VĂN hóa GIAO TIẾP ỨNG xử của GIỚI TRẺ HIỆN NAY – Tài liệu text

VĂN hóa GIAO TIẾP ỨNG xử của GIỚI TRẺ HIỆN NAY

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (237.83 KB, 30 trang )

BỘ CÔNG THƯƠNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP TP.HỒ CHÍ MINH
KHOA THƯƠNG MẠI DU LỊCH
oOo
TIỂU LUẬN
MÔN HỌC: TÂM LÝ HỌC ĐẠI CƯƠNG
ĐỀ TÀI: VĂN HÓA GIAO TIẾP ỨNG XỬ CỦA GIỚI TRẺ HIỆN
NAY
Lớp: GVHD: TS Phan Thị Tố Oanh
Nhóm:
1
BẢNG PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ VÀ ĐÁNH GIÁ ĐIỂM
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
STT Họ và tên Mã số SV Nội Dung phân công
Thời
gian
thục
hiện
Kết
quả
thực
hiện
Điểm
1
Vũ Đình
Phương Anh
14026761
Thực trạng của vấn đề
trong nền giáo dục
4 tuần Tốt 8

2 Cao Minh Duy 14076671
Tổng hợp
World,nguyên
nhân,Thực trạng của
vấn đề rên mạng xã hội
4 tuần Tốt 9
3 Trần văn Điền 14049881
Phần mở đầu, Thực
trạng của vấn đề nơi
công cộng
4 tuần Tốt 8
4
Lê Thị Ngoc
Hân
14091091
Lời mở đầu,kết
luận,nguyên nhân, biện
pháp
4 tuần Tốt 9
5
Lâm Trần Hữu
Khanh
14074671 Biện pháp 4 tuần Tốt 8
6 Thái Lý như Lê 14090161
Hành vi ứng xử văn hóa
trong giới trẻ
4 tuần Tốt 8
7
Nguyễn Thị
Nguyên thảo

14129931 Khái niệm và video 4 tuần Tốt 8
8 Ngô Thị Thùy 14053601 Khái niêm và hình ảnh 4 tuần Tốt 8
2
Văn hoá ứng xử của người việt đã được hình thành trong quá trình giao tiếp qua 4000
năm dựng nước và giữ nước. Cái đẹp trong văn hoá ứng xử được cha ông ta lưu giữ,
truyền lại từ đời này sang đời khác. Ngày nay mặc dù xã hội đã có nhiều thay đổi nhưng
giao tiếp ứng xử vẫn có tầm quan trọng đặc biệt. Nó tạo nên các mối quan hệ đẹp có văn
hóa, có đạo đức trong cộng đồng dân cư, trong tình bạn trong tình yêu, trong gia đình,
trong nhà trường, trong kinh doanh, đàm phán- thương lượng khi có những bất đồng có
thể dẫn đến xung đột.
Giao tiếp ứng xử có văn hoá, có đạo đức là cơ sở để có những mối quan hệ thân
thiện trong cộng đồng, quan hệ tình nghĩa trong gia đình, quan hệ hợp tác trong kinh
doanh là cơ sở để tạo ra mội trường xã hội có lơi cho sức khoẻ của con người. Trong
cuộc sống hàng ngày người Việt Nam luôn quan tâm đến vấn đề giao tiếp, người Việt
Nam do thiên về tình hơn về lý nên khi giao tiếp con người luôn đề cao vai trò của việc
xử dụng ngôn ngữ đẻ đảm bảo cho sự đoàn kết nhất trí, cho cuộc sống vui vẻ hài hoà. Vì
vậy ca dao Việt Nam có câu:
“Lời nói chăng mất tiền mua
Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau’’
Người Việt Nam luôn nhắc nhở nhau khi giao tiếp, nói năng phải cân nhắc lựa
chọn, tránh kiểu hành xử khiếm nhã làm mất lòng người khác. Ông cha ta luôn dạy con
cháu: “Ăn phải nhai nói phải nghĩ”
Hơn nữa người Việt luôn coi trọng nghĩa tình, những lúc khó khăn, có công có việc
người ta đến với nhau vì tình chứ không phải vì vật chất, nên trong văn hoá ứng xử
Người Việt rất coi trọng tinh thần, đặt tinh thần lên hàng đầu.
Thế nhưng chúng ta không còn xa lạ gì và cũng có thể là khá dễ dàng bắt gặp
chuyện các bạn trẻ chửi thề, nói tục và có vẻ như khó có thể cứu chữa bởi những ngôn từ
ấy đã trở thành một thói quen, đã ăn sâu vào trong tiềm thức của họ. Việc để thay đổi một
thói quen quả thật là một câu chuyện không phải là dễ dàng, đặc biệt khi điều này lại
3

không nhận được sự giáo dục từ những người xung quanh hay xã hội. Chỉ cần chúng ta
bỏ ra một chút thời gian nhỏ để ghé thăm một số chatroom, forum trực tuyến, một số
mạng xã hội chúng ta sẽ không khó bắt gặp những lời lẽ thiếu văn hoá, miệt thị lẫn nhau,
giới trẻ đưa lên và đăng tải các ngôn từ, hình ảnh mang tính phản cảm, thiếu văn hoá đối
với người đọc và những người xem nó.
Đó là chuyện trên các trang mạng, còn trên thực tế thì sao? Chúng ta trong cuộc
sống hằng ngày đâu đó vẫn bắt gặp các câu nói tục tĩu, không có tính giáo dục lành mạnh
mà nó không phải xuất phát từ chính ai khác mà nó được xuất phát ra từ chính những
người lớn, những người lẽ ra phải làm gương, giáo dục thế hệ trẻ, nhưng chính họ lại là
những người tiếp tay cho thói quen xấu. Họ làm như vậy là đăng từng ngày, từng giờ làm
vấn bẩn tâm hồn trẻ thơ, làm hỏng đi thế hệ trẻ tương lai của đất nước.
Những câu chuyện trên chỉ là một trong hàng ngàn những trường hợp bạn hoặc tôi
đã từng được chứng kiến và thấy nó diễn ra như vậy. Nhất là trong vài năm trở lại đây,
khi mà công nghệ thông tin bùng nổ đến mức chóng mặt, nhà nhà làm website, người
người lập forum, xu thế mạng xã hội Facebook bùng nổ; rồi các câu lạc bộ hoạt động tình
nguyện mọc lên như nấm sau mưa, thì văn hóa ứng xử của một bộ phận giới trẻ, nhất là
học sinh -sinh viên lại càng trở lên đáng quan tâm và cho thấy sự xuống dốc về đạo đức
của một bộ phận giới trẻ. Có những bạn trẻ, tham gia tình nguyện và công tác xã hội rất
nhiệt tình nhưng lại quên đi cái quan trọng nhất đó là “rèn luyện đạo đức”. Những chuyện
tưởng chừng như rất nhỏ ấy lại thể hiện một tầm nhận thức thiển cận, một chuẩn văn hóa
thấp kém khiến chúng ta không được xã hội đánh giá cao. Và cũng thật đáng buồn là có
một số bạn trẻ tự cho mình cái quyền “muốn phát ngôn thế nào cũng được” và nguỵ biện
rằng “lời nói là của mình, không ai có thể cấm đoán được”. Cho dù bạn có thể là người
học rất giỏi, nhưng nếu thiếu đi cái “đạo đức chuẩn mực” của người Việt thì cũng trước
sau gì xã hội cũng không thể chấp nhận và sẽ chẳng bao giờ được xã hội và mọi người
đánh giá cao.
4
Vậy những “trụ cột của nước nhà”, là “hy vọng của quốc gia”, là “tương lai của đất
nước”. Vậy thì Việt Nam ta rồi sẽ đi về đâu, nếu như với một thế hệ trẻ “thừa” kiến thức
nhưng lại “thiếu” văn hóa ? Thế nên đề tài “Văn hóa giao tiếp ứng xử của thanh niên hiện

nay có ý nghĩa định hướng cách xưng hô giao tiếp, thái độ hành vi, cử chỉ của thanh niên
cho phù hợp với bản sắc dân tộc; đồng thời góp phần xây dựng môi trường văn hóa lành
mạnh qua lớp từ xưng hô và thái độ.
Với mong muốn đóng góp một phần sức lực nhỏ bé của mình trong sự nghiệp
phát triển của cộng đồng giới trẻ nhằm mang lại sự đóng góp tích cự cho đất nước. Trong
môn học này, nhóm chúng em đã chọn đề tài tiểu luận: “Văn hoá giao tiếp – ứng xử của
giới trẻ hiện nay” với việc tìm hiẻu thực trạng của vấn đề cùng với mong muốn làm rõ
phần nào vai trò của văn hoá giao tiếp – ứng xử trong đờ sống của mọi con người việt
nam nói chung và của giới trẻ nói riêng.Đồng thời thông qua việc tìm hiểu, đánh giá
khách quan về thực trạng văn hoá giao tiếp – ứng xử trong trong cộng đồng giới trẻ,chúng
em mong muốn đưa ra một số giải pháp cải thiện, nhằm phát huy hơn nữa yếu tố văn hoá
giao tiếp – ứng xử trong sự phát triển của đất nước.
2. Tinh cấp thiết của đề tài
Thanh niên là lực lượng trụ cột, lực lượng kế thừa của bất kì địa phương hay quốc
gia nào. Giao tiếp ứng xử trong thanh niên thể hiện nhận thức và ý thức của các bạn về
đạo đức, văn hóa và truyền thống thể hiện đạo đức , lối sống và văn hóa của những thế hệ
tiếp theo. Giao tiếp , ứng xử kém thể hiện văn hóa, đạo đức kém và ngược lại. Những thế
hệ làm chủ tương lai, vận mệnh đất nước coa những khiếm khuyết về văn hóa, đạo đức
thì sẽ tác động thế nào đến các mục tiêu xây dựng, phát triển khác, đó là điều không ccần
nói chắc ai cũng có thể nhận biết. Vì vậy, công tác giáo dục, đạo đức lối sống, mà trước
mắt là giáo dục cho các bạn cá kiến thức và sự nhận thức đúng đắn về giao tiếp ứng xử là
dựa trên nền tảng văn hóa, đạo đức truyền thống tốt đẹp là yêu cầu vô cùng cấp thiết hiện
nay
5
3. Phương pháp nghiên cứu
– Phương pháp nghiên cứu tài liệu như sách, báo, thời sự
– Phương pháp quan sát
– phương pháp tìm kiếm thông tin qua internet
4. Ý nghĩa nghiên cứu
Đề tài vừa mang tính khoa học, vừa có ý nghĩa thực tiễn trong việc nghiên cứu các

vấn đề liên quan đến văn hoá giao tiếp ứng xử. Cụ thể là vấn đề văn hoá giao tiếp ứng xử
trong hoạt động học tập và làm việc của các sinh viên trường Đại học Công Nghiệp
TP.Hồ Chí Minh, để mỗi bạn sinh viên hiểu đƣợc ý nghĩa của văn hoá giao tiếp – ứng xử
trong việc học tập cũng như trong các phong trào nhằm mang lại những mối quan hệ tốt
đẹp, và đạt hiệu quả cao.
PHẦN NỘI DUNG
1. Khái niệm
1.1. Khái niệm về văn hóa
-Văn hoá là một trong những mặt cơ bản của đời sống xã hội
-Là một hệ thống ( các giá trị, các cơ cấu, các kỹ thuật, thể chế các tư tưởng ) được hình
thành trong quá trình lao động sáng tạo của con người, được bảo tồn và truyền lại cho các
thế hệ sau.
-Hệ thống văn hoá có chức năng như 1 khuôn mẫu chuẩn mực các hành vi xã hội.
Tóm lại : vă hoá là tổng thể sống động các hoạt động sáng tạo của các cá nhân và các
công động trog quá khư và hiện tại. Qua các thế hệ, hoạt động sáng tạ ấy đã hình thành
nên hệ thống các giá trị, các truyề thống và thị hiếu- những yếu tố xác định đặc tính riêng
của mỗi dân tộc.
6
1.2. Khái niệm về văn hóa giao tiếp ứng xử
“Ứng xử” là từ ghép gồm “ứng” và “xử”. trong đó “ứng” là ứng đối ứng phó,”xử”
là xử lý,xử thế, xử sự. Ứng xử là phản ứng của con ngườ đối với sự tác động của người
khác đến mình trong một tình huống cụ thẻ nhất định.
Ứng xử là một biểu hiện của giao tiếp, Nó là sự phản ứng của con người trước sự
tác động của người khác vói mình trong một tình huống cụ thể được thể hiện qua thái độ,
hành vi, cử chỉ, cách nói năng của con người nhằm đạt két quả tốt trong mói quan hệ giữa
con người vối nhau. Ứng xử của con người được quy định bởi các chuẩn mực xã hội rõ
rệt. Xét trên bình diện nhân cách thì bản chất của ứng xử chính là những đặc ddiemr tính
cách của cá nhân được thể hiện qua hệ thống thái độ, hành vi, cử chỉ và cách nói năng của
cá nhân với những người xung quanh,
Ta có thể hiểu: Văn hóa ứng xử là thế ứng xử, là xự thể hiện triết lí sống, các lối

sống,lói suy nghĩ, lối hành động của một cộng đồng người, trong việc ứng xử và giải
quyết những mối quan hệ giữa con người với tự nhiên, với xã hội từ vi mô (gia đình) đến
vĩ mô(xã hội).
Văn hóa ứng xử là một trong những yêu cầu quan trọng của giao tiếp có văn hóa. Nó
góp phân thể hiện hành vi đạo đức, diện mạo nhân cách của cá nhân trong xã hội. văn hóa
ứng xử mang trong nó những giá trị đạo đức, thẩm mỹ phù hợp với bản sắc văn hóa dân
tộc, là sự kết tinh giữa cái truyền thống và hiện đại,cái dân tộc và cái quốc tế. Nó mang
tính chuẩn mực cho nhiều thế hệ, trở thành một quy ước chung, nếp sống của mỗi cá
nhân, mỗi cộng đòng, mỗi dân tộc. Tuy nhiên , văn hóa ứng xử của mỗi cá nhân là khác
nhau. Vì nó được hình thành trong quá trình học tập, rèn luyện và trưởng thành của mỗi
cá nhân trong xã hội .
Văn hóa ứng xử phải được nhìn nhận từ ít nhất dưới chiều kich của con người: quan
hệ với tự nhiên, quan hệ với xã hội, quan hệ voái chính bản than mình và quan hệ với tổ
tiên con cháu.
7
Văn hóa ứng xử trong nàh trường là quan niệm,thái độ và cach thức của mỗi cá nhân
hây một tập thể trong việc tiếp cận và xử lý những mối quan hệ voái các đối tác trong quá
trình thuwch hiện nhiệm vụ của nhà trường. văn hóa ứng xử gần như bao trùm lên toàn
bộ các cấu trúc của văn hóa học đường, từ văn hóa vật thể đến văn hóa phi vật thể, từ văn
hóa nói đén văn hóa viết, từ văn hóa giao tiếp đến văn hóa xử lý công việc, Hơn đâu hết,
văn hóa ứng xử xuất hiện thường xuyên nhất cả về không gian và thời gian trong nhà
trường.
Văn hoá ứng xử gồm 2 chữ tâm và nhẫn, tâm là đạo đức , tình cảm, là lý trí, nhẫn là
sự nhẫn nhịn, nhường nhịn. được biểu hiện qua hình thái : văn hoá nói và văn hoá hành
động.
2. Hành vi ứng xử văn hóa trong giới trẻ
Thanh niên đang đối mặt nhiều khó khăn trong việc lựa chọn những giá trị mới vừa phù
hợp truyền thống của dân tộc vừa đáp ứng xu hướng phát triển của xã hội hiện đại, nhất
là việc lựa chọn hành vi ứng xử trong cuộc sống, trong học tập, công tác và các mối quan
hệ xã hội. Ứng xử như thế nào để được coi là người có văn hóa và làm thế nào để hướng

