Văn hóa doanh nghiệp – Bài giảng khác – Nguyễn Thành Công – Thư viện Bài giảng điện tử

Wait

  • Begin_button
  • Prev_button
  • Play_button
  • Stop_button
  • Next_button
  • End_button
  • 0

    /

    0

  • Loading_status

Nhấn vào đây để tải về
Báo tài liệu có sai sót
Nhắn tin cho tác giả

Tài liệu chưa được thẩm định)
Nguồn:
Người gửi: Nguyễn Thành Công (trang riêng)
Ngày gửi: 21h:04′ 15-01-2010
Dung lượng: 620.0 KB
Số lượt tải: 317

Số lượt thích:

0 người

21h:04′ 15-01-2010620.0 KB317

Xây dựng
văn hoá
doanh nghiệp
Văn hoá
(phương Đông)

Văn hoá là từ Hán.
Một trong những người đầu tiên quan tâm đến kháI nhiệm này là triết gia Lưu Hướng (thời Tây Hán). Theo ông, văn là đẹp, hoá là giáo hoá.
Văn hoá là dùng văn để hoá.
Văn hoá nghĩa là lấy cáI đẹp để giáo hoá con người.
Văn hoá – học vấn
Văn hoá khác học vấn về khái niệm và bản chất.
Văn hoá là tầng ứng xử, là đối nhân xử thế, còn học vấn là bằng cấp.
Học vấn – văn hoá
Được sống giữa những con người có văn hoá bao giờ cũng là một cuộc sống dễ chịu, hạnh phúc và đáng mơ ước.

Có người học vấn cao nhưng chưa chắc đã có văn hoá, ngược lại, có người tuy học ít nhưng sống có văn hoá.
(Sống có văn hoá. Báo Phụ nữ Thế Giới)
Học vấn – văn hoá
Vàng trắng nha trang (1)
…Tạo hoá sinh ra muôn loài, nhưng chẳng có loài nào làm nhà bằng máu thịt của chính mình như yến Hàng.
Suốt một năm, chúng đi sớm về khuya để tích luỹ thứ nhựa sống kỳ diệu. Đông y gọi thứ nhựa ấy là “Tâm dịch”, “Ngọc dịch” hay “Huyền tương”, ta gọi thứ nhựa ấy là nước dãi. Trước tết Nguyên đán, chim yến “rút ruột” làm tổ. Chúng nhả ra dòng “Tâm dịch” trong suốt, “đan” thành chiếc tổ xinh xắn, trắng ngà.
Yến Hàng sống với nhau tử tế và có “văn hoá cao”: chim đực, chim mái cùng nhau làm tổ, ấp trứng, nuôI con. Đặc biệt, yến Hàng không bao giờ tranh giành tổ của nhau, bởi vậy, trong xã hội loài yến không có xung đột, khiếu kiện về đất đai, nhà cửa.
Học vấn – văn hoá
Vàng trắng nha trang (2)
Có người bảo chim yến “dạy” con tình yêu quê hương từ nhỏ. Những tiếng kêu “chíp chíp” của chim con phát ra, đập vào vách đá, dội lại tai chúng, tạo nên trong não tín hiệu “quê hương”.
Con người đã thử nghiệm mang chim yến đến một nơi đầy “hoa thơm, mật ngọt”, nhưng chúng vẫn tìm về nơi “chôn rau, cắt rốn” của mình. Con người có thể lạc lối, còn chim yến thì không.
(“Thanh Niên”. 6/5/2005)
Văn hoá
Một dân tộc sống, nếu văn hoá của dân tộc đó sống.
(Dòng chữ tại bảo tàng Kabul, Afganistan)
Làm thầy thuốc mà lầm, thì giết một người.
Làm thầy địa lý mà lầm, thì giết một họ.
Làm chính trị mà lầm, thì giết một nước.
Làm văn hoá mà lầm, thì giết cả một thế hệ.
(Lão Tử – Khoảng 369 – 286 trước Công nguyên,
thời Xuân Thu – Chiến Quốc)
Văn hoá

“Văn hoá là toàn bộ giá trị vật chất và tinh thần đã được nhân loại sáng tạo ra trong quá trình hoạt động thực tiễn lịch sử – xã hội, các giá trị ấy nói lên mức độ phát triển của lịch sử loài người”.
(Từ điển Triết học)
Văn hoá

“Văn hoá là một tổng thể phức tạp, bao gồm tri thức, tín ngưỡng, nghệ thuật, đạo đức, pháp luật, phong tục và cả những năng lực, thói quen mà con người đạt được trong xã hội”.
(Taylor – nhà văn hoá học người Anh)
Văn hoá

“Văn hoá là một phức thể, tổng thể các đặc trưng, diện mạo về tinh thần, vật chất, tri thức và tình cảm. khắc hoạ nên bản sắc của một gia đình, cộng đồng, làng xóm, vùng miền, quốc gia, dân tộc. Văn hoá không chỉ bao gồm nghệ thuật, văn chương, mà còn cả những lối sống, những quyền cơ bản của con người, những hệ giá trị, những truyền thống, tín ngưỡng, những di sản văn hoá vật thể và những di sản văn hoá phi vật thể”.

