✅ Văn hóa Doanh nghiệp: Định nghĩa, lợi ích và cách xây dựng – Tanca

Ngày cập nhật 01/05/2022

Văn hóa Doanh nghiệp: Định nghĩa, lợi ích và cách xây dựng

Văn hóa Doanh nghiệp là gì?

Văn hóa Doanh nghiệp được biết đến như là một tập hợp các giá trị, mục tiêu, thái độ và cách thức hoạt động đặc trưng cho một tổ chức. 

Một định nghĩa đơn giản hơn thì văn hóa công ty là những đặc tính chung của một tổ chức. Đó là cách mọi người trong công ty cảm nhận về công việc họ làm, các giá trị mà họ tin tưởng, nơi họ thấy các mục tiêu phát triển và họ đang làm gì để đạt được điều đó. Nói chung, những đặc điểm này đại diện cho tính cách của một tổ chức.

Văn hóa có ảnh hưởng sâu rộng trong mọi tổ chức. Trước tiên, chúng ta hãy tập trung vào nhận định sau:

“Một người trung bình sẽ dành một phần ba cuộc đời cho công việc”

Môi trường làm việc sẽ quyết định phần lớn chất lượng cuộc sống của một nhân viên. Nếu họ làm việc cho một công ty có nền văn hóa mạnh mẽ phù hợp với niềm tin và thái độ của chính họ, họ sẽ có nhiều khả năng làm việc chăm chỉ và gắn bó lâu dài với công ty. Mặt khác, nếu văn hóa của công ty không phản ánh niềm tin và thái độ của họ, thì nhiều khả năng họ sẽ rời đi hoặc tệ hơn là ở lại công ty nhưng hoạt động kém hiệu quả.

Trước khi chúng ta đi sâu hơn vào lợi ích và cách thức xây dựng, hãy cùng điểm qua một số quan niệm sai lầm phổ biến về văn hóa công ty.

Văn hóa công ty KHÔNG PHẢI là:

– Giá trị cốt lõi của Doanh nghiệp: Giá trị cốt lõi chắc chắn là một phần trong văn hóa, nhưng cho đến khi doanh nghiệp bạn đưa các giá trị đó vào hành động. Trên thực tế, các giá trị cốt lõi có thể tác động tiêu cực đến văn hóa nếu chúng không được tôn trọng. Nhân viên sẽ coi đây như là thủ tục nếu doanh nghiệp không tuân theo các tiêu chuẩn của riêng mình.

– Đặc quyền và lợi ích của nhân viên: Sân bóng đá, dịch vụ chăm con,… có thể khiến nhân viên thoải mái. Tuy nhiên, những đặc quyền và lợi ích đó không thể dùng để định nghĩa cho một nền văn hóa mạnh mẽ.

– Thước đo để đo lường các ứng viên: Việc tuyển dụng người phù hợp với văn hóa đã trở thành một chủ đề nóng trong vài năm qua, điều này là tốt nhưng các công ty cũng cần suy nghĩ rộng hơn thế. Việc thuê những người phù hợp với văn hóa của bạn có ý nghĩa, tuy nhiên có quá nhiều công ty sử dụng “thước đo” này như một yếu tố quan trọng nhất. Nhiều công ty đã chuyển hướng sang mô hình “văn hóa bổ sung”, trong đó họ tìm kiếm những ứng viên phù hợp với các yếu tố quan trọng nhất của văn hóa của công ty nhưng vẫn mang lại những đặc điểm độc đáo của riêng họ.

Xem thêm: Doanh nghiệp được gì khi xây dựng Employee Journey tối ưu?

Tầm quan trọng của Văn hóa Doanh nghiệp

Tầm quan trọng của văn hóa doanh nghiệp vượt xa những gì chúng ta tưởng tượng. Văn hóa ảnh hưởng hường từ tuyển dụng, giữ chân nhân viên đến việc tăng hiệu suất. Nói chung, văn hóa ảnh hưởng đến mọi khía cạnh của doanh nghiệp.

Bạn vẫn còn nghi ngờ về sức mạnh của văn hóa? Bạn nghĩ rằng mức lương cạnh tranh và những phúc lợi tốt là điều mà người tìm việc và người lao động thực sự quan tâm?

Những con số nói điều ngược lại!

Hãy cùng builtin.com xem xét về 42 thống kê về văn hóa doanh nghiệp gây sốc này.

66% người tìm việc coi văn hóa của công ty là yếu tố quan trọng nhất khi xem xét cơ hội nghề nghiệp. Nếu bạn muốn tìm kiếm tài năng hàng đầu, hãy ưu tiên xây dựng văn hóa.

Các công ty tích cực quản lý văn hóa có tỷ lệ giữ chân nhân viên cao hơn 40%. Văn hóa không chỉ thu hút nhân tài mà còn đóng một vai trò rất lớn trong việc giữ chân những nhân viên hoạt động tốt nhất.