giới trẻ tới ứng xử có văn hóa? Đây là vấn đề cấp thiết đặt ra, đòi hỏi chúng ta cần có sự
nhìn nhận nghiêm túc và khách quan.
Ứng xử là một biểu hiện của giao tiếp, là sự phản ứng của con người trước sự tác
động của người khác với mình trong một tình huống nhất định được thể hiện qua thái độ,
hành vi, cử chỉ, cách nói năng của con người nhằm đạt kết quả tốt trong mối quan hệ giữa
con người với nhau. Xét trên bình diện nhân cách thì bản chất của ứng xử chính là những
đặc điểm tính cách của cá nhân được thể hiện qua thái độ, hành vi, cử chỉ và cách nói
năng của cá nhân với những người chung quanh.
Hành vi ứng xử văn hóa là những biểu hiện hoạt động bên ngoài của con người,
được thể hiện ở lối sống, nếp sống, suy nghĩ và cách ứng xử của con người đối với bản
thân, với những người chung quanh, trong công việc và môi trường hoạt động hằng ngày.
8
Tuy nhiên hành vi ứng xử văn hóa của mỗi cá nhân là khác nhau, nó được hình thành qua
quá trình học tập, rèn luyện và trưởng thành của mỗi cá nhân trong xã hội. Hành vi ứng
xử văn hóa của tuổi trẻ được coi là các giá trị văn hóa, đạo đức, thẩm mỹ của mỗi cá nhân
được thể hiện thông qua thái độ, hành vi, cử chỉ, lời nói của mỗi cá nhân đó. Nó được
biểu hiện trong mối quan hệ với những người chung quanh, trong học tập, công tác, với
bạn bè cùng trang lứa và thậm chí ngay cả với chính bản thân họ. Về hành vi ứng xử có
văn hóa của giới trẻ hiện nay, có nhiều ý kiến khác nhau. Tuy nhiên cần có cái nhìn
khách quan khi đề cập về vấn đề này. Có thể nói, tuổi trẻ ngày nay phần đông là những
con người năng động, có kiến thức rộng, sống có hoài bão và lý tưởng, đồng thời không
ngừng học hỏi vươn lên để dựng xây đất nước. Nhìn chung họ có những cách ứng xử tích
cực, phù hợp với truyền thống, đạo lý dân tộc. Giới trẻ ngày nay phần đông đã thể hiện
trách nhiệm với xã hội, với chính bản thân mình, không ngừng học hỏi, vươn lên, sống có
hoài bão, lý tưởng rõ ràng.
Trong học tập, công tác, tuổi trẻ ngày nay không ngừng vươn lên để đạt được
những thành công. Trong nhiều kỳ thi Ô-lim-pích các môn học, những giải thi đấu thể
thao khu vực và quốc tế, nhiều bạn trẻ Việt Nam đã nỗ lực vươn lên mang vinh quang về
cho đất nước. Gần đây nhất, tại kỳ thi Ô-lim-pích Toán học quốc tế IMO 50 được tổ chức
tại Đức, Đoàn học sinh Việt Nam có sáu thành viên đều giành huy chương, trong đó có

hai vàng, hai bạc và hai đồng. Đây chỉ là một trong số những cuộc thi mà giới trẻ của
chúng ta tham gia và đạt được thành tích cao. Bên cạnh đó, ngay ở trong nước, tuổi trẻ
không ngừng vươn lên để đạt được những thành tích đáng kể.
Đáp lại sự nỗ lực đó, hằng năm, có rất nhiều chương trình và giải thưởng khác
nhau tôn vinh các bạn trẻ tiêu biểu do T.Ư Đoàn TNCS Hồ Chí Minh thực hiện. Bên cạnh
đó, các Diễn đàn dành cho thanh niên và các tầng lớp nhân dân nói về xây dựng lối sống
văn hóa của thanh niên, như: Diễn đàn Tuổi trẻ sống đẹp, sống có ích do Báo Nhân Dân
phối hợp T.Ư Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tổ chức; diễn đàn Thanh niên sống đẹp của T.Ư
9
Hội LHTN Việt Nam đã thu hút nhiều bạn trẻ tham gia. Những hoạt động này góp phần
giúp đoàn viên, thanh niên có những ứng xử tích cực, thể hiện bản lĩnh, sức trẻ và trách
nhiệm với đất nước.
Xây dựng lối sống đẹp, sống có ích cho tuổi trẻ
Bên cạnh những biểu hiện của hành vi ứng xử có văn hóa, hiện nay vẫn còn một bộ
phận trong giới trẻ có những hành vi ứng xử thiếu văn hóa. Đối với bản thân họ không có
ý chí phấn đấu, sống buông thả, sa đà vào các tệ nạn xã hội: cờ bạc, ma túy, mại dâm
Đây hoàn toàn là những biểu hiện của nếp sống xa lạ, sai trái, đi ngược với truyền thống
văn hóa dân tộc. Hiện tượng các bạn trẻ, thậm chí là học sinh THPT văng tục, chửi thề;
ngang nhiên vi phạm luật lệ giao thông; có thái độ không đúng mực với người già; hành
động thiếu văn hóa nơi công cộng còn khá phổ biến.
Trong bối cảnh xã hội hiện nay chúng ta cần có sự nhìn nhận nghiêm túc về vấn đề
này. Việc giáo dục hành vi ứng xử văn hóa cho giới trẻ cần được quan tâm đúng mức.
Chúng ta cần có những biện pháp thích hợp nhân rộng, tuyên dương những hành vi ứng
xử đẹp tuân theo các chuẩn mực, vừa phù hợp với văn hóa, đạo đức truyền thống của Việt
Nam, vừa phù hợp với các chuẩn mực của xã hội hiện đại.
Hành vi ứng xử văn hóa là kết quả của quá trình nhận thức, tình cảm, ý chí, niềm
tin của con người trong quá trình sống, học tập và lao động. Cho nên để vun đắp hành vi
ứng xử đạo đức trong giới trẻ, trước hết những người đi trước phải biết tác động một cách
phù hợp vào nhận thức, tình cảm, ý chí và hành động của giới trẻ để họ từng bước nâng
cao nhận thức, bồi dưỡng tình cảm, hình thành niềm tin và có những hành vi ứng xử đẹp

trong cuộc sống. Có rất nhiều những việc làm cụ thể và thiết thực để hướng giới trẻ có
cách ứng xử văn hóa: nêu gương của những người chung quanh để làm chuyển biến nhận
thức giới trẻ; phát động các phong trào thi đua trong mọi lĩnh vực để hướng họ vào
những hành động tốt; ngoài ra còn sử dụng những tấm gương gần gũi như bạn bè, người
10
thân, những tấm gương điển hình cùng trang lứa để tác động lên nhận thức, tình cảm và
nhất là khơi gợi lòng tự trọng của họ; tổ chức các Diễn đàn thanh niên nói về sống đẹp,
sống có ích, sống có văn hóa Bên cạnh đó, cần có sự quan tâm đúng mức, hướng dẫn,
giúp đỡ và tháo gỡ những khó khăn, điều chỉnh những hành vi ứng xử không đẹp nảy
sinh trong quá trình giới trẻ tham gia vào những quan hệ xã hội.
3. Thực trạng về văn hóa giao tiếp ứng xử của giới trẻ ngày
nay.
3.1. Trong nền Giáo dục
Để trở thành người lao động có trình độ chuyên môn nhất định, có khả năng ứng
xử trong công việc nói riêng và trong cuộc sống nói chung, mỗi sinh viên không chỉ bồi
dưỡng cho mình về kiến thức chuyên môn mà cả về khả năng giao tiếp, ứng xử. Có thể
nói, văn hóa ứng xử góp phần không nhỏ trong sự thành đạt của mỗi người. Hiện nay, đa
số sinh viên biết ứng xử trong quan hệ giao tiếp nhưng cũng không ít sinh viên còn lúng
túng, thiếu tinh tế về vấn đề này.
Hiện nay, số lượng sinh viên đại học ngày càng tăng. Với lứa tuổi đôi mươi, phong
cách sống trẻ trung, năng động, có hiểu biết, các em đã góp phần làm đẹp cho xã hội.
Những hành động cao cả, đầy nghĩa khí của sinh viên như quên mình cứu người, giúp đỡ,
quan tâm, động viên những bạn sinh viên có hoàn cảnh khó khăn, kính trọng thầy cô
giáo, biết thương yêu cha mẹ, anh chị em, có thái độ phản kháng với những ứng xử
không đẹp mắt của bạn bè và những người khác đang ngày càng được xã hội ghi nhận.
Bên cạnh đó, trong sinh viên vẫn tồn tại không ít những kiểu ứng xử không phù
hợp với truyền thống văn hóa dân tộc, vụng về, thiếu tinh tế. Bên cạnh một số sinh viên
có ý thức học tập tốt, nghiêm túc trong các kỳ thi thì vẫn còn những sinh viên mải mê với
11
đánh bài ăn tiền, chơi số đề, uống rượu rồi quấy phá làm mất trật tự. Đến kỳ thi thì chuẩn

bị tài liệu phô tô thu nhỏ để đưa vào phòng thi sử dụng hoặc chép bài của bạn. Nếu thầy,
cô giáo coi thi nghiêm túc nhắc nhở thì vừa ra khỏi phòng thi đã dùng những từ không
mấy tốt đẹp. Một sinh viên thi xong về đã đưa tin lên facebook: “Hôm nay đi thi gặp một
con thảo ăn cho chép bài. Nhưng vừa chép được một đoạn thì ông ấy lấy mất tài liệu.
Thầy cô gì mà dữ như quỷ”. Thử hỏi rằng những sinh viên như vậy làm sao có thể trang
bị cho mình những kiến thức cần thiết để sau này tự tin bước vào đời. Truyền thống của
dân tộc Việt Nam là “tôn sư trọng đạo”, “nhất tự vi sư, bán tự vi sư” thì những truyền
thống đó đang bị cơ chế thị trường làm mai một. Một số sinh viên gặp thầy, cô giáo đã
giảng dạy mình cũng không chào hỏi. Khi không có mặt thầy, cô giáo thì dùng những từ
thiếu tôn kính. Tuy nhiên, thực trạng này có nguyên nhân từ cả phía sinh viên và thầy cô
giáo. Nhưng dù như thế nào thì sinh viên vẫn phải thực hiện tốt bổn phận của mình trong
giao tiếp, ứng xử với thầy, cô giáo và mọi người.
Ứng xử của sinh viên với bạn bè cũng là một nội dung quan trọng trong văn hóa
học đường. Sinh viên thường có tinh thần nghĩa hiệp. Khi bạn bè gặp khó khăn sẵn sàng
chia sẻ, động viên. Một lời cảm ơn, xin lỗi nhẹ nhàng chân thành có thể để lại ấn tượng
tốt, có thể giải tỏa được những vướng mắc tạo nên mâu thuẫn không đáng có. Nhưng một
số sinh viên thường có thái độ quá khích, thiếu bình tĩnh khi bạn bè làm mình không hài
lòng. Vì vậy, chỉ một cái nhìn “không bình thường”, chỉ một va chạm nhẹ, một mâu
thuẫn nhỏ là có thể có những lời nói thô tục, khiếm nhã, thậm chí gây gổ, đánh nhau.
Ứng xử của sinh viên trong các cuộc họp, hội nghị, trong lớp học, trong các buổi
mít tinh cũng là một vấn đề cần bàn. Trong lớp học, một số sinh viên nói chuyện riêng,
gây ồn ào ảnh hưởng đến việc tiếp thu bài của cả lớp và giảng bài của thầy cô giáo. Một
số sinh viên sử dụng điện thoại di động để truy cập mạng hoặc chơi trò chơi trong giờ
học. Có những sinh viên ngủ trong lớp, khi giảng viên hỏi về bài học mới đứng dậy ngơ
12
ngác hoặc bỏ giờ ra quán ngồi. Trong buổi họp, mít tinh người nào lên phát biểu cứ phát
biểu còn sinh viên cứ nói chuyện rào rào, khi diễn giải phát biểu xong cũng không vỗ tay
tán thưởng. Xem biểu diễn văn nghệ khi kết thúc tiết mục cũng chỉ vỗ tay lẹt đẹt để cổ
vũ. Trong buổi lễ tổng kết, đến chương trình khen thưởng, nhìn lại chỉ còn một nửa sinh
viên trong hội trường.

Ứng xử của sinh viên trên facebook có những biểu hiện không tốt. Một số sinh
viên sử dụng những từ lóng, khó hiểu. Có bạn sử dụng ảnh của Đại tướng Võ Nguyên
Giáp làm ảnh đại diện… Có những sinh viên bất cứ chuyện gì cũng đưa lên facebook
trình làng, kể cả chuyện tế nhị. Trong gia đình, một số sinh viên hầu như không có thói
quen đi thưa, về chào, cãi lại bố mẹ, ông bà với thái độ hỗn láo, chi tiêu quá mức so với
hoàn cảnh gia đình gây nợ nần…
Ứng xử của sinh viên trong các cuộc thi cũng còn tồn tại những hạt sạn không
đáng có. Trong các cuộc thi hoa khôi ở các trường đại học, nhiều sinh viên trả lời rất
ngây ngô, thiếu tinh tế. Điều đó bộc lộ sự thiếu hụt về nền tảng tri thức văn hóa của sinh
viên. Không ít thí sinh trước tràng pháo tay của khán giả đã mất bình tĩnh đứng như “trời
trồng” không nói được gì. Trong một cuộc thi về “Tài sắc nữ sinh báo chí”, khi Ban giám
khảo hỏi về lợi thế của sắc đẹp trong công việc của nữ phóng viên, một sinh viên đã nói
thẳng rằng “phóng viên báo phát thanh – truyền hình mới cần phải đẹp, còn phóng viên
báo viết không thể hiện cái đẹp của mình nên không cần phải đẹp”.
Trong một cuộc thi Olympic môn Chính trị, khi bắt được câu hỏi: “Phan Đình
Phùng chống quân xâm lược nào” thì đã dõng dạc trả lời là chống quân xâm lược Tống…
Hoặc khi chiếu lên hình ảnh Văn Miếu – Quốc Tử Giám và yêu cầu cho biết về di tích
lịch sử này, có bạn đã trả lời rằng đây là nơi có bia đá, rùa đá và nhiều cảnh đẹp, là nơi
13
mọi người thường đến chụp ảnh…
Ứng xử của sinh viên đối với người nước ngoài đến thăm Việt Nam cũng còn
nhiều điều phải bàn. Xin dẫn lời Giáo sư Hoàng Xuân Sính khi nói về vấn đề này trên bài
trả lời phỏng vấn về giáo dục đại học: “Về kỹ năng sống và khả năng sáng tạo thì phải
thừa nhận, sinh viên Việt Nam rất kém và thiếu lễ độ. Tôi từng cùng một chuyên gia
người Pháp qua thăm trường Đại học Quốc gia Hà Nội. Khi đến trường ông ấy chào
sinh viên, nhưng sinh viên Việt Nam thay vì chào lại quay sang bàn tán, rồi cười ré lên
trước người lạ. Khi đó, tôi đã phải đưa ông ấy đi ngay vì tôi thấy quá xấu hổ với kỹ năng
ứng xử của sinh viên Việt Nam”. Nhưng hiện tượng này không phải là cá biệt trong ứng
xử với khách ngoại quốc của sinh viên
3.2. Trên mạng xã hội.

