỹ năng nghề nghiệp các nghề thủ công truyền thống có giá trị tiêu biểu;

6. Có chính sách ưu đãi về thuế đối với các hoạt động duy trì, phục hồi và phát triển nghề thủ công truyền thống có giá trị tiêu biểu theo quy định của pháp luật về thuế.

Điều 8. Thẩm quyền và thủ tục cấp phép cho người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức, cá nhân nước ngoài tiến hành nghiên cứu, sưu tầm di sản văn hóa phi vật thể ở Việt Nam

1. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và các Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch là cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp phép nghiên cứu, sưu tầm di sản văn hóa phi vật thể ở Việt Nam.

2.2 Thủ tục cấp phép nghiên cứu, sưu tầm di sản văn hóa phi vật thể được quy định như sau:

a) Người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức, cá nhân nước ngoài xin nghiên cứu, sưu tầm phải nộp trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện một (01) bộ hồ sơ gồm: Đơn đề nghị (Phụ lục I) kèm theo Đề án (Phụ lục II) nói rõ mục đích, địa bàn, thời hạn và đối tác Việt Nam tham gia nghiên cứu, sưu tầm di sản văn hóa phi vật thể đến Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch. Trong trường hợp địa bàn nghiên cứu, sưu tầm có phạm vi từ hai tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trở lên thì phải nộp trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện một (01) bộ hồ sơ đến Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch;

b) Trong thời hạn hai mươi (20) ngày làm việc kể từ ngày nhận đơn, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch hoặc Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch có trách nhiệm xem xét cấp phép. Trường hợp từ chối phải nêu rõ lý do bằng văn bản.

Điều 9. Danh hiệu Nghệ nhân nhân dân, Nghệ nhân ưu tú

1. Tiêu chuẩn xét tặng danh hiệu Nghệ nhân nhân dân, Nghệ nhân ưu tú thực hiện theo quy định tại Điều 3 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật di sản văn hóa.

2. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì, phối hợp với Bộ Nội vụ quy định chi tiết khoản 1 Điều này và quy trình, thủ tục lập, gửi hồ sơ để xét tặng danh hiệu Nghệ nhân nhân dân, Nghệ nhân ưu tú.

Điều 10. Chính sách đãi ngộ đối với Nghệ nhân nhân dân, Nghệ nhân ưu tú

1. Nghệ nhân nhân dân, Nghệ nhân ưu tú được hưởng các chính sách đãi ngộ sau đây:

a) Được hỗ trợ kinh phí và tạo điều kiện thuận lợi về không gian, mặt bằng để tổ chức các hoạt động truyền dạy, sáng tạo, trình diễn, trưng bày, giới thiệu sản phẩm;

b) Được giảm hoặc miễn thuế đối với hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể theo quy định của pháp luật về thuế;

c) Được hưởng trợ cấp sinh hoạt hàng tháng và ưu đãi khác nếu có thu nhập thấp, hoàn cảnh khó khăn.

2. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì phối hợp với Bộ Tài chính, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế và các Bộ, ngành có liên quan ban hành chính sách quy định tại khoản 1 Điều này.

Chương 3.

BẢO VỆ VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ DI TÍCH

Điều 11. Phân loại di tích

Căn cứ vào tiêu chí quy định tại khoản 9 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật di sản văn hóa và Điều 28 Luật di sản văn hóa, di tích được phân loại như sau:

1. Di tích lịch sử (di tích lưu niệm sự kiện, di tích lưu niệm danh nhân);

2. Di tích kiến trúc nghệ thuật;

3. Di tích khảo cổ;

4. Danh lam thắng cảnh.

Điều 12. Kiểm kê di tích

1. Việc kiểm kê di tích được tổ chức thực hiện theo tiêu chí quy định tại khoản 9 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật di sản văn hóa và khoản 2 Điều 28 Luật di sản văn hóa.

2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ đạo Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức kiểm kê di tích, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt, công bố danh mục kiểm kê di tích.

Điều 13. Lập hồ sơ khoa học để xếp hạng di tích

1. Căn cứ quy định xếp hạng di tích tại các khoản 10, 11 và 12 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật di sản văn hóa, Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch chịu trách nhiệm lập hồ sơ khoa học để xếp hạng di tích trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét xếp hạng, đề nghị xếp hạng di tích theo thẩm quyền.

2. Hồ sơ khoa học để xếp hạng di tích bao gồm:

a) Đơn đề nghị xếp hạng của tổ chức, cá nhân là chủ sở hữu hoặc được giao quản lý di tích;

b) Lý lịch di tích;

c) Bản đồ vị trí và chỉ dẫn đường đến di tích;

d) Bản vẽ mặt bằng tổng thể di tích tỷ lệ 1/500, các mặt bằng, các mặt đứng, các mặt cắt ngang, cắt dọc, kết cấu và chi tiết kiến trúc có chạm khắc tiêu biểu của di tích tỷ lệ 1/50;

đ) Tập ảnh màu khảo tả di tích, di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia thuộc di tích từ cỡ 9cm x 12cm trở lên;

e) Bản thống kê di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia thuộc di tích;

g) Bản dập, dịch văn bia, câu đối, đại tự và các tài liệu Hán Nôm hoặc tài liệu bằng các loại ngôn ngữ khác có ở di tích;

h) Biên bản và bản đồ khoanh vùng các khu vực bảo vệ di tích có dấu xác nhận của Ủy ban nhân dân các cấp, của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về tài nguyên môi trường và Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch;

i) Tờ trình về việc xếp hạng di tích theo quy định tại khoản 12 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật di sản văn hóa.

Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch hướng dẫn chi tiết nội dung Hồ sơ khoa học để xếp hạng di tích.

Điều 14. Nguyên tắc xác định phạm vi và cắm mốc giới các khu vực bảo vệ di tích

1. Việc xác định khu vực bảo vệ I của di tích quy định tại khoản 13 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật di sản văn hóa được thực hiện theo các nguyên tắc sau:

a) Đối với di tích là công trình xây dựng, địa điểm gắn với các sự kiện lịch sử, thân thế và sự nghiệp của danh nhân thì phạm vi khu vực bảo vệ I phải bao gồm các khu vực có công trình xây dựng, địa điểm ghi dấu những diễn biến tiêu biểu của sự kiện lịch sử, những công trình lưu niệm gắn với danh nhân liên quan đến di tích đó;

b) Đối với di tích là địa điểm khảo cổ thì phạm vi khu vực bảo vệ I phải bao gồm khu vực đã phát hiện các di tích, di vật, địa hình, cảnh quan có liên quan trực tiếp tới môi trường sinh sống của chủ thể đã tạo nên địa điểm khảo cổ đó;

c) Đối với di tích là quần thể các công trình kiến trúc nghệ thuật hoặc công trình kiến trúc đơn lẻ thì phạm vi khu vực bảo vệ I phải bao gồm các khu vực có công trình kiến trúc, sân, vườn, ao, hồ và cả các yếu tố khác liên quan đến di tích đó;

d) Đối với danh lam thắng cảnh thì phạm vi khu vực bảo vệ I phải đảm bảo cho việc giữ gìn sự toàn vẹn của cảnh quan thiên nhiên, địa hình, địa mạo và các yếu tố địa lý khác chứa đựng sự đa dạng sinh học và hệ sinh thái đặc thù, các dấu tích vật chất về các giai đoạn phát triển của trái đất hoặc các công trình kiến trúc liên quan đến danh lam thắng cảnh đó.

