Văn hóa doanh nghiệp của GOOGLE – Tài liệu text

Mục lục bài viết

Văn hóa doanh nghiệp của GOOGLE

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (273.75 KB, 34 trang )

MỞ ĐẦU
Trong một xã hội rộng lớn, mỗi doanh nghiệp được coi là một xã hội thu
nhỏ. Xã hội lớn có nền văn hóa lớn, xã hội nhỏ cũng cần xây dựng cho mình một
nền văn hóa riêng biệt. Nền văn hóa ấy chịu ảnh hưởng và đồng thời cũng là bộ
phận cấu thành nên nền văn hóa lớn.
Văn hóa doanh nghiệp đòi hỏi vừa chú ý tới hiệu quả sản xuất kinh doanh vừa
chú ý đến mối quan hệ trong tổ chức doanh nghiệp. Bất kỳ một doanh nghiệp
nào dù lớn hay nhỏ đều phải đối mặt với bài toán hợp tác giữa các cá nhân và
giữa cá nhân với tập thể.
Qua 16 năm thành lập và đi vào hoạt động, công ty Google đã phát triển
không ngừng, được thế giới biết đến không chỉ là một trong những công ty lớn
nhất thế giới mà còn được nhìn nhận là một công ty có truyền thống văn hóa
doanh nghiệp hết sức lớn mạnh.
1
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VĂN HÓA DOANH NGHIỆP
1.1 Một số khái niệm liên quan đến vấn đề nghiên cứu
1.1.1 Khái niệm văn hóa
Văn hóa là một khái niệm rộng lớn, bao trùm mọi mặt hoạt động của xã
hội, mọi lĩnh vực của cuộc sống, của cộng đồng, tới từng gia đình và các cá
nhân.VH là một khái niệm đa nghĩa. Thông thường, trong cộng đồng VH được
hiểu là trình độ học vấn, lối sống, đạo đức,…VH là một vấn đề đa dạng, trừu
tượng nên đã có rất nhiều định nghĩa khác nhau về VH.
Theo quan điểm của tổ chức văn hóa, khoa học, giáo dục quốc tế UNESCO
thì: “ VH là một phức thể, tổng thể các đặc trưng, diện mạo về tinh thần, vật
chất, tri thức, linh cảm,…khắc họa nên bản sắc của một cộng đồng, gia đình,
làng xóm, quốc gia, xã hội,…VH không chỉ bao gồm văn chương, nghệ thuật,
mà cả những lối sống, những quyền cơ bản của con người, những hệ giá trị,
những truyền thống, tín ngưỡng,…”( 8.tr,16)
Theo Hồ Chí Minh: “ Vì lẽ sinh tồn cũng như vì mục đích cuộc sống, loài
người phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, chuẩn mực đạo đức, pháp luật, khoa học,

tôn giáo, VH – NT, và những công cụ cho sinh hoạt hàng ngày về mặc, ăn, ở và
các phương tiện, phương thức sử dụng toàn bộ những sáng tạo và phát triển văn
minh đó, tức là VH. VH là sự tổng hợp của mọi phương thức sinh hoạt cùng mọi
biểu hiện của nó mà loài người đã sinh ra nhằm thích ứng với những nhu cầu của
đời sống và đòi hỏi của sự sinh tồn”.( 8.tr,17)
Như vây có thể định nghĩa: “ Văn hóa là một hệ thống của các giá trị do con
người sáng tạo và tích lũy qua quá trình hoạt động thực tiễn, trong mối quan hệ
với môi trường tự nhiên và xã hội.”[8.tr,6]
Là một hệ thống ý nghĩa, văn hóa bao gồm những biểu tượng, những niềm
tin và những giá trị nền tảng để dựa theo đó, các thành viên trong cộng đồng, về
2
phương diện nhận thức, có thể diễn tả, đánh giá các hoạt động, sự kiện khác
nhau, có thể phân biệt được cái đúng và cái sai, cái tốt và cái xấu, cái đạo đức và
cái vô luân, cái có thể chấp nhận được và cái không thể chấp nhận được. Về
phương diện thẩm mỹ, phân biệt được cái đẹp và cái xấu, cái hay và cái dở, cái
đáng yêu và cái đáng ghét, vv…Hệ thống ý nghĩa ấy đóng vai trò chủ đạo trong
việc hình thành phát triển cộng đồng. Điều này làm cho tính tập thể trở thành
một trong những đặc điểm nổi bật nhất của văn hóa. Văn hóa là những gì người
ta có thể nhân được bằng sự giáo dục và có thể lưu truyền từ thế hệ này qua thế
hệ khác.
1.1.2 Khái niệm văn hóa doanh nghiệp
Xã hội có nền văn hóa chung, doanh nghiệp cũng cần xâydựng cho mình
một nền văn hóa riêng phù hợp với nền văn hóa xã hội. Như Edgar Schein, một
nhà quản trị nổi tiếng người mỹ đã nói: “VHDN (coporate culture) gắn với văn
hóa xã hội, là một bước tiến hóa của văn hóa xã hội, là tầng sâu của văn hóa xã
hội. VHDN đòi hỏi vừa chú ý tới năng suất và hiệu quả sản xuất, vừa chú ý quan
hệ chủ thợ giữa người với người.Nói rộng ra, nếu toàn bộ nền sản xuất đều được
xây dựng trên một nền VHDN có trình độ cao, nền sản xuất sẽ vừa mang bản sắc
dân tộc, vừa thích ứng với thời đại hiện nay”. [4.tr,17]
Theo tác giả Georges, chuyên gia người pháp về doanh nghiệp vừa và

nhỏ, đã khẳng định “ VHDN là tổng hợp các giá trị, các biểu tượng, huyền thoại,
nghi thức, các điều cấm kỵ, các quan điểm triết học, đạo đức tạo thành nền móng
sâu xa của doanh nghiệp”. [4.tr,18]
Tuy nhiên định nghĩa phổ biến và được chấp nhận rộng rãi nhất là định nghĩa
của chuyên gia nghiên cứu các tổ chức Edgar Schien: “VHDN là tổng hợp
những quan niệm chung mà các thành viên trong công ty học được trong quá
trình giải quyết các vấn đề nội bộ và xử lý các vấn đề môi trường xung quanh”.
[4.tr,19]
Các khái niệm trên đều đề cập đến những nhân tố tinh thần của VHDN
như: Các quan niệm chung, các giá trị, các huyền thoại, nghi thức, …của doanh
3
nghiệp nhưng chưa đề cập đến nhân tố vật chất_ nhân tố quan trọng của VHDN.
Do đó, trên cơ sở kế thừa những nghiên cứu của các học giả và hệ thống
nghiên cứu logic về văn hóa và văn hóa kinh doanh, văn hóa doanh nghiệp được
định nghĩa như sau:
“ Văn hóa doanh nghiệp là một hệ thống các ý nghĩa, giá trị, niềm tin chủ
đạo, cách nhận thức và phương pháp tư duy được mọi thành viên trong doanh
nghiệp cùng đồng thuận và có ảnh hưởng ở phạm vi rộng đến cách thức hành
động của từng thành viên trong hoạt động kinh doanh, tạo nên bản sắc kinh
doanh của doanh nghiệp đó”.[4.tr,19]
Như vậy với quan điểm trên, VHDN bao hàm các đặc trưng chủ yếu sau
– VHDN là một hệ thống của các giá trị do sáng tạo và tích lũy qua quá trình hoạt
động kinh doanh, trong mỗi quan hệ với môi trường xã hội và tự nhiên của mình
– VHDN là tổng thể các truyền thống, cấu trúc và bí quyết kinh doanh xác lập quy
tắc ứng xử của một doanh nghiệp
– VHDN là toàn bộ phương thức kinh doanh, quản lý điều hành kinh doanh, phong
cách ứng xử trong quan hệ với đối tác và trong nội bộ doanh nghiệp
– VHDN là những qui tắc ứng xử bất thành văn, là lực lượng vô hình trở thành
quy định của pháp luật, nhưng được các chủ thể tham gia thị trường và chấp
nhận

1.1.3 Vai trò của Văn hoá Doanh nghiệp
a. Văn hóa Doanh nghiệp tạo nên phong cách của doanh nghiệp, giúp phân biệt
doanh nghiệp này với doanh nghiệp khác
Văn hóa Doanh nghiệp gồm nhiều bộ phận và yếu tố hợp thành: Triết lý
kinh doanh, các tập tục, lễ nghi, thói quen cách họp hành, đào tạo, giáo dục,
thậm chí cả truyền thuyết, huyền thoại về người sáng lập doanh nghiệp…Tất cả
những yếu tố đó tạo ra phong cách của doanh nghiệp và phân biệt doanh nghiệp
đó với các doanh nghiệp, các tổ chức xã hội khác. Phong cách mỗi doanh nghiệp
có ảnh hưởng lớn đến hoạt động hàng ngày của doanh nghiệp.
VHDN là tài sản tinh thần của doanh nghiệp tạo nên bản sắc ( phong thái,
4
sắc thái, nền nếp, tập tục) của doanh nghiệp. VHDN, tạo ra khả năng phát triển
bền vững của doanh nghiệp.
Bản sắc văn hóa là bầu không khí, tâm lý tình cảm của mỗi thành viên, sự
giao lưu, mối quan hệ và ý thức trách nhiệm, tinh thần hợp tác phối hợp trong
thực hiện công việc. Đó là những nhân tố tạo nên phong cách riêng cho doanh
nghiệp.
b. Văn hóa doanh nghiệp tạo nên lực hướng tâm cho toàn doanh nghiệp
Một nền văn hóa tốt giúp doanh nghiệp thu hút nhân tài và củng cố lòng
trung thành của nhân viên đối với doanh nghiệp. Nhân viên chỉ trung thành với
gắn bó lâu dài khi họ thấy hứng thú làm việc trong môi trường doanh nghiệp,
cảm nhận được bầu không khí thân thuộc trong doanh nghiệp và có khả năng tự
khẳng định mình để thăng tiến. Một doanh nghiệp xây dựng tốt VHDN sẽ giúp
các thành viên nhận thức rõ về vai trò của bản thân trong tổ chức, họ làm việc vì
mục đích và mục tiêu chung.
c. Văn hóa doanh nghiệp khích lệ quá trình đổi mới và sáng chế
Những doanh nghiệp mà môi trường văn hóa mạnh sẽ giúp mọi thành viên
có tính tự lập cao, nghĩa là các nhân viên được khuyến khích để đưa ra sáng
kiến. Sự khích lệ này, góp phần phát huy tính năng động sáng tạo của các thành
viên, là cơ sở cho quá trình nghiên cứu và phát triển của công ty. Mặt khác,

những thành công của nhân viên trong công việc sẽ tạo động lực gắn bó họ với
công ty lâu dài tích cực hơn.
d. Văn hóa doanh nghiệp là nguồn lưc tạo lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp
Lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp được xem xét trên các khía cạnh như:
chất lượng sản phẩm, chi phí, sự linh hoạt( trước phản ứng của thị trường), thời
gian giao hàng…Để có được những lợi thế này doanh nghiệp phải có nguồn lực
như nhân lực, tài chính, công nghệ, máy móc, nguyên vật liệu đóng vai trò lợi
thế so sánh với đối thủ cạnh tranh trước khách hàng.
Nguồn nhân lực đóng vai trò tham gia toàn bộ quá trình chuyển hóa các
nguồn lực khác thành sản phẩm đầu ra, vì vậy có ý nghĩa quan trọng trong việc
5
quyết định tạo ra những lợi thế cạnh tranh như chất lượng sản phẩm, thời gian
giao hàng…
Tính hiệu quả của doanh nghiệp phụ thuộc rất lớn vào VHDN.Nó ảnh
hưởng trực tiếp to lớn đến việc hình thành mục tiêu, chiến lược cho bản thân
doanh nghiệp, đồng thời cũng tạo thuận lợi cho việc thực hiện thành công chiến
lược đã lựa chọn của doanh nghiệp. Môi trường văn hóa của doanh nghiệp còn
có ý nghĩa tác động quyết định đến tinh thần, thái độ, động cơ lao động của các
thành viên và việc sử dụng đội ngũ lao động và các yếu tố khác. Môi trường văn
hóa càng trở nên quan trọng hơn trong các doanh nghiệp liên doanh, bởi vì ở đó
có sự kết hợp giữa văn hóa các dân tộc, các nước khác nhau.
e. Văn hóa Doanh nghiệp tạo thống nhất – kết dính ổn định trong doanh nghiệp
VHDN giúp nhân viên thấy rõ mục tiêu, định hướng và bản chất công việc
mình làm.VHDN tạo ra các mối quan hệ tốt đẹp giữa các công nhân viên và một
môi trường làm việc thoải mái, lành mạnh.Văn hóa doanh nghiệp phù hợp giúp
nhân viên cảm giác hãnh diện vì là một thành viên của doanh nghiệp.
VHDN giúp giảm thiểu xung đột trong doanh nghiệp.VHDN là keo gắn kết
các thành viên của doanh nghiệp.Nó giúp các thành viên thống nhất về cách hiểu
vấn đề, đánh giá, lựa chọn và định hướng hành động. Khi ta phải đối mặt với xu
hướng xung đột lẫn nhau thì văn hóa chính là yếu tố giúp mọi người hòa nhập và

thống nhất.
1.2 Nội dung xây dựng văn hóa doanh nghiệp
Theo Edgar H. Schien, VHDN có thể chia thành ba cấp độ khác nhau. Mỗi
cấp độ có những đặc điểm, hình thức khác nhau nhưng đều là thể hiện được bản
chất văn hóa của tổ chức và lan truyền văn hóa ấy tới các thành viên trong tổ
chức. Đó là cách tiếp cận độc đáo đi từ hiện tượng đến bản chất của một nền văn
hóa, giúp chúng ta hiểu một cách đầy đủ và sâu sắc những bộ phận cấu thành
nên nền văn hóa đó.
1.2.1 Cấp độ 1 – Những giá trị trực quan
6
Bao gồm tất cả những hiện tượng và sự vật mà một người có thể nhìn, nghe,
cảm thấy khi tiếp xúc với một tổ chức có nền văn hóa xa lạ như
– Kiến trúc, cách bài trí, công nghệ, sản phẩm
– Cơ cấu tổ chức, các phòng ban của doanh nghiệp
– Các văn bản quy định nguyên tắc hoạt động của doanh nghiệp
– Lễ nghi và lễ hội hàng năm
– Các biểu tượng, logo, khẩu hiệu, tài liệu quảng cáo cảu doanh nghiệp
– Ngôn ngữ, cách ăn mặc, xe cộ, chức danh, cách biểu lộ cảm xúc, hành vi ứng xử
thường thấy của các thành viên và các nhóm làm việc trong doanh nghiệp
– Những câu chuyện và những huyền thoại về tổ chức
– Hình thức mẫu mã sản phẩm
– Thái độ và cung cách ứng xử của các thành viên doanh nghiệp
Đây là cấp độ văn hóa có thể nhận thấy ngay trong lần tiếp xúc đầu tiên nhất
là với những yếu tố vật chất như: kiến trúc, bài trí, đồng phục…Cấp độ văn hóa này
có đặc điểm chung là chịu ảnh hưởng nhiều của tính chất công việc kinh doanh của
công ty, quan điểm của người lãnh đạo…tuy nhiên, cấp độ văn hóa này dễ thay đổi
và ít khi thể hiện được những giá trị thực sự trong VHDN.
a. Kiến trúc của doanh nghiệp
Được coi là bộ mặt của DN, kiến trúc luôn được các DN quan tâm, xây
dựng.Kiến trúc bề ngoài sẽ gây ấn tượng mạnh với khách hàng, đối tác… về sức

