Văn hóa giao tiếp là gì?

Văn hóa giao tiếp là gì? Giao tiếp như thế nào để thể hiện sự thông minh của bản thân, nên có cách cư xử trong giao tiếp như thế nào? Hãy cùng tìm câu trả lời qua nội dung bài viết sau đây.

Văn hóa giao tiếp là gì?

Văn hóa giao tiếp là một bộ phận trong tổng thể văn hóa dùng để chỉ ra các quan hệ giao tiếp của con người với nhau trong cuộc sống, là tổ hợp của các thành tố như cử chỉ, lời nói, hành vi, thái độ, cách ứng xử…

Văn hóa giao tiếp xuất hiện trong nhiều lĩnh vực khác nhau của cuộc sống như nơi làm việc, nơi công cộng, gia đình… Văn hóa giao tiếp được hiểu là một bộ phận trong tổng thể văn hóa, dùng để chỉ sự giao tiếp của con người với nhau.

Văn hóa giao tiếp ở các địa phương khác nhau, các quốc gia khác nhau sẽ có những chuẩn mực khác nhau cho văn hóa giao tiếp ở đó. Một quốc gia phát triển và căn minh sẽ là quốc gia có văn hóa giao tiếp giữa con người với nhau nhau thật khéo léo đẻ làm hài lòng nhau qua lời nói.

Đặc trưng văn hóa giao tiếp của người Việt Nam

Để hiểu rõ hơn Văn hóa giao tiếp là gì? cần hiểu được đặc trưng của văn hóa giao tiếp của người Việt Nam như sau:

– Thái độ giao tiếp vừa thích giao tiếp, vừa rụt rè

Hai tính cách trái ngược nhau này cùng tồn tại, nhưng không hề mâu thuẫn nhau, đó cũng là sự thể hiện tính linh hoạt trong giao tiếp của người Việt Nam.

– Đối tượng giao tiếp ưa tìm hiểu, quan sát, đánh giá

Người Việt Nam thích tìm hiểu về tuổi tác, gia đình, nghề nghiệp, trình độ học vấn…của đối tượng giao tiếp, đặc điểm này cũng là một sản phẩm nữa của tính cộng đồng làng xã mà ra.

Do tính cộng đồng nên người Việt thấy mình tự có trách nhiệm quan tâm tới người khác, nhưng muốn quan tâm hay thể hiện sự quan tâm đúng mực thì phải biết rõ hoàn cảnh.

Ngoài ra do đặc thù ngôn ngữ và các mối quan hệ xã hội, cần tìm hiểu để có cách xưng hô cho thoả đáng, biết tính cách, biết người để lựa chọn đối tượng giao tiếp cho phù hợp.

– Cách thức giao tiếp ưa sự tế nhị, ý tứ và trọng sự hoà thuận

Lối giao tiếp tế nhị khiến người Việt có thói “vòng vo tam quốc”, không đi thẳng, trực tiếp vào vấn đề như cách giao tiếp của người phương Tây. Chính lối giao tiếp ưa tế nhị này mà người Việt rất đắn đo, cân nhắc trong ứng xử và rồi cũng chính sự đắn đo, cân nhắc này mà người Việt trở nên thiếu quyết đoán trong công việc.

Để tránh nhược điểm này hay không để mất lòng ai, người Việt Nam đã thay thế bằng nụ cười.

– Nghi thức lời nói hệ thống xưng hô và cách nói lịch sự rất phong phú

Hệ thống xưng hô có tính thân mật hoá (trọng tình cảm), tính xã hội hoá, cộng đồng hoá cao. Cách nói lịch sự của người Việt Nam cũng rất phong phú, không chung chung như của phương Tây, mỗi trường hợp khác nhau lại có một các xưng hô cho phù hợp. 

Cách để có kỹ năng giao tiếp tốt

Văn hóa giao tiếp là gì? đã được giải đáp ở nội dung trên, để có kỹ năng giao tiếp tốt cần lưu ý một số vấn đề sau đây:

– Rèn luyện cho bản thân cách nói chuyện với giọng nói thể hiện sự thân tình của bản thân những cũng thể hiện được sự quyết đoán trong công việc.

– Nói chuyện đi thẳng vào vấn đề, không vòng vo khiến cho người giao tiếp khó chịu, cách nói chuyện đi thẳng vào vấn đề sẽ tạo hiệu quả tốt trong quá trình giao tiếp với người khác.

– Khi giao tiếp, bạn cần phải nói năng rõ ràng, mạch lạc, súc tích, tránh nói dông dài, lê thê, nói có đầu có cuối và không ậm ừ khiến cho người khi không muốn giao tiếp.

– Trong cuộc giao tiếp để đạt được hiệu quả và thể hiện được văn hóa giao tiếp không những cần chú ý đến cử chỉ và lời nói mà cần chú ý và nhớ đến tên người giao tiếp để thể hiện được sự tôn trọng đối với người nghe.

– Không nên vội vàng, mất hết kiện nhẫn mà làm gián đoạn khi đối phương đang nói. Bạn cần phải cho họ thời gian để bày tỏ vấn đề và tập trung vào những gì học nói, để cho họ thấy bạn luôn sẵn sàng giúp đỡ họ khi cần.

Nếu gặp phải các cuộc giao tiếp dong dài, không đi vào vấn đề chính, nên hít thở sâu và suy nghĩ cuộc hội thoại này vô cùng quan trọng. Hoặc nếu bạn bối rối về những gì họ yêu cầu bạn, hãy lặp lại suy nghĩ của bạn và xác nhận điều đó có chính xác không. Thay vì bạn nổi đóa và khiến cuộc trò chuyện nặng nề hơn.

Một số sai lầm thường mắc phải khi giao tiếp

Trong quá trình giao tiếp thường gặp phải một số lỗi như sau:

– Thiếu tự tin trong giao tiếp sẽ khiến cho cuộc giao tiếp không đạt được hiệu quả cao, người nghe cũng không hiểu rõ được vấn đề mà người nói muốn truyền đạt.

– Có thói quen đổ lỗi trong mọi hoàn cảnh, đây là một thói quen không tốt của nhiều người hiện nay. Nó khiến bạn giao tiếp thất bại và khiến người đối diện đánh giá về bạn không tốt, họ sẽ có tâm lý không muốn nghe câu chuyện của bạn nữa.

– Giao tiếp lệch nhau tức là bạn và người giao tiếp không cùng chung một cái nhìn khiến cho giao tiếp giữa bạn và người đó bị ảnh hưởng hoặc bạn sử dụng ngôn ngữ giao tiếp không đúng đối tượng.

– Trong giao tiếp có sự bất đồng về ngôn ngữ khiến thông tin trong cuộc giao tiếp kém và người nghe và người nói không hiểu được nhau.