(Hội nghị Unesco, Mêhicô, tháng 7-8 năm 1982)
Văn hoá

“Văn hoá là phi tự nhiên, là đặc trưng người, là nhân hoá. Văn hoá là trình độ người.
(Unesco)

Văn hoá có nghĩa là trở thành đẹp, thành có giá trị.
Văn hoá chỉ chứa cáI đẹp, cáI giá trị: Giá trị sử dụng (chân), giá trị đạo đức (Thiện) và giá trị thẩm mỹ (mỹ).
(Nguồn: “Cẩm nang ứng xử”, TS.Thế Hùng)
Cái gì còn lại khi tất cả những thứ khác bị quên đi – Cái đó chính là văn hoá.
(E. Heriot)
Văn hoá
Văn hoá phản ánh và thể hiện một cách tổng quát, sống động mọi mặt của cuộc sống (của mỗi cá nhân và của mỗi cộng đồng), đã diễn ra trong quá khứ, cũng như đang diễn ra trong hiện tại, qua hàng bao nhiều thế kỷ nó đã cấu thành nên một hệ thống các giá trị, truyền thống, thẩm mỹ và lối sống, và dựa trên đó, từng dân tộc khẳng định bản sắc riêng của mình.
UNESCO
Văn hoá
Trách nhiệm của mỗi dân tộc là thể hiện rõ bản sắc của mình trước thế giới.
Nếu một dân tộc không mang lại cho thế giới điều gì, điều đó thật tệ hại, nó còn xấu hơn sự diệt vong và sẽ không được lịch sử tha thứ.
(R. Tagor, nhà văn ấn Độ, 1861 – 1941)
Văn hoá dân tộc và hội nhập
” Tất cả những sản phẩm của con người mà chúng ta hiểu được và hưởng thụ được đều trở thành của chúng ta, bất kể xuất xứ của chúng. Tôi tự hào về nhân loại của tôi khi tôi có thể công nhận thi sĩ và nghệ sĩ các nước khác như là của mình. Tôi vui mừng vô bờ bến rằng mọi vinh quang vĩ đại của con người đều thuộc về tôi”.
(R. Tagor, nhà văn ấn Độ, 1861 – 1941)
các đặc tính của văn hoá
Là sản phẩm của con người (con người là chủ thể của văn hoá).
Có thể học hỏi.
Có thể lưu truyền.
Nhằm đáp ứng nhu cầu của con người.
Thường gắn với một xã hội nhất định
văn hoá
Văn hoá là một bộ phận của môi trường mà bộ phận đó thuộc về con người. Tất cả những gì không thuộc về tự nhiên, thì đều là văn hoá.
Herskovits
Văn hoá là sự tổng hợp của mọi phương thức sinh hoạt cùng với biểu hiện của nó mà loài người đã sản sinh ra nhằm thích ứng những nhu cầu đời sống và đòi hỏi của sinh tồn.
Hồ Chí Minh
các bộ phận cấu thành văn hoá
Các thông tục
Các phong tục tập quán.
Ngôn ngữ.
Tôn giáo.
Các chuẩn mực đạo đức.
Các giá trị, quan điểm và lối sống.
Giáo dục.
Nghệ thuật (Kiến trúc, điêu khắc, hội hoạ, âm nhạc, dân ca, ca kịch…).
Các thể chế xã hội
– Gia đình.
– Nhà trường.
– Cơ sở tôn giáo, nhà thờ, nhà chùa.
– Công sở.
– Cơ sở kinh doanh.
– Thể chế chính trị
văn hoá
Xuất phát từ tiếng La Tinh: Cultus
cultus – Trồng trọt, gieo trồng, vun xới
Trồng trọt, vun xới cây cối, thảo mộc ? xanh tươi, tươi tốt.
Trồng trọt, vun xới tinh thần (tâm hồn): Giáo dục, đào tạo con người hay một cộng đồng người để họ trở nên tốt đẹp hơn, sống với nhau tử tế, tôn trọng, thương yêu, không làm tổn thương và không xúc phạm.

Văn hoá ? tốt, đẹp trong 2 mối quan hệ: Con người và thiên nhiên, con người và con người ? Chân, Thiện, Mỹ.
văn hoá
Tình yêu thiên nhiên là thước đo văn hoá của con người. Chỉ có những con người hoàn chỉnh về nhân cách mới có cách ứng xử đúng đắn với thiên nhiên.

M. Prisvin (Nguồn: “Hà Nội mới cuối tuần”, 16/12/2006
Nền văn hoá bối cảnh yếu:
Luật pháp và văn bản được coi trọng.
Đặc trưng: Bắc Âu và Hoa Kỳ.
Chiến lược: Hợp tác.
Nền văn hoá bối cảnh mạnh:
“Lệ” được coi trọng.
Thí dụ: ở Nhật Bản và Trung Quốc, người mua có quyền hơn người bán.
Đặc trưng: Trung Quốc, Đài Loan.
Chiến lược cạnh tranh.
so sánh văn hoá ứng xử đông – tây
sự tương phản về văn hoá và phong cách lãnh đạo (1)
sự tương phản về văn hoá và phong cách lãnh đạo (1)
Sự khác nhau giữa hai nền văn hoá Hoa Kỳ và Nhật Bản còn rộng hơn khoảng cách giữa hai bờ Thái Bình Dương.
Văn minh – Văn hoá

Văn hoá và văn minh giống nhau một điểm đều do con người sáng tạo ra trong quá trình lịch sử, nhưng khác nhau ở ba điểm sau đây:
Văn hoá là độ dày quá khứ, văn minh là lát cắt ngang đồng đại.
Văn hoá bao gồm cả giá trị vật chất và giá trị tinh thần, văn minh chỉ là giá trị vật chất mà hơn nữa nghiêng về yếu tố khoa học kỹ thuật.
Văn hoá mang tính quốc gia, dân tộc riêng biệt, còn văn minh mang tính toàn cầu, toàn nhân loại.
Văn minh là phương tiện, văn hoá là ứng xử.
Văn minh – Văn hoá