mạnh, sự thành đạt và tính chuyên nghiệp của bất kỳ DN nào. Diện mạo thể hiện
ở hình khối kiến trúc, quy mô về không gian của DN. Kiến trúc thể hiện ở sự
thiết kế các phòng làm việc, bố trí nội thất trong phòng, màu sắc chủ đạo,…Tất
cả những sự thể hiện đó đều có thể làm nên đặc trưng cho DN. Thực tế cho thấy,
cấu trúc và diện mạo có ảnh hưởng đến tâm lý trong quá trình làm việc của
người lao động.
b. Lễ kỷ niệm, lễ nghi và các sinh hoạt văn hóa
Đây là những hoạt động đã được dự kiến từ trước và được chuẩn bị kỹ
lưỡng.“Lễ nghi”theo từ điển tiếng Việt là toàn thể những cách làm thông thường
7
theo phong tục, áp dụng khi tiến hành một cuộc lễ. Theo đó, lễ nghi là những
nghi thức đã trở thành thói quen, được mặc định sẽ được thực hiện khi tiến hành
một hoạt động nào đó, nó thể hiện trong đời sống hàng ngày chứ không chỉ trong
những dịp đặc biệt.Lễ nghi tạo nên đặc trưng về văn hóa, với mỗi nền VH khác
nhau các lễ nghi cũng có hình thức khác nhau. Một ví dụ cụ thể về lễ nghi trong
phục vụ bàn: có sự khác nhau cơ bản giữa Việt Nam và các nước châu Âu. Do
bữa ăn của người Việt mang tính cộng đồng cao, tất cả mọi người đều ăn chung
một món ăn, nên ở Việt Nam khi phục vụ thức ăn thường có bát, nồi to đặt ở
giữa bàn, mỗi thực khách có một bộ bát, đĩa, thìa, đũa để lấy thức ăn từ bát lớn
và nồi. Ngược lại, ở phương Tây phục vụ bàn đem từng suất ăn ra phục vụ cho
từng khách hàng, cùng một món mà đặt bao nhiêu suất thì sẽ mang ra bấy nhiêu
bát, đĩa.
Lễ kỷ niệm là hoạt động được tổ chức nhằm nhắc nhở mọi người trong
DN ghi nhớ những giá trị của DN và là dịp tôn vinh DN, tăng cường sự tự hào
của mọi người về DN. Đây là hoạt động quan trọng được tổ chức sống động
nhất.
Các sinh hoạt văn hóa như các chương trình ca nhạc, thể thao, các cuộc thi
trong các dịp đặc biệt,…là hoạt động không thể thiếu trong đời sống văn hóa.
Các hoạt độngnày được tổ chức tạo cơ hội cho các thành viên nâng cao sức
khoẻ, làm phong phú thêm đời sống tinh thần, tăng cường sự giao lưu, chia sẻ và

hiểu biết lẫn nhau giữa các thành viên.
c. Ngôn ngữ, khẩu hiệu
Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp trong đời sống hàng ngày, do cách ứng
xử, giao tiếp giữa các thành viên trong DN quyết định. Những người sống và
làm việc trong cùng một môi trường có xu hướng dùng chung một thứ ngôn ngữ.
Các thành viên trong DN để làm việc được với nhau cần có sự hiểu biết lẫn nhau
thông qua việc sử dụng chung một ngôn ngữ, tiếng “lóng” đặc trưng của DN.
Những từ như “dịch vụ hoàn hảo”, “khách hàng là thượng đế”, được hiểu rất
khác nhau tùy theo VH của từng DN.
8
Khẩu hiệu là một câu nói ngắn gọn, sử dụng những từ ngữ đơn giản, dễ nhớ
thể hiện một cách cô đọng nhất triết lý kinh doanh của một công ty.
d. Biểu tượng, bài hát truyền thống, đồng phục
Biểu tượng là biểu thị một cái gì đó không phải là chính nó và có tác dụng
giúp mọi người nhận ra hay hiểu được cái mà nó biểu thị. Các công trình kiến
trúc, lễ nghi, giai thoại, khẩu hiệu đều chứa đựng những đặc trưng của biểu
tượng.Một biểu tượng khác là logo. Logo là một tác phẩm sáng tạo thể hiện
hình tượng về một tổ chức bằng ngôn ngữ nghệ thuật. Logo là loại biểu trưng
đơn giản nhưng có ý nghĩa lớn nên được các DN rất quan tâm chú trọng. Logo
được in trên các biểu tượng khác của DN như bảng nội quy, bảng tên công ty,
đồng phục, các ấn phẩm, bao bì sản phẩm, các tài liệu được lưu hành,…
Bài hát truyền thống, đồng phục là những giá trị văn hóa tạo ra nét đặc
trưng cho DN và tạo ra sự đồng cảm, gắn bó giữa các thành viên.Đây cũng là
những biểu tượng tạo nên niềm tự hào của nhân viên về công ty mình.
Ngoài ra, các giai thoại, truyện kể, các ấn phẩm điển hình,…là những biểu
tượng giúp mọi người thấy rõ hơn về những giá trị VH của tổ chức.
1.2.2 Cấp độ 2 – Những giá trị được tuyên bố
Bao gồm các chiến lược, mục tiêu, các nội quy, quy định, tầm nhìn, sứ
mệnh được công bố công khai để mọi thành viên của DN nỗ lực thực hiện.
Đây là kim chỉ nam cho mọi hoạt động của nhân viên. Những giá trị này

cũng có tính hữu hình vì có thể nhận biết và diễn đạt một cách rõ ràng, chính
xác.
a. Tầm nhìn
Tầm nhìn là trạng thái trong tương lai mà DN mong muốn đạt tới. Tầm nhìn
cho thấy mục đích, phương hướng chung để dẫn tới hành động thống nhất. Tầm
nhìn cho thấy bức tranh toàn cảnh về DN trong tương lai với giới hạn về thời
gian tương đối dài và có tác dụng hướng mọi thành viên trong DN chung sức, nỗ
lực đạt được trạng thái đó.
9
b. Sứ mệnh
Sứ mệnh nêu lên lý do vì sao tổ chức tồn tại, mục đích của tổ chức là gì?
Tại sao làm vậy?Làm như thế nào?Để phục vụ ai?Sứ mệnh và các giá trị cơ bản
nêu lên vai trò, trách nhiệm mà tự thân DN đặt ra. Sứ mệnh và các giá trị cơ bản
cũng giúp cho việc xác định con đường, cách thức và các giai đoạn để đi tới tầm
nhìn mà DN đã xác định.
c. Mục tiêu
Một doanh nghiệp bắt đầu hình thành vào một thời điểm nào đó với một số
nguồn tài nguyên và mong muốn sử dụng những nguồn tài nguyên này để đạt
được một điều gì đó. Điều mà doanh nghiệp muốn đạt được tức là mục tiêu của
doanh nghiệp vốn được mô tả như là một đích đến mong muốn và thường là
dưới dạng một mức lợi nhuận, bởi vì lợi nhuận làm hài lòng cổ đông cũng như
chủ đầu tư. Lợi nhuận là tiêu chí để đánh giá hiệu quả của việc sử dụng nguồn
tài nguyên của doanh nghiệp.Và cách làm như thế nào để đạt được những mục
tiêu này thì đó chính là chiến lược của công ty. Điều này có nghĩa là những
mong muốn được đề cập như là tăng thị phần, tạo ra một hình ảnh mới, đạt được
x% tăng trưởng về doanh số .v.v. thực tế là chiến lược ở cấp công ty. Trên thực
tế, các công ty có xu hướng điều hành thông qua các bộ phận chức năng, cho nên
điều gọi là chiến lược ở cấp công ty trở thành mục tiêu trong phạm vi bộ phận
chức năng.
d. Chiến lược

Trong quá trình hình thành, tồn tại và phát triển, DN luôn chịu các tác động
cả khách quan và chủ quan. Những tác động này có thể tạo điều kiện thuận lợi
hay thách thức cho DN. Mỗi tổ chức cần xây dựng những kế hoạch chiến lược
để xác định “lộ trình” và chương trình hành động ,tận dụng được các cơ hội,
vượt qua thách thức để đi tới tương lai, hoàn thành mục tiêu, sứ mệnh của DN.
Mối quan hệ giữa chiến lược và VHDN có thể được giải thích như sau: Khi xây
dựng chiến lược cần thu thập thông tin về môi trường. Các thông tin thu thập
được lại được diễn đạt và xử lý theo cách thức, ngôn ngữ thịnh hành trong DN
10
nên chúng chịu ảnh hưởng của VHDN. VH cũng là công cụ thống nhất mọi
người về nhận thức, cách thức hành động trong quá trình triển khai các chương
trình hành động.
1.2.3 Cấp thứ 3 – Các giá trị ngầm định
Các giá trị ngầm định như niềm tin, nhận thức, suy nghĩ và tình cảm có tính
vô thức, mặc nhiên được công nhận trong doanh nghiêp.Các ngầm định là cơ sở
cho các hành động, định hướng sự hình thành các giá trong nhận thức cho các cá
nhân.
Trong bất cứ cấp độ văn hóa nào ( văn hóa dân tộc, văn hóa kinh doanh, văn
hóa doanh nghiêp…) cũng đều có các quan niệm chung, được hình thành và tồn
tại trong một thời gian dài, chúng ăn sâu vào tâm lý của hầu hết các thành viên
trong nền văn hóa đó và trở thành điều mặc nhiên được công nhận.
Ví dụ, cùng một vấn đề: Vai trò của người phụ nữ trong xã hội. Văn hóa Á
Đông nói chung và văn hóa Việt Nam nói riêng có quan niệm truyền thống:
nhiệm vụ quan trọng nhất của người phụ nữ là chăm sóc gia đình còn công việc
ngoài xã hội là thứ yếu. Trong khi đó văn hóa Phương Tây lại quan niệm: Người
phụ nữ có quyền tự do cá nhân và không phải chịu sự ràng buộc khắt khe và lễ
giáo truyền thống.
Để hình thành được các quan niệm chung, một cộng đồng văn hóa( ở bất kỳ
cấp độ nào) phải trải qua quá trình hoạt động lâu dài, va chạm và xử lý nhiều
tình huống thực tiễn. Chính vì vậy, một khi đã hình thành, các quan niệm chung

sẽ rất khó bị thay đổi.
11
CHƯƠNG 2: VĂN HÓA DOANH NGHIỆP TẠI CÔNG TY GOOGLE
2.1 Giới thiệu về công ty Google
2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển công ty
• Giai đoạn 1996-1997: BackRub.
Trở lại vào thuở “sơ khai”, khi Page và Brin gặp nhau tại đại học Stanford
năm 1995 và cùng nhau quyết định tạo ra 1 công cụ tìm kiếm với tên gọi
BackRub vào tháng 1/1996.
Sau đó, cả 2 quyết định biến đổi tên gọi công cụ tìm kiếm của mình thành
Google, 1 cách chơi chữ cho từ “gooogol”, với ý nghĩa của số 1 kèm theo 100 số
0 đằng sau, với hàm ý nhiệm vụ của họ để tạo nên 1 số lượng vô hạn các nguồn
tài nguyên trên website. Và thực sự họ đã làm được.
• Giai đoạn 1998: trang chủ đầu tiên của Google ra đời.
Ngày 16/9, tên miền Google.com chính thức được đăng ký, tuy nhiên đến
tận tháng 11, trang chủ của Google mới được xuất hiện. Vào đầu năm này, 2 nhà
đồng sáng lập đã nhận được khoảng tài trợ đầu tiên giá trị 100.000 USD từ nhà
đầu tư Andy Bechtolsheim.
Tháng 9/1998, Larry Page và Sergey Brin từ khoản đầu tư này đã quyết định
thành lập công ty Google Inc trong gara căn hộ tại Menlo Park, California (Mỹ)
và quyết định thuê nhân viên đầu tiên, Craig Silverstein.
Một điều khá thú vị là cả Page lẫn Brin không giỏi trong việc sử dụng ngôn ngữ
lập trình web HTML, do vậy, trang chủ của đầu tiên của Google khá sơ sài. Kèm
12
với đó, cả 2 đã phải chèn thêm 1 thông điệp phía cuối trang để thông báo cho
người dùng được biết nội dung trang đã được tải hết.
• Năm 1999: Chuyển đến văn phòng mới.
Sau 1 năm ra đời, Google chuyển đến trụ sở mỡi tại Mountain View (bang
California), chính là trụ sở chính ngày nay của Google. Hãng cũng đã nhận thêm
khoảng tiền đầu tư lên đến 25 triệu USD từ các nhà đầu tư.