” Kết quả điều tra của chúngtôi cho thấy đa phần giới trẻ ngày nay ít nhất có sở hữu
hoặc có tiếp cận đến các thiết bị có thể sử dụng để truy cập Internet. Các phương tiện
điện tử cầm tay và đặc biệt là máy tính xách tay (labtop) có xu hướng phổ biến hơn cả với
nhóm thanh niên do nhu cầu công việc. Trong khi đó số lượng học sinh THPT sở hữu
máy tính để bàn (desktop) vượt trội hơn do các em đa phần sống cùng cha mẹ, các gia
đỉnh thường có xu hướng mua máy tính để bàn cho con cái hơn là sắm cho con máy tính
cá nhân. Nhóm tuổi sinh viên đã có xu hướng dùng máy tính xách tay nhiều hơn do nhu
cầu học hành và giao lưu bạn bè. Ở cả ba nhóm, những người sống ở khu vực thành phố
và ngoại ô thành phố đều có xu hướng sở hữu và tiếp cận các công cụ và công nghệ truy
cập được internet hơn. Nam có xu hướng sở hữu các thiết bị này nhiều hơn nữ (71.4% so
với 65.2% với máy tính bàn và 52.0% so với 47.1% với máy tính xách tay). Giải thích
điều này nhiều bạn nam có cùng ý kiến cho rằng các bạn gái có nhiều mối quan tâm khác
hơn là công nghệ hoặc một số bạn chưa thực sự tự tin về khả năng sử dụng và xử lý tình
huống khi sở hữu máy tính riêng, trong khi đó một số bạn nữ lại nói tới nguyên nhân là
14
do các bạn nam thường đam mê công nghệ hơn và muốn khẳng định mình khi sở hữu và
sử dụng công nghệ đó.
Có thể nói, giới trẻ hiện nay có điều kiện tiếp xúc với công nghệ từ khá sớm, độ
tuổi để sở hữu các sản phẩm công nghệ, nhất là công nghệ liên quan đến Internet ngày
càng trẻ hơn và không ít gia đình chủ động cho con cái họ tiếp cận với công nghệ ngày
càng sớm. Như vậy, việc giới trẻ hiện nay sở hữu các sản phẩm công nghệ liên quan đến
Internet đã là một phương tiện vô cùng quan trọng hình thành nên thói quen sử dụng
Internet cùa họ.
Facebook luôn là trang mạng có số người sử dụng nhiều nhất, giải thích cho điều
này nhiều bạn trẻ cho rằng đây là mạng toàn cầu và có độ phủ sóng rộng khắp nên hấp
dẫn phần đông các bạn trẻ. Tiếp theo Facebook, Zingme vốn là một mạng xã hội kèm
theo nhiều dịch vụ tiện ích như nghe nhạc, đọc tin tức, chia sẻ video, và là sản phẩm của
Việt Nam cũng đang ngày một phổ biến. Riêng trang mạng Yahoo với rất nhiều tiện ích,
đặc biệt là email, Chat, viết blog, cũng được rất đông các bạn trẻ lựa chọn, còn các trang
mạng khác nhưTwitter, My space, Hi5„. .chưa quen thuộc và còn rất ít được các bạn trẻ

Việt Nam sử dụng.
Số bạn trẻ dùng tiếng Việt hoàn toàn trong khi giao tiếp trên mạng là khá ít và theo
xu hướng tăng dần theo độ tuổi. Việc dùng ngôn từ tiếng Việt kết hợp với ngôn ngữ
khác(phổ biến nhất là kết hợp với tiếng Anh) cũng có xu hướng tăng dần theo độ tuổi và
thanhniên là nhóm dùng ngôn từ có sự kết hợp này nhiều nhất. Tiếng Việt được dùng
theo cách riêng của giới trè, với những sự “sáng tạo” ngôn từ lạ lẫm và khó hiểu lại tuân
theo xu hướng ngược lại giữa 3 nhóm tuổi, nhóm học sinh thích dùng ngôn từ tiếng Việt
kiểu biến hóa này nhất, ít hơn là nhóm sinh viên và ít dùng hơn hẳn là nhóm thanh niên
và theo các bạn thanh niên này thì họ đã trưởng thành hơn, chín chắn hơn, có công việc,
có sự giao tiếp xã hội rộng rãi với nhiều người ở các lứa tuổi và địa vị khác nhau nên họ
khó có thể dùng kiểu ngôn từ tiếng Việt theo kiểu biến hóa, khó hiểu đó. Trên thực tế khá
nhiều bạn trẻ sử dụng ngôn từ theo từng đối tượng giao tiếp, từng trường hợp giao tiếp,
15
họ rất linh hoạt và biên hóa trong cách dùng ngôn ngữ này. Họ có thể vẫn dùng tiếng Việt
nhung là thứ tiếng Việt biến hóa theo dạng mật mã hoặc là dùng xen kẽ rất nhiều tiếng
lóng hoặc là chuỗi những câu chữ viết tắt không ai hiểu, các bạn trẻ chia sẻ lý do vì sao
lại dùng ngôn ngữ chát như vậy, chúng tôi tôi thấy có 3 lý do chính nổi lên là: thoát khỏi
sự kiểm soát của bố mẹ (chủ yếu với nhóm học sinh), muốn đảm bảo sự riêng tư với đối
tượng nào đó, và dùng theo trào lưu.
Hiện nay xu hướng dùng mạng xã hội ở nước ta đang nở rộ đặc biệt là trong
giới trẻ, học sinh, sinh viên
Thay vì gặp nhau ngoài đời thực để thăm hỏi, nói chuyện thì không ít bạn trẻ suốt
ngày dán mắt vào màn hình máy tính để nói chuyện. Mọi nhu cầu giải trí, giao tiếp đều
được mạng xã hội thỏa mãn… Lượng bạn bè đông đảo trên mạng xã hội đã thay thế cho
bạn bè trong đời thực, mặc dù phần lớn bạn bè trong danh sách đều là những người họ
chưa từng gặp gỡ và trò chuyện ngoài đời.
Bên cạnh những mặt tích cực của mạng xã hội đem lại như chia sẻ thông tin, hình ảnh;
gắn kết mọi người lại với nhau; trao đổi, học tập hoặc thảo luận các vấn đề mọi mặt của
xã hội, Tuy nhiên những vấn đề tiêu cực khi sử dụng mạng xã hội hiện nay cũng
tương đối phổ biến. Đó là tình trạng dùng mạng xã hội để tuyên truyền các nội dung,

hình ảnh không lành mạnh; nói xấu, chửi bới với những ngôn từ thiếu văn hóa,
Đã có nhiều vụ cộng đồng người dùng mạng Internet phải “ném đá” những kẻ sử dụng
mạng xã hội để nói xấu người thân của mình. Đơn cử mới đây nhất một cô bé không xin
được tiền mua điện thoại, đã viết những dòng chia sẻ dài trên Facebook lăng mạ chính
bố mẹ mình. Xem đấng sinh thành ngang hàng như bạn bè, cô gái dành những lời vô lễ,
câu chửi thề để xả giận. Hành động vô giáo dục này bị cộng đồng phản ứng dữ dội. Gần
đây nhất là vụ cả cộng đồng dư luận đang xôn xao chuyện một học sinh lớp 8 tại thành
phố Tam Kỳ (Quảng Nam) đã dùng những lời nói thiếu chừng mực với nhà trường, thầy
cô trên Facebook.
16
Trước vấn nạn giới trẻ đua nhau lên mạng chửi bố mẹ, thầy cô, người thân khiến
nhiều người tỏ ra hoang mang, ngao ngán với các lối hành xử với nhau rất thiếu văn
hóa. Không chỉ dùng mạng xã hội như nơi để trút giận, nhiều nhóm còn lập các nhóm để
hạ nhục, nói xấu bạn bè. Chỉ vì hiểu nhầm hay xích mích, hội những người “ghét”, “ kỳ
thị”, cứ thế lên mạng xã hội cho ra đời các nội dung để lôi kéo các thành viên hùa
theo, các hội này còn đăng ảnh cùng thông tin cá nhân của “nạn nhân” lên để chửi bới.
Hành vi không đẹp này nhận được nhiều bức xúc và phản hồi của cộng đồng dùng mạng
xã hội hiện nay.
Đã đến lúc những người làm công tác văn hóa, giáo dục cần phải sớm quan tâm,
uốn nắn những lệch lạc về tư tưởng, đạo đức, lối sống, ứng xử của một bộ phận không
nhỏ thế hệ trẻ đang dùng mạng xã hội hiện nay nhằm tránh những hệ lụy đáng tiếc.
3.3. Nơi công cộng
Giao tiếp, ứng xử nơi công cộng được xem là một kỹ năng quan trọng đối với mỗi
người. Ứng xử có văn hóa nơi công cộng là nếp sống văn minh cần được mọi người coi
trọng, nhất là giới trẻ. Có thể, hình thức một ai đó thật nổi bật, cá tính thật hay, nhưng
thiếu đi những kỹ năng ứng xử đúng mực trước mọi người thì họ cũng đã tự làm xấu đi
hình ảnh của mình. Bởi hiện nay, chúng ta dễ dàng bắt gặp những hành vi thiếu văn hóa
đang tồn tại ở một bộ phận không nhỏ trong giới trẻ.
Xã hội ngày càng phát triển, giới trẻ đang ngày càng trở nên mạnh dạn, tự tin hơn
trong mọi lĩnh vực đời sống, xã hội. Tuy nhiên, bên cạnh đó, cũng có một phần không

nhỏ các bạn trẻ lại có cách ứng xử thiếu văn hóa nơi công cộng; nói năng tục tĩu, ồn ào,
nói chuyện điện thoại oang oang hoặc thể hiện tình cảm thái quá nơi đông người, công
viên; chen lấn, xô đẩy khi xếp hàng; bóp còi inh ỏi khi tắc đường; đi xe buýt không
nhường ghế cho người già và phụ nữ Những hành vi này đang tạo ra một thói quen xấu
cho giới trẻ, tạo ra một môi trường thiếu văn hóa trong xã hội, gây ảnh hưởng không nhỏ
17
đến hành vi, nhân cách của các bạn trẻ. Có những chuyện người xung quanh chứng kiến
phải lắc đầu ngao ngán với lối ứng xử “quá tệ” của các bạn trẻ ngày nay.
Trong không khí nhộn nhịp của những ngày cuối năm, các siêu thị trở nên đông
hơn ngày thường, bởi có nhiều mặt hàng giảm giá, ai cũng muốn tranh thủ lựa chọn
những món hàng đẹp, rẻ, phù hợp với mình, nhất là gian hàng quần áo may sẵn. Đang
chọn lựa quần tây giảm giá với người thân, một bạn gái đứng bên cạnh cũng đang nhanh
tay lựa chọn, cô nàng “vô tư” xốc, moi, mở ra xem kiểu, size nhưng chẳng xếp lại và để
vào đúng chỗ như nhân viên siêu thị sắp gọn gàng, ngăn nắp trước đó. Chỉ một thoáng là
chỗ cô ta đứng lựa đã bề bộn, những người đứng cạnh tỏ ra khó chịu. Cô bạn đi cùng nói
nhỏ gì đó với cô gái, nhưng cô nàng thản nhiên lựa đồ tiếp và nói to: “Kệ mẹ tụi nó, đứa
nào thích thì nhìn. Mình đẹp mà! Muốn mua đồ thì phải lựa, phải xốc lên mới lựa được
chứ! Một chút mấy đứa nhân viên siêu thị nó xếp lại…”. Hết “cảnh” lựa chọn, cô nàng
“chuyển cảnh” thử đồ. Dù siêu thị có để bảng quy định mỗi khách hàng thử tối đa 4 sản
phẩm/lần thử nhưng nàng ta mang vào phòng thử gần chục món. Thế nhưng khi bước ra,
cô nàng chỉ mang một cái áo, còn những món hàng kia cô “gửi” lại phòng thử cho tiện,
“đem ra chi cho mất công cầm, trả lại chỗ cũ”- cô nàng vô tư trả lời khi một khách hàng
nhắc nhở. Chứng kiến thái độ, cách ứng xử của cô nàng nhiều khách hàng lắc đầu ngao
ngắn, một dì đứng gần đó nói: “Con gái gì chẳng có miếng nết, chẳng biết lịch sự, văn
hóa là gì”.
Đến quầy tính tiền, ai cũng sắp hàng chờ đến lượt mình, một anh chàng cao to, điển
trai, chen chân vào nói với những người đứng trước và chỉ tay ra hàng ghế chờ của siêu
thị, rồi nói: “Tui chỉ có một món hàng, mọi người nhường cho tui trước nhé! Tui chở bà
bầu về, bả than đau đau cái bụng”. Nghe thế, mọi người chuyển ánh mắt sang hàng ghế
chờ, thì thấy một phụ nữ có thai đang ngồi nghỉ. Thế là, mọi người nhường cho anh tính

tiền đi trước. Nhân viên đang tính tiền thì một cô gái chạy lại: “Anh! Em quyết định lấy
cái áo này!”, rồi cô nàng đưa vào tính tiền cùng. Sau khi tính tiền xong, anh chàng điển
trai khoác tay cô gái vừa mang cái áo ra và đi xuống thang máy, vừa đi vừa cười, nói:
18
“Đông như vậy, không mánh thì tính tiền xong chắc 12 giờ khuya quá!”. Nhìn sang hàng
ghế chờ thì thấy người phụ nữ có thai đang ngồi, mọi người nhìn nhau và chỉ biết nói 2
chữ “bó tay!”.
Văn hóa ứng xử không thể đem ra cân-đong- đo- đếm và cũng không hẳn tỉ lệ
thuận với trình độ học vấn của con người. Nó chủ yếu là do trình độ nhận thức và sự quan
tâm hướng dẫn, giáo dục của những người trong gia đình và nhà trường. Do đó, để xây
dựng cộng đồng văn minh và ứng xử văn hóa nơi công cộng trở thành một thói quen tốt,
mỗi người cần phải tự nâng cao hơn nữa ý thức bản thân, sống có văn hóa, biết tôn trọng
bản thân mình và mọi người xung quanh. Song song đó, ngoài việc làm gương thì cha
mẹ, người lớn trong gia đình, thầy cô giáo cần phải giáo dục, hướng dẫn cách ứng xử phù
hợp để các bạn trẻ có thói quen sống có văn hóa và văn minh, tôn trọng người khác và
tham gia vào thực hiện nếp sống văn minh đô thị.
4. nguyên nhân
4.1. Nguyên nhân chủ quan
Ngày nay, bên cạnh những ưu diểm của thanh niên như năng động, thích ứng
nhanh thì có vẻ như một số bạn thiếu kĩ năng được xem là cực kì quan trọng, đó là văn
hóa giao tiếp ứng xử có văn hóa. Thanh niên thiếu bản lĩnh, thiếu kĩ năng sống, thiếu ý
thức lời nói, cử chỉ, hành động, chưa nhận thức tầm quan trọng của văn hóa giao tiếp
chuẩn mực. Ngoài ra, thanh niên các bạn chủ yếu thiếu sự kèm cặp, định hướng của bố
mẹ. Cuộc sống xa nhà giúp các bạn sớm tự lập , nhưng điều này ảnh hưởng không nhỏ
đến văn hóa giao tiếp của các bạn. Cuộc sống tự do là cơ hội để các bạn thể hiện mình,
nhưng một số bạn lại chọn cách thể hiện mình một cách lệch lạc như: tụ tập bạn bè nhậu
nhẹt, hút thuốc lá, nói tục, chửi thề, và có những hành vi không phù hợp với thuần phong
mỹ tục của Việt Nam.
4.2. Nguyên nhân khách quan
19