Đối với di tích gồm nhiều công trình xây dựng, địa điểm phân bố trên phạm vi rộng thì phải xác định khu vực bảo vệ I cho từng công trình xây dựng, địa điểm.

2. Khu vực bảo vệ II là khu vực bao quanh hoặc tiếp giáp với khu vực bảo vệ I để bảo vệ cảnh quan và môi trường – sinh thái của di tích và là khu vực được phép xây dựng các công trình phục vụ việc bảo vệ và phát huy giá trị của di tích.

Việc xác định di tích không có khu vực bảo vệ II được áp dụng trong trường hợp di tích đó nằm trong khu vực dân cư hoặc liền kề các công trình xây dựng mà không thể di dời.

3. Việc cắm mốc giới các khu vực bảo vệ di tích phải bảo đảm các nguyên tắc sau:

a) Phân định rõ ranh giới các khu vực bảo vệ di tích với khu vực tiếp giáp trên thực địa theo biên bản và bản đồ khoanh vùng các khu vực bảo vệ di tích trong hồ sơ xếp hạng di tích;

b) Cột mốc phải được làm bằng chất liệu bền vững và đặt ở vị trí dễ nhận biết;

c) Hình dáng, màu sắc, kích thước cột mốc phải phù hợp với môi trường, cảnh quan của di tích và không làm ảnh hưởng đến yếu tố gốc cấu thành di tích.

Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chịu trách nhiệm tổ chức việc cắm mốc giới.

Điều 15. Thẩm quyền thẩm định dự án cải tạo, xây dựng công trình có khả năng ảnh hưởng xấu đến di tích

Khi thẩm định dự án cải tạo, xây dựng công trình nằm ngoài các khu vực bảo vệ của di tích mà có khả năng ảnh hưởng xấu đến di tích, phải có ý kiến thẩm định bằng văn bản của Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch đối với di tích cấp tỉnh, của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đối với di tích quốc gia và di tích quốc gia đặc biệt.

Điều 16. Các tổ chức được thăm dò, khai quật khảo cổ

1. Cơ quan nghiên cứu khảo cổ học của Nhà nước.

2. Trường đại học có bộ môn khảo cổ học.

3. Bảo tàng và Ban Quản lý di tích của Nhà nước có chức năng nghiên cứu khảo cổ.

4. Hội có chức năng nghiên cứu khảo cổ ở trung ương

Điều 16a. Thủ tục cấp giấy phép khai quật khẩn cấp3

1. Tổ chức xin cấp giấy phép khai quật khẩn cấp gửi trực tiếp một (01) bộ hồ sơ đến Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch địa phương nơi có địa điểm khảo cổ cần khai quật khẩn cấp.

2. Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch có trách nhiệm trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cấp giấy phép khai quật khẩn cấp theo quy định tại khoản 19 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Di sản văn hóa.

Điều 17. Quy hoạch khảo cổ

1. Đối tượng được đưa vào quy hoạch khảo cổ ở địa phương là các địa điểm khảo cổ trong lòng đất và dưới nước, là nơi đã phát hiện di tích, di vật hoặc có dấu hiệu là nơi lưu giữ di tích, di vật có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học.

2. Quy hoạch khảo cổ phải thể hiện được các nội dung sau:

a) Vị trí và tên gọi địa điểm khảo cổ;

b) Thông tin khoa học về các di tích, di vật được phát hiện tại địa điểm khảo cổ và căn cứ khoa học và dấu hiệu của sự tồn tại di tích, di vật tại địa điểm khảo cổ;

c) Ranh giới, diện tích địa điểm khảo cổ;

d) Kế hoạch thăm dò, khai quật địa điểm khảo cổ;

đ) Phương án bảo vệ và phát huy giá trị địa điểm khảo cổ;

e) Nguồn lực thực hiện quy hoạch.

3. Hồ sơ quy hoạch khảo cổ và trình tự, thủ tục lập, công bố quy hoạch khảo cổ thực hiện theo quy định của pháp luật về quy hoạch và quy định tại khoản 18 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật di sản văn hóa.

4. Căn cứ kết quả nghiên cứu, thăm dò, khai quật khảo cổ, Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch thường xuyên rà soát, đề xuất Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh điều chỉnh quy hoạch khảo cổ.

Việc điều chỉnh quy hoạch khảo cổ của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phải được sự đồng ý bằng văn bản của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.

Chương 4.

QUẢN LÝ DI VẬT, CỔ VẬT, BẢO VẬT QUỐC GIA

Điều 18. Tiếp nhận, quản lý di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia do thăm dò, khai quật hoặc do tổ chức, cá nhân phát hiện, giao nộp

1. Mọi di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia ở trong lòng đất thuộc đất liền, hải đảo, ở vùng nội thủy, lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa theo quy định tại Điều 6 Luật di sản văn hóa, khi phát hiện hoặc tìm thấy đều thuộc sở hữu nhà nước theo quy định của pháp luật về dân sự.

2. Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch có trách nhiệm tổ chức việc tiếp nhận các di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia để tạm nhập vào kho bảo quản của bảo tàng cấp tỉnh nơi phát hiện di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia theo quy định tại khoản 20 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật di sản văn hóa.

3. Tổ chức, cá nhân giao nộp di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia được khen thưởng và được nhận một khoản tiền thưởng theo quy định tại Điều 33 Nghị định này.

Điểm 19. Đăng ký di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia

1. Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch có trách nhiệm tổ chức đăng ký di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia và hàng năm báo cáo Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về kết quả đăng ký di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia ở địa phương mình.

2. Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch có trách nhiệm tiếp nhận thông báo việc chuyển quyền sở hữu bảo vật quốc gia của tổ chức, cá nhân sở hữu bảo vật quốc gia đó và kịp thời báo cáo Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.