Cũng trong năm nay, “Uncle Sam” (Chú Sam) là thuật ngữ quen thuộc của
người Mỹ và Google đã đưa thêm thuật ngữ này lên trang chủ của mình vào năm
1999, cho phép người dùng tìm kiếm các tài liệu liên quan đến chính phủ Mỹ.
• Năm 2000: Google trở thành công cụ tìm kiếm mặc định của Yahoo.
Google đã dần khẳng định tên tuổi của mình khi hợp tác và trở thành công cụ
tìm kiếm mặc định của Yahoo, là “thế lực hàng đầu” vào thời điểm đó trong làng
công nghệ.
Ngoài sự hợp tác này, Google tuyên bố rằng mình đã đánh dấu được hơn 1 tỷ
trang web và trở thành công cụ tìm kiếm lớn nhất thế giới. Trong năm này,
Google cũng lần đầu tiên ra mắt dịch vụ quảng cáo Adword, dịch vụ cho phép
các doanh nghiệp mua quảng cáo theo từ khóa để xuất hiện nội dung quảng cáo
cạnh kết quả tìm kiếm.
• Năm 2001: Ra mắt công cụ tìm kiếm hình ảnh.
Tính năng tìm kiếm hình ảnh (Image search) được Google công bố vào tháng
7/2001. Ngay khi ra mắt, Google cho biết đã ghi dấu được hơn 250 triệu hình
ảnh.
• Năm 2002: Thiết bị Google Search Applicance.
Đầu năm 2002, Google giới thiệu thiết bị phần cứng đầu tiên của mình, Google
Search Appliance, thiết bị cho phép kết nối với máy tính và cung cấp các tính
năng tìm kiếm nâng cao cho dữ liệu bên trong.
• Năm 2003: Ra mắt Adsense – “Con gà đẻ trứng vàng”.
13
Google giới thiệu công cụ quảng cáo trực tuyến lớn nhất thế giới, Adsense. Đây
là hình thức quảng cáo kết hợp cùng Google Adword, cho phép đặt quảng cáo từ
các nhà quảng cáo lên các trang web từ bên thứ 3 để thu hút thêm khách ghé
thăm cho các nhà quảng cáo.
• Năm 2004: Dịch vụ email Gmail.
Google ra mắt Gmail vào đúng ngày “cá tháng tư” 1/4/2004, tuy nhiên phiên bản
thử nghiệm yêu cầu người dùng phải có thư mời mới được phép tham gia. Tuy
còn nhiều hạn chế, tuy nhiên Gmail đã nhanh chóng thu hút được đông đảo

người sử dụng nhờ những ưu điểm vượt trội của nó.
Ngày nay, Google đã mở cửa để người dùng tham gia Gmail miễn phí và Gmail
nhanh chóng trở thành dịch vụ email hàng đầu thế giới về lượng người dùng.
• Năm 2005: Bản đồ trực tuyến Google Maps.
Bản đồ trực tuyến được Google giới thiệu vào tháng 2/2005 và được tích hợp lên
iPhone vào năm 2007. Cùng với sự ra mắt của Google Maps, tháng 6/2005, ứng
dụng Google Earth, phiên bản vệ tinh bản đồ trái đất cũng được Google trình
làng.
Cũng trong năm nay, Google ra mắt công cụ tìm kiếm code.google.com, cho
phép các lập trình viên tìm kiếm mã nguồn lập trình ứng dụng khi cần thiết.
Ngoài ra, Google cũng đã thâu tóm Urchin, dịch vụ tối ưu dữ liệu mà sau này
được Google phát triển thành dịch vụ Google Analytics.
• Năm 2006: Thâu tóm Youtube.
Với mức giá 1,65 tỷ USD, thương vụ thâu tóm Youtube vào tháng 10/2006 là
một trong những thương vụ lớn nhất trong lịch sử Google và cao nhất vào thời
điểm bấy giờ. Ngày nay, Youtube đã trở thành dịch vụ xem và chia sẻ video trực
tuyến lớn nhất thế giới, với hàng triệu đoạn video được chia sẻ mỗi ngày.
14
Cũng trong năm nay, Google cho ra mắt dịch vụ Gchat, dịch vụ chat được tích
hợp ngay bên trong hộp thư Gmail.
• Năm 2007: Thâu tóm Android.
Tháng 11/2007, Google mua lại công ty Android, mà Google gọi đây là “nền
tảng di động mở đầu tiên trên thế giới”. Mặc dù thương vụ mua lại Android
không phải là thương vụ “bom tấn” thực sự gây chú ý, tuy nhiên đây lại là một
trong những thương vụ thành công nhất của Google.
• Năm 2008: Trình duyệt web Chrome ra đời.
Tháng 9/2008, Google giới thiệu Chrome, trình duyệt web mã nguồn mở của
mình và nhanh chóng chiếm được thị phần trên thị trường trình duyệt web. Tốc
độ phát triển của Chrome là rất nhanh chóng. Tính đến thời điểm hiện tại,
Chrome đã trải qua 13 phiên bản chính thức và phiên bản thử nghiệm thứ 14

cũng vừa được trình làng.
Cũng trong năm nay, hãng viễn thông T-Mobile giới thiệu G1, chiếc điện thoại
đầu tiên sử dụng nền tảng Androdi của Google.
• Năm 2009: Google Wave – Thất bại của Google.
Quá nhiều trông đợi, quá nhiều tính năng được giới thiệu trên nền tảng Wave,
Google hy vọng sẽ mạng đến cho người dùng một “phòng làm việc” và 1 mạng
xã hội đúng nghĩa. Tuy nhiên, tính năng quá phức tạp và rườm rà, chỉ hơn 1 năm
sau, Google đã phải thừa nhận Wave là sự thất bại của mình.
• Năm 2010: Ra mắt “chợ ứng dụng” Google Apps Marketplace.
Google Apps Marketplace là kho ứng dụng được Google mở ra, cho phép các
nhà phát triển đăng tải và bán các ứng dụng do mình tạo nên.
Cũng trong năm này, Google tiếp tục “tham vọng” mạng xã hội của mình với
Google Buzz, mạng xã hội tích hợp bên trong hộp thư Gmail, nhưng một lần nữa
thất bại.
• Năm 2011: Tiếp tục “giấc mơ” mạng xã hội với Google+.
15
Sau thất bại của Wave và Buzz, dường như Google chưa bao giờ muốn từ bỏ
giấc mở xây dựng 1 mạng xã hội của mình. Tháng 6/2011, mạng xã hội
Google+, mạng xã hội được Google đầu tư 1 cách mạnh mẽ được chính thức ra
đời. Mặc dù chỉ ở giai đoạn thử nghiệm và phải có thư mời mới được phép tham
gia, Google+ đã nhanh chóng thu hút được hàng chục triệu người dùng.
Cũng trong năm này, Google đã tạo nên một “bom tấn” khác với thương vụ thâu
tóm bộ phận di động của Motorola với giá 12,5 tỉ USD, thương vụ đắt giá nhất
trong lịch sử của Google.
2.1.2 Quan điểm phát triển và phương châm hành động của công ty
Trên blog cá nhân của mình, nhà chiến lược trong lĩnh vực tìm kiếm AJ
Kohn đã giải thích rõ phương châm của Google một cách đơn giản nhất: “Giúp
mọi người tiếp xúc nhiều hơn với Internet”.
Theo Kohn, do mọi việc chúng ta làm trực tuyến đều tạo ra lợi nhuận cho các
công ty, những gì Google cần làm chỉ là “cải thiện tốc độ và khả năng truy cập

Internet… nhằm rút ngắn khoảng cách giữa các hoạt động trên Internet.”
Kohn đã liệt kê một cách hệ thống 13 mấu chốt chiến lược của Google và chỉ ra
các yếu tố này sẽ được thực hiện như thế nào. Điều thú vị là có thể đây chính là
suy nghĩ của nhiều người trong công ty: Coi việc cải thiện trải nghiệm người
dùng nhanh hơn, thoải mái hơn chỉ là yếu tố phụ của việc tăng doanh thu.
Với trình duyệt Google Chrome, mục tiêu của Google không chỉ là xây dựng thị
phần riêng mà còn là mang đến tốc độ duyệt web cao nhất, như Kohn đã nói,
“Chrome sẽ làm giảm các rắc rối khi duyệt web”.
Có lẽ, việc mang tính tham vọng nhất mà Google đang làm để tăng tốc độ
Internet là chương trình Fiber, hiện mới chỉ được giới thiệu ở khu vực Kansas.
Với mức phí 1 lần là 300 USD, người dùng Fiber có thể truy cập Internet với tốc
độ 5GB tải về, 1 GB tải lên, trong khoảng thời gian 7 năm. Các gói dịch vụ
tương tự bao gồm 70 USD/tháng cho mạng Internet tốc độ siêu cao (nhanh gấp
100 lần tốc độ băng thông rộng hiện nay) và 120 USD/tháng cho dịch vụ tương
16
tự, đi kèm với khoảng 200 kênh TV. Google TV chưa thành công tới mức làm
thay đổi cuộc chơi và tính năng TV của chương trình Fiber cũng còn lâu mới có
thể thay thế truyền hình cáp, thế nhưng, Google đang đặt cược vào tốc độ
Internet siêu nhanh sẽ giúp Google TV thắng các kênh truyền hình hiện này và
chiếm lấy thị phần.
Fiber hiện tại mới chỉ là chương trình thử nghiệm của Google, và chưa được
triển khai rộng, nhưng nó cho thấy tham vọng rút ngắn khoảng cách giữa người
dùng và Internet (hay cũng có thể coi là khoảng cách giữa người dùng và các
dịch vụ của Google).
Ở mảng di động, Google đặt cược vào cả nền tảng Android của mình và
hệ điều hành Firefox mới, đảm bảo thị phần người dùng sử dụng sản phẩm đủ
cao để đánh bại Apple. Việc mua lại Motorola Mobility được cho rằng chính là
để phát triển một thế hệ điện thoại mới cao cấp với “thời lượng pin dài, sạc
không dây và thân siêu bền” và ra mắt vào sớm nhất là tháng 5 năm nay.
Google Drive và Chromebook là các sản phẩm miễn phí hoặc có giá rất rẻ, đưa

người dùng tới internet gần hơn bao giờ hết. Tương tự, Google đang thúc đẩy
mạng xã hội Google+, đưa nó vào mọi loại sản phẩm nhằm thu thập thông tin
chung về từng cá nhân, giúp cho các dịch vụ khác hoạt động tốt hơn, trở thành
một phần không thể thiếu đối với người dùng.
Bước tiến tiếp theo của Google là phổ biến các sản phẩm công nghệ mới như
Google Glass. Ngay cả xe tự động lái của Google, như Kohn đã chỉ ra, “một
chiếc xe tự lái sẽ cho phép lái xe có nhiều thời gian sử dụng Internet hơn.”
Mọi nỗ lực đó, từ vi mô tới vĩ mô, đều nhằm tạo ra một thế giới, nơi mà theo
như Kohn, “sự bất tiện khi dùng Internet hầu như không tồn tại.” Trong một thế
giới như vậy, Google có lợi thế rõ ràng so với các công ty khác.
2.2 Quan điểm của lãnh đạo công ty
Văn hóa doanh nghiệp của Google đã trở thành huyền thoại, là biểu tượng
thành công của các công ty Internet.Tuy là một trong những công ty lớn và thành
17
công nhất trên thế giới, Google vẫn duy trì nét văn hóa kiểu các công ty nhỏ và
đã trở thành một biểu tượng, một xu thế mới, độc đáo trong văn hóa doanh
nghiệp. Điều này thực sự mang tính cách mạng khi Google thậm chí còn đưa ra
một chức vụ chưa từng có trong các công ty kinh doanh, gọi là ‘’ giám đốc phụ
trách các vấn đề về văn hóa’’
Đây là một sáng kiến nữa của hai nhà đồng sáng lập, và vị trí này hiện nay thuộc
về Stacy Savides Sullivan, kiêm giám đốc điều hành nhân sự. Là một nhà quản
lý văn hóa của Google, bà có nhiệm vụ gìn giữ nét văn hóa độc đáo của Google
và bảo đảm cho các nhân viên của Google luôn vui vẻ, hạnh phúc… Tiêu chí về
văn hóa doanh nghiệp của Google vẫn được giữ nguyên kể từ khi được thành
lập, đó là một môi trường bình đẳng, không có hệ thống cấp bậc quản lý khắt
khe, có tinh thần tương trợ lẫn nhau và khích lệ tính sáng tạo, đổi mới.
Lãnh đạo Google cho rằng khi đã được chu cấp đầy đủ, nhân viên của họ
sẽ không bị vướng bận những chuyện ngoài lề, có thể toàn tâm toàn ý cho công
việc. Họ muốn tạo nên một môi trường vui nhộn và cung cấp rất nhiều dịch vụ
miễn phí cho nhân viên.

Công tác quản trị của Google cũng quan tâm cổ vũ, khích lệ sự đổi mới
sáng tạo ở công sở. Nhân viên của công ty được đối xử giống như những thành
viên trong một gia đình hơn là người được tuyển dụng vào để làm việc. Mỗi
người được phép dành ra tối đa 20% thời gian làm việc để theo đuổi và phát
triển ý tưởng của riêng mình. Những dich vụnhư Gmail chính là kết quả của
20% giờ làm việc này.
Bên cạnh đó Google cũng dành cổ phiếu ưu đãi cho 99% nhân viên, áp
dụng chế độ lương bổng rất cao để tạo động lực làm việc và giúp họ có được sự
gắn bó lâu dài với công ty. Google không ngừng thu hút nhân tài với những
chính sách quản trị nhân lực độc đáo, và cái tên Googleplex đã trở thành địa
điểm làm việc mơ ước không chỉ đối với người dân Mỹ. Điều đó được xác minh
bằng vị trí đứng đầu của Google trong danh sách bình chọn ‘’ Top công ty lý
tưởng để làm việc’’ năm 20008 của tạp chí Fortune, CNN.
18
Google thật sự cố gắng để “nói đi đôi với làm”. Các cấp lãnh đạo của
Google cố gắng để tạo ra một bầu không khí hòa thuận và tránh tình trạng trong
công ty chỉ có những người “biết nói mà không biết làm”.
Thống nhất trong việc đưa ra quyết sách tại Google. Các doanh nghiệp
hiện đại thường có một “người hùng” luôn đưa ra những quyết định chính xác và
có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của doanh nghiệp. Nhưng trước khi đưa ra
những quyết định, dự án nghiên cứu mới, ban lãnh đạo Google luôn lấy ý kiến
đóng góp của các nhân viên làm nền tảng. Để thống nhất được các ý kiến của
nhân viên, Google tốn khá nhiều thời gian. Nhưng nếu làm được, qui trình này
mang lại nhiều quyết sách rất khôn ngoan và đúng đắn.
Nhà quản trị phân quyền cho nhóm thay vì quản lý nhỏ lẻ. Cân bằng giữa
việc trao quyền tự do xử lý công việc cho các nhân viên và luôn sãn sàng đưa ra
các hướng dẫn công việc cụ thể ngay lập tức. Luôn đưa ra các thử thách mới
giúp nhân viên quen với nhịp độ xử lý các vấn đề quan trọng.
Các nhà lãnh đạo của Google luôn vui mừng trước thành công của nhân
viên. Hiểu rõ mọi nhân viên không chỉ trong công việc, nhà quản trị còn tạo cho