Gia đình là một phần tử của xã hội, gia đình tốt đẹp thì xã hội mới tốt đẹp được.
Thế mà gia đình trong xã hội ngày nay của chúng ta có những “lỗ hổng” rất lớn, hầu như
người nào sống biết người đó: cha có việc cha, mẹ có việc mẹ, ai cũng phải vật lộn với
cuộc sống, với đồng tiền. Chính vì thế mà họ không có thời gian quan tâm đến con cái,
xây dựng nếp sống gia đình văn hóa, cha mẹ thiếu gương mẫu trong giao tiếp ứng xử
hằng ngày.
Nhà trường cũng không khác gia đình mấy, bởi nhà trường hiện nay cũng chỉ để
nhồi nhét kiến thức, đề cao việc “đào tạo nguồn nhân lực để đáp ứng nhu cầu nhân lực
của nền kinh tế”. Việc giáo dục văn hóa, ứng xử cho người học gần như bị bỏ quên hoặc
bị xem là thứ yếu. Trong khi đó, vai trò của trường học đâu chỉ bó hẹp trong việc dạy
nghề mà còn phải truyền tải cho người học những giá trị, chuẩn mực của xã hội để họ trở
thành những con người toàn diện, biết sống và biết tôn trọng người khác. Các bạn
thanh niên hiện nay có điều kiện đầy đủ để học tập, nâng cao trình độ, có đầy đủ các
phương tiện vui chơi giải trí hơn các thế hệ thanh niên trước đây. Đó là điều mà ai cũng
phải công nhận. Tuy nhiên, với những điều kiện và cơ hội thuận lợi ấy, nhiều bạn đã thể
hiện đẳng cấp văn hóa chưa xứng tầm với những gì bản thân đã được hưởng thụ. Và cũng
do ảnh hưởng bởi lối sống thiếu lành mạnh, thực dụng của nến kinh tế thị trường đã dẫn
đến những hành vi thiếu văn hóa trong giao tiếp và ứng xử của thanh niên với người lớn
tuổi, thanh niên với thanh niên thể hiện sự hụt hẫng trong nhận thức về đạo đức, về tình
cảm, về văn hóa. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến thực trạng văn hóa giao tiếp ở
thanh niên hiện nay xuống cấp trầm trong như vậy. Nguyên nhân đầu tiên dẫn đến tình
trang này xuất phát từ chính cá nhân thanh niên, những thanh niên thiếu ý thức, thiếu bản
lĩnh, sống xa gia đình, lại luôn muốn thể hiện
4.2.1.Nguyên nhân do sự phát triển của công nghệ thông tin
Việc các luồng văn hóa phương Tây tràn vào Việt Nam, tiếp đó là sự phát triển
không ngừng của công nghệ thông tin và các phương tiện truyền thông: Sứ điệp ngày Thế
20
Giới Truyền Thông lần thứ 43 cho thấy khả năng “xóa biên giới” của truyền thông hiện
nay: “Sự dễ dàng tiếp cận với điện thoại di động và máy vi tính, được nối kết ở tầm mức
thế giới và sự thâm nhập của Internet, đã tạo nên rất nhiều phương tiện gởi đi cách chớp

nhoáng những ngôn ngữ và hình ảnh đến những nơi xa và cô lập nhất của thế giới: một
khả năng không thể hiểu được đối với các thế hệ đi trước.” Nhờ có các thiết bị truyền
thông di động (mobile communication), con người dù đang ở bất cứ đâu cũng có thể liên
lạc giao tiếp với những anh chị em thuộc các phần khác của thế giới cách dễ dàng nhanh
chóng. Nhưng các thiết bị ấy cũng dần dần có xu hướng chi phối luôn cả bản thân lẫn thói
quen sinh hoạt của những người sử dụng. Đó không chỉ là những thiết bị liên lạc mà còn
là phương tiện giúp quản lý cuộc sống, học tập, trao đổi kiến thức, kinh doanh thương
mại, vui chơi giải trí và ngày càng có thêm nhiều chức năng khác nữa. Có thể nói cách
khác là lần đầu tiên trong lịch sử, loài người đã phát minh ra thứ công nghệ mới có khả
năng cầm giữ chính họ, với những thiết bị đã khiến cho họ không thể rời xa hoặc thiếu nó
nữa. Hãy thử tưởng tượng xem nếu chỉ một ngày không có tất cả các thiết bị này thì thế
giới chúng ta sẽ hỗn loạn ra sao! Các phương tiện truyền thông đang gây ảnh hưởng lớn
lao và khuynh đảo cuộc sống khiến cho toàn nhân loại phải lo lắng đến một tương lai nơi
con người có nguy cơ trở thành nạn nhân của máy móc và kỹ thuật nếu không ý thức về
khả năng tự do phán đoán và chọn lựa điều tốt hơn của mình.
Riêng mạng Internet – hay loại phương tiện truyền thông đa phương tiện – ngoài
vô số thông tin giá trị và hữu ích thì còn có khả năng làm cho các khái niệm về không
gian và thời gian trở nên tương đối, khiến nhiều người ngày càng xa rời thực tại. Những
ví dụ diễn ra khắp nơi cho chúng ta thấy rằng Internet đang có một tác động vô cùng lớn
lao trên đời sống con người, kể cả biến những điều có thật thành ảo và ngược lại. Nhiều
người đang để cho mình bị bệnh “nghiền mạng” hành hạ, họ dành rất nhiều thời gian cho
“chat” (tán gẫu trên mạng), cho “game on-line” (các loại trò chơi trên mạng), cho các
“mối tình ảo”, các chương trình quảng cáo, giải trí “rẻ tiền” và nhiều loại thông tin “lá
21
cải”, đó là chưa kể đến các nạn nhân của những trò gian lận, lừa đảo trên mạng, cờ bạc
trên mạng, các chương trình khiêu dâm và bạo lực, thư nặc danh… Các phương tiện
thông tin cũ chỉ nhằm xoá bỏ biên giới chính trị và thực hiện một sự hoà nhập tốt đẹp
hơn. Nhưng với Internet, dự án không dám nói ra của việc xoá bỏ biên giới về văn
hóa nhằm thống nhất cách suy nghĩ, hành xử và làm việc là một mục tiêu xem ra tốt đẹp,
nhưng thực ra lại làm cho các nền văn hóa thống trị chi phối và lấn lướt toàn bộ thế giới.

Các nền văn hóa yếu hơn sẽ không phải là “được hoà nhập” mà là “bị đồng hoá” trong
một tiến trình “toàn cầu hoá mới”. Và điều đáng nói hơn cả, đó là một khuynh hướng
không thể đảo ngược mà mọi người chỉ có thể tìm cách giảm thiểu mức độ tiến triển của
nó. Điền này đã khiến cho các bạn trẻ ngày càng có nhiều điều kiện để bộc lộ cái tôi của
mình. Nhưng đó cũng là một trong những nguyên nhân hình thành nên hành vi, thái độ
ứng xử không tốt của các bạn trẻ.
4.2.2. Nguyên nhân bản thân
Do lối sống thiếu ý thức, sống buông thả, đua đòi,tiếp thu những văn hóa tệ nạn,
đặc biệt là các bạn lạm dụng tự do để làm những chuyện phi đạo đức. Và các bạn đã
hiểu sai cái tự do đó, tự do không phải là làm những gì mình thích, tự do phải là một
giá trị để đảm bảo hạnh phúc của mình và người khác. Nói như Jean Cocteau: “Cái
thảm kịch của giới trẻ, chính là giới trẻ bị đặt vào tình trạng không thể không vâng
lời vì sự tự do quá đáng.”
4.2.3. Nguyên nhân từ gia đình
“Gia đình chính là một phần tử của xã hội, gia đình mà tốt đẹp thì xã hội mới tốt
đẹp được”. Đây chính là bài học giáo dục công dân của cấp II. Thế mà gia đình trong xã
hội chúng ta ngày nay có những “lỗ hổng” rất lớn, hầu như người nào sống biết người đó:
cha có việc cha, mẹ có việc mẹ, ai cũng phải vật lộn với cuộc sống, với đồng tiền. Sau
22
giờ làm, cha bận “tiếp khách” ở quán nhậu, mẹ bận việc nhà, thế là cha mẹ không có thời
gian dành cho con cái, bữa cơm gia đình thường không có đủ mặt, chưa kể cha mẹ còn
xích mích cãi vã, thế là sự “quan tâm” của cha mẹ với con cái chỉ là có tiền cho con đi
học, học chính quy, học thêm, học đàn, học nhạc, học võ Và thay vì khuyên bào thì chỉ
là quở trách và la mắng. Dần dà con cái không biết nương tựa vào ai, không biết tâm sự
cùng ai. Một số sinh ra cách sống đơn độc, nhút nhát, khó gần; số khác sẽ tụ tập với
những kẻ “cùng tâm trạng” để quậy phá xưng hùng xưng bá, sống bất cần đời. Và để lấy
“số má” với bạn bè, chúng sẽ làm bất cứ gì, chơi bất cứ thứ chi để chứng tỏ “đẳng cấp”,
“thua trời một vạn không bằng kém bạn một li”.
Đúc kết kinh nghiệm giáo dục con cái, ông cha ta đã từng khẳng định: “Dạy con từ
thuở còn thơ”, cũng tựa như uốn cây tre, phải uốn từ lúc tre còn non. Nhưng xem ra nhiều

gia đình ngày nay không coi trọng điều này, không quan tâm đến việc xây dựng nếp sống
có văn hóa trong gia đình, cha mẹ thiếu gương mẫu về đạo đức, về lối sống và cũng
không quan tâm dạy bảo con cái. Có bao nhiêu bậc cha mẹ hiện nay chịu bỏ thời gian dạy
con cái biết cách đối nhân xử thế, biết tôn trọng mình và tôn trọng người khác, dạy con
lòng khoan dung, độ lượng, vị tha và những chuẩn mực giá trị đạo đức mà con người phải
sống theo và tôn trọng với tư cách là một con người?
4.2.4. Nguyên nhân từ nhà trường
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến những hạn chế trong ứng xử của sinh viên. Trước
hết là do nhà trường chưa chú trọng vấn đề này trong đào tạo, bồi dưỡng. Nhà trường chủ
yếu chú trọng dạy chữ, chưa thực sự xem trọng việc dạy người, trong đó có vấn đề trang
bị cho sinh viên kỹ năng mềm nói chung và kỹ năng giao tiếp ứng xử nói riêng. Đoàn
thanh niên nhà trường chưa chú trọng đẩy mạnh sinh hoạt văn hóa trong sinh viên, chưa
định hướng cho sinh viên trong ứng xử. Một số gia đình chưa chú trọng giáo dục ứng xử
cho con cái từ khi còn nhỏ, nên dẫn đến thói quen nói trống không, nói bốp chát, sống tùy
23
tiện, cẩu thả, bừa bộn và coi đó là điều bình thường. Nền kinh tế thị trường cũng tác động
không nhỏ đến hành vi ứng xử của sinh viên. Kinh tế thị trường coi trọng đồng tiền, lấy
đồng tiền làm động lực. Điều đó dẫn đến không ít người bất chấp tất cả vì đồng tiền đối
xử lạnh lùng, tàn nhẫn với người khác, vì đồng tiền có những người tính toán chi li, đưa
lên bàn cân điều có lợi và không có lợi, sống thực dụng, có lợi thì mới quan hệ. Điều đó
tác động không nhỏ đến ứng xử của sinh viên. Một số sinh viên thiếu bản lĩnh, thiếu ý chí
rèn luyện, thiếu chín chắn, không đủ khả năng vượt qua những cám dỗ của đời thường.
Thêm vào đó cuộc sống có nhiều mối quan hệ phức tạp làm cho sinh viên lúng túng, ngỡ
ngàng, không xác định được đâu là chuẩn mực đúng, đâu là sai trái cần tránh. Đặc điểm
văn hóa vùng miền cũng tạo nên ứng xử khác nhau của sinh viên.
Về phía giảng viên, có một số giảng viên chưa thực sự gương mẫu, chuẩn mực
trong giao tiếp, ứng xử, bài giảng thiếu hấp dẫn làm cho sinh viên thiếu sự tôn trọng,
nhàm chán, dẫn đến những sai lầm trong ứng xử.
4.2.5. Nguyên nhân từ xã hội
Nếu chúng ta nhìn vào những gì đã và đang diễn ra hằng ngày sẽ thấy những

hiện tượng tha hóa đạo đức về văn hóa ứng xử không phải là hành động bộc phát,
mà hầu như chúng tuân theo “quy luật nhân quả”; những hành vi đáng tiếc đó được
“lập trình” từ trước do những ảnh hưởng không mong muốn của xã hội. Lối sống
tha hóa về văn hóa ứng xử đó là do ảnh hưởng của cuộc sống hiện đại. Có người đã
nói: cuộc sống càng hiện đại bao nhiêu thì giới trẻ ngày càng hư hỏng bấy nhiêu.
Hơn nữa, do sống trong cơn lốc của nền kinh tế thị trường, giới trẻ khó đứng vững được
trước những ảnh hưởng của văn hóa nước. Họ phải chạy theo những giá trị vật chất,
những thứ đảm bảo cho một cuộc sống thoải mái hơn về tiện nghi. Với xu thế đó, họ
không có thời gian để thưởng thức những giá trị tinh thần cao đẹp như những liều thuốc
an thần. Thay vào đó, họ cứ lao đầu vào dòng đời ngược xuôi tốc độ, cạnh tranh. Trong
24
thời đại này, ai bình chân người đó sẽ chết đói, có người cho rằng “thật thà ăn cháo, láo
nháo ăn cơm”
Do hội nhập văn hoá làm cho giới trẻ sống “tây hoá” không còn biết đến nền tảng đạo
đức của con người. Từ đó, nẩy sinh ra nhiều kiểu sống bệnh hoạn, làm băng hoại những
giá trị truyền thống văn hoá. Trong mục “Gặp gỡ đầu tuần” của báo Phụ Nữ ngày 21
tháng 03 năm 2009, cố Thạc sĩ Tâm lý Nguyễn Thị Oanh cho biết: “Dường như xã hội
chưa quan tâm đến việc giáo dục nhân cách cho giới trẻ”. Mối quan ngại của bà là mặc
dù ngày nay lãnh vực khoa học kỹ thuật, kinh tế phát triển rất nhanh nhưng xã hội khó
lòng đi lên nếu thế hệ trẻ không coi trọng việc học và rèn luyện đạo đức làm người.
5. Biện pháp
5.1. Về phương diện nhà trường
Văn hóa giao tiếp không phải là cái gì đó rất xa xôi, khó thực hiện. Khi giảng dạy
cho thanh niên phải bắt đầu từ những diều thực tế, tính huống thực tế. Vì vậy, trong các
bộ môn việc tích hợp và lồng ghép giảng dạy về những chuẩn mực đạo đức thực tế phù
hợp trong giao tiếp học đường là vô cùng quan trong Xây dựng những quy tắc, quy định
về văn hóa giao tiếp việc sử dụng từ xưng hô và có thái độ, hình vi ứng xử đúng chuẩn
mực.Tổ chức những buổi nói chuyện, thảo luận chuyên đề, các cuộc thi về văn hóa giao
tiếp học đường.Mở lớp tập huấn về kĩ năng giao tiếp, kĩ năng xử lý tính huống nhằm
nâng cao văn hóa giao tiếp cho thanh niên.Cần phải tôn trọng ý kiến của thanh niên, biết

lắng nghe ý kiến của thanh niên, đồng thời có biện pháp khéo léo, tâm lý để thanh niên ý
thức được những thái độ, hành vi, ứng xử sai lệch và điều chỉnh cho phù hợp
Để sinh viên có thể ứng xử tốt hơn nhằm góp phần xây dựng văn hóa học đường
trong sáng, lành mạnh, trước hết mỗi sinh viên cần có ý chí quyết tâm thay đổi cách ứng
xử chưa phù hợp, chưa văn hóa của mình. Trong hành trang để bước vào đời của sinh
25