Nói văn hoá là độ dày quá khứ, vì nói đến một nền văn hoá là nói đến năm tháng, đến nhiều thế kỷ, triều đại, vương triều. lắng đọng lại, không phảI chỉ một chốc một lát, một tháng, một năm mà có được.
Nói văn minh là lát cắt ngang đồng đại nghĩa là có những phát minh tức thời trong tiến trình phát triển của nhân loại, mà không cần có độ dày thời gian, giúp con người có điều kiện sống tốt hơn, chất lượng sống cao hơn.
Văn minh

Văn minh là trình độ phát triển nhất định của văn hoá về phương diện vật chất.
Văn minh (civilization) có gốc từ chữ Latinh: Civitas với hai nghĩa: đô thị và thành phố.
Văn minh phảI có 4 yếu tố: Đô thị, nhà nước, chữ viết và các biện pháp kỹ thuật thuận tiện cho cuộc sống của con người.
Văn minh – Văn hoá
Hãy dành một phút để suy ngẫm về cuộc đời của chúng ta
Nghịch lý của thời đại chúng ta ngày nay, đó là:
Đường phố rộng hơn, quan điểm lại hẹp hòi hơn.
Chúng ta giành nhiều hơn, nhưng lại có ít hơn.
Mua sắm nhiều hơn, nhưng hưởng thụ lại ít hơn.
Chúng ta có những toà nhà đồ sộ hơn, nhưng gia đình lại bé nhỏ hơn.
Cuộc sống tiện nghi hơn, nhưng ít thời gian nhàn rỗi hơn.
Bằng cấp nhiều hơn, nhưng giá trị lại ít hơn.
Hiểu biết nhiều hơn, nhưng nhận xét lại kém hơn.
Nhiều nhân tài hơn, nhưng ít sáng tạo hơn.
Chúng ta sở hữu nhiều hơn, nhưng nhân cách giảm nhiều hơn.
Chúng ta nói quá nhiều, yêu thương thì quá ít và ghen ghét lại nhiều hơn.
Chúng ta biết cách mưu sinh, nhưng không biết tạo dựng cuộc sống.
Chúng ta sống thọ hơn, nhưng sống ít ý nghĩa hơn.
Chúng ta làm được những điều cao sang, nhưng lại không làm được điều đơn giản với đồng loại.
Chúng ta chinh phục được vũ trụ, nhưng không thắng được cõi lòng.
Chúng ta thu nhập cao hơn, nhưng đạo đức lại suy đồi hơn.
Chúng ta chuộng số lượng, nhưng quên mất chất lượng.
Siêu lợi nhận, nhưng ít đi những quan hệ.
Giải trí thì nhiều, mà niềm vui thì ít.
Nhiều thực phẩm hơn, nhưng kém dinh dưỡng hơn.
Đây là thời đại của thu nhập gấp đôi, nhưng chia ly thì lại nhiều hơn.
Thời đại của sự hào nhoáng bên ngoài, nhưng bên trong thì rỗng tuếch.
Thời đại mà công nghệ mang đến cho bạn thông điệp này và cũng là thời đại mà bạn có thể phải chọn hoặc là sống khác đi hoặc là chỉ buông xuôi…

(Nguồn: “Tuổi Trẻ”, 22/4/2001)
Bất kỳ doanh nghiệp nào mà thiếu văn hoá, ngôn ngữ, trí tuệ, thông tin, và nói chung là thiếu tri thức, thì không sao có thể đứng vững được.

Alvin Tofler – Tác giả “Thăng trầm quyền lực”,
“Cú sốc tương lai”, “Làn sóng thứ ba”