Các tổ chức có nền văn hóa mạnh có tỷ lệ gắn kết nhân viên cao hơn 72% so với các tổ chức có nền văn hóa yếu. Văn hóa công ty ảnh hưởng đến cách làm việc và hiệu quả công việc của nhân viên.

Các 10% nhân viên gắn bó cao hơn các đồng nghiệp của họ, 21% về năng suất và 22% về lợi nhuận. Nói một cách đơn giản, người lao động gắn bó là người lao động năng xuất, và người lao động có năng suất là người lao động tạo ra lợi nhuận.

Xem thêm: Tăng doanh thu 200% nhờ văn hóa doanh nghiệp

Văn hóa Doanh nghiệp: Định nghĩa, lợi ích và cách xây dựng

Những điều cần lưu ý khi xây dựng văn hóa doanh nghiệp

1. Thiết lập các giá trị cốt lõi của doanh nghiệp

Như đã nói ở phần đầu tiên, giá trị cốt lõi chỉ là những lời nói trên giấy cho đến khi chúng được đưa vào hành động. Những ứng viên giỏi nhất sẽ nghiên cứu nhiều về doanh nghiệp của bạn trước khi nộp đơn và họ sẽ có thể tìm hiểu xem doanh nghiệp có thực hiện đúng như những giá trị mà bạn đã đề cập hay không.

Vậy làm thế nào để bạn thể hiện giá trị cốt lõi của mình? Hãy xem ví dụ:

“Chúng tôi làm điều đúng đắn” (Uber) – Sự thay đổi lãnh đạo rất công khai đã dẫn đến những giá trị doanh nghiệp mới cho gã khổng lồ Uber. Chính hành động chia tay với giám đốc điều hành cũ của mình, không đề cập đến một số giám đốc điều hành chủ chốt khác, đã chứng minh việc công ty sẵn sàng tuân thủ các nguyên tắc của mình.

Khi được đưa vào thực tế, giá trị cốt lõi trở thành nhiều hơn lời nói. Chúng trở thành nền tảng của một văn hóa công ty lành mạnh.

Xem thêm: EVP là gì? 6 bước tối ưu EVP cho doanh nghiệp

2. Đặt mục tiêu cho doanh nghiệp

Mọi doanh nghiệp đều nên có mục tiêu. Đừng nhầm lẫn giữa mục tiêu và KPI. Chúng ta đang nói về ý tưởng cơ bản đằng sau công ty của bạn, lý do công ty được thành lập. 

Và cách bạn truyền đạt mục tiêu đó có ảnh hưởng lớn đến văn hóa doanh nghiệp. Hãy xem xét các ví dụ sau:

Airbnb – “Create a world that inspires human connection”

Google – “Build for everyone”

Zappos – “Live to deliver wow”

Những mục tiêu này không phải là những lời kể lại theo nghĩa đen về những gì công ty làm, mà là những thông điệp đầy khát vọng xác định những gì công ty đang hướng tới. Khi mục tiêu của công ty phù hợp với mục tiêu của nhân viên, những điều tuyệt vời sẽ xảy ra.

Xem thêm: Mô hình SMART là gì? Lợi ích, cách ứng dụng và ví dụ thực tiễn

3. Hòa nhập vào nhóm của bạn

– Việc nắm bắt đúng thái độ của các nhân viên sẽ giúp bạn dễ dàng xây dựng thái độ tốt cho nhân viên.

– Tìm hiểu điều gì thúc đẩy nhân viên và cung cấp cho họ những cơ hội mà họ đang tìm kiếm. Cung cấp cho nhóm của bạn cơ hội để theo đuổi những gì thúc đẩy họ có thể giữ cho nhân viên gắn bó và có thái độ lành mạnh.

– Ngay cả những nhân viên giỏi nhất cũng cần được giúp đỡ, vì vậy hãy đảm bảo rằng bạn đang cung cấp nhiều sự hỗ trợ. Cho dù đó là đội nhóm hay cá nhân, chứng minh rằng bạn luôn sẵn sàng hỗ trợ nhóm của mình là một trong những điều quan trọng nhất mà một nhà lãnh đạo có thể làm.

4. Học tập các phương pháp hiệu quả nhất 

– Cách dễ nhất đảm bảo nhân viên thực hiện những điều phản ánh văn hóa doanh nghiệp mà bạn mong muốn là đảm bảo họ thấy các nhà lãnh đạo cũng thực hành những điều đó hàng ngày.

– Hãy khen thưởng với các nhân viên tiêu biểu. Chỉ cần công nhận những nhân viên hành động theo văn hóa của công ty có thể có tác động rất lớn đến hành vi của mọi người.

– Lên tiếng nếu cần thiết. Bạn không thể mong đợi nhân viên sửa đổi hành vi của họ nếu bạn không cho họ biết về các vấn đề. Đưa ra phản hồi trung thực có thể khiến nhân viên không thoải mái nhưng đó là chìa khóa của một nền văn hóa lành mạnh.

Tất nhiên, việc xây dựng một văn hóa công ty mạnh mẽ cần thời gian và thực hiện nhiều công việc. Cho nên, hãy kiên trì và tìm hiểu thêm các phương pháp tốt để áp dụng cho công ty.