2 Cao Minh Duy 14076671Tổng hợpWorld,nguyênnhân,Thực trạng củavấn đề rên mạng xã hội4 tuần Tốt 93 Trần văn Điền 14049881Phần mở đầu, Thựctrạng của vấn đề nơicông cộng4 tuần Tốt 8Lê Thị NgocHân14091091Lời mở đầu,kếtluận,nguyên nhân, biệnpháp4 tuần Tốt 9Lâm Trần HữuKhanh14074671 Biện pháp 4 tuần Tốt 86 Thái Lý như Lê 14090161Hành vi ứng xử văn hóatrong giới trẻ4 tuần Tốt 8Nguyễn ThịNguyên thảo14129931 Khái niệm và video 4 tuần Tốt 88 Ngô Thị Thùy 14053601 Khái niêm và hình ảnh 4 tuần Tốt 8Văn hoá ứng xử của người việt đã được hình thành trong quá trình giao tiếp qua 4000năm dựng nước và giữ nước. Cái đẹp trong văn hoá ứng xử được cha ông ta lưu giữ,truyền lại từ đời này sang đời khác. Ngày nay mặc dù xã hội đã có nhiều thay đổi nhưnggiao tiếp ứng xử vẫn có tầm quan trọng đặc biệt. Nó tạo nên các mối quan hệ đẹp có vănhóa, có đạo đức trong cộng đồng dân cư, trong tình bạn trong tình yêu, trong gia đình,trong nhà trường, trong kinh doanh, đàm phán- thương lượng khi có những bất đồng cóthể dẫn đến xung đột.Giao tiếp ứng xử có văn hoá, có đạo đức là cơ sở để có những mối quan hệ thânthiện trong cộng đồng, quan hệ tình nghĩa trong gia đình, quan hệ hợp tác trong kinhdoanh là cơ sở để tạo ra mội trường xã hội có lơi cho sức khoẻ của con người. Trongcuộc sống hàng ngày người Việt Nam luôn quan tâm đến vấn đề giao tiếp, người ViệtNam do thiên về tình hơn về lý nên khi giao tiếp con người luôn đề cao vai trò của việcxử dụng ngôn ngữ đẻ đảm bảo cho sự đoàn kết nhất trí, cho cuộc sống vui vẻ hài hoà. Vìvậy ca dao Việt Nam có câu:“Lời nói chăng mất tiền muaLựa lời mà nói cho vừa lòng nhau’’Người Việt Nam luôn nhắc nhở nhau khi giao tiếp, nói năng phải cân nhắc lựachọn, tránh kiểu hành xử khiếm nhã làm mất lòng người khác. Ông cha ta luôn dạy concháu: “Ăn phải nhai nói phải nghĩ”Hơn nữa người Việt luôn coi trọng nghĩa tình, những lúc khó khăn, có công có việcngười ta đến với nhau vì tình chứ không phải vì vật chất, nên trong văn hoá ứng xửNgười Việt rất coi trọng tinh thần, đặt tinh thần lên hàng đầu.Thế nhưng chúng ta không còn xa lạ gì và cũng có thể là khá dễ dàng bắt gặpchuyện các bạn trẻ chửi thề, nói tục và có vẻ như khó có thể cứu chữa bởi những ngôn từấy đã trở thành một thói quen, đã ăn sâu vào trong tiềm thức của họ. Việc để thay đổi mộtthói quen quả thật là một câu chuyện không phải là dễ dàng, đặc biệt khi điều này lạikhông nhận được sự giáo dục từ những người xung quanh hay xã hội. Chỉ cần chúng tabỏ ra một chút thời gian nhỏ để ghé thăm một số chatroom, forum trực tuyến, một sốmạng xã hội chúng ta sẽ không khó bắt gặp những lời lẽ thiếu văn hoá, miệt thị lẫn nhau,giới trẻ đưa lên và đăng tải các ngôn từ, hình ảnh mang tính phản cảm, thiếu văn hoá đốivới người đọc và những người xem nó.Đó là chuyện trên các trang mạng, còn trên thực tế thì sao? Chúng ta trong cuộcsống hằng ngày đâu đó vẫn bắt gặp các câu nói tục tĩu, không có tính giáo dục lành mạnhmà nó không phải xuất phát từ chính ai khác mà nó được xuất phát ra từ chính nhữngngười lớn, những người lẽ ra phải làm gương, giáo dục thế hệ trẻ, nhưng chính họ lại lànhững người tiếp tay cho thói quen xấu. Họ làm như vậy là đăng từng ngày, từng giờ làmvấn bẩn tâm hồn trẻ thơ, làm hỏng đi thế hệ trẻ tương lai của đất nước.Những câu chuyện trên chỉ là một trong hàng ngàn những trường hợp bạn hoặc tôiđã từng được chứng kiến và thấy nó diễn ra như vậy. Nhất là trong vài năm trở lại đây,khi mà công nghệ thông tin bùng nổ đến mức chóng mặt, nhà nhà làm website, ngườingười lập forum, xu thế mạng xã hội Facebook bùng nổ; rồi các câu lạc bộ hoạt động tìnhnguyện mọc lên như nấm sau mưa, thì văn hóa ứng xử của một bộ phận giới trẻ, nhất làhọc sinh -sinh viên lại càng trở lên đáng quan tâm và cho thấy sự xuống dốc về đạo đứccủa một bộ phận giới trẻ. Có những bạn trẻ, tham gia tình nguyện và công tác xã hội rấtnhiệt tình nhưng lại quên đi cái quan trọng nhất đó là “rèn luyện đạo đức”. Những chuyệntưởng chừng như rất nhỏ ấy lại thể hiện một tầm nhận thức thiển cận, một chuẩn văn hóathấp kém khiến chúng ta không được xã hội đánh giá cao. Và cũng thật đáng buồn là cómột số bạn trẻ tự cho mình cái quyền “muốn phát ngôn thế nào cũng được” và nguỵ biệnrằng “lời nói là của mình, không ai có thể cấm đoán được”. Cho dù bạn có thể là ngườihọc rất giỏi, nhưng nếu thiếu đi cái “đạo đức chuẩn mực” của người Việt thì cũng trướcsau gì xã hội cũng không thể chấp nhận và sẽ chẳng bao giờ được xã hội và mọi ngườiđánh giá cao.Vậy những “trụ cột của nước nhà”, là “hy vọng của quốc gia”, là “tương lai của đấtnước”. Vậy thì Việt Nam ta rồi sẽ đi về đâu, nếu như với một thế hệ trẻ “thừa” kiến thứcnhưng lại “thiếu” văn hóa ? Thế nên đề tài “Văn hóa giao tiếp ứng xử của thanh niên hiệnnay có ý nghĩa định hướng cách xưng hô giao tiếp, thái độ hành vi, cử chỉ của thanh niêncho phù hợp với bản sắc dân tộc; đồng thời góp phần xây dựng môi trường văn hóa lànhmạnh qua lớp từ xưng hô và thái độ.Với mong muốn đóng góp một phần sức lực nhỏ bé của mình trong sự nghiệpphát triển của cộng đồng giới trẻ nhằm mang lại sự đóng góp tích cự cho đất nước. Trongmôn học này, nhóm chúng em đã chọn đề tài tiểu luận: “Văn hoá giao tiếp – ứng xử củagiới trẻ hiện nay” với việc tìm hiẻu thực trạng của vấn đề cùng với mong muốn làm rõphần nào vai trò của văn hoá giao tiếp – ứng xử trong đờ sống của mọi con người việtnam nói chung và của giới trẻ nói riêng.Đồng thời thông qua việc tìm hiểu, đánh giákhách quan về thực trạng văn hoá giao tiếp – ứng xử trong trong cộng đồng giới trẻ,chúngem mong muốn đưa ra một số giải pháp cải thiện, nhằm phát huy hơn nữa yếu tố văn hoágiao tiếp – ứng xử trong sự phát triển của đất nước.2. Tinh cấp thiết của đề tàiThanh niên là lực lượng trụ cột, lực lượng kế thừa của bất kì địa phương hay quốcgia nào. Giao tiếp ứng xử trong thanh niên thể hiện nhận thức và ý thức của các bạn vềđạo đức, văn hóa và truyền thống thể hiện đạo đức , lối sống và văn hóa của những thế hệtiếp theo. Giao tiếp , ứng xử kém thể hiện văn hóa, đạo đức kém và ngược lại. Những thếhệ làm chủ tương lai, vận mệnh đất nước coa những khiếm khuyết về văn hóa, đạo đứcthì sẽ tác động thế nào đến các mục tiêu xây dựng, phát triển khác, đó là điều không ccầnnói chắc ai cũng có thể nhận biết. Vì vậy, công tác giáo dục, đạo đức lối sống, mà trướcmắt là giáo dục cho các bạn cá kiến thức và sự nhận thức đúng đắn về giao tiếp ứng xử làdựa trên nền tảng văn hóa, đạo đức truyền thống tốt đẹp là yêu cầu vô cùng cấp thiết hiệnnay3. Phương pháp nghiên cứu- Phương pháp nghiên cứu tài liệu như sách, báo, thời sự- Phương pháp quan sát- phương pháp tìm kiếm thông tin qua internet4. Ý nghĩa nghiên cứuĐề tài vừa mang tính khoa học, vừa có ý nghĩa thực tiễn trong việc nghiên cứu cácvấn đề liên quan đến văn hoá giao tiếp ứng xử. Cụ thể là vấn đề văn hoá giao tiếp ứng xửtrong hoạt động học tập và làm việc của các sinh viên trường Đại học Công NghiệpTP.Hồ Chí Minh, để mỗi bạn sinh viên hiểu đƣợc ý nghĩa của văn hoá giao tiếp – ứng xửtrong việc học tập cũng như trong các phong trào nhằm mang lại những mối quan hệ tốtđẹp, và đạt hiệu quả cao.PHẦN NỘI DUNG1. Khái niệm1.1. Khái niệm về văn hóa-Văn hoá là một trong những mặt cơ bản của đời sống xã hội-Là một hệ thống ( các giá trị, các cơ cấu, các kỹ thuật, thể chế các tư tưởng ) được hìnhthành trong quá trình lao động sáng tạo của con người, được bảo tồn và truyền lại cho cácthế hệ sau.-Hệ thống văn hoá có chức năng như 1 khuôn mẫu chuẩn mực các hành vi xã hội.Tóm lại : vă hoá là tổng thể sống động các hoạt động sáng tạo của các cá nhân và cáccông động trog quá khư và hiện tại. Qua các thế hệ, hoạt động sáng tạ ấy đã hình thànhnên hệ thống các giá trị, các truyề thống và thị hiếu- những yếu tố xác định đặc tính riêngcủa mỗi dân tộc.1.2. Khái niệm về văn hóa giao tiếp ứng xử“Ứng xử” là từ ghép gồm “ứng” và “xử”. trong đó “ứng” là ứng đối ứng phó,”xử”là xử lý,xử thế, xử sự. Ứng xử là phản ứng của con ngườ đối với sự tác động của ngườikhác đến mình trong một tình huống cụ thẻ nhất định.Ứng xử là một biểu hiện của giao tiếp, Nó là sự phản ứng của con người trước sựtác động của người khác vói mình trong một tình huống cụ thể được thể hiện qua thái độ,hành vi, cử chỉ, cách nói năng của con người nhằm đạt két quả tốt trong mói quan hệ giữacon người vối nhau. Ứng xử của con người được quy định bởi các chuẩn mực xã hội rõrệt. Xét trên bình diện nhân cách thì bản chất của ứng xử chính là những đặc ddiemr tínhcách của cá nhân được thể hiện qua hệ thống thái độ, hành vi, cử chỉ và cách nói năng củacá nhân với những người xung quanh,Ta có thể hiểu: Văn hóa ứng xử là thế ứng xử, là xự thể hiện triết lí sống, các lốisống,lói suy nghĩ, lối hành động của một cộng đồng người, trong việc ứng xử và giảiquyết những mối quan hệ giữa con người với tự nhiên, với xã hội từ vi mô (gia đình) đếnvĩ mô(xã hội).Văn hóa ứng xử là một trong những yêu cầu quan trọng của giao tiếp có văn hóa. Nógóp phân thể hiện hành vi đạo đức, diện mạo nhân cách của cá nhân trong xã hội. văn hóaứng xử mang trong nó những giá trị đạo đức, thẩm mỹ phù hợp với bản sắc văn hóa dântộc, là sự kết tinh giữa cái truyền thống và hiện đại,cái dân tộc và cái quốc tế. Nó mangtính chuẩn mực cho nhiều thế hệ, trở thành một quy ước chung, nếp sống của mỗi cánhân, mỗi cộng đòng, mỗi dân tộc. Tuy nhiên , văn hóa ứng xử của mỗi cá nhân là khácnhau. Vì nó được hình thành trong quá trình học tập, rèn luyện và trưởng thành của mỗicá nhân trong xã hội .Văn hóa ứng xử phải được nhìn nhận từ ít nhất dưới chiều kich của con người: quanhệ với tự nhiên, quan hệ với xã hội, quan hệ voái chính bản than mình và quan hệ với tổtiên con cháu.Văn hóa ứng xử trong nàh trường là quan niệm,thái độ và cach thức của mỗi cá nhânhây một tập thể trong việc tiếp cận và xử lý những mối quan hệ voái các đối tác trong quátrình thuwch hiện nhiệm vụ của nhà trường. văn hóa ứng xử gần như bao trùm lên toànbộ các cấu trúc của văn hóa học đường, từ văn hóa vật thể đến văn hóa phi vật thể, từ vănhóa nói đén văn hóa viết, từ văn hóa giao tiếp đến văn hóa xử lý công việc, Hơn đâu hết,văn hóa ứng xử xuất hiện thường xuyên nhất cả về không gian và thời gian trong nhàtrường.Văn hoá ứng xử gồm 2 chữ tâm và nhẫn, tâm là đạo đức , tình cảm, là lý trí, nhẫn làsự nhẫn nhịn, nhường nhịn. được biểu hiện qua hình thái : văn hoá nói và văn hoá hànhđộng.2. Hành vi ứng xử văn hóa trong giới trẻThanh niên đang đối mặt nhiều khó khăn trong việc lựa chọn những giá trị mới vừa phùhợp truyền thống của dân tộc vừa đáp ứng xu hướng phát triển của xã hội hiện đại, nhấtlà việc lựa chọn hành vi ứng xử trong cuộc sống, trong học tập, công tác và các mối quanhệ xã hội. Ứng xử như thế nào để được coi là người có văn hóa và làm thế nào để hướnggiới trẻ tới ứng xử có văn hóa? Đây là vấn đề cấp thiết đặt ra, đòi hỏi chúng ta cần có sựnhìn nhận nghiêm túc và khách quan.