Văn hoá doanh nghiệp quyết định sự trường tồn và phát triển của doanh nghiệp.
A.v.herberg: thuyết 2 nhân tố thúc đẩy con người lao động (1)
Theo thuyết này, có 2 nhóm nhân tố thúc đẩy con người lao động:
Nhóm các nhân tố duy trì
Nhóm các nhân tố này tạo ra tâm trạng tốt, tránh cho người lao động bị chán nản trong công việc, bị rối loạn tâm lý. Nhóm này gồm:
Triết lý (chủ thuyết) quản lý và kinh doanh của doanh nghiệp.
Tiền lương và tiền thưởng.
Tác phong của người lãnh đạo.
Điều kiện lao động.
Những quan hệ tốt đẹp giữa những người lao động trong doanh nghiệp.
Khả năng giữ được việc làm ổn định.
Nhân cách cá nhân được đề cao và tôn trọng.
A.v.herberg: thuyết 2 nhân tố thúc đẩy con người lao động (2)
2. Nhóm các nhân tố động cơ gồm
Sự đóng góp, công lao và thành tích của cá nhân được lãnh đạo, tập thể chấp nhận và đánh giá cao.
Được trao quyền tự chủ.
Có khả năng được cân nhắc vào các chức vụ cao hơn.
Được có cơ hội để hoàn thiện và nâng cao trình độ chuyên môn, nghề nghiệp.
Có các yếu tố sáng tạo, làm cho nội dung lao động trở nên phong phú hơn.
những khuynh hướng thay đổi mang tính chiến lược trong quản trị kinh doanh tác động lên tư duy quản lý của nhà quản lý
Quản lý mang tính tập trung cao độ ? Phân quyền ? Dân chủ hoá.
Cơ cấu tổ chức cứng vững, ổn định ? Cơ cấu tổ chức mềm, linh hoạt ? Cơ cấu modun hoá và tự động hoá.
Đề cao nguyên tắc trong các hoạt động ? Đề cao trách nhiệm cá nhân đối với công việc và với mục tiêu cụ thể.
Chuẩn hoá (con người và công nghệ) để giám sát, đánh giá ? Chuẩn hoá và tăng khả năng thích ứng và phối hợp trong công việc và tăng chất lượng đầu ra.
Từ chú trọng chuyên môn hoá ? Phân công lao động ? Phân công trách nhiệm ? Đảm nhận việc hiện thực hoá các mục tiêu cụ thể.
Các kênh quản lý phối hợp dọc là chính ? Tăng cường phối hợp ngang ? Tạo môi trường để phối hợp đa chiều.
Quản lý mang tính khoa học (kỹ năng hoá cá nhân, quy trình hoá công việc, hợp lý hoá tổ chức) ? Quản lý mang tính văn hoá (xây dựng nền tảng là văn hoá công ty, phát triển nhân lực liên tục và toàn diện, có tính sống còn).
Con người là bộ phận chấp hành ? Con người là bộ phận năng động, sáng tạo, là động lực và mục tiêu của nhà quản lý.
bạn đã biết cách chăm sóc khách hàng?
Con tàu của bạn đang phục vụ cho ai? Nếu không nhận diện được “thượng đế”, làm sao bạn thoả mãn được nhu cầu của họ? Mời khách “lên tàu” xem hàng đã khó, thuyết phục để họ mua và trở thành khách hàng trung thành càng khó bội phần. Bạn có cam kết sản phẩm và dịch vụ đủ chất lượng để thoả mãn khách hàng toàn diện? Chăm sóc khách hàng phải bắt rễ trong văn hoá và niềm tin của doanh nghiệp. Thiếu tiêu chí này, chăm sóc khách hàng chỉ là một giải pháp tình thế.
Vào đầu những năm 70 (thế kỷ XX), sau thành công của các công ty Nhật, các công ty Mỹ bắt đầu tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến những thành công đó.
Đầu thập kỷ 90 (thế kỷ XX), người ta bắt đầu nghiên cứu những nhân tố cấu thành và những tác động to lớn của văn hoá đối với sự phát triển của một doanh nghiệp.
văn hoá doanh nghiệp
văn hoá doanh nghiệp
Georges de Saite Marie, chuyên gia Pháp về doanh nghiệp vừa và nhỏ:
“Văn hoá doanh nghiệp là tổng hợp các giá trị, các biểu tượng, huyền thoại, nghi thức, các điều cấm kỵ, các quan điểm triết học, đạo đức tạo thành nền móng sâu xa của doanh nghiệp”.

(Nguồn: Nghiên cứu các doanh nghiệp vừa và nhỏ
– NXB Đồng Nai, 1996)
“Văn hoá doanh nghiệp là sự tổng hợp đặc biệt các giá trị, các tiêu chuẩn, các thói quen và truyền thống, những thái độ ứng xử và lễ nghi mà toàn bộ chúng là duy nhất đối với một tổ chức đã biết”.

(Tư vấn quản lý – Sách dịch theo tài liệu của ILO,
NXB Lao động, 1995)
“Văn hoá doanh nghiệp (hay văn hoá công ty) là tổng hợp những quan niệm chung mà thành viên trong doanh nghiệp học được trong quá trình giải quyết các vấn đề nội bộ và xử lý các vấn đề với môi trường xung quanh”.

(Edgar H.Schein, chuyên gia nghiên cứu các tổ chức – Nguyễn Hoàng ánh)
văn hoá doanh nghiệp
Văn hóa doanh nghiệp (Corporate Culture) gắn với văn hóa xã hội, là một bước tiến của văn hóa xã hội, là tầng sâu của văn hóa xã hội.
Văn hóa doanh nghiệp đòi hỏi vừa chú ý tới năng suất và hiệu quả sản xuất, vừa chú ý quan hệ chủ thợ, quan hệ giữa người với người.
Nói rộng ra, nếu toàn bộ nền sản xuất đều được xây dựng trên một nền văn hóa doanh nghiệp có trình độ cao, thì nền sản xuất sẽ vừa mang bản sắc dân tộc, vừa thích ứng với thời đại hiện nay.

E.Schein, nhà quản trị nổi tiếng
(Nguồn: Trường Đại học Ngoại thương. Đề tài cấp bộ: B2002-40-17)
văn hoá doanh nghiệp
– Hệ thống các giá trị
– Bản sắc
?
Sự phát triển trường tồn
Giá trị cốt lõi:
Con người
Hài hoà
Nhiệt tình
Gia tăng giá trị
Cùng tạo lập
các bộ phận hợp thành văn hoá doanh nghiệp
Triết lý kinh doanh.
Đạo đức kinh doanh.
Hệ thống sản phẩm: thương hiệu, quý, hiếm, khó thay thế, khó bắt chước.
Thể chế hoạt động của doanh nghiệp.
Phong cách lãnh đạo.
Phong cách lao động, làm việc.
Hệ thống các quy chế liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh và đời sống của doanh nghiệp.
?
Giá trị, chuẩn mực, truyền thống
Niềm tin, lối sống
5. Hệ thống quan hệ giao tiếp, ứng xử
Giao tiếp, ứng xử nội bộ.
Giao tiếp, ứng xử với khách hàng, xã hội.
triết lý kinh doanh
Là tư tưởng chủ đạo, dẫn dắt toàn bộ hoạt động của công ty, mà tất cả những người làm việc tại công ty, từ người lãnh đạo cao nhất đến những người lao động ở cấp thấp nhất, thấm nhuần và tuân thủ nhằm làm cho công ty phát triển bền vững và trường tồn.
Một triết lý kinh doanh kiên định vững vàng cuối cùng sẽ quyết định tính vĩ đại của một công ty.