Điều 20. Đưa di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia ra nước ngoài để trưng bày, triển lãm, nghiên cứu hoặc bảo quản

1. Đối với di vật, cổ vật:

a) Di vật, cổ vật thuộc bảo tàng quốc gia do Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cho phép theo đề nghị bằng văn bản của Giám đốc bảo tàng;

b) Di vật, cổ vật thuộc bảo tàng chuyên ngành thuộc Bộ, ngành, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội ở trung ương và bảo tàng chuyên ngành thuộc các đơn vị trực thuộc Bộ, ngành, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội ở trung ương do Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cho phép theo đề nghị bằng văn bản của Bộ trưởng, người đứng đầu ngành, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội ở trung ương;

c) Di vật, cổ vật thuộc bảo tàng cấp tỉnh do Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cho phép theo đề nghị bằng văn bản của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;

d) Di vật, cổ vật thuộc sở hữu tư nhân do Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cho phép theo đề nghị bằng văn bản của Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch trên cơ sở đơn xin phép của chủ sở hữu di vật, cổ vật đó.

2. Đối với bảo vật quốc gia:

a) Bảo vật quốc gia thuộc bảo tàng quốc gia do Thủ tướng Chính phủ cho phép theo đề nghị bằng văn bản của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch;

b) Bảo vật quốc gia thuộc bảo tàng chuyên ngành thuộc Bộ, ngành, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội ở trung ương và bảo tàng chuyên ngành thuộc các đơn vị trực thuộc Bộ, ngành, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội ở trung ương do Thủ tướng Chính phủ cho phép theo đề nghị bằng văn bản của Bộ trưởng, người đứng đầu ngành, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội ở trung ương sau khi có ý kiến đồng ý bằng văn bản của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch;

c) Bảo vật quốc gia thuộc bảo tàng cấp tỉnh, bảo vật quốc gia thuộc sở hữu tư nhân do Thủ tướng Chính phủ cho phép theo đề nghị bằng văn bản của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh sau khi có ý kiến đồng ý bằng văn bản của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.

3. Việc bảo hiểm di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia đưa ra nước ngoài để trưng bày, triển lãm, nghiên cứu hoặc bảo quản do các bên thỏa thuận theo tập quán quốc tế và điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc tham gia.

4. Việc vận chuyển, tạm xuất, tái nhập và tạm nhập, tái xuất di vật, cổ vật phải tuân thủ những quy định của pháp luật về hải quan và những quy định khác của pháp luật có liên quan.

Điều 21. Thẩm quyền, thủ tục cấp giấy phép mang di vật, cổ vật ra nước ngoài

1. Việc mang di vật, cổ vật không thuộc sở hữu nhà nước, sở hữu của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội ra nước ngoài phải có giấy phép của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.

2.4 Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cấp giấy phép mang di vật, cổ vật ra nước ngoài.

Trong thời hạn mười lăm (15) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cấp giấy phép. Trường hợp từ chối phải nêu rõ lý do bằng văn bản.

3.5 Thủ tục cấp giấy phép mang di vật, cổ vật ra nước ngoài:

a) Có đơn đề nghị (Phụ lục III) gửi Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch bằng cách nộp trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện;

b) Có giấy chứng nhận chuyển quyền sở hữu của chủ sở hữu cũ;

c) Một (01) bộ hồ sơ đăng ký di vật, cổ vật.

4. Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định loại di vật, cổ vật không được mang ra nước ngoài.

Điều 22. Khiếu nại, tố cáo về di vật, cổ vật khi đang làm thủ tục mang ra nước ngoài

Di vật, cổ vật đang trong quá trình xin phép mang ra nước ngoài mà có khiếu nại, tố cáo tổ chức, cá nhân mang di vật, cổ vật ra nước ngoài không phải là chủ sở hữu hợp pháp hoặc di vật, cổ vật đang có tranh chấp thì việc mang di vật, cổ vật ra nước ngoài phải tạm dừng để xem xét giải quyết theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.

Trong thời gian 30 ngày, kể từ ngày nhận được đơn khiếu nại, tố cáo, nếu không có căn cứ xác định việc sở hữu di vật, cổ vật là bất hợp pháp hoặc đang có tranh chấp thì di vật, cổ vật được phép mang ra nước ngoài sau khi hoàn thành thủ tục xin phép.

Điều 23. Thẩm quyền cấp giấy phép làm bản sao di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia

1. Cục trưởng Cục Di sản văn hóa cấp giấy phép làm bản sao di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia thuộc di tích quốc gia đặc biệt, bảo tàng quốc gia, bảo tàng chuyên ngành thuộc Bộ, ngành, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội ở trung ương và bảo tàng chuyên ngành thuộc các đơn vị trực thuộc Bộ, ngành, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội ở trung ương.

2. Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch cấp giấy phép làm bản sao di vật, cổ vật; bảo vật quốc gia thuộc di tích quốc gia, di tích cấp tỉnh, bảo tàng cấp tỉnh và sở hữu tư nhân.

Căn cứ vào mục đích của việc làm bản sao di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia, người có thẩm quyền cấp phép quyết định số lượng bản sao được làm.

Điều 24. Quản lý hoạt động mua bán di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia

1. Nhà nước thống nhất quản lý hoạt động mua bán di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia và tạo điều kiện để tổ chức, cá nhân kinh doanh, mua bán di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia.

Việc kinh doanh di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia phải tuân thủ các quy định của pháp luật về di sản văn hóa, pháp luật về doanh nghiệp, pháp luật về thuế và các quy định pháp luật khác có liên quan.

2. Nhà nước bảo hộ việc mua bán di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia đối với những di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia đã được đăng ký theo quy định của pháp luật về di sản văn hóa; tạo điều kiện để tổ chức, cá nhân thực hiện chuyển quyền sở hữu đối với di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia đã đăng ký và đăng ký đối với di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia mua bán có nguồn gốc hợp pháp chưa được đăng ký.

3. Nghiêm cấm mua bán di vật, cổ vật có nguồn gốc bất hợp pháp.

4. Nghiêm cấm mua bán trái phép di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia để mang ra nước ngoài.

Điều 25. Tổ chức và hoạt động của cửa hàng mua bán di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia

1. Chủ cửa hàng mua bán di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia phải đáp ứng các điều kiện sau đây:

a) Là công dân Việt Nam có địa chỉ thường trú tại Việt Nam;

b) Có chứng chỉ hành nghề kinh doanh mua bán di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia; c) Có cửa hàng đủ diện tích phù hợp để trưng bày di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia; d) Có đủ phương tiện trưng bày, bảo quản và bảo vệ di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia.

2. Hoạt động của cửa hàng mua bán di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia phải tuân thủ các quy định sau đây:

a) Chỉ mua bán di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia có nguồn gốc hợp pháp;

b) Chỉ mua bán bản sao di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia của tổ chức, cá nhân có giấy phép làm bản sao do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại Điều 23 của Nghị định này cấp;

c) Đối với những bản sao di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia khi trưng bày để mua bán phải ghi rõ là bản sao;

d) Thực hiện và hướng dẫn các thủ tục cần thiết để người mua tiến hành đăng ký di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia hoặc xin giấy phép mang di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia ra nước ngoài đối với những di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia thuộc loại được phép mang ra nước ngoài theo quy định của pháp luật về di sản văn hóa;

đ) Thực hiện các quy định của pháp luật về sổ sách đăng ký di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia mua vào và bán ra, sổ sách tài chính kế toán và nghĩa vụ nộp thuế.