các nhân viên mới cảm giác thân thiện, được chào đón và giúp đỡ họ trong quá
trình tiếp nhận công việc.
Lắng nghe và sẵn lòng chia sẻ về mọi vấn đề là một trong những cách tiếp cận
nhân viên hiệu quả.
Khích lệ các cuộc đối thoại cởi mở và lắng nghe các câu hỏi và lo lắng của nhân
viên. Tại đây, các nhân viên có thể đưa ra bất kỳ câu hỏi nào cho ban lãnh đạo,
từ những yêu cầu về chế độ làm việc hay thậm chí cả những câu hỏi về cuộc
sống bình thường. Ban lãnh đạo của Google sẽ trả lời câu hỏi trực tiếp thông qua
micro. Đây không chỉ là cách để các thành viên trong Google trở nên gần gũi
nhau hơn, mà còn là một cách để thư giãn sau tuần làm việc căng thẳng.
Thứ 6 hàng tuần, Google tổ chức buổi gặp mặt giữa nhân viên với ban
lãnh đạo để đưa ra những câu hỏi và yêu cầu. Đây sẽ là một buổi liên hoan
19
“hoành tráng” dành cho nhân viên của Google, tại đây sẽ có sự góp mặt của
những nhân vật cốt cán nhất trong ban lãnh đạo, như 2 nhà sáng lập Sergey Brin
và Larry Page.vẫn phải đối mặt với những vấn đề như làm thế nào để biến những
ý tưởng khả thi thành những sản phẩm thành công.
2.3 Thực trạng văn hóa doanh nghiệp công ty Google
2.3.1 Cấp độ 1 – Những giá trị trực quan
Những người đứng đầu Google cho rằng khi đã được chu cấp đầy đủ, nhân
viên của họ sẽ không bị vướng bận những chuyện ngoài lề, và có thể toàn tâm
toàn ý cho công việc. Larry và Sergey muốn tạo nên một môi trường vui nhộn và
cung cấp rất nhiều dịch vụ miễn phí cho nhân viên.
– Thỏa mãn nhu cầu thiết yếu của nhân viên:
Ban lãnh đạo Google cố gắng đáp ứng mọi nhu cầu thiết yếu trong cuộc sống
của một nhân viên: nhà ăn, sân tập thể thao, phòng giặt đồ, xe đưa đón nhân
viên… Đảm bảo cho nhân viên vững tâm và tập trung hoàn thành tốt công việc
được giao.
Ở Google không chỉ có một văn phòng làm việc đẹp như mơ mà còn có một chế
độ đãi ngộ như “thiên đường” dành cho nhân viên của mình, để giúp họ có được

môi trường làm việc thoải mái và sáng tạo nhất, giúp phát huy hết khả năng mà
mỗi nhân viên đang có.
– Đồ ăn và thức uống luôn sẵn sàng
Ẩm thực và ăn uống được xem là một nét văn hóa đại diện cho hình ảnh văn
phòng của Google.
Tại văn phòng làm việc của Google có đến 3 quán ăn tự phục vụ, tối thiểu 6 đến
8 khu vực ẩm thực với đầy đủ đồ ăn nhẹ miễn phí, 2 nhân viên pha chế café và
đồ uống luôn sẵn sàng phục vụ, một gian đồ ăn tráng miệng theo phong cách
những năm 1950, hàng chục tủ lạnh với đồ uống miễn phí…
Mỗi mùa hè sẽ tổ chức sự kiện Thị trường nông sản, nơi mà các nhân viên của
Google có thể mang về nhà những thứ rau củ của nông dân địa phương mang
20
đến đây bán.
Chưa dừng lại ở đó, vào cuối buổi làm việc của thứ 6 hàng tuần, một bàn dài với
đầy đủ thức ăn, bia và rượu luôn sẵn sàng để các nhân viên Google sẵn sàng
“liên hoan” kết thúc tuần làm việc căng thẳng.
Không chỉ phục vụ các món ăn mặn, khu vực ẩm thực của Google còn cung cấp
các món ăn chay nhằm phục vụ cho những nhân viên của Google không ăn thịt.
– Làm việc tại Google như đang đi dạo trong công viên đồ chơi
Văn phòng của Google được trang trí với đầy màu sắc, làm cho nhân viên làm
việc ở đây cảm thấy vui vẻ và thoải mái hơn. Cách trang trí nội thất tại Google
được đánh giá là trẻ trung và năng động, trái ngược với phong cách trang trí có
phần nghiêm nghị và sang trọng tại văn phòng của Microsoft.
Điểm nổi bật trong phong cách trang trí bên trong văn phòng của Google là mọi
người có thể thoải mái làm việc ở bất kỳ đâu mình thích, mà không nhất thiết
phải luôn ngồi trước máy vi tính của bàn làm việc. Điều này tạo ra tâm lý thoải
mái và tự do nhất để các nhân viên của hãng có thể đưa ra ý tưởng sáng tạo mới.
– Luôn được chăm sóc khi làm việc tại văn phòng: bên trong trụ sở làm việc của
Google có một phòng tập thể dục với các trang thiết bị hiện đại, mở cửa suốt 24
giờ cho những nhân viên nào ở lại làm việc tại văn phòng của Google, có những

phút vận động cơ thể.
Bên cạnh đó, Google còn bố trí các bác sĩ để khám bệnh cho nhân viên nếu họ
cảm thấy mệt mỏi. Thậm chí, có cả một salon cắt tóc để chị em phụ nữ “làm
đẹp” khi cần.
– Thư giãn bất cứ lúc nào mình muốn
Google cũng trang bị một bức tường để những ai yêu thích mạo hiểm có thể leo
núi trong nhà, sân bóng đá, bán đánh bi-a, bóng rổ và hàng chục bộ ghế mát-xa
có giá 5.000 USD được Google nhập khẩu trực tiếp từ Nhật Bản.
Nếu không muốn sử dụng ghế mát-xa, các nhân viên có thể tìm đến salon mát-xa
ngay bên trong trụ sở của Google, vớ 3 đến 4 nhà trị liệu mát-xa đã được cấp
phép. Các nhân viên có thể được mát-xa thư giãn trong suốt cả giờ đồng hồ mà
21
không phải trả bất kỳ khoản tiền nào.
Với những ai theo đạo, Google bố trí hẳn một phòng cầu nguyện để họ có thể
làm lễ vào thời điểm nào đó trong ngày. Nếu thích chơi game, các nhân viên có
thể giải trí trên các máy Wii và Xbox được bố trí rải rác bên trong trụ sở của
Google, với hàng ngàn đầu game khác nhau.
– Nhân viên muốn mua 1 chiếc guitar, Google quyết định xây hẳn cả một…
studio nhạc
Có một câu chuyện thú vị được Steve Yegge chia sẻ: một ngày, Yegge cẩm thấy
ganh tị với chiếc đàn piano mà bạn của anh đang sở hữu, nên đã gửi email lên
ban lãnh đạo để hỏi xem liệu anh có được sở hữu một chiếc đàn guitar hay
không. Ban lãnh đạo trả lời rằng đây là một ý kiến khá thú vị và sẽ xem xét.
Một tháng trôi qua, Yegge bắt đầu thấy thất vọng vì không thấy có động thái nào
từ ban lãnh đạo Google, tuy nhiên anh vẫn kiên trì gửi 1 email khác lên ban lãnh
đạo với hy vọng sẽ có sự biến chuyển.
Ngay lập tức, anh nhận được email phản hồi: “Xin lỗi, tôi đã không nói với anh.
Chúng tôi đã gửi yêu cầu này lên ban Giám đốc và chúng tôi đã quyết định sẽ
xây dựng một studio nhạc”.
Và bây giờ, Google có hẳn một studio nhạc bên trong trụ sở của mình, với 2

phòng riêng biệt: một phòng với những loại nhạc cụ điện tử hiện đại, một phòng
với những loại nhạc cụ cổ điển. Tất cả đều được cách âm, để cho phép các nhân
viên thỏa sức thể hiện tài năng âm nhạc của mình bất cứ lúc nào mà không sợ
làm phiền người khác.
– Hàng năm, Google đều tặng nhân viên những chuyến du lịch miễn phí
Không chỉ giúp các nhân viên có những phút giây thư giãn sau thời gian làm
việc căng thẳng, những chuyến du lịch miễn phí còn giúp các nhân viên của
Google có được sự gắn kết với nhau hơn.
Google sẽ lo mọi chi phí cho chuyến đi, từ phương tiện di chuyển, phòng ở
khách sạn, các dịch vụ khách sạn, trò chơi và thậm chí tiền học các môn thể thao
trong quá trình đi du lịch, như học lướt ván, trượt tuyết…
Không phải tất cả các nhân viên đều phải đi chung trong 1 chuyến du lịch,
22
Google thường đưa ra nhiều sự lựa chọn, sau đó chia ra thành từng nhóm đi đến
những nơi khác nhau.
Không chỉ dừng lại ở đó, mỗi mùa hè, Google sẽ tổ chức cho nhân viên tham gia
những chuyến dã ngoại mà họ có thể mang theo cả gia đình mình.
– Hàng năm, nhân viên của Google sẽ nhận được những món quà từ phía công ty
Hàng năm, Google đều tặng những món quà cho các nhân viên của mình,
thường là vào những dịp Giáng sinh và thường chính là những sản phẩm của
công ty. Điện thoại Android là món quà mà Google lựa chọn nhiều nhất.
Ngoài ra, đôi khi công ty cũng tặng những món quà bất ngờ cho nhân viên mà
không cần có lý do. Đôi khi chỉ là những món quà nhỏ rẻ tiền, nhưng có có thể
là những món quà có giá trị cao.
Không dừng lại ở đó, Google thường xuyên tổ chức những bữa tiệc ngẫu nhiên
không vì lý do gì để động viên và khuyến khích nhân viên làm việc. Đôi khi là
những bữa tiệc ngọt chỉ với bánh và trái cây, nhưng đôi khi là những buổi ra
ngoài cùng nhau đi xem phim, hay có thể cùng nhau đi ra ngoài để “chè chén”,
nhất là vào những ngày đẹp trời.
– Tòa nhà Googleplex, trụ sở chính của Google, có bề ngoài trông như một quán

cà phê với bàn ghế đủ màu được bày trong sân, nơi mà nhân viên Google thích
ngồi tán chuyện với các đồng nghiệp. Google không ràng buộc giờ giấc làm việc
của nhân viên vì yên tâm rằng họ đã tuyển dụng những người giỏi và những
người giỏi luôn luôn tự trọng, ham làm việc và mong muốn chứng tỏ sự hiệu quả
của mình.
Đại bản doanh này là một chuỗi các tòa nhà thâm thấp đứng sát nhau, trông
giống như ký túc xá đại học hơn là trụ sở của một tập đoàn hàng đầu thế giới.
Bốn bề văn phòng được dát toàn kính màu, với đủ những “cạm bẫy ngọt ngào”
để níu chân người: ba bữa ăn miễn phí mỗi ngày, một bể bơi tạo sóng ngoài trời
miễn phí, phòng tập thể thao trong nhà, một nhà trẻ cho cán bộ công nhân viên
gửi “nhóc”.
23
Đội xe buýt riêng chạy như con thoi mỗi ngày, đưa đón nhân viên từ nhà đến
San Francisco và ngược lại. Tất cả những quyền lợi đó khiến cho bất cứ một cư
dân Thung lũng Silicon nào cũng phải ghen tị.
Như vậy, văn hóa doanh nghiệp của Google thể hiện qua cả các giá trị hữu hình:
nội thất, trang bị trong văn phòng; xây dựng các tòa nhà với kiểu thiết kế độc
đáo, các khu vui chơi giải trí hiện đại… Tất cả những điều đó khiến Google nằm
trong top 10 đãi ngộ “khủng” cho nhân viên, tạo nên nét văn hóa đặc sắc cho
Google.

2.3.2 Cấp độ 2 – Những giá trị được tuyên bố
 Các giá trị được tuyên bố.
– Nền tảng cho các dịch vụ của Google là một hệ thống gồm nhiều máy chủ chạy
hệ điều hành nguồn mở Linux. Phần lớn dịch vụ của Google được xây dựng
bằng các công cụ lập trình nguồn mở.
– Cũng như nhiều công ty, Google công bố tôn chỉ hoạt động của mình. Tôn chỉ
hàng đầu là “Tập trung vào người dùng” (“Focus on the user”). Điều rất “dễ nói”
này được thể hiện nhất quán: giao diện đơn giản, tốc độ đáp ứng nhanh và thứ tự
các địa chỉ mạng trong kết quả tìm kiếm hoàn toàn dựa trên giải thuật xếp hạng

khách quan. Thứ tự ấy không thể được điều chỉnh bằng tiền. Từ tôn chỉ này, mọi
nhân viên Google đều biết một tôn chỉ khác của công ty: “Không cần thủ đoạn”
(“Don’t be evil”).
– Các liên kết (link) có tính chất quảng cáo trên trang kết quả tìm kiếm của Google
được trình bày tách biệt với kết quả (bên trên hoặc bên phải) và phù hợp với các
từ chốt (key word) trong ô tìm kiếm. Google chỉ quảng cáo bằng các liên kết
chân phương, hoàn toàn không dùng hình ảnh “chớp nháy”, “động đậy” theo
phong cách truyền hình. Điều này giải thích vì sao Google hoạt động gần như
một công ty truyền thông nhưng phần lớn nhân viên đều là kỹ sư, không có
những người làm truyền thông chuyên nghiệp.
– sáng tạo và óc khôi hài của nhân viên.
24
– “Văn hóa của Google không phải là ở sự xa xỉ hay những điều gì đó mà chúng ta
cho là như vậy”, Julian Persaud, lãnh đạo khu vực Đông Nam Á của Google, trả
lời phỏng vấn tờ Wall Street Journal. “Nhìn bề ngoài, nhiều giám đốc tài chính
thấy những thứ như thế này là lãng phí, tôi khẳng định họ sẽ cho là như vậy”.Gã
khổng lồ trong lĩnh vực tìm kiếm trực tuyến này ngay từ khi bắt đầu đã tuyên bố
sẽ thúc đẩy sáng tạo thông qua các cách trái với thông lệ, như thiết kế văn phòng
làm việc hay quản lý nhân viên.
– “Chúng tôi đã duy trì văn hóa của mình như một công ty đã có mặt tại đây 7 năm
qua. Đây không phải là điều dễ làm khi bạn đang tăng trưởng với tốc độ như
vậy”, ông Persaud cho biết. Ông kiên định rằng, Google tư duy như một doanh
nghiệp mới bắt đầu và không bao giờ thỏa hiệp về đổi mới, bất chấp tăng trưởng.
Giống như nhiều hãng công nghệ đã phát triển mạnh mẽ và trở nên danh tiếng
trong 15 năm qua, các cơ sở khác nhau của Google trên khắp thế giới nổi tiếng
với những khu vực ăn trưa miễn phí cho nhân viên được thiết kế công phu, với
 Bock
– Bock cho biết trong cuộc điều tra ở quy mô toàn công ty mang tên Googlegeist,
nhân viên được trưng cầu ý kiến trên hàng trăm vấn đề. Sau đó Công ty tuyển
mộ đội ngũ tình nguyện viên để tham gia giải quyết các vấn đề nan giải nhất.