(Robert Shook, nhà khoa học Mỹ)
triết lý của công ty taiyo gogo
(Thành lập năm 1880, chuyên về đánh bắt và chế biến hải sản, hiện có 45.000 nhân viên và 12 chi nhánh ở nước ngoài).
Clear

– Creativity: sáng tạo
– Leadership: dẫn dắt
– Energy: Nghị lực
– Activity: Hoạt động
– reaction: Phản ứng, thích nghi

(Nguồn: Ông Sadao Mizusima, giám đốc.
“Sổ tay sáng tạo”, HCM city, 1994)
triết lý cổ của người nhật
Ông chủ kém là ông chủ để đất mọc toàn cỏ dại.
Ông chủ giỏi là ông chủ biết trồng lúa.
Ông chủ thông minh là ông chủ biết làm cho đất mầu mỡ.
Ông chủ sáng suốt là ông chủ biết chăm sóc người làm.

(Nguồn: “Sổ tay sáng tạo:, HCM city, 1994)
triết lý kinh doanh hướng tới
ba mục tiêu
Tạo nền tảng để công ty phát triển bền vững, trường tồn.
Hướng công ty đến việc phục vụ xã hội thông qua phục vụ khách hàng (con người).
Hướng tới những người làm việc trong công ty: được làm việc, sáng tạo, cống hiến, mà qua đó, có cuộc sống tốt hơn (con người).
văn hoá doanh nghiệp
Có tâm mà không có lực, thì việc làm sẽ viển vông, huyễn hoặc.
Có lực mà không có thế, thì việc làm khó thành.
Có thế mà không có đạo, thì việc rơi vào loạn.
Người quản lý phải biết khơi cái tâm, tạo cái lực, nâng cái thế và mở cái đạo cho mọi người trong tổ chức doanh nghiệp.
Đạo đức kinh doanh
Ông Konosuke Matsushita, người sáng lập tập đoàn Matsushita Electric Industrial:
“Tại sao tôn giáo lại phồn vinh, mà nhiều ngành sản xuất lại phá sản, mặc dù những sản phẩm họ làm ra đáp ứng được các nhu cầu thiết yếu của con người. Phải chăng sự khác nhau là ở chỗ, tôn giáo đứng trên niềm tin và bằng mọi cố gắng cứu vớt con người, còn chúng ta kinh doanh vì chúng ta”. Từ đó ông đề ra triết lý kinh doanh của tập đoàn: “Suy cho cùng, việc sản xuất của chúng ta quyết không phải là chỉ làm vì mình, mà là để thoả mãn nhu cầu vật chất, tinh thần cho nhiều người trong xã hội”.
Tính cách của người lãnh đạo khắc sâu trong văn hoá
doanh nghiệp
văn hóa GE
Jack welsh đã thay đổi dòng chảy
Trong 10 năm tới, chúng tôi muốn các tạp chí viết về GE với hình ảnh một nơi làm việc mà mọi người có quyền tự do sáng tạo, nơi mà mọi người có cơ hội được thể hiện những tài năng của mình, một nơi có không khí làm việc cởi mở, bình đẳng mà mọi người có thể cảm nhận được giá trị của những gì mình làm ra.
Và là nơi mà thành quả được ghi nhận xứng đáng không chỉ trên giấy tờ, hình thức, mà còn ở trong trái tim của mọi người.
(Nguồn: Brian Bacon, 10/1/2005)
Lãnh đạo và văn hoá doanh nghiệp
Lắng nghe và quan tâm đến nhân viên.
Giúp nhân viên hiểu và đóng góp vào tương lai lâu dài của công ty.
Tin tưởng, giúp nhân viên phát huy hết khả năng.
Lãnh đạo và văn hoá doanh nghiệp
Cho nhân viên thấy bức tranh thực của công ty.
Tạo điều kiện để nhân viên tham gia quản lý.
Giúp nhân viên cân bằng nghĩa vụ và quyền lợi.
Tạo điều kiện để nhân viên học tập và phát triển.
Lãnh đạo và văn hoá doanh nghiệp
Giai đoạn xây dựng:
Lãnh đạo phải như một người cổ vũ.
Lãnh đạo phải truyền tầm nhìn và nhiệt tình.
Giai đoạn phát triển:
Lãnh đạo như là người tạo ra văn hoá công ty.
Lãnh đạo và văn hoá doanh nghiệp
Giai đoạn duy trì:
Nhà lãnh đạo như một người duy trì văn hoá.
Người có đủ khả năng phát triển cùng công ty.
Nhận thấy những hạn chế của mình và tạo điều kiện phát triển một đội ngũ lãnh đạo mới.
Lãnh đạo và văn hoá doanh nghiệp
Giai đoạn thay đổi:
Nhà lãnh đạo là người khởi xướng thay đổi.
Nhà lãnh đạo khắc phục tâm lý lo sợ thay đổi.
Các lớp của văn hoá doanh nghiệp
Lớp dùng để chỉ mức độ có thể cảm nhận được của các giá trị văn hoá doanh nghiệp, hay là tính hữu hình của các giá trị văn hoá đó.
Adgar Schein đã chia văn hoá doanh nghiệp thành 3 lớp.
Lớp thứ 1