Điều 26. Điều kiện, thẩm quyền và thủ tục cấp chứng chỉ hành nghề mua bán di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia

1. Điều kiện để cấp chứng chỉ hành nghề mua bán di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia:

a) Có trình độ chuyên môn hoặc am hiểu về di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia;

b) Không đang trong thời gian bị cấm hành nghề hoặc làm công việc liên quan đến di sản văn hóa theo quyết định của tòa án, không đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, không đang trong thời gian bị quản chế hình sự hoặc quản chế hành chính.

2. Cán bộ, công chức, viên chức đang công tác trong ngành di sản văn hóa không được phép mở cửa hàng mua bán di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia.

3. Thẩm quyền cấp chứng chỉ hành nghề đối với chủ cửa hàng mua bán di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia:

Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch cấp chứng chỉ hành nghề đối với chủ cửa hàng mua bán di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia.

Trong thời gian 30 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ xin cấp chứng chỉ hành nghề đối với chủ cửa hàng mua bán di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia, Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch xét cấp chứng chỉ. Trường hợp từ chối phải nêu rõ lý do bằng văn bản.

4.6 Thủ tục cấp chứng chỉ hành nghề đối với chủ cửa hàng mua bán di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia:

a) Chủ cửa hàng phải gửi trực tiếp hoặc qua đường bưu điện một (01) bộ hồ sơ xin cấp chứng chỉ hành nghề mua bán di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia đến Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch;

b) Hồ sơ xin cấp chứng chỉ hành nghề mua bán di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia bao gồm:

Đơn đề nghị cấp chứng chỉ (Phụ lục IV);

Bản sao hợp pháp các văn bằng chuyên môn có liên quan;

Sơ yếu lý lịch có xác nhận của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi cư trú.

Điều 27. Tổ chức bán đấu giá di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia

1. Tổ chức, cá nhân bán đấu giá di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia phải làm thủ tục đăng ký với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch địa phương về danh mục bán đấu giá và phải được phép của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

2. Việc tổ chức bán đấu giá di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia được thực hiện theo quy định của pháp luật về dân sự.

Chương 5.

TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA BẢO TÀNG

Điều 28. Thẩm quyền xác nhận điều kiện thành lập và hoạt động bảo tàng

1. Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xác nhận điều kiện đối với việc thành lập bảo tàng quốc gia, bảo tàng chuyên ngành thuộc Bộ, ngành, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội ở trung ương và bảo tàng chuyên ngành thuộc các đơn vị trực thuộc Bộ, ngành, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội ở trung ương.

2. Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch xác nhận điều kiện đối với việc thành lập bảo tàng cấp tỉnh và điều kiện được cấp giấy phép hoạt động đối với bảo tàng ngoài công lập.

3.7 Trong thời hạn mười lăm (15) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch có trách nhiệm xác nhận điều kiện thành lập và được cấp giấy phép hoạt động bảo tàng. Trường hợp từ chối phải nêu rõ lý do bằng văn bản.

Điều 28a. Thủ tục xác nhận đủ điều kiện được cấp giấy phép và thủ tục cấp giấy phép hoạt động bảo tàng ngoài công lập8

1. Tổ chức, cá nhân có yêu cầu xác nhận đủ điều kiện cấp giấy phép hoạt động đối với bảo tàng ngoài công lập nộp trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện một (01) bộ hồ sơ gồm: Đơn đề nghị xác nhận đủ điều kiện cấp giấy phép hoạt động (Phụ lục V) và Đề án hoạt động bảo tàng (Phụ lục VI) đến Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch nơi đặt trụ sở bảo tàng.

2. Tổ chức, cá nhân có yêu cầu cấp giấy phép hoạt động bảo tàng ngoài công lập nộp trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện một (01) bộ hồ sơ gồm: Đơn đề nghị cấp giấy phép hoạt động bảo tàng (Phụ lục VII) và văn bản xác nhận đủ điều kiện cấp giấy phép hoạt động bảo tàng của Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch đến Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi đặt trụ sở bảo tàng.

Điều 29. Xếp hạng bảo tàng Việt Nam

Bảo tàng Việt Nam được xếp hạng như sau:

1. Bảo tàng hạng I;

2. Bảo tàng hạng II;

3. Bảo tàng hạng III.

Điều 30. Tiêu chuẩn xếp hạng bảo tàng

1. Bảo tàng hạng I phải đạt được các tiêu chuẩn sau đây:

a) Có đủ tài liệu, hiện vật trưng bày phù hợp với đối tượng và phạm vi hoạt động của bảo tàng, trong đó có ít nhất 5 sưu tập tài liệu, hiện vật quý hiếm; từ đủ 90% tổng số tài liệu, hiện vật trở lên đã được kiểm kê khoa học;

b) 100% tổng số tài liệu, hiện vật được bảo quản định kỳ, bảo quản phòng ngừa và có thực hành bảo quản trị liệu;

c) Có trưng bày thường trực và hàng năm có ít nhất 3 trưng bày chuyên đề; thường xuyên mở cửa trưng bày phục vụ công chúng;

d) Có công trình kiến trúc bền vững và hạ tầng kỹ thuật phù hợp, bảo đảm cho việc bảo quản, trưng bày tài liệu, hiện vật quy định tại điểm a điểm b, điểm c khoản 1 Điều này và các hoạt động thường xuyên khác của bảo tàng;

đ) 100% số công chức, viên chức, nhân viên trực tiếp làm chuyên môn có trình độ đại học phù hợp với đối tượng và phạm vi hoạt động của bảo tàng.

2. Bảo tàng hạng II phải đạt được các tiêu chuẩn sau đây:

a) Có đủ tài liệu, hiện vật trưng bày phù hợp với đối tượng và phạm vi hoạt động của bảo tàng, trong đó có ít nhất 3 sưu tập tài liệu, hiện vật quý hiếm; từ đủ 80% tổng số tài liệu, hiện vật trở lên đã được kiểm kê khoa học;

b) 100% tổng số tài liệu, hiện vật được bảo quản định kỳ và bảo quản phòng ngừa;

c) Có trưng bày thường trực và hàng năm có ít nhất 2 trưng bày chuyên đề; thường xuyên mở cửa trưng bày phục vụ công chúng;

d) Có công trình kiến trúc bền vững và hạ tầng kỹ thuật phù hợp, bảo đảm cho việc bảo quản, trưng bày tài liệu, hiện vật quy định tại điểm a, điểm b, điểm c khoản 2 Điều này và các hoạt động thường xuyên khác của bảo tàng;

đ) Từ đủ 80% số công chức, viên chức, nhân viên trực tiếp làm chuyên môn trở lên có trình độ đại học phù hợp với đối tượng và phạm vi hoạt động của bảo tàng.