Ứng xử là một biểu hiện của giao tiếp, là sự phản ứng của con người trước sự tácđộng của người khác với mình trong một tình huống nhất định được thể hiện qua thái độ,hành vi, cử chỉ, cách nói năng của con người nhằm đạt kết quả tốt trong mối quan hệ giữacon người với nhau. Xét trên bình diện nhân cách thì bản chất của ứng xử chính là nhữngđặc điểm tính cách của cá nhân được thể hiện qua thái độ, hành vi, cử chỉ và cách nóinăng của cá nhân với những người chung quanh.Hành vi ứng xử văn hóa là những biểu hiện hoạt động bên ngoài của con người,được thể hiện ở lối sống, nếp sống, suy nghĩ và cách ứng xử của con người đối với bảnthân, với những người chung quanh, trong công việc và môi trường hoạt động hằng ngày.Tuy nhiên hành vi ứng xử văn hóa của mỗi cá nhân là khác nhau, nó được hình thành quaquá trình học tập, rèn luyện và trưởng thành của mỗi cá nhân trong xã hội. Hành vi ứngxử văn hóa của tuổi trẻ được coi là các giá trị văn hóa, đạo đức, thẩm mỹ của mỗi cá nhânđược thể hiện thông qua thái độ, hành vi, cử chỉ, lời nói của mỗi cá nhân đó. Nó đượcbiểu hiện trong mối quan hệ với những người chung quanh, trong học tập, công tác, vớibạn bè cùng trang lứa và thậm chí ngay cả với chính bản thân họ. Về hành vi ứng xử cóvăn hóa của giới trẻ hiện nay, có nhiều ý kiến khác nhau. Tuy nhiên cần có cái nhìnkhách quan khi đề cập về vấn đề này. Có thể nói, tuổi trẻ ngày nay phần đông là nhữngcon người năng động, có kiến thức rộng, sống có hoài bão và lý tưởng, đồng thời khôngngừng học hỏi vươn lên để dựng xây đất nước. Nhìn chung họ có những cách ứng xử tíchcực, phù hợp với truyền thống, đạo lý dân tộc. Giới trẻ ngày nay phần đông đã thể hiệntrách nhiệm với xã hội, với chính bản thân mình, không ngừng học hỏi, vươn lên, sống cóhoài bão, lý tưởng rõ ràng.Trong học tập, công tác, tuổi trẻ ngày nay không ngừng vươn lên để đạt đượcnhững thành công. Trong nhiều kỳ thi Ô-lim-pích các môn học, những giải thi đấu thểthao khu vực và quốc tế, nhiều bạn trẻ Việt Nam đã nỗ lực vươn lên mang vinh quang vềcho đất nước. Gần đây nhất, tại kỳ thi Ô-lim-pích Toán học quốc tế IMO 50 được tổ chứctại Đức, Đoàn học sinh Việt Nam có sáu thành viên đều giành huy chương, trong đó cóhai vàng, hai bạc và hai đồng. Đây chỉ là một trong số những cuộc thi mà giới trẻ củachúng ta tham gia và đạt được thành tích cao. Bên cạnh đó, ngay ở trong nước, tuổi trẻkhông ngừng vươn lên để đạt được những thành tích đáng kể.Đáp lại sự nỗ lực đó, hằng năm, có rất nhiều chương trình và giải thưởng khácnhau tôn vinh các bạn trẻ tiêu biểu do T.Ư Đoàn TNCS Hồ Chí Minh thực hiện. Bên cạnhđó, các Diễn đàn dành cho thanh niên và các tầng lớp nhân dân nói về xây dựng lối sốngvăn hóa của thanh niên, như: Diễn đàn Tuổi trẻ sống đẹp, sống có ích do Báo Nhân Dânphối hợp T.Ư Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tổ chức; diễn đàn Thanh niên sống đẹp của T.ƯHội LHTN Việt Nam đã thu hút nhiều bạn trẻ tham gia. Những hoạt động này góp phầngiúp đoàn viên, thanh niên có những ứng xử tích cực, thể hiện bản lĩnh, sức trẻ và tráchnhiệm với đất nước.Xây dựng lối sống đẹp, sống có ích cho tuổi trẻBên cạnh những biểu hiện của hành vi ứng xử có văn hóa, hiện nay vẫn còn một bộphận trong giới trẻ có những hành vi ứng xử thiếu văn hóa. Đối với bản thân họ không cóý chí phấn đấu, sống buông thả, sa đà vào các tệ nạn xã hội: cờ bạc, ma túy, mại dâmĐây hoàn toàn là những biểu hiện của nếp sống xa lạ, sai trái, đi ngược với truyền thốngvăn hóa dân tộc. Hiện tượng các bạn trẻ, thậm chí là học sinh THPT văng tục, chửi thề;ngang nhiên vi phạm luật lệ giao thông; có thái độ không đúng mực với người già; hànhđộng thiếu văn hóa nơi công cộng còn khá phổ biến.Trong bối cảnh xã hội hiện nay chúng ta cần có sự nhìn nhận nghiêm túc về vấn đềnày. Việc giáo dục hành vi ứng xử văn hóa cho giới trẻ cần được quan tâm đúng mức.Chúng ta cần có những biện pháp thích hợp nhân rộng, tuyên dương những hành vi ứngxử đẹp tuân theo các chuẩn mực, vừa phù hợp với văn hóa, đạo đức truyền thống của ViệtNam, vừa phù hợp với các chuẩn mực của xã hội hiện đại.Hành vi ứng xử văn hóa là kết quả của quá trình nhận thức, tình cảm, ý chí, niềmtin của con người trong quá trình sống, học tập và lao động. Cho nên để vun đắp hành viứng xử đạo đức trong giới trẻ, trước hết những người đi trước phải biết tác động một cáchphù hợp vào nhận thức, tình cảm, ý chí và hành động của giới trẻ để họ từng bước nângcao nhận thức, bồi dưỡng tình cảm, hình thành niềm tin và có những hành vi ứng xử đẹptrong cuộc sống. Có rất nhiều những việc làm cụ thể và thiết thực để hướng giới trẻ cócách ứng xử văn hóa: nêu gương của những người chung quanh để làm chuyển biến nhậnthức giới trẻ; phát động các phong trào thi đua trong mọi lĩnh vực để hướng họ vàonhững hành động tốt; ngoài ra còn sử dụng những tấm gương gần gũi như bạn bè, người10thân, những tấm gương điển hình cùng trang lứa để tác động lên nhận thức, tình cảm vànhất là khơi gợi lòng tự trọng của họ; tổ chức các Diễn đàn thanh niên nói về sống đẹp,sống có ích, sống có văn hóa Bên cạnh đó, cần có sự quan tâm đúng mức, hướng dẫn,giúp đỡ và tháo gỡ những khó khăn, điều chỉnh những hành vi ứng xử không đẹp nảysinh trong quá trình giới trẻ tham gia vào những quan hệ xã hội.3. Thực trạng về văn hóa giao tiếp ứng xử của giới trẻ ngàynay.3.1. Trong nền Giáo dụcĐể trở thành người lao động có trình độ chuyên môn nhất định, có khả năng ứngxử trong công việc nói riêng và trong cuộc sống nói chung, mỗi sinh viên không chỉ bồidưỡng cho mình về kiến thức chuyên môn mà cả về khả năng giao tiếp, ứng xử. Có thểnói, văn hóa ứng xử góp phần không nhỏ trong sự thành đạt của mỗi người. Hiện nay, đasố sinh viên biết ứng xử trong quan hệ giao tiếp nhưng cũng không ít sinh viên còn lúngtúng, thiếu tinh tế về vấn đề này.Hiện nay, số lượng sinh viên đại học ngày càng tăng. Với lứa tuổi đôi mươi, phongcách sống trẻ trung, năng động, có hiểu biết, các em đã góp phần làm đẹp cho xã hội.Những hành động cao cả, đầy nghĩa khí của sinh viên như quên mình cứu người, giúp đỡ,quan tâm, động viên những bạn sinh viên có hoàn cảnh khó khăn, kính trọng thầy côgiáo, biết thương yêu cha mẹ, anh chị em, có thái độ phản kháng với những ứng xửkhông đẹp mắt của bạn bè và những người khác đang ngày càng được xã hội ghi nhận.Bên cạnh đó, trong sinh viên vẫn tồn tại không ít những kiểu ứng xử không phùhợp với truyền thống văn hóa dân tộc, vụng về, thiếu tinh tế. Bên cạnh một số sinh viêncó ý thức học tập tốt, nghiêm túc trong các kỳ thi thì vẫn còn những sinh viên mải mê với11đánh bài ăn tiền, chơi số đề, uống rượu rồi quấy phá làm mất trật tự. Đến kỳ thi thì chuẩnbị tài liệu phô tô thu nhỏ để đưa vào phòng thi sử dụng hoặc chép bài của bạn. Nếu thầy,cô giáo coi thi nghiêm túc nhắc nhở thì vừa ra khỏi phòng thi đã dùng những từ khôngmấy tốt đẹp. Một sinh viên thi xong về đã đưa tin lên facebook: “Hôm nay đi thi gặp mộtcon thảo ăn cho chép bài. Nhưng vừa chép được một đoạn thì ông ấy lấy mất tài liệu.Thầy cô gì mà dữ như quỷ”. Thử hỏi rằng những sinh viên như vậy làm sao có thể trangbị cho mình những kiến thức cần thiết để sau này tự tin bước vào đời. Truyền thống củadân tộc Việt Nam là “tôn sư trọng đạo”, “nhất tự vi sư, bán tự vi sư” thì những truyềnthống đó đang bị cơ chế thị trường làm mai một. Một số sinh viên gặp thầy, cô giáo đãgiảng dạy mình cũng không chào hỏi. Khi không có mặt thầy, cô giáo thì dùng những từthiếu tôn kính. Tuy nhiên, thực trạng này có nguyên nhân từ cả phía sinh viên và thầy côgiáo. Nhưng dù như thế nào thì sinh viên vẫn phải thực hiện tốt bổn phận của mình tronggiao tiếp, ứng xử với thầy, cô giáo và mọi người.Ứng xử của sinh viên với bạn bè cũng là một nội dung quan trọng trong văn hóahọc đường. Sinh viên thường có tinh thần nghĩa hiệp. Khi bạn bè gặp khó khăn sẵn sàngchia sẻ, động viên. Một lời cảm ơn, xin lỗi nhẹ nhàng chân thành có thể để lại ấn tượngtốt, có thể giải tỏa được những vướng mắc tạo nên mâu thuẫn không đáng có. Nhưng mộtsố sinh viên thường có thái độ quá khích, thiếu bình tĩnh khi bạn bè làm mình không hàilòng. Vì vậy, chỉ một cái nhìn “không bình thường”, chỉ một va chạm nhẹ, một mâuthuẫn nhỏ là có thể có những lời nói thô tục, khiếm nhã, thậm chí gây gổ, đánh nhau.Ứng xử của sinh viên trong các cuộc họp, hội nghị, trong lớp học, trong các buổimít tinh cũng là một vấn đề cần bàn. Trong lớp học, một số sinh viên nói chuyện riêng,gây ồn ào ảnh hưởng đến việc tiếp thu bài của cả lớp và giảng bài của thầy cô giáo. Mộtsố sinh viên sử dụng điện thoại di động để truy cập mạng hoặc chơi trò chơi trong giờhọc. Có những sinh viên ngủ trong lớp, khi giảng viên hỏi về bài học mới đứng dậy ngơ12ngác hoặc bỏ giờ ra quán ngồi. Trong buổi họp, mít tinh người nào lên phát biểu cứ phátbiểu còn sinh viên cứ nói chuyện rào rào, khi diễn giải phát biểu xong cũng không vỗ taytán thưởng. Xem biểu diễn văn nghệ khi kết thúc tiết mục cũng chỉ vỗ tay lẹt đẹt để cổvũ. Trong buổi lễ tổng kết, đến chương trình khen thưởng, nhìn lại chỉ còn một nửa sinhviên trong hội trường.Ứng xử của sinh viên trên facebook có những biểu hiện không tốt. Một số sinhviên sử dụng những từ lóng, khó hiểu. Có bạn sử dụng ảnh của Đại tướng Võ NguyênGiáp làm ảnh đại diện… Có những sinh viên bất cứ chuyện gì cũng đưa lên facebooktrình làng, kể cả chuyện tế nhị. Trong gia đình, một số sinh viên hầu như không có thóiquen đi thưa, về chào, cãi lại bố mẹ, ông bà với thái độ hỗn láo, chi tiêu quá mức so vớihoàn cảnh gia đình gây nợ nần…Ứng xử của sinh viên trong các cuộc thi cũng còn tồn tại những hạt sạn khôngđáng có. Trong các cuộc thi hoa khôi ở các trường đại học, nhiều sinh viên trả lời rấtngây ngô, thiếu tinh tế. Điều đó bộc lộ sự thiếu hụt về nền tảng tri thức văn hóa của sinhviên. Không ít thí sinh trước tràng pháo tay của khán giả đã mất bình tĩnh đứng như “trờitrồng” không nói được gì. Trong một cuộc thi về “Tài sắc nữ sinh báo chí”, khi Ban giámkhảo hỏi về lợi thế của sắc đẹp trong công việc của nữ phóng viên, một sinh viên đã nóithẳng rằng “phóng viên báo phát thanh – truyền hình mới cần phải đẹp, còn phóng viênbáo viết không thể hiện cái đẹp của mình nên không cần phải đẹp”.Trong một cuộc thi Olympic môn Chính trị, khi bắt được câu hỏi: “Phan ĐìnhPhùng chống quân xâm lược nào” thì đã dõng dạc trả lời là chống quân xâm lược Tống…Hoặc khi chiếu lên hình ảnh Văn Miếu – Quốc Tử Giám và yêu cầu cho biết về di tíchlịch sử này, có bạn đã trả lời rằng đây là nơi có bia đá, rùa đá và nhiều cảnh đẹp, là nơi13mọi người thường đến chụp ảnh…Ứng xử của sinh viên đối với người nước ngoài đến thăm Việt Nam cũng cònnhiều điều phải bàn. Xin dẫn lời Giáo sư Hoàng Xuân Sính khi nói về vấn đề này trên bàitrả lời phỏng vấn về giáo dục đại học: “Về kỹ năng sống và khả năng sáng tạo thì phảithừa nhận, sinh viên Việt Nam rất kém và thiếu lễ độ. Tôi từng cùng một chuyên giangười Pháp qua thăm trường Đại học Quốc gia Hà Nội. Khi đến trường ông ấy chàosinh viên, nhưng sinh viên Việt Nam thay vì chào lại quay sang bàn tán, rồi cười ré lêntrước người lạ. Khi đó, tôi đã phải đưa ông ấy đi ngay vì tôi thấy quá xấu hổ với kỹ năngứng xử của sinh viên Việt Nam”. Nhưng hiện tượng này không phải là cá biệt