Lớp thứ 2

Lớp thứ 3
Những quá trình và cấu trúc
hữu hình của doanh nghiệp
ARTIFACTS
Những giá trị phái tuân theo
(được chấp thuận; được công bố)
ESPOUSED VALUES
Những quan niệm chung
(BASIC UNDERLYING
ASSUMPTIONS)
Lớp 1: Những quá trình và cấu trúc hữu hình của doanh nghiệp.
Gồm tất cả những hiện tượng và sự vật mà một người có thể nhìn, nghe và cảm thấy khi tiếp xúc với một doanh nghiệp có nền văn hoá xa lạ:
– Kiến trúc; Cách bài trí; Công nghệ; Sản phẩm của doanh nghiệp.
Cơ cấu tổ chức, các phòng ban của doanh nghiệp.
Các văn bản quy định nguyên tắc hoạt động của doanh nghiệp.
Lễ nghị và lễ hội hàng năm của doanh nghiệp.
Các biểu tượng, lô gô, khẩu hiệu, tài liệu quảng cáo của doanh nghiệp.
Ngôn ngữ, cách ăn mặc, xe cộ, chức danh, cách biểu lộ cảm xúc, hành vi ứng xử thường thấy cuỉa các thành viên và các nhóm trong doanh nghiệp.
Những câu chuyện và huyền thoại về doanh nghiệp.
Nhóm này rất dễ nhận thấy, nhưng khó giải đoán được ý nghĩa đích thức.
Lớp 2: Những giá trị phải tuân theo (được chấp nhận, được công bố), bao gồm các chiến lược, mục tiêu, triết lý của doanh nghiệp.
Những giá trị này là kim chỉ nam cho hoạt động của toàn nhân viên trong doanh nghiệp, được doanh nghiệp công bố rộng rãi ra công chúng.
“Những giá trị được công bố” cũng có tính hữu hình vì người ta có thể nhận biết và diễn đạt chúng một cách rõ ràng, chính xác.
Lớp 3:
Những quan niệm chung: Những niềm tin, nhận thức, suy nghĩ và tình cảm có tính vô thức, mặc nhiên được công nhận trong doanh nghiệp.
Từ một doanh nghiệp quy mô nhỏ thành lập 12/7/1993, nay Mai Linh Coporation đã có 8 nhóm ngành kinh doanh:
Mai Linh Vận tảI
Mai Linh Du lịch
Mai Linh Thương mại
Mai Linh Tài chính
Mai Linh Xây dựng
Mai Linh Công nghệ thông tin và truyền thông
Mai Linh Đào tạo
Mai Linh Tư vấn và Quản lý

(Nguồn: “Văn hoá Doanh nhân”, Kỳ 1, tháng 12 năm 2006)
văn hoá mai linh corporation
5 “lời nguyền” của Mai Linh:

Với khách hàng: Tôn trọng, lễ phép
Với công ty: Tuyệt đối trung thành
Với đồng nghiệp: Thân tình, giúp đỡ
Với công việc: Tận tụy, sáng tạo
Với gia đình: Thương yêu, trách nhiệm.

(Nguồn: “Văn hoá Doanh nhân”, kỳ 1, tháng 12 năm 2006)
văn hoá mai linh corporation
Kỳ vọng xanh

Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc điều hành Hồ Huy:
“Nói đến Mai Linh là nói đến màu xanh, màu xanh của hoà bình, môI trường và tương lai”.
(Cán bộ, quản lý nam mặc trang phục xanh
Cán bộ quản lý nữ mặc áo dài xanh
Xe sơn màu xanh trên nền trắng.
Lái xe mặc áo trắng, cà vạt xanh)