3. Bảo tàng hạng III phải đạt được các tiêu chuẩn sau đây:

a) Có đủ tài liệu, hiện vật trưng bày phù hợp với đối tượng và phạm vi hoạt động của bảo tàng, trong đó có ít nhất 1 sưu tập tài liệu, hiện vật quý hiếm; từ đủ 70% tổng số tài liệu, hiện vật trở lên đã được kiểm kê khoa học;

b) 100% tổng số tài liệu, hiện vật được bảo quản định kỳ;

c) Có trưng bày thường trực và hàng năm có ít nhất 1 trưng bày chuyên đề; thường xuyên mở cửa trưng bày phục vụ công chúng;

d) Có công trình kiến trúc bền vững và hạ tầng kỹ thuật phù hợp, bảo đảm cho việc bảo quản, trưng bày tài liệu, hiện vật quy định tại điểm a, điểm b, điểm c khoản 3 Điều này và các hoạt động thường xuyên khác của bảo tàng;

đ) Từ đủ 60% số công chức, viên chức, nhân viên trực tiếp làm chuyên môn trở lên có trình độ đại học phù hợp với đối tượng và phạm vi hoạt động của bảo tàng.

Điều 31. Thẩm quyền, thủ tục và hồ sơ xếp hạng bảo tàng

1. Thẩm quyền xếp hạng bảo tàng được quy định như sau:

a) Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quyết định xếp hạng bảo tàng hạng I đối với bảo tàng quốc gia, bảo tàng chuyên ngành thuộc Bộ, ngành, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội ở trung ương, bảo tàng chuyên ngành thuộc các đơn vị trực thuộc Bộ, ngành, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội ở trung ương, bảo tàng cấp tỉnh, bảo tàng ngoài công lập trên cơ sở đề nghị của người đứng đầu bảo tàng và ý kiến bằng văn bản của Bộ trưởng, người đứng đầu ngành, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội ở trung ương hoặc của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;

b) Người đứng đầu Bộ, ngành, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội ở trung ương và Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định xếp hạng bảo tàng hạng II và hạng III trên cơ sở đề nghị của người đứng đầu bảo tàng và ý kiến đồng ý bằng văn bản của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.

2. Thủ tục xếp hạng bảo tàng được quy định như sau:

a) Thủ tục xếp hạng bảo tàng hạng I

Đối với bảo tàng hạng I, người đứng đầu bảo tàng, Bộ trưởng, người đứng đầu ngành, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội ở trung ương hoặc Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh gửi văn bản đề nghị, hồ sơ xếp hạng bảo tàng đến Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.

Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị và hồ sơ xếp hạng bảo tàng, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch có trách nhiệm tổ chức thẩm định và quyết định việc xếp hạng bảo tàng.

b) Thủ tục xếp hạng bảo tàng hạng II và hạng III

Đối với bảo tàng chuyên ngành thuộc Bộ, ngành, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội ở trung ương, người đứng đầu bảo tàng phải gửi văn bản đề nghị và hồ sơ xếp hạng bảo tàng đến Bộ trưởng, người đứng đầu ngành, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội ở trung ương.

Đối với bảo tàng chuyên ngành thuộc các đơn vị trực thuộc Bộ, ngành, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội ở trung ương, người đứng đầu bảo tàng phải gửi văn bản đề nghị và hồ sơ xếp hạng bảo tàng đến người đứng đầu cơ quan, tổ chức chủ quản trực tiếp của bảo tàng. Đối với bảo tàng cấp tỉnh và bảo tàng ngoài công lập, người đứng đầu bảo tàng phải gửi văn bản đề nghị và hồ sơ xếp hạng bảo tàng đến Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch.

Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị và hồ sơ xếp hạng bảo tàng, người đứng đầu cơ quan, tổ chức chủ quản trực tiếp của bảo tàng chuyên ngành thuộc các đơn vị trực thuộc Bộ, ngành, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội ở trung ương có trách nhiệm xem xét, quyết định việc gửi văn bản đề nghị và hồ sơ xếp hạng bảo tàng đến Bộ trưởng, người đứng đầu ngành, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội ở trung ương; Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch có trách nhiệm xem xét, quyết định việc gửi văn bản đề nghị và hồ sơ xếp hạng bảo tàng đến Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị và hồ sơ xếp hạng bảo tàng, Bộ trưởng, người đứng đầu ngành, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội ở trung ương hoặc Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm tổ chức thẩm định việc xếp hạng bảo tàng.

Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày có kết quả thẩm định, Bộ trưởng, người đứng đầu ngành, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội ở trung ương hoặc Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm gửi văn bản đề nghị và hồ sơ xếp hạng bảo tàng đến Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.

Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị và hồ sơ xếp hạng bảo tàng, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch có trách nhiệm xem xét, thỏa thuận.

Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày có ý kiến đồng ý bằng văn bản của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Bộ trưởng, người đứng đầu ngành, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội ở trung ương hoặc Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm ra quyết định xếp hạng bảo tàng.

3. Hồ sơ xếp hạng bảo tàng gồm:

a) Văn bản đề nghị xếp hạng bảo tàng của người đứng đầu bảo tàng;

b) Văn bản đề nghị của Bộ trưởng, người đứng đầu ngành, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội ở trung ương hoặc Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;

c) Báo cáo hiện trạng bảo tàng theo tiêu chuẩn xếp hạng bảo tàng quy định tại Điều 30 Nghị định này và các tài liệu có liên quan.

Điều 32. Gửi tư liệu di sản văn hóa phi vật thể, di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia vào bảo tàng công lập hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền

1. Chủ sở hữu tư liệu di sản văn hóa phi vật thể, di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia được gửi tư liệu di sản văn hóa phi vật thể, di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia vào bảo tàng công lập hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền để bảo vệ và phát huy giá trị trong các trường hợp sau:

a) Tư liệu di sản văn hóa phi vật thể, di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia thuộc sở hữu có nguy cơ bị mất hoặc bị hủy hoại do thiên tai, địch họa;

b) Không có kho bảo quản, trang thiết bị, phương tiện kỹ thuật phù hợp;

c) Không có đủ kiến thức chuyên môn về kỹ thuật bảo quản;

d) Không có điều kiện và khả năng tổ chức giới thiệu, trưng bày phục vụ công chúng;

đ) Đồng thuận để bảo tàng công lập hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền sử dụng tư liệu di sản văn hóa phi vật thể, di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia để phát huy giá trị.

2. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền tiếp nhận việc gửi tư liệu di sản văn hóa phi vật thể, di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia bao gồm:

a) Bảo tàng công lập;

b) Ngân hàng nhà nước hoặc kho bạc nhà nước trong trường hợp di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia làm bằng vàng, bạc, đá quý, kim cương hoặc là tiền cổ;

c) Cơ quan nghiên cứu chuyên ngành có đủ điều kiện bảo vệ đối với tư liệu di sản văn hóa phi vật thể.