trong ứngxử với khách ngoại quốc của sinh viên3.2. Trên mạng xã hội.” Kết quả điều tra của chúngtôi cho thấy đa phần giới trẻ ngày nay ít nhất có sở hữuhoặc có tiếp cận đến các thiết bị có thể sử dụng để truy cập Internet. Các phương tiệnđiện tử cầm tay và đặc biệt là máy tính xách tay (labtop) có xu hướng phổ biến hơn cả vớinhóm thanh niên do nhu cầu công việc. Trong khi đó số lượng học sinh THPT sở hữumáy tính để bàn (desktop) vượt trội hơn do các em đa phần sống cùng cha mẹ, các giađỉnh thường có xu hướng mua máy tính để bàn cho con cái hơn là sắm cho con máy tínhcá nhân. Nhóm tuổi sinh viên đã có xu hướng dùng máy tính xách tay nhiều hơn do nhucầu học hành và giao lưu bạn bè. Ở cả ba nhóm, những người sống ở khu vực thành phốvà ngoại ô thành phố đều có xu hướng sở hữu và tiếp cận các công cụ và công nghệ truycập được internet hơn. Nam có xu hướng sở hữu các thiết bị này nhiều hơn nữ (71.4% sovới 65.2% với máy tính bàn và 52.0% so với 47.1% với máy tính xách tay). Giải thíchđiều này nhiều bạn nam có cùng ý kiến cho rằng các bạn gái có nhiều mối quan tâm kháchơn là công nghệ hoặc một số bạn chưa thực sự tự tin về khả năng sử dụng và xử lý tìnhhuống khi sở hữu máy tính riêng, trong khi đó một số bạn nữ lại nói tới nguyên nhân là14do các bạn nam thường đam mê công nghệ hơn và muốn khẳng định mình khi sở hữu vàsử dụng công nghệ đó.Có thể nói, giới trẻ hiện nay có điều kiện tiếp xúc với công nghệ từ khá sớm, độtuổi để sở hữu các sản phẩm công nghệ, nhất là công nghệ liên quan đến Internet ngàycàng trẻ hơn và không ít gia đình chủ động cho con cái họ tiếp cận với công nghệ ngàycàng sớm. Như vậy, việc giới trẻ hiện nay sở hữu các sản phẩm công nghệ liên quan đếnInternet đã là một phương tiện vô cùng quan trọng hình thành nên thói quen sử dụngInternet cùa họ.Facebook luôn là trang mạng có số người sử dụng nhiều nhất, giải thích cho điềunày nhiều bạn trẻ cho rằng đây là mạng toàn cầu và có độ phủ sóng rộng khắp nên hấpdẫn phần đông các bạn trẻ. Tiếp theo Facebook, Zingme vốn là một mạng xã hội kèmtheo nhiều dịch vụ tiện ích như nghe nhạc, đọc tin tức, chia sẻ video, và là sản phẩm củaViệt Nam cũng đang ngày một phổ biến. Riêng trang mạng Yahoo với rất nhiều tiện ích,đặc biệt là email, Chat, viết blog, cũng được rất đông các bạn trẻ lựa chọn, còn các trangmạng khác nhưTwitter, My space, Hi5„. .chưa quen thuộc và còn rất ít được các bạn trẻViệt Nam sử dụng.Số bạn trẻ dùng tiếng Việt hoàn toàn trong khi giao tiếp trên mạng là khá ít và theoxu hướng tăng dần theo độ tuổi. Việc dùng ngôn từ tiếng Việt kết hợp với ngôn ngữkhác(phổ biến nhất là kết hợp với tiếng Anh) cũng có xu hướng tăng dần theo độ tuổi vàthanhniên là nhóm dùng ngôn từ có sự kết hợp này nhiều nhất. Tiếng Việt được dùngtheo cách riêng của giới trè, với những sự “sáng tạo” ngôn từ lạ lẫm và khó hiểu lại tuântheo xu hướng ngược lại giữa 3 nhóm tuổi, nhóm học sinh thích dùng ngôn từ tiếng Việtkiểu biến hóa này nhất, ít hơn là nhóm sinh viên và ít dùng hơn hẳn là nhóm thanh niênvà theo các bạn thanh niên này thì họ đã trưởng thành hơn, chín chắn hơn, có công việc,có sự giao tiếp xã hội rộng rãi với nhiều người ở các lứa tuổi và địa vị khác nhau nên họkhó có thể dùng kiểu ngôn từ tiếng Việt theo kiểu biến hóa, khó hiểu đó. Trên thực tế khánhiều bạn trẻ sử dụng ngôn từ theo từng đối tượng giao tiếp, từng trường hợp giao tiếp,15họ rất linh hoạt và biên hóa trong cách dùng ngôn ngữ này. Họ có thể vẫn dùng tiếng Việtnhung là thứ tiếng Việt biến hóa theo dạng mật mã hoặc là dùng xen kẽ rất nhiều tiếnglóng hoặc là chuỗi những câu chữ viết tắt không ai hiểu, các bạn trẻ chia sẻ lý do vì saolại dùng ngôn ngữ chát như vậy, chúng tôi tôi thấy có 3 lý do chính nổi lên là: thoát khỏisự kiểm soát của bố mẹ (chủ yếu với nhóm học sinh), muốn đảm bảo sự riêng tư với đốitượng nào đó, và dùng theo trào lưu.Hiện nay xu hướng dùng mạng xã hội ở nước ta đang nở rộ đặc biệt là tronggiới trẻ, học sinh, sinh viênThay vì gặp nhau ngoài đời thực để thăm hỏi, nói chuyện thì không ít bạn trẻ suốtngày dán mắt vào màn hình máy tính để nói chuyện. Mọi nhu cầu giải trí, giao tiếp đềuđược mạng xã hội thỏa mãn… Lượng bạn bè đông đảo trên mạng xã hội đã thay thế chobạn bè trong đời thực, mặc dù phần lớn bạn bè trong danh sách đều là những người họchưa từng gặp gỡ và trò chuyện ngoài đời.Bên cạnh những mặt tích cực của mạng xã hội đem lại như chia sẻ thông tin, hình ảnh;gắn kết mọi người lại với nhau; trao đổi, học tập hoặc thảo luận các vấn đề mọi mặt củaxã hội, Tuy nhiên những vấn đề tiêu cực khi sử dụng mạng xã hội hiện nay cũngtương đối phổ biến. Đó là tình trạng dùng mạng xã hội để tuyên truyền các nội dung,hình ảnh không lành mạnh; nói xấu, chửi bới với những ngôn từ thiếu văn hóa,Đã có nhiều vụ cộng đồng người dùng mạng Internet phải “ném đá” những kẻ sử dụngmạng xã hội để nói xấu người thân của mình. Đơn cử mới đây nhất một cô bé không xinđược tiền mua điện thoại, đã viết những dòng chia sẻ dài trên Facebook lăng mạ chínhbố mẹ mình. Xem đấng sinh thành ngang hàng như bạn bè, cô gái dành những lời vô lễ,câu chửi thề để xả giận. Hành động vô giáo dục này bị cộng đồng phản ứng dữ dội. Gầnđây nhất là vụ cả cộng đồng dư luận đang xôn xao chuyện một học sinh lớp 8 tại thànhphố Tam Kỳ (Quảng Nam) đã dùng những lời nói thiếu chừng mực với nhà trường, thầycô trên Facebook.16Trước vấn nạn giới trẻ đua nhau lên mạng chửi bố mẹ, thầy cô, người thân khiếnnhiều người tỏ ra hoang mang, ngao ngán với các lối hành xử với nhau rất thiếu vănhóa. Không chỉ dùng mạng xã hội như nơi để trút giận, nhiều nhóm còn lập các nhóm đểhạ nhục, nói xấu bạn bè. Chỉ vì hiểu nhầm hay xích mích, hội những người “ghét”, “ kỳthị”, cứ thế lên mạng xã hội cho ra đời các nội dung để lôi kéo các thành viên hùatheo, các hội này còn đăng ảnh cùng thông tin cá nhân của “nạn nhân” lên để chửi bới.Hành vi không đẹp này nhận được nhiều bức xúc và phản hồi của cộng đồng dùng mạngxã hội hiện nay.Đã đến lúc những người làm công tác văn hóa, giáo dục cần phải sớm quan tâm,uốn nắn những lệch lạc về tư tưởng, đạo đức, lối sống, ứng xử của một bộ phận khôngnhỏ thế hệ trẻ đang dùng mạng xã hội hiện nay nhằm tránh những hệ lụy đáng tiếc.3.3. Nơi công cộngGiao tiếp, ứng xử nơi công cộng được xem là một kỹ năng quan trọng đối với mỗingười. Ứng xử có văn hóa nơi công cộng là nếp sống văn minh cần được mọi người coitrọng, nhất là giới trẻ. Có thể, hình thức một ai đó thật nổi bật, cá tính thật hay, nhưngthiếu đi những kỹ năng ứng xử đúng mực trước mọi người thì họ cũng đã tự làm xấu đihình ảnh của mình. Bởi hiện nay, chúng ta dễ dàng bắt gặp những hành vi thiếu văn hóađang tồn tại ở một bộ phận không nhỏ trong giới trẻ.Xã hội ngày càng phát triển, giới trẻ đang ngày càng trở nên mạnh dạn, tự tin hơntrong mọi lĩnh vực đời sống, xã hội. Tuy nhiên, bên cạnh đó, cũng có một phần khôngnhỏ các bạn trẻ lại có cách ứng xử thiếu văn hóa nơi công cộng; nói năng tục tĩu, ồn ào,nói chuyện điện thoại oang oang hoặc thể hiện tình cảm thái quá nơi đông người, côngviên; chen lấn, xô đẩy khi xếp hàng; bóp còi inh ỏi khi tắc đường; đi xe buýt khôngnhường ghế cho người già và phụ nữ Những hành vi này đang tạo ra một thói quen xấucho giới trẻ, tạo ra một môi trường thiếu văn hóa trong xã hội, gây ảnh hưởng không nhỏ17đến hành vi, nhân cách của các bạn trẻ. Có những chuyện người xung quanh chứng kiếnphải lắc đầu ngao ngán với lối ứng xử “quá tệ” của các bạn trẻ ngày nay.Trong không khí nhộn nhịp của những ngày cuối năm, các siêu thị trở nên đônghơn ngày thường, bởi có nhiều mặt hàng giảm giá, ai cũng muốn tranh thủ lựa chọnnhững món hàng đẹp, rẻ, phù hợp với mình, nhất là gian hàng quần áo may sẵn. Đangchọn lựa quần tây giảm giá với người thân, một bạn gái đứng bên cạnh cũng đang nhanhtay lựa chọn, cô nàng “vô tư” xốc, moi, mở ra xem kiểu, size nhưng chẳng xếp lại và đểvào đúng chỗ như nhân viên siêu thị sắp gọn gàng, ngăn nắp trước đó. Chỉ một thoáng làchỗ cô ta đứng lựa đã bề bộn, những người đứng cạnh tỏ ra khó chịu. Cô bạn đi cùng nóinhỏ gì đó với cô gái, nhưng cô nàng thản nhiên lựa đồ tiếp và nói to: “Kệ mẹ tụi nó, đứanào thích thì nhìn. Mình đẹp mà! Muốn mua đồ thì phải lựa, phải xốc lên mới lựa đượcchứ! Một chút mấy đứa nhân viên siêu thị nó xếp lại…”. Hết “cảnh” lựa chọn, cô nàng“chuyển cảnh” thử đồ. Dù siêu thị có để bảng quy định mỗi khách hàng thử tối đa 4 sảnphẩm/lần thử nhưng nàng ta mang vào phòng thử gần chục món. Thế nhưng khi bước ra,cô nàng chỉ mang một cái áo, còn những món hàng kia cô “gửi” lại phòng thử cho tiện,“đem ra chi cho mất công cầm, trả lại chỗ cũ”- cô nàng vô tư trả lời khi một khách hàngnhắc nhở. Chứng kiến thái độ, cách ứng xử của cô nàng nhiều khách hàng lắc đầu ngaongắn, một dì đứng gần đó nói: “Con gái gì chẳng có miếng nết, chẳng biết lịch sự, vănhóa là gì”.Đến quầy tính tiền, ai cũng sắp hàng chờ đến lượt mình, một anh chàng cao to, điểntrai, chen chân vào nói với những người đứng trước và chỉ tay ra hàng ghế chờ của siêuthị, rồi nói: “Tui chỉ có một món hàng, mọi người nhường cho tui trước nhé! Tui chở bàbầu về, bả than đau đau cái bụng”. Nghe thế, mọi người chuyển ánh mắt sang hàng ghếchờ, thì thấy một phụ nữ có thai đang ngồi nghỉ. Thế là, mọi người nhường cho anh tínhtiền đi trước. Nhân viên đang tính tiền thì một cô gái chạy lại: “Anh! Em quyết định lấycái áo này!”, rồi cô nàng đưa vào tính tiền cùng. Sau khi tính tiền xong, anh chàng điểntrai khoác tay cô gái vừa mang cái áo ra và đi xuống thang máy, vừa đi vừa cười, nói:18“Đông như vậy, không mánh thì tính tiền xong chắc 12 giờ khuya quá!”. Nhìn sang hàngghế chờ thì thấy người phụ nữ có thai đang ngồi, mọi người nhìn nhau và chỉ biết nói 2chữ “bó tay!”