– “Tôi cho rằng văn hóa công ty chính là cái nhìn sâu sắc về tình trạng của con
người (tại nơi làm việc). Mọi người tìm kiếm ý nghĩa trong công việc của họ. Họ
cũng muốn biết những gì đang xảy ra quanh mình. Họ muốn tham gia thay đổi
môi trường đó”, Bock nhận xét.
– Làm sao để biết nhân viên được tự do sáng tạo và tư duy, nhưng họ tập trung vào
mục tiêu lớn của mình và của Google, chứ không lãng phí thời gian và la cà
ngoài công việc? Để trả lời câu hỏi này, Google cho biết họ không quản lý nhân
viên theo thời gian mà theo chất lượng đầu ra của công việc. Mỗi nhân viên tự ý
thức họ có mục tiêu gì trong công việc và làm gì để đạt mục tiêu này. Mỗi quý,
Google đánh giá xem Hãng đạt mục tiêu quý chưa và các thành viên công ty
cũng vậy.
– Google không coi việc nhân viên uống cà phê tán dóc là việc làm gây lãng phí
và giảm hiệu suất lao động
25

tôn giáo, VH – NT, và những công cụ cho sinh hoạt hàng ngày về mặc, ăn, ở vàcác phương tiện, phương thức sử dụng toàn bộ những sáng tạo và phát triển vănminh đó, tức là VH. VH là sự tổng hợp của mọi phương thức sinh hoạt cùng mọibiểu hiện của nó mà loài người đã sinh ra nhằm thích ứng với những nhu cầu củađời sống và đòi hỏi của sự sinh tồn”.( 8.tr,17)Như vây có thể định nghĩa: “ Văn hóa là một hệ thống của các giá trị do conngười sáng tạo và tích lũy qua quá trình hoạt động thực tiễn, trong mối quan hệvới môi trường tự nhiên và xã hội.”[8.tr,6]Là một hệ thống ý nghĩa, văn hóa bao gồm những biểu tượng, những niềmtin và những giá trị nền tảng để dựa theo đó, các thành viên trong cộng đồng, vềphương diện nhận thức, có thể diễn tả, đánh giá các hoạt động, sự kiện khácnhau, có thể phân biệt được cái đúng và cái sai, cái tốt và cái xấu, cái đạo đức vàcái vô luân, cái có thể chấp nhận được và cái không thể chấp nhận được. Vềphương diện thẩm mỹ, phân biệt được cái đẹp và cái xấu, cái hay và cái dở, cáiđáng yêu và cái đáng ghét, vv…Hệ thống ý nghĩa ấy đóng vai trò chủ đạo trongviệc hình thành phát triển cộng đồng. Điều này làm cho tính tập thể trở thànhmột trong những đặc điểm nổi bật nhất của văn hóa. Văn hóa là những gì ngườita có thể nhân được bằng sự giáo dục và có thể lưu truyền từ thế hệ này qua thếhệ khác.1.1.2 Khái niệm văn hóa doanh nghiệpXã hội có nền văn hóa chung, doanh nghiệp cũng cần xâydựng cho mìnhmột nền văn hóa riêng phù hợp với nền văn hóa xã hội. Như Edgar Schein, mộtnhà quản trị nổi tiếng người mỹ đã nói: “VHDN (coporate culture) gắn với vănhóa xã hội, là một bước tiến hóa của văn hóa xã hội, là tầng sâu của văn hóa xãhội. VHDN đòi hỏi vừa chú ý tới năng suất và hiệu quả sản xuất, vừa chú ý quanhệ chủ thợ giữa người với người.Nói rộng ra, nếu toàn bộ nền sản xuất đều đượcxây dựng trên một nền VHDN có trình độ cao, nền sản xuất sẽ vừa mang bản sắcdân tộc, vừa thích ứng với thời đại hiện nay”. [4.tr,17]Theo tác giả Georges, chuyên gia người pháp về doanh nghiệp vừa vànhỏ, đã khẳng định “ VHDN là tổng hợp các giá trị, các biểu tượng, huyền thoại,nghi thức, các điều cấm kỵ, các quan điểm triết học, đạo đức tạo thành nền móngsâu xa của doanh nghiệp”. [4.tr,18]Tuy nhiên định nghĩa phổ biến và được chấp nhận rộng rãi nhất là định nghĩacủa chuyên gia nghiên cứu các tổ chức Edgar Schien: “VHDN là tổng hợpnhững quan niệm chung mà các thành viên trong công ty học được trong quátrình giải quyết các vấn đề nội bộ và xử lý các vấn đề môi trường xung quanh”.[4.tr,19]Các khái niệm trên đều đề cập đến những nhân tố tinh thần của VHDNnhư: Các quan niệm chung, các giá trị, các huyền thoại, nghi thức, …của doanhnghiệp nhưng chưa đề cập đến nhân tố vật chất_ nhân tố quan trọng của VHDN.Do đó, trên cơ sở kế thừa những nghiên cứu của các học giả và hệ thốngnghiên cứu logic về văn hóa và văn hóa kinh doanh, văn hóa doanh nghiệp đượcđịnh nghĩa như sau:“ Văn hóa doanh nghiệp là một hệ thống các ý nghĩa, giá trị, niềm tin chủđạo, cách nhận thức và phương pháp tư duy được mọi thành viên trong doanhnghiệp cùng đồng thuận và có ảnh hưởng ở phạm vi rộng đến cách thức hànhđộng của từng thành viên trong hoạt động kinh doanh, tạo nên bản sắc kinhdoanh của doanh nghiệp đó”.[4.tr,19]Như vậy với quan điểm trên, VHDN bao hàm các đặc trưng chủ yếu sau- VHDN là một hệ thống của các giá trị do sáng tạo và tích lũy qua quá trình hoạtđộng kinh doanh, trong mỗi quan hệ với môi trường xã hội và tự nhiên của mình- VHDN là tổng thể các truyền thống, cấu trúc và bí quyết kinh doanh xác lập quytắc ứng xử của một doanh nghiệp- VHDN là toàn bộ phương thức kinh doanh, quản lý điều hành kinh doanh, phongcách ứng xử trong quan hệ với đối tác và trong nội bộ doanh nghiệp- VHDN là những qui tắc ứng xử bất thành văn, là lực lượng vô hình trở thànhquy định của pháp luật, nhưng được các chủ thể tham gia thị trường và chấpnhận1.1.3 Vai trò của Văn hoá Doanh nghiệpa. Văn hóa Doanh nghiệp tạo nên phong cách của doanh nghiệp, giúp phân biệtdoanh nghiệp này với doanh nghiệp khácVăn hóa Doanh nghiệp gồm nhiều bộ phận và yếu tố hợp thành: Triết lýkinh doanh, các tập tục, lễ nghi, thói quen cách họp hành, đào tạo, giáo dục,thậm chí cả truyền thuyết, huyền thoại về người sáng lập doanh nghiệp…Tất cảnhững yếu tố đó tạo ra phong cách của doanh nghiệp và phân biệt doanh nghiệpđó với các doanh nghiệp, các tổ chức xã hội khác. Phong cách mỗi doanh nghiệpcó ảnh hưởng lớn đến hoạt động hàng ngày của doanh nghiệp.VHDN là tài sản tinh thần của doanh nghiệp tạo nên bản sắc ( phong thái,sắc thái, nền nếp, tập tục) của doanh nghiệp. VHDN, tạo ra khả năng phát triểnbền vững của doanh nghiệp.Bản sắc văn hóa là bầu không khí, tâm lý tình cảm của mỗi thành viên, sựgiao lưu, mối quan hệ và ý thức trách nhiệm, tinh thần hợp tác phối hợp trongthực hiện công việc. Đó là những nhân tố tạo nên phong cách riêng cho doanhnghiệp.b. Văn hóa doanh nghiệp tạo nên lực hướng tâm cho toàn doanh nghiệpMột nền văn hóa tốt giúp doanh nghiệp thu hút nhân tài và củng cố lòngtrung thành của nhân viên đối với doanh nghiệp. Nhân viên chỉ trung thành vớigắn bó lâu dài khi họ thấy hứng thú làm việc trong môi trường doanh nghiệp,cảm nhận được bầu không khí thân thuộc trong doanh nghiệp và có khả năng tựkhẳng định mình để thăng tiến. Một doanh nghiệp xây dựng tốt VHDN sẽ giúpcác thành viên nhận thức rõ về vai trò của bản thân trong tổ chức, họ làm việc vìmục đích và mục tiêu chung.c. Văn hóa doanh nghiệp khích lệ quá trình đổi mới và sáng chếNhững doanh nghiệp mà môi trường văn hóa mạnh sẽ giúp mọi thành viêncó tính tự lập cao, nghĩa là các nhân viên được khuyến khích để đưa ra sángkiến. Sự khích lệ này, góp phần phát huy tính năng động sáng tạo của các thànhviên, là cơ sở cho quá trình nghiên cứu và phát triển của công ty. Mặt khác,những thành công của nhân viên trong công việc sẽ tạo động lực gắn bó họ vớicông ty lâu dài tích cực hơn.d. Văn hóa doanh nghiệp là nguồn lưc tạo lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệpLợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp được xem xét trên các khía cạnh như:chất lượng sản phẩm, chi phí, sự linh hoạt( trước phản ứng của thị trường), thờigian giao hàng…Để có được những lợi thế này doanh nghiệp phải có nguồn lựcnhư nhân lực, tài chính, công nghệ, máy móc, nguyên vật liệu đóng vai trò lợithế so sánh với đối thủ cạnh tranh trước khách hàng.Nguồn nhân lực đóng vai trò tham gia toàn bộ quá trình chuyển hóa cácnguồn lực khác thành sản phẩm đầu ra, vì vậy có ý nghĩa quan trọng trong việcquyết định tạo ra những lợi thế cạnh tranh như chất lượng sản phẩm, thời giangiao hàng…Tính hiệu quả của doanh nghiệp phụ thuộc rất lớn vào VHDN.Nó ảnhhưởng trực tiếp to lớn đến việc hình thành mục tiêu, chiến lược cho bản thândoanh nghiệp, đồng thời cũng tạo thuận lợi cho việc thực hiện thành công chiếnlược đã lựa chọn của doanh nghiệp. Môi trường văn hóa của doanh nghiệp còncó ý nghĩa tác động quyết định đến tinh thần, thái độ, động cơ lao động của cácthành viên và việc sử dụng đội ngũ lao động và các yếu tố khác. Môi trường vănhóa càng trở nên quan trọng hơn trong các doanh nghiệp liên doanh, bởi vì ở đócó sự kết hợp giữa văn hóa các dân tộc, các nước khác nhau.e. Văn hóa Doanh nghiệp tạo thống nhất – kết dính ổn định trong doanh nghiệpVHDN giúp nhân viên thấy rõ mục tiêu, định hướng và bản chất công việcmình làm.VHDN tạo ra các mối quan hệ tốt đẹp giữa các công nhân viên và mộtmôi trường làm việc thoải mái, lành mạnh.Văn hóa doanh nghiệp phù hợp giúpnhân viên cảm giác hãnh diện vì là một thành viên của doanh nghiệp.VHDN giúp giảm thiểu xung đột trong doanh nghiệp.VHDN là keo gắn kếtcác thành viên của doanh nghiệp.Nó giúp các thành viên thống nhất về cách hiểuvấn đề, đánh giá, lựa chọn và định hướng hành động. Khi ta phải đối mặt với xuhướng xung đột lẫn nhau thì văn hóa chính là yếu tố giúp mọi người hòa nhập vàthống nhất.1.2 Nội dung xây dựng văn hóa doanh nghiệpTheo Edgar H. Schien, VHDN có thể chia thành ba cấp độ khác nhau. Mỗicấp độ có những đặc điểm, hình thức khác nhau nhưng đều là thể hiện được bảnchất văn hóa của tổ chức và lan truyền văn hóa ấy tới các thành viên trong tổchức. Đó là cách tiếp cận độc đáo đi từ hiện tượng đến bản chất của một nền vănhóa, giúp chúng ta hiểu một cách đầy đủ và sâu sắc những bộ phận cấu thànhnên nền văn hóa đó.1.2.1 Cấp độ 1 – Những giá trị trực quanBao gồm tất cả những hiện tượng và sự vật mà một người có thể nhìn, nghe,cảm thấy khi tiếp xúc với một tổ chức có nền văn hóa xa lạ như- Kiến trúc, cách bài trí, công nghệ, sản phẩm- Cơ cấu tổ chức, các phòng ban của doanh nghiệp- Các văn bản quy định nguyên tắc hoạt động của doanh nghiệp- Lễ nghi và lễ hội hàng năm- Các biểu tượng, logo, khẩu hiệu, tài liệu quảng cáo cảu doanh nghiệp- Ngôn ngữ, cách ăn mặc, xe cộ, chức danh, cách biểu lộ cảm xúc, hành vi ứng xửthường thấy của các thành viên và các nhóm làm việc trong doanh nghiệp- Những câu chuyện và những huyền thoại về tổ chức- Hình thức mẫu mã sản phẩm- Thái độ và cung cách ứng xử của các thành viên doanh nghiệpĐây là cấp độ văn hóa có thể nhận thấy ngay trong lần tiếp xúc đầu tiên nhấtlà với những yếu tố vật chất như: kiến trúc, bài trí, đồng phục…Cấp độ văn hóa nàycó đặc điểm chung là chịu ảnh hưởng nhiều của tính chất công việc kinh doanh củacông ty, quan điểm của người lãnh đạo…tuy nhiên, cấp độ văn hóa này dễ thay đổivà ít khi thể hiện được những giá trị thực sự trong VHDN.a. Kiến trúc của doanh nghiệpĐược coi là bộ mặt của DN, kiến trúc luôn được các DN quan tâm, xâydựng.Kiến trúc bề ngoài sẽ gây ấn tượng mạnh với khách hàng, đối tác… về sứcmạnh, sự thành đạt và tính chuyên nghiệp của bất kỳ DN nào. Diện mạo thể hiệnở hình khối kiến trúc, quy mô về không gian của DN. Kiến trúc thể hiện ở sựthiết kế các phòng làm việc, bố trí nội thất trong phòng, màu sắc chủ đạo,…Tấtcả những sự thể hiện đó đều có thể làm nên đặc trưng cho DN. Thực tế cho thấy,cấu trúc và diện mạo có ảnh hưởng đến tâm lý trong quá trình làm việc củangười lao động.b. Lễ kỷ niệm, lễ nghi và các sinh hoạt văn hóaĐây là những hoạt động đã được dự kiến từ trước và được chuẩn bị kỹlưỡng.