3. Bảo tàng công lập hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền tiếp nhận tư liệu di sản văn hóa phi vật thể, di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia có trách nhiệm giữ bí mật về tên và địa chỉ chủ sở hữu gửi trong trường hợp chủ sở hữu có yêu cầu.

4. Việc gửi và nhận gửi tư liệu di sản văn hóa phi vật thể, di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia được thực hiện dưới hình thức hợp đồng gửi giữ tài sản theo quy định của pháp luật về dân sự.

Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định cụ thể hồ sơ và thủ tục gửi tư liệu di sản văn hóa phi vật thể, di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia.

Chương 6.

KHEN THƯỞNG ĐỐI VỚI TỔ CHỨC, CÁ NHÂN PHÁT HIỆN VÀ GIAO NỘP DI VẬT, CỔ VẬT, BẢO VẬT QUỐC GIA

Điều 33. Khen thưởng tổ chức, cá nhân phát hiện và giao nộp di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia

1. Hình thức khen thưởng

Tổ chức, cá nhân phát hiện di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia mà kịp thời thông báo và tự nguyện giao nộp cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền về văn hóa, thể thao và du lịch thì tùy theo giá trị của di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia được xét tặng, truy tặng Giấy khen, Bằng khen, Huy chương hoặc các hình thức khen thưởng khác theo quy định của pháp luật hiện hành.

2. Mức tiền thưởng

Mức tiền thưởng đối với tổ chức, cá nhân có công phát hiện hoặc tự nguyện giao nộp di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia được thực hiện theo quy định tại Điều 16

Nghị định số 96/2009/NĐ-CP ngày 30 tháng 10 năm 2009 của Chính phủ về việc xử lý tài sản bị chôn giấu, bị chìm đắm được phát hiện hoặc tìm thấy thuộc đất liền, các hải đảo và vùng biển Việt Nam.

Điều 34. Thẩm quyền và trình tự, thủ tục quyết định việc khen thưởng đối với tổ chức, cá nhân phát hiện, giao nộp di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia

1. Bộ trưởng, người đứng đầu ngành, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội ở trung ương Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi có bảo tàng công lập được Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch giao tiếp nhận di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia do tổ chức, cá nhân phát hiện, giao nộp thành lập Hội đồng định giá di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia để xác định giá trị di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia.

2. Kinh phí chi trả cho việc bồi hoàn chi phí phát hiện, bảo quản và chi thưởng cho tổ chức, cá nhân phát hiện, giao nộp di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia được sử dụng từ nguồn ngân sách nhà nước hoặc các nguồn thu khác theo quyết định của Bộ trưởng, người đứng đầu ngành, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội ở trung ương hoặc Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi có bảo tàng công lập được tiếp nhận, lưu giữ di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia đó.

Trường hợp đặc biệt, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch có trách nhiệm phối hợp với các Bộ, ngành liên quan xem xét, trình Thủ tướng Chính phủ quyết định.

3. Đại diện của bảo tàng nhà nước được tiếp nhận, lưu giữ di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia có trách nhiệm trao khoản tiền thưởng cho tổ chức, cá nhân phát hiện và giao nộp theo quyết định của người có thẩm quyền quy định tại khoản 2 Điều này.

4. Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định cụ thể việc thành lập Hội đồng định giá di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia và thủ tục chi trả cho việc bồi hoàn chi phí phát hiện, bảo quản và chi thưởng cho tổ chức, cá nhân phát hiện và tự nguyện giao nộp di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia quy định tại khoản 1 Điều này.

Chương 7.

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH9

Điều 35. Hiệu lực thi hành

1. Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 06 tháng 11 năm 2010.

2. Nghị định này thay thế Nghị định số 92/2002/NĐ-CP ngày 11 tháng 11 năm 2002 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Di sản văn hóa.

Điều 36. Tổ chức thực hiện

Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chịu trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện Nghị định này.

Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.

 

 

XÁC THỰC VĂN BẢN HỢP NHẤT

BỘ TRƯỞNG

Hoàng Tuấn Anh

 

Phụ lục I10

Địa điểm, ngày… tháng… năm….
Location, date… month… year…

 

ĐƠN ĐỀ NGHỊ
APPLICATION FOR

Cấp giấy phép nghiên cứu, sưu tầm di sản văn hóa phi vật thể
A license to research on and collect intangible cultural heritage

Kính gửi/To:

– Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (đối với trường hợp địa bàn nghiên cứu, sưu tầm có phạm vi từ hai tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trở lên)
Minister of Culture, Sports and Tourism of the Socialist Republic of Viet Nam (in the case that research and collection sites carried out in more than one province/city under national/governmental authority)

– Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh, thành phố…
Director of Department of Culture, Sports and Tourism of …. Province

 

1. Tên tổ chức/cá nhân đề nghị (viết chữ in hoa)/Name of Applicant (Organization and/or Individual (in capital letters):

– Ngày tháng năm sinh (đối với cá nhân)/Date of birth (for individual): ………….

……………………………………………………………………………………………………………….

– Nơi sinh (đối với cá nhân)/Place of birth (for individual):……………………………

Quốc tịch (đối với cá nhân)/Nationality (for individual):……………………………….

– Hộ chiếu (đối với cá nhân): Số:……………………. Ngày cấp:………………………..
Passport (for individual): No:…………………….. Date of issue: …………………………

– Nơi cấp: ……………………… Ngày hết hạn: ………………………………………………..
Place of issue:……………….. Date of expiry:……………………………………………..

– Địa chỉ (trụ sở chính đối với tổ chức/nơi thường trú đối với cá nhân)/Address (headquarter of organization/residential address of individual): …………………………

Điện thoại/Tel: ………………………………………………………………………………………….

2. Người đại diện theo pháp luật (đối với tổ chức)/Legal representative (of organization):

– Họ và tên (viết chữ in hoa)/Full name (in capital letters): ……………………………

– Chức vụ/Position : …………………………………………………………………………………..

– Quốc tịch/Nationality:……………………….. Điện thoại/Tel: …………………………….

3. Loại hình, đối tượng di sản văn hóa phi vật thể đề nghị được nghiên cứu, sưu tầm/Types, objects of intangible cultural heritage that are applied for research and collection:………………………………………………….

4. Địa điểm tiến hành nghiên cứu, sưu tầm/Research and collection site:

……………………………………………………………………………………………………………….

5. Đề nghị Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch/Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh, thành phố … cấp giấy phép nghiên cứu, sưu tầm di sản văn hóa phi vật thể/We propose that the Minister of Culture, Sports and Tourism/ the Director of Department of Culture, Sport and Tourism issue a license for the research on and/or collection of the intangible cultural heritage.

