Văn hóa ẩm thực Tây Bắc – VAN HOA – Văn hóa ẩm thực Tây Bắc vừa là nơi hội tụ của các dân tộc thiểu – Studocu

Văn hóa ẩm thực Tây Bắc vừa là nơi hội tụ của các dân tộc thiểu số vừa mang nét đặc trưng riêng của núi rừng thiên nhiên hùng vĩ. Làm nao lòng biết bao lữ khách đến đây đều nhớ mãi. Và đó là gì, chúng ta cùng nhau khám phá ngay nhé

Vùng núi Tây bắc có rất nhiều nguyên liệu từ núi rừng để chế biến, tẩm ướp thức ăn vô cùng ngon không nơi nào khác có được.

Mắc khén – Đệ nhất gia vị vùng núi Tây Bắc

Phần lớn nền ẩm thực Tây Bắc đều mang những dấu ấn, hương vị của núi rừng. Mắc khén là một trong những nguyên liệu được nhiều người ví như sản vật mà thiên nhiên đã ban tặng cho vùng núi cao này. Chứa hàm lượng dinh dưỡng cao, mùi vị thơm ngon đặc trưng khiến cho mắc khén trở thành nguyên liệu không thể trong mỗi bữa ăn của người dân nơi đây.

Hạt dổi Tây Bắc

Bên cạnh mắc khén, hạt dổi cũng là loại gia vị đặc trưng, được sử dụng hầu hết trong chế biến thức ăn tại đây. Công dụng chính của loại hạt này là dùng để tẩm ướp các loại thịt như: thịt gà, thịt heo, thịt trâu,… Đồng thời, hạt dổi còn được sử dụng để pha nước chấm cùng với muối, chanh, ớt. Loại nước chấm đơn giản, lạ miệng này hầu như không thể nhầm lẫn với bất cứ loại nào khác. Chúng thường được dùng để chấm với các loại thịt, thậm chí là ăn kèm xôi trắng cũng đủ kích thích vị thơm ngon.

Đến với ẩm thực Tây Bắc, nền ẩm thực mang đậm bản chất núi rừng thì không thể không nhắc đến các loại măng rừng. Loại nguyên liệu phổ biến, dễ dàng tìm thấy này này đã góp phần tạo nên những món ăn đậm đà, kích thích vị giác. Măng rừng Tây Bắc thường được lấy từ vầu, nứa, trúc hoặc mai,…

Ngoài ra, gạo Bắc Hương Điện Biên, gạo Tám Điện Biên hay gạo Séng Cù cũng là những nguyên liệu làm nên một nền ẩm thực độc đáo, đặc trưng.

Những món ngon vùng Tây Bắc – đậm đà kích thích vị giác

Thịt trâu gác bếp

Thịt trâu gác bếp là món ăn đặc trưng của dân tộc thiểu số, đặc biệt là tỉnh Điện Biên. Thịt trâu gác bếp được chế biến rất cầu kỳ bằng cách thái từng miếng thịt; sau đó, tẩm ướp các loại gia vị. Bước cuối cùng là xiên thịt lại từng miếng dài, rồi treo lên gác bếp hun khói cho thịt chín từ từ. Ngoài thịt trâu, người dân cũng có thể dùng thịt bò hoặc thịt lợn để chế biến món thịt gác bếp này.

Thịt trâu gác bếp có vị ngọt đậm đà hòa với các gia vị tạo nên sức hấp dẫn cho đặc sản vùng cao.

Pa pỉnh tộp – món ăn tinh hoa của ẩm thực Tây Bắc

Pa pỉnh tộp là đặc sản trong nền ẩm thực Tây Bắc, có nguồn gốc từ dân tộc Thái, sinh sống vùng Lai Châu. Theo tiếng dân tộc Thái, từ “pa” có nghĩa là “cá suối”, “Pa pỉnh tộp” là tên gọi chỉ những con cá bị nướng gập lại. Món ăn có tên gọi độc đáo nhưng bình dị này sở dĩ vì cá trước khi được đem nướng sẽ bị mổ sạch nội tạng, tẩm ướp gia vị và gập đôi để nướng trên bếp than hồng.

Văn hóa ẩm thực Tây Bắc – Cơm lam SaPa

Cơm lam Sapa là món ăn rất phổ biến và rất được yêu thích bởi vị thơm ngon ấn tượng của gạo nếp Tây Bắc, nước suối và hương thơm nhẹ nhàng của tre.

Cách chế biến cơm lam rất đơn giản như sau. Vo sạch gạo nếp rồi cho vào những ống tre non, nướng trên bếp than hồng. Khi nghe mùi thơm chứng tỏ cơm đã chín. Chẻ bỏ phần thân tre sẽ là phần cơm nếp thơm dẻo, rất lạ và ngon miệng. Cơm lam SaPa là món đặc sản vùng Tây Bắc mà bạn nhớ mãi nếu một lần được thưởng thức.

Thắng cố – Món ăn dân dã vùng núi Tây Bắc

Thắng cố là món ăn truyền thống của người dân tộc H’mông, được không chỉ người dân miền núi mà cả các du khách rất yêu thích bởi sự độc đáo và mới lạ.

Thắng cố được chế biến từ từ thịt bò, thịt trâu, thịt ngựa và thịt lợn cùng với nội tạng; rau rừng và một số gia vị của người H’mông vùng núi. Tất cả cho vào nồi rồi nấu cho đến khi nhừ ra hết. Thưởng thức thắng cố cùng với rượu ngô Bắc Hà đem lại cho bạn cảm giác ngon khó tả.

Cá bống vùi tro, món ăn được ví như sản vật vùng cao

Hình ảnh những con suối chảy róc rách như in dấu vào suy nghĩ của chúng ta mỗi khi nhắc đến vùng đất Tây Bắc. Chính nhờ sự ưu đãi này của thiên nhiên, Tây Bắc không chỉ là nói có phong cách hữu tình mà còn là cội nguồn của món cá bống vùi tro thơm ngon. Những chú cá tươi sống được bắt lên từ con suối, bờ sông qua vài bước chế biến đã trở thành món ăn vừa miệng, thậm chí được nhiều người ví như sản vật vùng cao.

Trên khắp dải đất hình chữ “S” có rất nhiều điểm du lịch, ăn uống lý tưởng cho du khách trong và ngoài nước. Tuy nhiên, nếu có dịp ghé thăm vùng núi cao xa xôi của Tổ quốc này, bạn đừng quên nếm thử những món ăn truyền thống Tây Nắc ở trên nhé