“Lễ nghi”theo từ điển tiếng Việt là toàn thể những cách làm thông thườngtheo phong tục, áp dụng khi tiến hành một cuộc lễ. Theo đó, lễ nghi là nhữngnghi thức đã trở thành thói quen, được mặc định sẽ được thực hiện khi tiến hànhmột hoạt động nào đó, nó thể hiện trong đời sống hàng ngày chứ không chỉ trongnhững dịp đặc biệt.Lễ nghi tạo nên đặc trưng về văn hóa, với mỗi nền VH khácnhau các lễ nghi cũng có hình thức khác nhau. Một ví dụ cụ thể về lễ nghi trongphục vụ bàn: có sự khác nhau cơ bản giữa Việt Nam và các nước châu Âu. Dobữa ăn của người Việt mang tính cộng đồng cao, tất cả mọi người đều ăn chungmột món ăn, nên ở Việt Nam khi phục vụ thức ăn thường có bát, nồi to đặt ởgiữa bàn, mỗi thực khách có một bộ bát, đĩa, thìa, đũa để lấy thức ăn từ bát lớnvà nồi. Ngược lại, ở phương Tây phục vụ bàn đem từng suất ăn ra phục vụ chotừng khách hàng, cùng một món mà đặt bao nhiêu suất thì sẽ mang ra bấy nhiêubát, đĩa.Lễ kỷ niệm là hoạt động được tổ chức nhằm nhắc nhở mọi người trongDN ghi nhớ những giá trị của DN và là dịp tôn vinh DN, tăng cường sự tự hàocủa mọi người về DN. Đây là hoạt động quan trọng được tổ chức sống độngnhất.Các sinh hoạt văn hóa như các chương trình ca nhạc, thể thao, các cuộc thitrong các dịp đặc biệt,…là hoạt động không thể thiếu trong đời sống văn hóa.Các hoạt độngnày được tổ chức tạo cơ hội cho các thành viên nâng cao sứckhoẻ, làm phong phú thêm đời sống tinh thần, tăng cường sự giao lưu, chia sẻ vàhiểu biết lẫn nhau giữa các thành viên.c. Ngôn ngữ, khẩu hiệuNgôn ngữ là phương tiện giao tiếp trong đời sống hàng ngày, do cách ứngxử, giao tiếp giữa các thành viên trong DN quyết định. Những người sống vàlàm việc trong cùng một môi trường có xu hướng dùng chung một thứ ngôn ngữ.Các thành viên trong DN để làm việc được với nhau cần có sự hiểu biết lẫn nhauthông qua việc sử dụng chung một ngôn ngữ, tiếng “lóng” đặc trưng của DN.Những từ như “dịch vụ hoàn hảo”, “khách hàng là thượng đế”, được hiểu rấtkhác nhau tùy theo VH của từng DN.Khẩu hiệu là một câu nói ngắn gọn, sử dụng những từ ngữ đơn giản, dễ nhớthể hiện một cách cô đọng nhất triết lý kinh doanh của một công ty.d. Biểu tượng, bài hát truyền thống, đồng phụcBiểu tượng là biểu thị một cái gì đó không phải là chính nó và có tác dụnggiúp mọi người nhận ra hay hiểu được cái mà nó biểu thị. Các công trình kiếntrúc, lễ nghi, giai thoại, khẩu hiệu đều chứa đựng những đặc trưng của biểutượng.Một biểu tượng khác là logo. Logo là một tác phẩm sáng tạo thể hiệnhình tượng về một tổ chức bằng ngôn ngữ nghệ thuật. Logo là loại biểu trưngđơn giản nhưng có ý nghĩa lớn nên được các DN rất quan tâm chú trọng. Logođược in trên các biểu tượng khác của DN như bảng nội quy, bảng tên công ty,đồng phục, các ấn phẩm, bao bì sản phẩm, các tài liệu được lưu hành,…Bài hát truyền thống, đồng phục là những giá trị văn hóa tạo ra nét đặctrưng cho DN và tạo ra sự đồng cảm, gắn bó giữa các thành viên.Đây cũng lànhững biểu tượng tạo nên niềm tự hào của nhân viên về công ty mình.Ngoài ra, các giai thoại, truyện kể, các ấn phẩm điển hình,…là những biểutượng giúp mọi người thấy rõ hơn về những giá trị VH của tổ chức.1.2.2 Cấp độ 2 – Những giá trị được tuyên bốBao gồm các chiến lược, mục tiêu, các nội quy, quy định, tầm nhìn, sứmệnh được công bố công khai để mọi thành viên của DN nỗ lực thực hiện.Đây là kim chỉ nam cho mọi hoạt động của nhân viên. Những giá trị nàycũng có tính hữu hình vì có thể nhận biết và diễn đạt một cách rõ ràng, chínhxác.a. Tầm nhìnTầm nhìn là trạng thái trong tương lai mà DN mong muốn đạt tới. Tầm nhìncho thấy mục đích, phương hướng chung để dẫn tới hành động thống nhất. Tầmnhìn cho thấy bức tranh toàn cảnh về DN trong tương lai với giới hạn về thờigian tương đối dài và có tác dụng hướng mọi thành viên trong DN chung sức, nỗlực đạt được trạng thái đó.b. Sứ mệnhSứ mệnh nêu lên lý do vì sao tổ chức tồn tại, mục đích của tổ chức là gì?Tại sao làm vậy?Làm như thế nào?Để phục vụ ai?Sứ mệnh và các giá trị cơ bảnnêu lên vai trò, trách nhiệm mà tự thân DN đặt ra. Sứ mệnh và các giá trị cơ bảncũng giúp cho việc xác định con đường, cách thức và các giai đoạn để đi tới tầmnhìn mà DN đã xác định.c. Mục tiêuMột doanh nghiệp bắt đầu hình thành vào một thời điểm nào đó với một sốnguồn tài nguyên và mong muốn sử dụng những nguồn tài nguyên này để đạtđược một điều gì đó. Điều mà doanh nghiệp muốn đạt được tức là mục tiêu củadoanh nghiệp vốn được mô tả như là một đích đến mong muốn và thường làdưới dạng một mức lợi nhuận, bởi vì lợi nhuận làm hài lòng cổ đông cũng nhưchủ đầu tư. Lợi nhuận là tiêu chí để đánh giá hiệu quả của việc sử dụng nguồntài nguyên của doanh nghiệp.Và cách làm như thế nào để đạt được những mụctiêu này thì đó chính là chiến lược của công ty. Điều này có nghĩa là nhữngmong muốn được đề cập như là tăng thị phần, tạo ra một hình ảnh mới, đạt đượcx% tăng trưởng về doanh số .v.v. thực tế là chiến lược ở cấp công ty. Trên thựctế, các công ty có xu hướng điều hành thông qua các bộ phận chức năng, cho nênđiều gọi là chiến lược ở cấp công ty trở thành mục tiêu trong phạm vi bộ phậnchức năng.d. Chiến lượcTrong quá trình hình thành, tồn tại và phát triển, DN luôn chịu các tác độngcả khách quan và chủ quan. Những tác động này có thể tạo điều kiện thuận lợihay thách thức cho DN. Mỗi tổ chức cần xây dựng những kế hoạch chiến lượcđể xác định “lộ trình” và chương trình hành động ,tận dụng được các cơ hội,vượt qua thách thức để đi tới tương lai, hoàn thành mục tiêu, sứ mệnh của DN.Mối quan hệ giữa chiến lược và VHDN có thể được giải thích như sau: Khi xâydựng chiến lược cần thu thập thông tin về môi trường. Các thông tin thu thậpđược lại được diễn đạt và xử lý theo cách thức, ngôn ngữ thịnh hành trong DN10nên chúng chịu ảnh hưởng của VHDN. VH cũng là công cụ thống nhất mọingười về nhận thức, cách thức hành động trong quá trình triển khai các chươngtrình hành động.1.2.3 Cấp thứ 3 – Các giá trị ngầm địnhCác giá trị ngầm định như niềm tin, nhận thức, suy nghĩ và tình cảm có tínhvô thức, mặc nhiên được công nhận trong doanh nghiêp.Các ngầm định là cơ sởcho các hành động, định hướng sự hình thành các giá trong nhận thức cho các cánhân.Trong bất cứ cấp độ văn hóa nào ( văn hóa dân tộc, văn hóa kinh doanh, vănhóa doanh nghiêp…) cũng đều có các quan niệm chung, được hình thành và tồntại trong một thời gian dài, chúng ăn sâu vào tâm lý của hầu hết các thành viêntrong nền văn hóa đó và trở thành điều mặc nhiên được công nhận.Ví dụ, cùng một vấn đề: Vai trò của người phụ nữ trong xã hội. Văn hóa ÁĐông nói chung và văn hóa Việt Nam nói riêng có quan niệm truyền thống:nhiệm vụ quan trọng nhất của người phụ nữ là chăm sóc gia đình còn công việcngoài xã hội là thứ yếu. Trong khi đó văn hóa Phương Tây lại quan niệm: Ngườiphụ nữ có quyền tự do cá nhân và không phải chịu sự ràng buộc khắt khe và lễgiáo truyền thống.Để hình thành được các quan niệm chung, một cộng đồng văn hóa( ở bất kỳcấp độ nào) phải trải qua quá trình hoạt động lâu dài, va chạm và xử lý nhiềutình huống thực tiễn. Chính vì vậy, một khi đã hình thành, các quan niệm chungsẽ rất khó bị thay đổi.11CHƯƠNG 2: VĂN HÓA DOANH NGHIỆP TẠI CÔNG TY GOOGLE2.1 Giới thiệu về công ty Google2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển công ty• Giai đoạn 1996-1997: BackRub.Trở lại vào thuở “sơ khai”, khi Page và Brin gặp nhau tại đại học Stanfordnăm 1995 và cùng nhau quyết định tạo ra 1 công cụ tìm kiếm với tên gọiBackRub vào tháng 1/1996.Sau đó, cả 2 quyết định biến đổi tên gọi công cụ tìm kiếm của mình thànhGoogle, 1 cách chơi chữ cho từ “gooogol”, với ý nghĩa của số 1 kèm theo 100 số0 đằng sau, với hàm ý nhiệm vụ của họ để tạo nên 1 số lượng vô hạn các nguồntài nguyên trên website. Và thực sự họ đã làm được.• Giai đoạn 1998: trang chủ đầu tiên của Google ra đời.Ngày 16/9, tên miền Google.com chính thức được đăng ký, tuy nhiên đếntận tháng 11, trang chủ của Google mới được xuất hiện. Vào đầu năm này, 2 nhàđồng sáng lập đã nhận được khoảng tài trợ đầu tiên giá trị 100.000 USD từ nhàđầu tư Andy Bechtolsheim.Tháng 9/1998, Larry Page và Sergey Brin từ khoản đầu tư này đã quyết địnhthành lập công ty Google Inc trong gara căn hộ tại Menlo Park, California (Mỹ)và quyết định thuê nhân viên đầu tiên, Craig Silverstein.Một điều khá thú vị là cả Page lẫn Brin không giỏi trong việc sử dụng ngôn ngữlập trình web HTML, do vậy, trang chủ của đầu tiên của Google khá sơ sài. Kèm12với đó, cả 2 đã phải chèn thêm 1 thông điệp phía cuối trang để thông báo chongười dùng được biết nội dung trang đã được tải hết.• Năm 1999: Chuyển đến văn phòng mới.Sau 1 năm ra đời, Google chuyển đến trụ sở mỡi tại Mountain View (bangCalifornia), chính là trụ sở chính ngày nay của Google. Hãng cũng đã nhận thêmkhoảng tiền đầu tư lên đến 25 triệu USD từ các nhà đầu tư.Cũng trong năm nay, “Uncle Sam” (Chú Sam) là thuật ngữ quen thuộc củangười Mỹ và Google đã đưa thêm thuật ngữ này lên trang chủ của mình vào năm1999, cho phép người dùng tìm kiếm các tài liệu liên quan đến chính phủ Mỹ.• Năm 2000: Google trở thành công cụ tìm kiếm mặc định của Yahoo.Google đã dần khẳng định tên tuổi của mình khi hợp tác và trở thành công cụtìm kiếm mặc định của Yahoo, là “thế lực hàng đầu” vào thời điểm đó trong làngcông nghệ.Ngoài sự hợp tác này, Google tuyên bố rằng mình đã đánh dấu được hơn 1 tỷtrang web và trở thành công cụ tìm kiếm lớn nhất thế giới. Trong năm này,Google cũng lần đầu tiên ra mắt dịch vụ quảng cáo Adword, dịch vụ cho phépcác doanh nghiệp mua quảng cáo theo từ khóa để xuất hiện nội dung quảng cáocạnh kết quả tìm kiếm.• Năm 2001: Ra mắt công cụ tìm kiếm hình ảnh.Tính năng tìm kiếm hình ảnh (Image search) được Google công bố vào tháng7/2001. Ngay khi ra mắt, Google cho biết đã ghi dấu được hơn 250 triệu hìnhảnh.• Năm 2002: Thiết bị Google Search Applicance.Đầu năm 2002, Google giới thiệu thiết bị phần cứng đầu tiên của mình, GoogleSearch Appliance, thiết bị cho phép kết nối với máy tính và cung cấp các tínhnăng tìm kiếm nâng cao cho dữ liệu bên trong.• Năm 2003: Ra mắt Adsense – “Con gà đẻ trứng vàng”.13Google giới thiệu công cụ quảng cáo trực tuyến lớn nhất thế giới, Adsense. Đâylà hình thức quảng cáo kết hợp cùng Google Adword, cho phép đặt quảng cáo từcác nhà quảng cáo lên các trang web từ bên thứ 3 để thu hút thêm khách ghéthăm cho các nhà quảng cáo.• Năm 2004: Dịch vụ email Gmail.Google ra mắt Gmail vào đúng ngày “cá tháng tư” 1/4/2004, tuy nhiên phiên bảnthử nghiệm yêu cầu người dùng phải có thư mời mới được phép tham gia. Tuycòn nhiều hạn chế, tuy nhiên Gmail đã nhanh chóng thu hút được đông đảongười sử dụng nhờ những ưu điểm vượt trội của nó.Ngày nay, Google đã mở cửa để người dùng tham gia Gmail miễn phí và Gmailnhanh chóng trở thành dịch vụ email hàng đầu thế giới về lượng người dùng.