(Nguồn: “Văn hoá Doanh nhân”, kỳ 1,
tháng 12 năm 2006)
văn hoá mai linh corporation
FPT mong muốn trở thành một tổ chức kiểu mới, giàu mạnh bằng nỗ lực sáng tạo trong khoa học, kỹ thuật và công nghệ, góp phần làm hưng thịnh quốc gia, đem lại cho mỗi thành viên của mình điều kiện phát triển đầy đủ nhất về tài năng và một cuộc sống đầy đủ về vật chất, phong phú và tinh thần.
văn hoá fpt
văn hoá panasonic
Mục tiêu cơ bản tong quản lý:
Vì vai trò của chúng tôi là những nhà công nghiệp, nên chúng tôi sẽ hiến dâng bản thân mình cho tiến bộ và phát triển xã hội, cho cuộc sống tốt đẹp của tất cả mọi người, bằng cách làm tăng chất lượng cuộc sống trên thế giới thông qua những hoạt động kinh doanh của chúng tôi.
văn hoá panasonic
Bộ luật quản lý
(7 nguyên tắc)
1. Đóng góp cho xã hội
Chúng tôi luôn tự hoạt động cho phù hợp với mục tiêu quản lý căn bản, thực hiện tốt và đầy đủ trách nhiệm là những nhà công nghiệp tại các cộng đồng dân cư nơi chúng tôi hoạt động.
2. Công bằng và trung thực
Chúng tôi sẽ luôn trung thực và không gian lận trong các công việc kinh doanh và cá nhân. Mặc dù chúng tôi có thể tài giỏi và hiểu biết đến mức nào, nhưng nếu không có sự trung thực, thì chúng tôi cũng sẽ không có được sự tôn trọng từ người khác, và cũng không thể có được sự tự tôn của bản thân.
3. Sự hợp tác và tinh thần đồng đội
Chúng tôi sẽ kết hợp khả năng của mỗi cá nhân để hoàn thành những nhiệm vụ được giao. Dù chúng tôi có những cá nhân tài giỏi đến mấy, nhưng nếu thiêu sự phối hợp và tinh thần đồng đội, thì chúng tôi sẽ chỉ là một công ty trên danh nghĩa mà thôi.
văn hoá panasonic
Bộ luật quản lý
(7 nguyên tắc)
4. Cố gắng không ngừng để tiến bộ
Chúng tôi luôn cố gắng không ngừng để tăng cường khả năng đóng góp cho xã hội thông qua hoạt động kinh doanh. Chỉ có bằng cách cố gắng không ngừng, thì chúng tôi mới có thể hoàn thành tốt mục tiêu quản lý căn bản và giúp chúng tôi thực hiện hoà bình và thịnh vượng lâu dài.
5. Lịch sự và khiêm tốn
Chúng tôi sẽ luôn thân thiện và khiêm tốn, tôn trọng quyền lợi và nhu cầu của người khác nhằm thúc đẩy một quan hệ xã hội lành mạnh và cải thiện chất lượng cuộc sống của các cộng đồng dân cư.
6. Khả năng thích nghi
Chúng tôi sẽ luôn thay đổi câch nghĩ và cách ứng xử cho phù hợp với những hoàn cảnh đang biến đổi xung quanh chúng tôi. Đồng thời, chúng tôi cũng lưu tâm đến việc phải hành động cho hài hoà với tự nhiên để đảm bảo vững chắc các tiến bộ và thành công nhờ nỗ lực của chúng tôi.
7. Lòng biết ơn
Chúng tôi sẽ luôn thể hiện lòng biết ơn của mình đối với tất cả những thuận lợi mà chúng tôi nhận được. Chúng tôi tin rằng thái độ biết ơn này là một nguồn vui vô hạn và sống động, giúp chúng tôi vượt qua được mọi trở ngại của mình.
văn hoá honda
Các nguyên tắc cơ bản:
Tôn trọng cá nhân;
Ba niềm đam mê (đam mê mua, đam mê bán, đam mê sáng tạo);
Các nguyên tắc của công ty:
Có tầm nhìn tổng thể, chỉ chuyên cung cấp các sản phẩm có chất lượng tốt nhất với một giá thành hợp lý, đảm bảo sự hài lòng của người tiêu dùng trên khắp thế giới.
Các chính sách quản lý:
Luôn luôn tiến lên phía trước cùng tham vọng và tuổi trẻ;
Tôn trọng lý thuyết, xây dựng các ý tưởng mới, tạo một năng suất cao nhất;
Tiết kiệm thời gian;
Yêu thích công việc, cởi mở trong giao tiếp;
Phấn đấu không ngừng cho một môi trường làm việc hài hoà và luôn trôi chảy;
Luôn coi trọng và lưu tâm đến giá trị của công tác nghiên cứu và sự phấn đấu.
văn hoá ernst & young
(6 giá trị cốt lõi)
1. Luôn dẫn đầu.
2. Động lực hoạt động.
3. Tinh thần đồng đội.
4. Hướng tới khách hàng.
5. Cởi mở, tôn trọng và tin cậy lẫn nhau.
6. Trước sau như một.
văn hoá microsoft
a) Triết lý kinh doanh:
Chính sách phát triển dựa trên nền tảng lâu dài.
Hướng đến các thành quả.
Tinh thần tập thể và động lực cá nhân.
Thái độ trân trọng đối với sản phẩm và khách hàng.
Thông tin phản hồi thường xuyên của khách hàng.
b) Nền văn hoá khuôn viên đại học.
c) Đề cao tầm quan trọng của các chuyên gia kỹ thuật.
d) Nền văn hoá của những cá tính.
e) Nền văn hoá của những nhóm nhỏ.
văn hoá unilever
“Tôn chỉ của tập đoàn chúng tôi là thoả mãn các nhu cầu hàng ngày của con người ở mọi nơi, nắm bắt được nguyện vọng của người tiêu dùng và khách hàng, đáp ứng nguyện vọng đó một cách sáng tạo và hiệu quả thông qua các dịch vụ và nhãn hàng danh tiếng nhằm nâng cao chất lượng của cuộc sống”.
(Unilever)
Văn hoá giao tiếp
văn hoá giao tiếp
Đó là một cách (lối, cách thức) giao tiếp mà theo đó giữa những con người có mối quan hệ tốt đẹp: Tử tế, tôn trọng, không xúc phạm, không làm tổn thương, quan tâm, chia sẻ, khoan dung thông qua thái độ, hành vi, cách ứng xử, lời nói…
văn hoá giao tiếp
Văn hoá là rộng lớn, phản ảnh mọi mặt của cuộc sống con người, nhưng biểu hiện của văn hoá là cụ thể, là những điều rất nhỏ

Học ăn, học nói, học gói, học mở.
ăn trông nồi, ngồi trông hướng.
đối tượng giao tiếp
(chúng ta giao tiếp với ai?)
– Với những người thân yêu trong gia đình: Ông, bà, bố, mẹ, vợ, chồng, con, cháu ? Gia đình hoà thuận, êm ấm ? Hạnh phúc.
– Với những người trong cộng đồng: Làng xóm, họ hàng ? góp phần xây dựng văn hoá cộng đồng.
– Với những người trong tổ chức ? Công ty, trường học, cơ quan ? Góp phần xây dựng văn hoá của tổ chức (Văn hoá công ty, văn hoá trường học).
– Với xã hội ? Góp phần xây dựng xã hội văn minh
Các biểu hiện cụ thể:
– Lễ phép, lễ độ, khiêm nhường (kính trên, nhường dưới).
– Xếp hàng nơi công cộng.
– Dừng xe trước đèn đỏ, tôn trọng luật lệ giao thông.
– Nhường và giúp đỡ người tàn tật, người già yếu, phụ nữ có thai trên xe bus và nơi công cộng.
– Không to tiếng ầm ĩ trên xe bus, nơi đông người.
– Không có hành vi làm bẩn và phương hại môi trường sống.
– Nói và ứng xử có văn hoá với bạn bè và ở nơi công cộng v.v.
Đạo làm con
chữ hiếu
Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra

