Văn hóa doanh nghiệp một trong những giải pháp cốt lõi để phát triển
Mục lục bài viết
VHDN: Văn hóa doanh nghiệp được xem là một tài sản vô hình, giúp doanh nghiệp phát triển một cách bền vững, nhất là trong bối cảnh Việt Nam ngày càng hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giới. Tuy nhiên, nếu không biết phát huy thì doanh nghiệp phát triển sẽ không bền vững.
1. Xây dựng VHDN phải gắn với nền văn hóa truyền thống của dân tộc, tránh đi ngược với xu hướng chung của xã hội. Để VHDN trở thành một sức mạnh vô hình trong cạnh tranh, đòi hỏi các doanh nghiệp phải tạo ra những giá trị riêng, khác biệt với các tổ chức khác. Tuy nhiên, những giá trị đó phải được xây dựng dựa trên chuẩn mực đạo đức,quan điểm và tiêu chí đúng đắn. Hơn nữa, chúng ta đều biết rằng VHDN là một phần không thể tách rời của dân tộc. Mỗi một cá nhân, một thành viên trong doanh nghiệp đều thuộc về một nền văn hóa nhất định và họ chịu sự ảnh hưởng mạnh mẽ ở các giá trị văn hóa đó. Chính vì vậy, khi xây dựng VHDN cần phải gắn chặt với nền văn hóa dân tộc và các giá trị văn hóa của tổ chức, không được tách biệt với các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc. Có như vậy mới tạo được sức mạnh cho doanh nghiệp đồng thời giảm thiểu được những mâu thuẫn trong tổ chức.
2. Học hỏi có chọn lọc những giá trị văn hóa tốt đẹp từ các tổ chức khác. Không một doanh nghiệp nào có thể khẳng định những giá trị văn hóa của mình là ưu việt nhất, do đó việc học hỏi các giá trị văn hóa từ các tổ chức khác luôn là việc làm cần thiết.Chẳng hạn như việc học tập những nghĩa cử cao đẹp của Viettel, của Tiến Nông trong việc thực hiện trách nhiệm với xã hội; hay học hỏi phong cách làm việc nghiêm túc và chuyên nghiệp của các nhân viên Vietinbank… Tất cả những giá trị tốt đẹp đó sẽ giúp các doanh nghiệp hình thành và phát triển được một nền văn hóa mạnh.
3. Tăng cường tính kỷ luật kỷcương trong tổ chức. Việc tạo được tính kỷ luật, kỷ cương trong một tổ chức sẽ khiến các thành viên có cảm giác đang sống và làm việc trong một môi trường có trật tự.Tạo ra bầu không khí dân chủ, bình đẳng trong tổ chức là một điều cần thiết.
4. Chia sẻ rộng rãi với các thành viên về tầm nhìn, triết lý kinh doanh, các giá trị cốt lõi,… của tổ chức nhằm nâng cao sự nhận thức của họ. Việc giảng giải và giải thích cho các thành viên trong các tổ chức, đặc biệt là các thành viên mới về giá trị cốt lõi, triết lý kinh doanh… sẽ giúp cho họ nhận thức đúng đắn về Văn hóa Doanh nghiệp. Các thành viên hoàn toàn
rơi vào tình trạng hiểu sai hoặc cố tình hiểu sai về ý nghĩa cũng như những tôn chỉ mà tổ chức mình theo đuổi; để từ đó có những hành vi sai trái, không phù hợp với các nguyên tắc và chuẩn mực đã được
tuyên bố. Hơn nữa, việc các thành viên của tổ chức hiểu biết về các giá trị, chuẩn mực hành vi của tổ
chức mình sẽ cải thiện được tính nhất quán trong tổ chức.
5. Nâng cao trình độ và năng lực lãnh đạo. Trình độ và năng lực của nhà lãnh đạo có vai trò quan trọng
trong việc xác định, định hướng phát triển và tầm nhìn chiến lược cho doanh nghiệp của mình. Hơn
nữa, nhà lãnh đạo nhờ vào trình độ và khả năng thuyết phục sẽ giúp các thành viên trong Công ty hiểu và thấm nhuần những giá trị, niềm tin chung của Công ty. Qua đó, tác động tích cực đến cách
thức làm việc cũng như kiểm soát tốt hành vi của các thành viên trong Công ty. Như vậy, rõ ràng là
trình độ và năng lực của nhà quản trị sẽ có tác động tích cực đến việc hình thành và phát triển Văn hóa
Doanh nghiệp.
6. Xây dựng và phát triển Văn hóa Doanh nghiệp theo hướng tăng cường khả năng thích ứng. Môi trường kinh doanh luôn biến đổi không ngừng và đòi hỏi các doanh nghiệp phải nhanh chóng nắm bắt được những dấu hiệu thay đổi đó. Như vậy, việc xây dựng Văn hóa Doanh nghiệp tổ chức theo hướng tăng cường khả năng thích ứng của doanh nghiệp thông qua sự đổi mới, học hỏi và định hướng khách hàng, để từ đó đưa ra những dự đoán về nhu cầu trong tương lai của họ
Doanh nhân Đỗ Thế Anh – Giám đốc Công ty CP Thương mại Sao Khuê