• Năm 2005: Bản đồ trực tuyến Google Maps.Bản đồ trực tuyến được Google giới thiệu vào tháng 2/2005 và được tích hợp lêniPhone vào năm 2007. Cùng với sự ra mắt của Google Maps, tháng 6/2005, ứngdụng Google Earth, phiên bản vệ tinh bản đồ trái đất cũng được Google trìnhlàng.Cũng trong năm nay, Google ra mắt công cụ tìm kiếm code.google.com, chophép các lập trình viên tìm kiếm mã nguồn lập trình ứng dụng khi cần thiết.Ngoài ra, Google cũng đã thâu tóm Urchin, dịch vụ tối ưu dữ liệu mà sau nàyđược Google phát triển thành dịch vụ Google Analytics.• Năm 2006: Thâu tóm Youtube.Với mức giá 1,65 tỷ USD, thương vụ thâu tóm Youtube vào tháng 10/2006 làmột trong những thương vụ lớn nhất trong lịch sử Google và cao nhất vào thờiđiểm bấy giờ. Ngày nay, Youtube đã trở thành dịch vụ xem và chia sẻ video trựctuyến lớn nhất thế giới, với hàng triệu đoạn video được chia sẻ mỗi ngày.14Cũng trong năm nay, Google cho ra mắt dịch vụ Gchat, dịch vụ chat được tíchhợp ngay bên trong hộp thư Gmail.• Năm 2007: Thâu tóm Android.Tháng 11/2007, Google mua lại công ty Android, mà Google gọi đây là “nềntảng di động mở đầu tiên trên thế giới”. Mặc dù thương vụ mua lại Androidkhông phải là thương vụ “bom tấn” thực sự gây chú ý, tuy nhiên đây lại là mộttrong những thương vụ thành công nhất của Google.• Năm 2008: Trình duyệt web Chrome ra đời.Tháng 9/2008, Google giới thiệu Chrome, trình duyệt web mã nguồn mở củamình và nhanh chóng chiếm được thị phần trên thị trường trình duyệt web. Tốcđộ phát triển của Chrome là rất nhanh chóng. Tính đến thời điểm hiện tại,Chrome đã trải qua 13 phiên bản chính thức và phiên bản thử nghiệm thứ 14cũng vừa được trình làng.Cũng trong năm nay, hãng viễn thông T-Mobile giới thiệu G1, chiếc điện thoạiđầu tiên sử dụng nền tảng Androdi của Google.• Năm 2009: Google Wave – Thất bại của Google.Quá nhiều trông đợi, quá nhiều tính năng được giới thiệu trên nền tảng Wave,Google hy vọng sẽ mạng đến cho người dùng một “phòng làm việc” và 1 mạngxã hội đúng nghĩa. Tuy nhiên, tính năng quá phức tạp và rườm rà, chỉ hơn 1 nămsau, Google đã phải thừa nhận Wave là sự thất bại của mình.• Năm 2010: Ra mắt “chợ ứng dụng” Google Apps Marketplace.Google Apps Marketplace là kho ứng dụng được Google mở ra, cho phép cácnhà phát triển đăng tải và bán các ứng dụng do mình tạo nên.Cũng trong năm này, Google tiếp tục “tham vọng” mạng xã hội của mình vớiGoogle Buzz, mạng xã hội tích hợp bên trong hộp thư Gmail, nhưng một lần nữathất bại.• Năm 2011: Tiếp tục “giấc mơ” mạng xã hội với Google+.15Sau thất bại của Wave và Buzz, dường như Google chưa bao giờ muốn từ bỏgiấc mở xây dựng 1 mạng xã hội của mình. Tháng 6/2011, mạng xã hộiGoogle+, mạng xã hội được Google đầu tư 1 cách mạnh mẽ được chính thức rađời. Mặc dù chỉ ở giai đoạn thử nghiệm và phải có thư mời mới được phép thamgia, Google+ đã nhanh chóng thu hút được hàng chục triệu người dùng.Cũng trong năm này, Google đã tạo nên một “bom tấn” khác với thương vụ thâutóm bộ phận di động của Motorola với giá 12,5 tỉ USD, thương vụ đắt giá nhấttrong lịch sử của Google.2.1.2 Quan điểm phát triển và phương châm hành động của công tyTrên blog cá nhân của mình, nhà chiến lược trong lĩnh vực tìm kiếm AJKohn đã giải thích rõ phương châm của Google một cách đơn giản nhất: “Giúpmọi người tiếp xúc nhiều hơn với Internet”.Theo Kohn, do mọi việc chúng ta làm trực tuyến đều tạo ra lợi nhuận cho cáccông ty, những gì Google cần làm chỉ là “cải thiện tốc độ và khả năng truy cậpInternet… nhằm rút ngắn khoảng cách giữa các hoạt động trên Internet.”Kohn đã liệt kê một cách hệ thống 13 mấu chốt chiến lược của Google và chỉ racác yếu tố này sẽ được thực hiện như thế nào. Điều thú vị là có thể đây chính làsuy nghĩ của nhiều người trong công ty: Coi việc cải thiện trải nghiệm ngườidùng nhanh hơn, thoải mái hơn chỉ là yếu tố phụ của việc tăng doanh thu.Với trình duyệt Google Chrome, mục tiêu của Google không chỉ là xây dựng thịphần riêng mà còn là mang đến tốc độ duyệt web cao nhất, như Kohn đã nói,“Chrome sẽ làm giảm các rắc rối khi duyệt web”.Có lẽ, việc mang tính tham vọng nhất mà Google đang làm để tăng tốc độInternet là chương trình Fiber, hiện mới chỉ được giới thiệu ở khu vực Kansas.Với mức phí 1 lần là 300 USD, người dùng Fiber có thể truy cập Internet với tốcđộ 5GB tải về, 1 GB tải lên, trong khoảng thời gian 7 năm. Các gói dịch vụtương tự bao gồm 70 USD/tháng cho mạng Internet tốc độ siêu cao (nhanh gấp100 lần tốc độ băng thông rộng hiện nay) và 120 USD/tháng cho dịch vụ tương16tự, đi kèm với khoảng 200 kênh TV. Google TV chưa thành công tới mức làmthay đổi cuộc chơi và tính năng TV của chương trình Fiber cũng còn lâu mới cóthể thay thế truyền hình cáp, thế nhưng, Google đang đặt cược vào tốc độInternet siêu nhanh sẽ giúp Google TV thắng các kênh truyền hình hiện này vàchiếm lấy thị phần.Fiber hiện tại mới chỉ là chương trình thử nghiệm của Google, và chưa đượctriển khai rộng, nhưng nó cho thấy tham vọng rút ngắn khoảng cách giữa ngườidùng và Internet (hay cũng có thể coi là khoảng cách giữa người dùng và cácdịch vụ của Google).Ở mảng di động, Google đặt cược vào cả nền tảng Android của mình vàhệ điều hành Firefox mới, đảm bảo thị phần người dùng sử dụng sản phẩm đủcao để đánh bại Apple. Việc mua lại Motorola Mobility được cho rằng chính làđể phát triển một thế hệ điện thoại mới cao cấp với “thời lượng pin dài, sạckhông dây và thân siêu bền” và ra mắt vào sớm nhất là tháng 5 năm nay.Google Drive và Chromebook là các sản phẩm miễn phí hoặc có giá rất rẻ, đưangười dùng tới internet gần hơn bao giờ hết. Tương tự, Google đang thúc đẩymạng xã hội Google+, đưa nó vào mọi loại sản phẩm nhằm thu thập thông tinchung về từng cá nhân, giúp cho các dịch vụ khác hoạt động tốt hơn, trở thànhmột phần không thể thiếu đối với người dùng.Bước tiến tiếp theo của Google là phổ biến các sản phẩm công nghệ mới nhưGoogle Glass. Ngay cả xe tự động lái của Google, như Kohn đã chỉ ra, “mộtchiếc xe tự lái sẽ cho phép lái xe có nhiều thời gian sử dụng Internet hơn.”Mọi nỗ lực đó, từ vi mô tới vĩ mô, đều nhằm tạo ra một thế giới, nơi mà theonhư Kohn, “sự bất tiện khi dùng Internet hầu như không tồn tại.” Trong một thếgiới như vậy, Google có lợi thế rõ ràng so với các công ty khác.2.2 Quan điểm của lãnh đạo công tyVăn hóa doanh nghiệp của Google đã trở thành huyền thoại, là biểu tượngthành công của các công ty Internet.Tuy là một trong những công ty lớn và thành17công nhất trên thế giới, Google vẫn duy trì nét văn hóa kiểu các công ty nhỏ vàđã trở thành một biểu tượng, một xu thế mới, độc đáo trong văn hóa doanhnghiệp. Điều này thực sự mang tính cách mạng khi Google thậm chí còn đưa ramột chức vụ chưa từng có trong các công ty kinh doanh, gọi là ‘’ giám đốc phụtrách các vấn đề về văn hóa’’Đây là một sáng kiến nữa của hai nhà đồng sáng lập, và vị trí này hiện nay thuộcvề Stacy Savides Sullivan, kiêm giám đốc điều hành nhân sự. Là một nhà quảnlý văn hóa của Google, bà có nhiệm vụ gìn giữ nét văn hóa độc đáo của Googlevà bảo đảm cho các nhân viên của Google luôn vui vẻ, hạnh phúc… Tiêu chí vềvăn hóa doanh nghiệp của Google vẫn được giữ nguyên kể từ khi được thànhlập, đó là một môi trường bình đẳng, không có hệ thống cấp bậc quản lý khắtkhe, có tinh thần tương trợ lẫn nhau và khích lệ tính sáng tạo, đổi mới.Lãnh đạo Google cho rằng khi đã được chu cấp đầy đủ, nhân viên của họsẽ không bị vướng bận những chuyện ngoài lề, có thể toàn tâm toàn ý cho côngviệc. Họ muốn tạo nên một môi trường vui nhộn và cung cấp rất nhiều dịch vụmiễn phí cho nhân viên.Công tác quản trị của Google cũng quan tâm cổ vũ, khích lệ sự đổi mớisáng tạo ở công sở. Nhân viên của công ty được đối xử giống như những thànhviên trong một gia đình hơn là người được tuyển dụng vào để làm việc. Mỗingười được phép dành ra tối đa 20% thời gian làm việc để theo đuổi và pháttriển ý tưởng của riêng mình. Những dich vụnhư Gmail chính là kết quả của20% giờ làm việc này.Bên cạnh đó Google cũng dành cổ phiếu ưu đãi cho 99% nhân viên, ápdụng chế độ lương bổng rất cao để tạo động lực làm việc và giúp họ có được sựgắn bó lâu dài với công ty. Google không ngừng thu hút nhân tài với nhữngchính sách quản trị nhân lực độc đáo, và cái tên Googleplex đã trở thành địađiểm làm việc mơ ước không chỉ đối với người dân Mỹ. Điều đó được xác minhbằng vị trí đứng đầu của Google trong danh sách bình chọn ‘’ Top công ty lýtưởng để làm việc’’ năm 20008 của tạp chí Fortune, CNN.18Google thật sự cố gắng để “nói đi đôi với làm”. Các cấp lãnh đạo củaGoogle cố gắng để tạo ra một bầu không khí hòa thuận và tránh tình trạng trongcông ty chỉ có những người “biết nói mà không biết làm”.Thống nhất trong việc đưa ra quyết sách tại Google. Các doanh nghiệphiện đại thường có một “người hùng” luôn đưa ra những quyết định chính xác vàcó ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của doanh nghiệp. Nhưng trước khi đưa ranhững quyết định, dự án nghiên cứu mới, ban lãnh đạo Google luôn lấy ý kiếnđóng góp của các nhân viên làm nền tảng. Để thống nhất được các ý kiến củanhân viên, Google tốn khá nhiều thời gian. Nhưng nếu làm được, qui trình nàymang lại nhiều quyết sách rất khôn ngoan và đúng đắn.Nhà quản trị phân quyền cho nhóm thay vì quản lý nhỏ lẻ. Cân bằng giữaviệc trao quyền tự do xử lý công việc cho các nhân viên và luôn sãn sàng đưa racác hướng dẫn công việc cụ thể ngay lập tức. Luôn đưa ra các thử thách mớigiúp nhân viên quen với nhịp độ xử lý các vấn đề quan trọng.Các nhà lãnh đạo của Google luôn vui mừng trước thành công của nhânviên. Hiểu rõ mọi nhân viên không chỉ trong công việc, nhà quản trị còn tạo chocác nhân viên mới cảm giác thân thiện, được chào đón và giúp đỡ họ trong quátrình tiếp nhận công việc.Lắng nghe và sẵn lòng chia sẻ về mọi vấn đề là một trong những cách tiếp cậnnhân viên hiệu quả.Khích lệ các cuộc đối thoại cởi mở và lắng nghe các câu hỏi và lo lắng của nhânviên. Tại đây, các nhân viên có thể đưa ra bất kỳ câu hỏi nào cho ban lãnh đạo,từ những yêu cầu về chế độ làm việc hay thậm chí cả những câu hỏi về cuộcsống bình thường. Ban lãnh đạo của Google sẽ trả lời câu hỏi trực tiếp thông quamicro. Đây không chỉ là cách để các thành viên trong Google trở nên gần gũinhau hơn, mà còn là một cách để thư giãn sau tuần làm việc căng thẳng.Thứ 6 hàng tuần, Google tổ chức buổi gặp mặt giữa nhân viên với banlãnh đạo để đưa ra những câu hỏi và yêu cầu. Đây sẽ là một buổi liên hoan19“hoành tráng” dành cho nhân viên của Google, tại đây sẽ có sự góp mặt củanhững nhân vật cốt cán nhất trong ban lãnh đạo, như 2 nhà sáng lập Sergey Brinvà Larry Page.vẫn phải đối mặt với những vấn đề như làm thế nào để biến nhữngý tưởng khả thi thành những sản phẩm thành công.2.3 Thực trạng văn hóa doanh nghiệp công ty Google2.3.1 Cấp độ 1 – Những giá trị trực quanNhững người đứng đầu Google cho rằng khi đã được chu cấp đầy đủ, nhânviên của họ sẽ không bị vướng bận những chuyện ngoài lề, và có thể toàn tâmtoàn ý cho công việc. Larry và Sergey muốn tạo nên một môi trường vui nhộn vàcung cấp rất nhiều dịch vụ miễn phí cho nhân viên.