Văn hóa Doanh nghiệp: Định nghĩa, lợi ích và cách xây dựng

6 bước xây dựng văn hóa doanh nghiệp

Tạo ra một văn hóa làm việc tích cực là điều mà bất kỳ tổ chức nào cũng có thể đạt được. Dưới đây là 6 bước cụ thể, giúp các nhà lãnh đạo lên kế hoạch xây dựng cho công ty mình một văn hóa tốt đẹp:

Bước 1: Xác định các giá trị của doanh nghiệp

Bạn cần trả lời 3 câu hỏi quan trọng nhất của mọi công ty

– Doanh nghiệp chúng ta tồn tại với mục đích gì?

– Chúng ta tin tưởng vào những giá trị nào?

– Tầm nhìn, sứ mệnh của doanh nghiệp là gì?

Văn hóa không chỉ tồn tại ở những buổi party, đồ ăn, đồ uống miễn phí. Thứ mà mọi người thực sự muốn là cần hiểu rõ được, họ đang làm việc vì cái gì, và trong tương lai họ trở thành cái gì. Nếu không xác định được các giá trị cụ thể, những nhân viên sẽ cảm thấy dần chán nản và bỏ đi.

Những giá trị này không tồn tại dựa trên 1 câu nói được sơn đẹp đẽ trên tường, ở một góc đẹp nhất nơi tất cả mọi người đều nhìn thấy. Nó phải là các hành động cụ thể, công việc cụ thể, gắn liền với trải nghiệm làm việc của mọi người.

Bước 2: Đánh giá lại văn hóa doanh nghiệp hiện tại

Văn hóa bắt đầu từ chính những nhân viên đầu tiên. Những thứ họ tin tưởng và các giá trị họ đem lại cũng như hướng đến chính là văn hóa. Chỉ cần từ 5 – 10 người, bạn đã có những hình dung rõ ràng về văn hóa doanh nghiệp hiện tại. Hãy xem xét lại và đưa ra các điều chỉnh phù hợp

Ở các tổ chức nhỏ, vai trò của đội ngũ lãnh đạo là vô cùng quan trọng, bởi sự gần gũi cũng như khả năng kết nối và sức ảnh hưởng mạnh mẽ.

Bước 3: Đầu tư thời gian vào xây dựng thương hiệu

Thương hiệu doanh nghiệp chính là những gì nhân viên suy nghĩ, cảm nhận và chia sẻ với người xung quanh về cách họ làm việc. Một thương hiệu tốt sẽ góp phần quan trọng để xây dựng được văn hóa doanh nghiệp bền vững.

Sự tự hào chính là chìa khóa, giúp mọi nhân viên có những thái độ tích cực hơn, chủ động hơn trong công việc của mình.

Bước 4: Tối ưu quy trình tuyển dụng

Khi nhắc tới quy trình tuyển dụng, hãy dành nhiều thời gian hơn trong việc lựa chọn những nhân sự phù hợp bởi lẽ, nếu không cùng mục tiêu, mục đích, sẽ tốn rất nhiều thời gian của cả 2 mà không đi đến đâu cả.

Dưới đây là một vài điểm cần lưu ý khi tuyển dụng:

– Hãy đảm bảo rằng các ứng viên đồng tình với văn hóa và giá trị cốt lõi nhất của công ty

– Tối ưu hóa quy trình tuyển dụng thành nhiều phần, nhiều góc độ

– Ưu tiên cho thái độ, nhiều hơn là kinh nghiệm và kỹ năng.

Bước 5: Liên tục củng cố giá trị doanh nghiệp

Có những chương trình, phần thưởng để khuyến khích mọi người thực hiện theo giá trị doanh nghiệp là bí quyết để bạn xây dựng văn hóa thành công. Hãy có những phần thưởng cho những cá nhân với các đóng góp cụ thể nhé.

Một số ví dụ như:

– Phần thưởng cho những cá nhân có đóng góp tích cực

– Tặng quà vào ngày sinh nhật

– Tổ chức các buổi team-building, workshop,…

Bước 6: Kiểm soát và đo lường sự hiệu quả

Bạn có thể đo lường sự hiệu quả bằng nhiều cách, như thực hiện các buổi khảo sát, đánh giá hay phỏng vấn nhân viên của mình xem họ có hài lòng với những văn hóa mà doanh nghiệp đang muốn xây dựng hay không.

Hãy liên tục kiểm soát và đo lường cũng như tối ưu các hoạt động để xây dựng văn hóa tích cực.

Xây dựng văn hóa công ty là một trong những nỗ lực quan trọng nhất đối với bất kỳ tổ chức nào – và đồng thời cũng là chìa khóa để tuyển dụng và duy trì một đội ngũ gắn bó với năng suất cao.

>>> Xem thêm:

6 yếu tố tạo nên văn hóa doanh nghiệp

Văn hóa doanh nghiệp – Chìa khoá để phát triển bền vững

3 cấp độ văn hoá doanh nghiệp