6. Cam kết/We hereby commit: Chịu trách nhiệm về tính chính xác của hồ sơ đề nghị cấp giấy phép và sẽ thực hiện nghiên cứu, sưu tầm theo quy định của pháp luật Việt Nam/To take full responsibility for the accuracy of the content of this application and we will undertake the research and collection in accordance with the Vietnamese laws.

 

 

TỔ CHỨC/CÁ NHÂN ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY PHÉP
ORGANIZATION OR INDIVIDUALS APPLYING FOR THE LICENSE
Ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên (đối với tổ chức)
Signed, sealed, and name (in case of organization)
Ký, ghi rõ họ tên (đối với cá nhân)
Signed, sealed, and full name (in case of individuals)

 

Phụ lục II11

Địa điểm, ngày… tháng… năm….
Location, date… month… year…

ĐỀ ÁN
PROJECT ON

Nghiên cứu, sưu tầm di sản văn hóa phi vật thể
Research and collection of intangible cultural heritage

1. Tên gọi Đề án/Project name: …………………………………………………………………..

2. Nội dung Đề án/Content of project:

– Loại hình, đối tượng nghiên cứu, sưu tầm/Types and objects of collection and research.

– Mục đích nghiên cứu, sưu tầm/Objectives/Aims of the research and collection.

– Địa điểm nghiên cứu, sưu tầm/Research and collection site.

– Phương pháp nghiên cứu, sưu tầm/Research and collection methods.

– Kế hoạch, thời gian và kinh phí nghiên cứu, sưu tầm/Plan, timeline and budget for the research and collection.

– Thông tin về tổ chức/cá nhân nghiên cứu, sưu tầm/Information about organization/individual who undertakes the research and collection.

– Đối tác Việt Nam tham gia nghiên cứu, sưu tầm (nếu có)/Vietnamese partner involved in the research and collection (if applicable).

3. Dự kiến kết quả của Đề án/Expected outcomes of the project.

4. Đánh giá tác động của Đề án đối với di sản văn hóa phi vật thể và cộng đồng chủ thể của di sản văn hóa phi vật thể/An assessment of the impacts of the project on the intangible cultural heritage and owners of the intangible cultural heritage.

 

 

TỔ CHỨC/CÁ NHÂN LẬP ĐỀ ÁN
ORGANIZATION/INDIVIDUAL DESIGNING THE PROJECT
Ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên (đối với tổ chức)
Signed, sealed, and full name (in case of organization)
Ký, ghi rõ họ tên (đối với cá nhân)
Signed, sealed, and full name (in case of individuals)

 

Phụ lục III12

TÊN CƠ QUAN, TỔ CHỨC
ĐỀ NGHỊ CẤP PHÉP
——-

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————

 

……….., ngày…… tháng….. năm…..

 

ĐƠN ĐỀ NGHỊ

Cấp giấy phép mang di vật, cổ vật ra nước ngoài

Kính gửi: Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch

1. Tên tổ chức/cá nhân đề nghị (viết chữ in hoa):………………………………………….

– Ngày tháng năm sinh (đối với cá nhân):…………………………………………………….

– Nơi sinh (đối với cá nhân): ………………………………………………………………………

– Chứng minh thư nhân dân (đối với cá nhân): Số…………………………………………

Ngày cấp ………………….. Nơi cấp ………………………………………………………….

– Địa chỉ (nơi thường trú đối với cá nhân):…………………………………………………..

– Điện thoại: ……………………………………………………………………………………………..

2. Người đại diện theo pháp luật (đối với tổ chức):

– Họ và tên (viết chữ in hoa): ……………………………………………………………………..

– Chức vụ: ……………………… Điện thoại: ………………………………………………

3. Căn cứ quy định của pháp luật về di sản văn hóa, trân trọng đề nghị Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cấp giấy phép mang di vật, cổ vật ra nước ngoài cho…………………. (số lượng) di vật, cổ vật thuộc quyền sở hữu hợp pháp của…………………. (tên tổ chức, cá nhân đề nghị cấp giấy phép).

– Mục đích:……………………………………………………………………………………………….

– Nơi mang đến: ………………………………………………………………………………………..

Danh sách di vật, cổ vật cụ thể như sau:

STT

Tên di vật, cổ vật

Đặc điểm chính

Nguồn gốc

Ghi chú

1

2

 

 

 

 

4. Cam kết: Chịu trách nhiệm về tính hợp pháp của hiện vật và tính chính xác, trung thực của việc chuyển quyền sở hữu và hồ sơ đăng ký của những di vật, cổ vật đề nghị cấp phép mang ra nước ngoài kể trên; cam kết thực hiện đầy đủ các yêu cầu về chuyên môn nghiệp vụ trong quá trình làm thủ tục đề nghị cấp phép mang ra nước ngoài và các quy định của pháp luật có liên quan./.

 

 

TỔ CHỨC/CÁ NHÂN ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY PHÉP
Ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên (đối với tổ chức)
Ký, ghi rõ họ tên (đối với cá nhân)

 

Phụ lục IV13

TÊN CƠ QUAN, TỔ CHỨC
ĐỀ NGHỊ CẤP PHÉP
——-

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————

 

……….., ngày…… tháng….. năm…..

 

ĐƠN ĐỀ NGHỊ

Cấp chứng chỉ hành nghề mua bán di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia

Kính gửi: Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh, thành phố…

1. Tên tổ chức/cá nhân đề nghị (viết chữ in hoa):………………………………………….

– Ngày tháng năm sinh (đối với cá nhân):…………………………………………………….

– Nơi sinh (đối với cá nhân): ………………………………………………………………………

– Chứng minh thư nhân dân (đối với cá nhân): Số………………………………………… ,

Ngày cấp ………………….. Nơi cấp ………………………………………………………….

– Địa chỉ (nơi thường trú đối với cá nhân):…………………………………………………..

– Điện thoại: ……………………………………………………………………………………………..

2. Người đại diện theo pháp luật (đối với tổ chức):

– Họ và tên (viết chữ in hoa): ……………………………………………………………………..

– Chức vụ: …………………………….. Điện thoại: ……………………………………..

3. (Nêu chi tiết về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và kinh nghiệm liên quan tới di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia của tổ chức/cá nhân đề nghị cấp chứng chỉ).

4. Căn cứ quy định của pháp luật về di sản văn hóa, trân trọng đề nghị Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh, thành phố…. cấp chứng chỉ hành nghề mua bán di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia cho….. (tên tổ chức/cá nhân đề nghị cấp giấy phép).

5. Cam kết: Chịu trách nhiệm về tính chính xác của nội dung kê khai trong đơn và sẽ hành nghề mua bán di vật; cổ vật, bảo vật quốc gia theo đúng quy định của pháp luật sau khi được cấp chứng chỉ.