- Thỏa mãn nhu cầu thiết yếu của nhân viên:Ban lãnh đạo Google cố gắng đáp ứng mọi nhu cầu thiết yếu trong cuộc sốngcủa một nhân viên: nhà ăn, sân tập thể thao, phòng giặt đồ, xe đưa đón nhânviên… Đảm bảo cho nhân viên vững tâm và tập trung hoàn thành tốt công việcđược giao.Ở Google không chỉ có một văn phòng làm việc đẹp như mơ mà còn có một chếđộ đãi ngộ như “thiên đường” dành cho nhân viên của mình, để giúp họ có đượcmôi trường làm việc thoải mái và sáng tạo nhất, giúp phát huy hết khả năng màmỗi nhân viên đang có.- Đồ ăn và thức uống luôn sẵn sàngẨm thực và ăn uống được xem là một nét văn hóa đại diện cho hình ảnh vănphòng của Google.Tại văn phòng làm việc của Google có đến 3 quán ăn tự phục vụ, tối thiểu 6 đến8 khu vực ẩm thực với đầy đủ đồ ăn nhẹ miễn phí, 2 nhân viên pha chế café vàđồ uống luôn sẵn sàng phục vụ, một gian đồ ăn tráng miệng theo phong cáchnhững năm 1950, hàng chục tủ lạnh với đồ uống miễn phí…Mỗi mùa hè sẽ tổ chức sự kiện Thị trường nông sản, nơi mà các nhân viên củaGoogle có thể mang về nhà những thứ rau củ của nông dân địa phương mang20đến đây bán.Chưa dừng lại ở đó, vào cuối buổi làm việc của thứ 6 hàng tuần, một bàn dài vớiđầy đủ thức ăn, bia và rượu luôn sẵn sàng để các nhân viên Google sẵn sàng“liên hoan” kết thúc tuần làm việc căng thẳng.Không chỉ phục vụ các món ăn mặn, khu vực ẩm thực của Google còn cung cấpcác món ăn chay nhằm phục vụ cho những nhân viên của Google không ăn thịt.- Làm việc tại Google như đang đi dạo trong công viên đồ chơiVăn phòng của Google được trang trí với đầy màu sắc, làm cho nhân viên làmviệc ở đây cảm thấy vui vẻ và thoải mái hơn. Cách trang trí nội thất tại Googleđược đánh giá là trẻ trung và năng động, trái ngược với phong cách trang trí cóphần nghiêm nghị và sang trọng tại văn phòng của Microsoft.Điểm nổi bật trong phong cách trang trí bên trong văn phòng của Google là mọingười có thể thoải mái làm việc ở bất kỳ đâu mình thích, mà không nhất thiếtphải luôn ngồi trước máy vi tính của bàn làm việc. Điều này tạo ra tâm lý thoảimái và tự do nhất để các nhân viên của hãng có thể đưa ra ý tưởng sáng tạo mới.- Luôn được chăm sóc khi làm việc tại văn phòng: bên trong trụ sở làm việc củaGoogle có một phòng tập thể dục với các trang thiết bị hiện đại, mở cửa suốt 24giờ cho những nhân viên nào ở lại làm việc tại văn phòng của Google, có nhữngphút vận động cơ thể.Bên cạnh đó, Google còn bố trí các bác sĩ để khám bệnh cho nhân viên nếu họcảm thấy mệt mỏi. Thậm chí, có cả một salon cắt tóc để chị em phụ nữ “làmđẹp” khi cần.- Thư giãn bất cứ lúc nào mình muốnGoogle cũng trang bị một bức tường để những ai yêu thích mạo hiểm có thể leonúi trong nhà, sân bóng đá, bán đánh bi-a, bóng rổ và hàng chục bộ ghế mát-xacó giá 5.000 USD được Google nhập khẩu trực tiếp từ Nhật Bản.Nếu không muốn sử dụng ghế mát-xa, các nhân viên có thể tìm đến salon mát-xangay bên trong trụ sở của Google, vớ 3 đến 4 nhà trị liệu mát-xa đã được cấpphép. Các nhân viên có thể được mát-xa thư giãn trong suốt cả giờ đồng hồ mà21không phải trả bất kỳ khoản tiền nào.Với những ai theo đạo, Google bố trí hẳn một phòng cầu nguyện để họ có thểlàm lễ vào thời điểm nào đó trong ngày. Nếu thích chơi game, các nhân viên cóthể giải trí trên các máy Wii và Xbox được bố trí rải rác bên trong trụ sở củaGoogle, với hàng ngàn đầu game khác nhau.- Nhân viên muốn mua 1 chiếc guitar, Google quyết định xây hẳn cả một…studio nhạcCó một câu chuyện thú vị được Steve Yegge chia sẻ: một ngày, Yegge cẩm thấyganh tị với chiếc đàn piano mà bạn của anh đang sở hữu, nên đã gửi email lênban lãnh đạo để hỏi xem liệu anh có được sở hữu một chiếc đàn guitar haykhông. Ban lãnh đạo trả lời rằng đây là một ý kiến khá thú vị và sẽ xem xét.Một tháng trôi qua, Yegge bắt đầu thấy thất vọng vì không thấy có động thái nàotừ ban lãnh đạo Google, tuy nhiên anh vẫn kiên trì gửi 1 email khác lên ban lãnhđạo với hy vọng sẽ có sự biến chuyển.Ngay lập tức, anh nhận được email phản hồi: “Xin lỗi, tôi đã không nói với anh.Chúng tôi đã gửi yêu cầu này lên ban Giám đốc và chúng tôi đã quyết định sẽxây dựng một studio nhạc”.Và bây giờ, Google có hẳn một studio nhạc bên trong trụ sở của mình, với 2phòng riêng biệt: một phòng với những loại nhạc cụ điện tử hiện đại, một phòngvới những loại nhạc cụ cổ điển. Tất cả đều được cách âm, để cho phép các nhânviên thỏa sức thể hiện tài năng âm nhạc của mình bất cứ lúc nào mà không sợlàm phiền người khác.- Hàng năm, Google đều tặng nhân viên những chuyến du lịch miễn phíKhông chỉ giúp các nhân viên có những phút giây thư giãn sau thời gian làmviệc căng thẳng, những chuyến du lịch miễn phí còn giúp các nhân viên củaGoogle có được sự gắn kết với nhau hơn.Google sẽ lo mọi chi phí cho chuyến đi, từ phương tiện di chuyển, phòng ởkhách sạn, các dịch vụ khách sạn, trò chơi và thậm chí tiền học các môn thể thaotrong quá trình đi du lịch, như học lướt ván, trượt tuyết…Không phải tất cả các nhân viên đều phải đi chung trong 1 chuyến du lịch,22Google thường đưa ra nhiều sự lựa chọn, sau đó chia ra thành từng nhóm đi đếnnhững nơi khác nhau.Không chỉ dừng lại ở đó, mỗi mùa hè, Google sẽ tổ chức cho nhân viên tham gianhững chuyến dã ngoại mà họ có thể mang theo cả gia đình mình.- Hàng năm, nhân viên của Google sẽ nhận được những món quà từ phía công tyHàng năm, Google đều tặng những món quà cho các nhân viên của mình,thường là vào những dịp Giáng sinh và thường chính là những sản phẩm củacông ty. Điện thoại Android là món quà mà Google lựa chọn nhiều nhất.Ngoài ra, đôi khi công ty cũng tặng những món quà bất ngờ cho nhân viên màkhông cần có lý do. Đôi khi chỉ là những món quà nhỏ rẻ tiền, nhưng có có thểlà những món quà có giá trị cao.Không dừng lại ở đó, Google thường xuyên tổ chức những bữa tiệc ngẫu nhiênkhông vì lý do gì để động viên và khuyến khích nhân viên làm việc. Đôi khi lànhững bữa tiệc ngọt chỉ với bánh và trái cây, nhưng đôi khi là những buổi rangoài cùng nhau đi xem phim, hay có thể cùng nhau đi ra ngoài để “chè chén”,nhất là vào những ngày đẹp trời.- Tòa nhà Googleplex, trụ sở chính của Google, có bề ngoài trông như một quáncà phê với bàn ghế đủ màu được bày trong sân, nơi mà nhân viên Google thíchngồi tán chuyện với các đồng nghiệp. Google không ràng buộc giờ giấc làm việccủa nhân viên vì yên tâm rằng họ đã tuyển dụng những người giỏi và nhữngngười giỏi luôn luôn tự trọng, ham làm việc và mong muốn chứng tỏ sự hiệu quảcủa mình.Đại bản doanh này là một chuỗi các tòa nhà thâm thấp đứng sát nhau, trônggiống như ký túc xá đại học hơn là trụ sở của một tập đoàn hàng đầu thế giới.Bốn bề văn phòng được dát toàn kính màu, với đủ những “cạm bẫy ngọt ngào”để níu chân người: ba bữa ăn miễn phí mỗi ngày, một bể bơi tạo sóng ngoài trờimiễn phí, phòng tập thể thao trong nhà, một nhà trẻ cho cán bộ công nhân viêngửi “nhóc”.23Đội xe buýt riêng chạy như con thoi mỗi ngày, đưa đón nhân viên từ nhà đếnSan Francisco và ngược lại. Tất cả những quyền lợi đó khiến cho bất cứ một cưdân Thung lũng Silicon nào cũng phải ghen tị.Như vậy, văn hóa doanh nghiệp của Google thể hiện qua cả các giá trị hữu hình:nội thất, trang bị trong văn phòng; xây dựng các tòa nhà với kiểu thiết kế độcđáo, các khu vui chơi giải trí hiện đại… Tất cả những điều đó khiến Google nằmtrong top 10 đãi ngộ “khủng” cho nhân viên, tạo nên nét văn hóa đặc sắc choGoogle.2.3.2 Cấp độ 2 – Những giá trị được tuyên bố Các giá trị được tuyên bố.- Nền tảng cho các dịch vụ của Google là một hệ thống gồm nhiều máy chủ chạyhệ điều hành nguồn mở Linux. Phần lớn dịch vụ của Google được xây dựngbằng các công cụ lập trình nguồn mở.- Cũng như nhiều công ty, Google công bố tôn chỉ hoạt động của mình. Tôn chỉhàng đầu là “Tập trung vào người dùng” (“Focus on the user”). Điều rất “dễ nói”này được thể hiện nhất quán: giao diện đơn giản, tốc độ đáp ứng nhanh và thứ tựcác địa chỉ mạng trong kết quả tìm kiếm hoàn toàn dựa trên giải thuật xếp hạngkhách quan. Thứ tự ấy không thể được điều chỉnh bằng tiền. Từ tôn chỉ này, mọinhân viên Google đều biết một tôn chỉ khác của công ty: “Không cần thủ đoạn”(“Don’t be evil”).- Các liên kết (link) có tính chất quảng cáo trên trang kết quả tìm kiếm của Googleđược trình bày tách biệt với kết quả (bên trên hoặc bên phải) và phù hợp với cáctừ chốt (key word) trong ô tìm kiếm. Google chỉ quảng cáo bằng các liên kếtchân phương, hoàn toàn không dùng hình ảnh “chớp nháy”, “động đậy” theophong cách truyền hình. Điều này giải thích vì sao Google hoạt động gần nhưmột công ty truyền thông nhưng phần lớn nhân viên đều là kỹ sư, không cónhững người làm truyền thông chuyên nghiệp.- sáng tạo và óc khôi hài của nhân viên.24- “Văn hóa của Google không phải là ở sự xa xỉ hay những điều gì đó mà chúng tacho là như vậy”, Julian Persaud, lãnh đạo khu vực Đông Nam Á của Google, trảlời phỏng vấn tờ Wall Street Journal. “Nhìn bề ngoài, nhiều giám đốc tài chínhthấy những thứ như thế này là lãng phí, tôi khẳng định họ sẽ cho là như vậy”.Gãkhổng lồ trong lĩnh vực tìm kiếm trực tuyến này ngay từ khi bắt đầu đã tuyên bốsẽ thúc đẩy sáng tạo thông qua các cách trái với thông lệ, như thiết kế văn phònglàm việc hay quản lý nhân viên.- “Chúng tôi đã duy trì văn hóa của mình như một công ty đã có mặt tại đây 7 nămqua. Đây không phải là điều dễ làm khi bạn đang tăng trưởng với tốc độ nhưvậy”, ông Persaud cho biết. Ông kiên định rằng, Google tư duy như một doanhnghiệp mới bắt đầu và không bao giờ thỏa hiệp về đổi mới, bất chấp tăng trưởng.Giống như nhiều hãng công nghệ đã phát triển mạnh mẽ và trở nên danh tiếngtrong 15 năm qua, các cơ sở khác nhau của Google trên khắp thế giới nổi tiếngvới những khu vực ăn trưa miễn phí cho nhân viên được thiết kế công phu, với Bock- Bock cho biết trong cuộc điều tra ở quy mô toàn công ty mang tên Googlegeist,nhân viên được trưng cầu ý kiến trên hàng trăm vấn đề. Sau đó Công ty tuyểnmộ đội ngũ tình nguyện viên để tham gia giải quyết các vấn đề nan giải nhất.- “Tôi cho rằng văn hóa công ty chính là cái nhìn sâu sắc về tình trạng của conngười (tại nơi làm việc). Mọi người tìm kiếm ý nghĩa trong công việc của họ. Họcũng muốn biết những gì đang xảy ra quanh mình. Họ muốn tham gia thay đổimôi trường đó”, Bock nhận xét.- Làm sao để biết nhân viên được tự do sáng tạo và tư duy, nhưng họ tập trung vàomục tiêu lớn của mình và của Google, chứ không lãng phí thời gian và la càngoài công việc? Để trả lời câu hỏi này, Google cho biết họ không quản lý nhânviên theo thời gian mà theo chất lượng đầu ra của công việc. Mỗi nhân viên tự ýthức họ có mục tiêu gì trong công việc và làm gì để đạt mục tiêu này. Mỗi quý,Google đánh giá xem Hãng đạt mục tiêu quý chưa và các thành viên công tycũng vậy.- Google không coi việc nhân viên uống cà phê tán dóc là việc làm gây lãng phívà giảm hiệu suất lao động25