đạo làm con

công lao
Ba năm bú mớm con thơ
Kể công cha mẹ biết cơ nào ngần
Chữ rằng: “Sinh ngã cù lao
Bể sâu không ví trời cao không bì”
(Nguyễn Trãi, 1380 – 19/9/1442, danh nhân văn hoá thế giới 1980)
đạo làm con

Gia đình
Gia đình là gì?
Đó là sự pha trộn tình mến sợ cha, tình yêu mến mẹ, sự kính trọng, thán phục nhân đức của cha lẫn mẹ.
Bỏ qua lỗi lầm, ghi nhớ công ơn, thông cảm nỗi đau khổ, cảm kích sự hy sinh của cha mẹ.
(P. Janet)
đạo làm con
“Tôi không nghĩ rằng ta nhận thức được đầy đủ về những gì mà cha mẹ ta đã dành cho chúng ta, và cha mẹ ta đã mạnh mẽ như thế nào cho đến khi ta trưởng thành hơn. Thậm chí ta cũng không biết rằng một nửa những gì cha mẹ ta làm là nhằm mang lại cho ta một cuộc sống tốt đẹp hơn”.
(Minh – An, cô sinh viên gốc Việt xuất sắc nhất đại học Washington. “Thanh Niên”, 17/6/2007)
đạo làm con
– Tôn trọng, lễ phép, lễ độ với ông bà, cha mẹ.
– Lắng nghe để hiểu những điều hợp lý trong các điều khuyên bảo của bố mẹ.
– Lắng nghe để thấu hiểu nỗi đau, sự hy sinh vất vả và lòng mong muốn sâu xa của bố mẹ.
– Quý trọng thành quả lao động của bố mẹ.
– Tự lập vươn lên, không đòi hỏi, không trách móc, oán giận cha mẹ.
– Quan tâm đến bố mẹ dù là những việc làm nhỏ.
– Động viên bố mẹ khi bố mẹ ốm đau, khi khó khăn.
đạo làm vợ chồng
đạo làm vợ chồng
Chữ nghĩa
đạo làm vợ chồng
Dù vua chúa hay dân cày, chỉ người nào biết bảo vệ và có được sự êm ấm ngay trong ngôi nhà của chính mình là người sung sướng nhất.
Goether, nhà thơ Đức
đạo làm vợ chồng
Tôi nhận thấy loài người gần như bất hạnh, vì chính họ không biết bảo vệ sự êm ấm ngay trong ngôi nhà của chính mình.
Pascal
đạo làm vợ chồng
Con người ta thường chỉ hướng vào những việc nhỏ mà quên đi nghĩa lớn cuộc đời.
– Hầu hết những chuyện tranh cãi trong gia đình thường không gắn với sự bảo vệ sự êm ấm trong gia đình.
– Gia đình là nơi những người thân yêu nhất sống với nhau, thì thường người ta dành cho nhau những lời cằn cỗi nhất.
– Gia đình là nơi những người thân yêu nhất sống với nhau, thì thường người ta hay xúc phạm (làm tổn thương) nhau nhất.

đạo làm vợ chồng
Nhường nhịn là tài sản lớn nhất của gia đình.

Một sự nhịn là 9 sự lành.
Chồng là lửa thì vợ là nước (và ngược lại)
đạo làm vợ chồng

– Lắng nghe, thụ cảm lẫn nhau ? Tự điều chỉnh và thích nghi.
– Thông cảm và chia sẻ nỗi vất vả trong nuôi dậy con cái và trong việc thực hiện nghĩa vụ gia đình nội, ngoại.
– Cảm thông và chia sẻ sự không thành công cuộc đời (nếu xảy ra)

đạo làm vợ chồng
Nguyên tắc tranh cãi
– Không xúc phạm, không làm tổn thương (bằng lời nói, cách nói, thái độ).
– Không tranh cãi trước mặt con cái.
– Không đụng chạm đến gia đình bên nội, bên ngoại.
– Chỉ nói việc cụ thể, chứ không suy diễn.
– Chỉ nói việc hiện tại, chứ không nói việc đã qua.
– Chỉ nói việc đích đáng, chứ không nói việc liên quan khác.

Đạo làm bố mẹ
Hy sinh
đạo làm bố mẹ

Sứ mạng lớn lao của bố mẹ:

Con cái được sinh thành, được nuôi dưỡng, được học hành, được dậy bảo làm người, được có nghề nghiệp ? Sống hạnh phúc cho bản thân và đóng góp cho xã hội.

đạo làm bố mẹ
Không kể công
Không so sánh với con người khác (nếu con cái kém hơn về mặt nào đó)
Động viên, khích lệ
Tôn trọng con cái, lắng nghe để hiểu và lôi cuốn
Bố mẹ làm gương hơn là nói nhiều
Không quá nuông chiều
Tạo điều kiện để con cái tự lập

đạo làm bố mẹ
Gánh hàng rong nuôi 5 con học Đại học
Đó là chị Bùi Thị Đồng, ở Lâu Thượng – Việt Trì (Phú Thọ).
(Chồng chị là công an, chuyển ngành làm bảo vệ kho xăng dầu Việt Trì, sau đó do bệnh tật phải nghỉ mất sức, đồng lương ít ỏi, thường xuyên đau ốm).
Gần hai chục năm, ngày qua ngày, năm lại tiếp năm, người phụ nữ thân gầy yếu không rời chiếc đòn gánh trên vai (buôn bán hàng khoai sắn, lạc, vừng từ Lâu Thượng, Việt Trì, Phú Thọ đến Cao Phong, Lập Thượng, Vĩnh Phúc).
5 con (3 con trai, 2 con gái) đều học đại học và tốt nghiệp đại học.
Nguồn: “Phụ nữ Việt Nam”, 05/03/2007