 

 

TỔ CHỨC/CÁ NHÂN ĐỀ NGHỊ CẤP CHỨNG CHỈ
Ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên (đối với tổ chức)
Ký, ghi rõ họ tên (đối với cá nhân)

 

Phụ lục V14

TÊN CƠ QUAN, TỔ CHỨC
ĐỀ NGHỊ CẤP PHÉP
——-

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————

 

……….., ngày…… tháng….. năm…..

 

ĐƠN ĐỀ NGHỊ

Xác nhận đủ điều kiện được cấp giấy phép hoạt động bảo tàng ngoài công lập

Kính gửi: Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh, thành phố…

1. Tên tổ chức/cá nhân đề nghị (viết chữ in hoa):………………………………………….

– Ngày tháng năm sinh (đối với cá nhân):…………………………………………………….

– Nơi sinh (đối với cá nhân):………… Quốc tịch (đối với cá nhân): ………………

– Chứng minh thư nhân dân (đối với cá nhân người Việt Nam): Số …………………

Ngày cấp ……………………………………….. Nơi cấp …………………………………….

– Hộ chiếu (đối với cá nhân người nước ngoài): Số ………………………………………

Ngày cấp……………… Nơi cấp……………….. Ngày hết hạn……………………..

– Địa chỉ (nơi thường trú đối với cá nhân):…………………………………………………..

– Điện thoại: ……………………………………………………………………………………………..

2. Người đại diện theo pháp luật (đối với tổ chức):

– Họ và tên (viết chữ in hoa): ……………………………………………………………………..

– Chức vụ: ………………………………………………………………………………………………..

– Quốc tịch:……………………………………. Điện thoại: ……………………………………….

3. Địa điểm đặt trụ sở bảo tàng đề nghị cấp giấy phép hoạt động:

……………………………………………………………………………………………………………….

……………………………………………………………………………………………………………….

(Ghi rõ số nhà, đường phố, thôn, làng, xã/phường/thị trấn, huyện/quận/thị xã/thành phố trực thuộc tỉnh, tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương).

4. Căn cứ quy định của pháp luật về di sản văn hóa, trân trọng đề nghị Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh, thành phố…. xác nhận đủ điều kiện được cấp giấy phép hoạt động bảo tàng ngoài công lập cho… (tên tổ chức/cá nhân đề nghị cấp giấy phép).

5. Cam kết: Chịu trách nhiệm về tính chính xác của nội dung kê khai trong đơn và sẽ tổ chức các hoạt động của bảo tàng theo đúng quy định của pháp luật sau khi được cấp giấy phép.

 

 

TỔ CHỨC/CÁ NHÂN ĐỀ NGHỊ XÁC NHẬN
Ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên (đối với tổ chức)
Ký, ghi rõ họ tên (đối với cá nhân)

 

Phụ lục VI15

TÊN CƠ QUAN, TỔ CHỨC
ĐỀ NGHỊ CẤP PHÉP
——-

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————

 

……….., ngày…… tháng….. năm…..

 

ĐỀ ÁN

Hoạt động bảo tàng (tên bảo tàng)…………..

1. Tên gọi, địa chỉ, địa bàn hoạt động: …………………………………………………………

2. Mục tiêu, nhiệm vụ của (tên bảo tàng): …………………………………………………….

3. Nội dung trưng bày chính:………………………………………………………………………

4. Danh sách hiện vật (sưu tập chính): …………………………………………………………

5. Đối tượng phục vụ: ………………………………………………………………………………..

6. Phương án và kế hoạch hoạt động của (tên bảo tàng):………………………………..

7. Tổ chức bộ máy, nhân sự: ………………………………………………………………………

8. Trụ sở làm việc (địa điểm, diện tích nhà làm việc; diện tích nhà trưng bày, diện tích kho bảo quản,…) và trang thiết bị, phương tiện phục vụ:

……………………………………………………………………………………………………………….

9. Kinh phí: ………………………………………………………………………………………………

10. Kiến nghị của tổ chức/cá nhân xây dựng đề án cấp giấy phép hoạt động (tên bảo tàng)………..

(Đối với việc cấp giấy phép hoạt động bảo tàng ngoài công lập thuộc doanh nghiệp, ngoài các nội dung trên đây, đề án còn có các nội dung khác theo quy định của Luật Doanh nghiệp và hướng dẫn của các cơ quan có liên quan)

 

XÁC NHẬN
CỦA CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƯƠNG NƠI ĐẶT TRỤ SỞ CỦA BẢO TÀNG

TỔ CHỨC/CÁ NHÂN
ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY PHÉP
Ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên (đối với tổ chức)
Ký, ghi rõ họ tên (đối với cá nhân)

 

Phụ lục VII16

TÊN CƠ QUAN, TỔ CHỨC
ĐỀ NGHỊ CẤP PHÉP
——-

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————

 

……….., ngày…… tháng….. năm…..

 

ĐƠN ĐỀ NGHỊ

Cấp giấy phép hoạt động bảo tàng ngoài công lập

Kính gửi: Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố…

1. Tên tổ chức/cá nhân đề nghị (viết chữ in hoa):………………………………………….

– Ngày tháng năm sinh (đối với cá nhân):…………………………………………………….

– Nơi sinh (đối với cá nhân):…………… Quốc tịch (đối với cá nhân): ……………….

– Chứng minh thư nhân dân (đối với cá nhân người Việt Nam): Số …………………

Ngày cấp ………………………………… Nơi cấp ……………………………………………

– Hộ chiếu (đối với cá nhân người nước ngoài): Số ………………………………………

Ngày cấp……………………. Nơi cấp…………………… Ngày hết hạn………………………

– Địa chỉ (nơi thường trú đối với cá nhân):…………………………………………………..

– Điện thoại: ……………………………………………………………………………………………..

2. Người đại diện theo pháp luật (đối với tổ chức):

– Họ và tên (viết chữ in hoa): ……………………………………………………………………..

– Chức vụ: ………………………………………………………………………………………………..

– Quốc tịch:……………………………………. Điện thoại: ……………………………………….

3. Địa điểm đặt trụ sở bảo tàng đề nghị cấp giấy phép hoạt động:

……………………………………………………………………………………………………………….

……………………………………………………………………………………………………………….

………………………………………………………………………………………………………………. (

Ghi rõ số nhà, đường phố, thôn, làng, xã/phường/thị trấn, huyện/quận/thị xã/thành phố trực thuộc tỉnh, tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương).

4. Căn cứ quy định của pháp luật về di sản văn hóa, trân trọng đề nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố…. cấp giấy phép hoạt động bảo tàng ngoài công lập cho….. (tên tổ chức/cá nhân đề nghị cấp giấy phép).

5. Cam kết: Chịu trách nhiệm về tính chính xác của nội dung kê khai trong đơn và sẽ tổ chức các hoạt động của bảo tàng theo đúng quy định của pháp luật sau khi được cấp giấy phép.

 

 

TỔ CHỨC/CÁ NHÂN ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY PHÉP
Ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên (đối với tổ chức)
Ký, ghi rõ họ tên (đối với cá nhân)