.Văn hóa ứng xử không thể đem ra cân-đong- đo- đếm và cũng không hẳn tỉ lệthuận với trình độ học vấn của con người. Nó chủ yếu là do trình độ nhận thức và sự quantâm hướng dẫn, giáo dục của những người trong gia đình và nhà trường. Do đó, để xâydựng cộng đồng văn minh và ứng xử văn hóa nơi công cộng trở thành một thói quen tốt,mỗi người cần phải tự nâng cao hơn nữa ý thức bản thân, sống có văn hóa, biết tôn trọngbản thân mình và mọi người xung quanh. Song song đó, ngoài việc làm gương thì chamẹ, người lớn trong gia đình, thầy cô giáo cần phải giáo dục, hướng dẫn cách ứng xử phùhợp để các bạn trẻ có thói quen sống có văn hóa và văn minh, tôn trọng người khác vàtham gia vào thực hiện nếp sống văn minh đô thị.4. nguyên nhân4.1. Nguyên nhân chủ quanNgày nay, bên cạnh những ưu diểm của thanh niên như năng động, thích ứngnhanh thì có vẻ như một số bạn thiếu kĩ năng được xem là cực kì quan trọng, đó là vănhóa giao tiếp ứng xử có văn hóa. Thanh niên thiếu bản lĩnh, thiếu kĩ năng sống, thiếu ýthức lời nói, cử chỉ, hành động, chưa nhận thức tầm quan trọng của văn hóa giao tiếpchuẩn mực. Ngoài ra, thanh niên các bạn chủ yếu thiếu sự kèm cặp, định hướng của bốmẹ. Cuộc sống xa nhà giúp các bạn sớm tự lập , nhưng điều này ảnh hưởng không nhỏđến văn hóa giao tiếp của các bạn. Cuộc sống tự do là cơ hội để các bạn thể hiện mình,nhưng một số bạn lại chọn cách thể hiện mình một cách lệch lạc như: tụ tập bạn bè nhậunhẹt, hút thuốc lá, nói tục, chửi thề, và có những hành vi không phù hợp với thuần phongmỹ tục của Việt Nam.4.2. Nguyên nhân khách quan19Gia đình là một phần tử của xã hội, gia đình tốt đẹp thì xã hội mới tốt đẹp được.Thế mà gia đình trong xã hội ngày nay của chúng ta có những “lỗ hổng” rất lớn, hầu nhưngười nào sống biết người đó: cha có việc cha, mẹ có việc mẹ, ai cũng phải vật lộn vớicuộc sống, với đồng tiền. Chính vì thế mà họ không có thời gian quan tâm đến con cái,xây dựng nếp sống gia đình văn hóa, cha mẹ thiếu gương mẫu trong giao tiếp ứng xửhằng ngày.Nhà trường cũng không khác gia đình mấy, bởi nhà trường hiện nay cũng chỉ đểnhồi nhét kiến thức, đề cao việc “đào tạo nguồn nhân lực để đáp ứng nhu cầu nhân lựccủa nền kinh tế”. Việc giáo dục văn hóa, ứng xử cho người học gần như bị bỏ quên hoặcbị xem là thứ yếu. Trong khi đó, vai trò của trường học đâu chỉ bó hẹp trong việc dạynghề mà còn phải truyền tải cho người học những giá trị, chuẩn mực của xã hội để họ trởthành những con người toàn diện, biết sống và biết tôn trọng người khác. Các bạnthanh niên hiện nay có điều kiện đầy đủ để học tập, nâng cao trình độ, có đầy đủ cácphương tiện vui chơi giải trí hơn các thế hệ thanh niên trước đây. Đó là điều mà ai cũngphải công nhận. Tuy nhiên, với những điều kiện và cơ hội thuận lợi ấy, nhiều bạn đã thểhiện đẳng cấp văn hóa chưa xứng tầm với những gì bản thân đã được hưởng thụ. Và cũngdo ảnh hưởng bởi lối sống thiếu lành mạnh, thực dụng của nến kinh tế thị trường đã dẫnđến những hành vi thiếu văn hóa trong giao tiếp và ứng xử của thanh niên với người lớntuổi, thanh niên với thanh niên thể hiện sự hụt hẫng trong nhận thức về đạo đức, về tìnhcảm, về văn hóa. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến thực trạng văn hóa giao tiếp ởthanh niên hiện nay xuống cấp trầm trong như vậy. Nguyên nhân đầu tiên dẫn đến tìnhtrang này xuất phát từ chính cá nhân thanh niên, những thanh niên thiếu ý thức, thiếu bảnlĩnh, sống xa gia đình, lại luôn muốn thể hiện4.2.1.Nguyên nhân do sự phát triển của công nghệ thông tinViệc các luồng văn hóa phương Tây tràn vào Việt Nam, tiếp đó là sự phát triểnkhông ngừng của công nghệ thông tin và các phương tiện truyền thông: Sứ điệp ngày Thế20Giới Truyền Thông lần thứ 43 cho thấy khả năng “xóa biên giới” của truyền thông hiệnnay: “Sự dễ dàng tiếp cận với điện thoại di động và máy vi tính, được nối kết ở tầm mứcthế giới và sự thâm nhập của Internet, đã tạo nên rất nhiều phương tiện gởi đi cách chớpnhoáng những ngôn ngữ và hình ảnh đến những nơi xa và cô lập nhất của thế giới: mộtkhả năng không thể hiểu được đối với các thế hệ đi trước.” Nhờ có các thiết bị truyềnthông di động (mobile communication), con người dù đang ở bất cứ đâu cũng có thể liênlạc giao tiếp với những anh chị em thuộc các phần khác của thế giới cách dễ dàng nhanhchóng. Nhưng các thiết bị ấy cũng dần dần có xu hướng chi phối luôn cả bản thân lẫn thóiquen sinh hoạt của những người sử dụng. Đó không chỉ là những thiết bị liên lạc mà cònlà phương tiện giúp quản lý cuộc sống, học tập, trao đổi kiến thức, kinh doanh thươngmại, vui chơi giải trí và ngày càng có thêm nhiều chức năng khác nữa. Có thể nói cáchkhác là lần đầu tiên trong lịch sử, loài người đã phát minh ra thứ công nghệ mới có khảnăng cầm giữ chính họ, với những thiết bị đã khiến cho họ không thể rời xa hoặc thiếu nónữa. Hãy thử tưởng tượng xem nếu chỉ một ngày không có tất cả các thiết bị này thì thếgiới chúng ta sẽ hỗn loạn ra sao! Các phương tiện truyền thông đang gây ảnh hưởng lớnlao và khuynh đảo cuộc sống khiến cho toàn nhân loại phải lo lắng đến một tương lai nơicon người có nguy cơ trở thành nạn nhân của máy móc và kỹ thuật nếu không ý thức vềkhả năng tự do phán đoán và chọn lựa điều tốt hơn của mình.Riêng mạng Internet – hay loại phương tiện truyền thông đa phương tiện – ngoàivô số thông tin giá trị và hữu ích thì còn có khả năng làm cho các khái niệm về khônggian và thời gian trở nên tương đối, khiến nhiều người ngày càng xa rời thực tại. Nhữngví dụ diễn ra khắp nơi cho chúng ta thấy rằng Internet đang có một tác động vô cùng lớnlao trên đời sống con người, kể cả biến những điều có thật thành ảo và ngược lại. Nhiềungười đang để cho mình bị bệnh “nghiền mạng” hành hạ, họ dành rất nhiều thời gian cho“chat” (tán gẫu trên mạng), cho “game on-line” (các loại trò chơi trên mạng), cho các“mối tình ảo”, các chương trình quảng cáo, giải trí “rẻ tiền” và nhiều loại thông tin “lá21cải”, đó là chưa kể đến các nạn nhân của những trò gian lận, lừa đảo trên mạng, cờ bạctrên mạng, các chương trình khiêu dâm và bạo lực, thư nặc danh… Các phương tiệnthông tin cũ chỉ nhằm xoá bỏ biên giới chính trị và thực hiện một sự hoà nhập tốt đẹphơn. Nhưng với Internet, dự án không dám nói ra của việc xoá bỏ biên giới về vănhóa nhằm thống nhất cách suy nghĩ, hành xử và làm việc là một mục tiêu xem ra tốt đẹp,nhưng thực ra lại làm cho các nền văn hóa thống trị chi phối và lấn lướt toàn bộ thế giới.Các nền văn hóa yếu hơn sẽ không phải là “được hoà nhập” mà là “bị đồng hoá” trongmột tiến trình “toàn cầu hoá mới”. Và điều đáng nói hơn cả, đó là một khuynh hướngkhông thể đảo ngược mà mọi người chỉ có thể tìm cách giảm thiểu mức độ tiến triển củanó. Điền này đã khiến cho các bạn trẻ ngày càng có nhiều điều kiện để bộc lộ cái tôi củamình. Nhưng đó cũng là một trong những nguyên nhân hình thành nên hành vi, thái độứng xử không tốt của các bạn trẻ.4.2.2. Nguyên nhân bản thânDo lối sống thiếu ý thức, sống buông thả, đua đòi,tiếp thu những văn hóa tệ nạn,đặc biệt là các bạn lạm dụng tự do để làm những chuyện phi đạo đức. Và các bạn đãhiểu sai cái tự do đó, tự do không phải là làm những gì mình thích, tự do phải là mộtgiá trị để đảm bảo hạnh phúc của mình và người khác. Nói như Jean Cocteau: “Cáithảm kịch của giới trẻ, chính là giới trẻ bị đặt vào tình trạng không thể không vânglời vì sự tự do quá đáng.”4.2.3. Nguyên nhân từ gia đình“Gia đình chính là một phần tử của xã hội, gia đình mà tốt đẹp thì xã hội mới tốtđẹp được”. Đây chính là bài học giáo dục công dân của cấp II. Thế mà gia đình trong xãhội chúng ta ngày nay có những “lỗ hổng” rất lớn, hầu như người nào sống biết người đó:cha có việc cha, mẹ có việc mẹ, ai cũng phải vật lộn với cuộc sống, với đồng tiền. Sau22giờ làm, cha bận “tiếp khách” ở quán nhậu, mẹ bận việc nhà, thế là cha mẹ không có thờigian dành cho con cái, bữa cơm gia đình thường không có đủ mặt, chưa kể cha mẹ cònxích mích cãi vã, thế là sự “quan tâm” của cha mẹ với con cái chỉ là có tiền cho con đihọc, học chính quy, học thêm, học đàn, học nhạc, học võ Và thay vì khuyên bào thì chỉlà quở trách và la mắng. Dần dà con cái không biết nương tựa vào ai, không biết tâm sựcùng ai. Một số sinh ra cách sống đơn độc, nhút nhát, khó gần; số khác sẽ tụ tập vớinhững kẻ “cùng tâm trạng” để quậy phá xưng hùng xưng bá, sống bất cần đời. Và để lấy“số má” với bạn bè, chúng sẽ làm bất cứ gì, chơi bất cứ thứ chi để chứng tỏ “đẳng cấp”,“thua trời một vạn không bằng kém bạn một li”.Đúc kết kinh nghiệm giáo dục con cái, ông cha ta đã từng khẳng định: “Dạy con từthuở còn thơ”, cũng tựa như uốn cây tre, phải uốn từ lúc tre còn non. Nhưng xem ra nhiềugia đình ngày nay không coi trọng điều này, không quan tâm đến việc xây dựng nếp sốngcó văn hóa trong gia đình, cha mẹ thiếu gương mẫu về đạo đức, về lối sống và cũngkhông quan tâm dạy bảo con cái. Có bao nhiêu bậc cha mẹ hiện nay chịu bỏ thời gian dạycon cái biết cách đối nhân xử thế, biết tôn trọng mình và tôn trọng người khác, dạy conlòng khoan dung, độ lượng, vị tha và những chuẩn mực giá trị đạo đức mà con người phảisống theo và tôn trọng với tư cách là một con người?4.2.4. Nguyên nhân từ nhà trườngCó nhiều nguyên nhân dẫn đến những hạn chế trong ứng xử của sinh viên. Trướchết là do nhà trường chưa chú trọng vấn đề này trong đào tạo, bồi dưỡng. Nhà trường chủyếu chú trọng dạy chữ, chưa thực sự xem trọng việc dạy người, trong đó có vấn đề trangbị cho sinh viên kỹ năng mềm nói chung và kỹ năng giao tiếp ứng xử nói riêng. Đoànthanh niên nhà trường chưa chú trọng đẩy mạnh sinh hoạt văn hóa trong sinh viên, chưađịnh hướng cho sinh viên trong ứng xử. Một số gia đình chưa chú trọng giáo dục ứng xửcho con cái từ khi còn nhỏ, nên dẫn đến thói quen nói trống không, nói bốp chát, sống tùy23tiện, cẩu thả, bừa bộn và coi đó là điều bình thường. Nền kinh tế thị trường cũng tác độngkhông nhỏ đến hành vi ứng xử của sinh viên. Kinh tế thị trường coi trọng đồng tiền, lấyđồng tiền làm động lực. Điều đó dẫn đến không ít người bất chấp tất cả vì đồng tiền đốixử lạnh lùng, tàn nhẫn với người khác, vì đồng tiền có những người tính toán chi li, đưalên bàn cân điều có lợi và không có lợi, sống thực dụng, có lợi thì mới quan hệ. Điều đótác động không nhỏ đến ứng xử của sinh viên. Một số sinh viên thiếu bản lĩnh, thiếu ý chírèn luyện, thiếu chín chắn, không đủ khả năng vượt qua những cám dỗ của đời thường.Thêm vào đó cuộc sống có nhiều mối quan hệ phức tạp làm cho sinh viên lúng túng, ngỡngàng, không xác định được đâu là chuẩn mực đúng, đâu là sai trái cần tránh. Đặc điểmvăn hóa vùng miền cũng tạo nên ứng xử khác nhau của sinh viên.Về phía giảng viên, có một số giảng viên chưa thực sự gương mẫu, chuẩn mựctrong giao tiếp, ứng xử, bài giảng thiếu hấp dẫn làm cho sinh viên thiếu sự tôn trọng,nhàm chán, dẫn đến những sai lầm trong ứng xử.4.2.5. Nguyên nhân từ xã hộiNếu chúng ta nhìn vào những gì đã và đang diễn ra hằng ngày sẽ thấy nhữnghiện tượng tha hóa đạo đức về văn hóa ứng xử không phải là hành động bộc phát,mà hầu như chúng tuân theo “quy luật nhân quả”; những hành vi đáng tiếc đó được“lập trình” từ trước do những ảnh hưởng không mong muốn của xã hội. Lối sốngtha hóa về văn hóa ứng xử đó là do ảnh hưởng của cuộc sống hiện đại. Có người đãnói: cuộc sống càng hiện đại bao nhiêu thì giới trẻ ngày càng hư hỏng bấy nhiêu.Hơn nữa, do sống trong cơn lốc của nền kinh tế thị trường, giới trẻ khó đứng vững đượctrước những ảnh hưởng của văn hóa nước. Họ phải chạy theo những giá trị vật chất,những thứ đảm bảo cho một cuộc sống thoải mái hơn về tiện nghi. Với xu thế đó, họkhông có thời gian để thưởng thức những giá trị tinh thần cao đẹp như những liều thuốcan thần. Thay vào đó, họ cứ lao đầu vào dòng đời ngược xuôi tốc độ, cạnh tranh. Trong24thời đại này, ai bình chân người đó sẽ chết đói, có người cho rằng “thật thà ăn cháo, láonháo ăn cơm”Do hội nhập văn hoá làm cho giới trẻ sống “tây hoá” không còn biết đến nền tảng đạođức của con người. Từ đó, nẩy sinh ra nhiều kiểu sống bệnh hoạn, làm băng hoại nhữnggiá trị truyền thống văn hoá. Trong mục “Gặp gỡ đầu tuần” của báo Phụ Nữ ngày 21tháng 03 năm 2009, cố Thạc sĩ Tâm lý Nguyễn Thị Oanh cho biết: “Dường như xã hộichưa quan tâm đến việc giáo dục nhân cách cho giới trẻ”. Mối quan ngại của bà là mặcdù ngày nay lãnh vực khoa học kỹ thuật, kinh tế phát triển rất nhanh nhưng xã hội khólòng đi lên nếu thế hệ trẻ không coi trọng việc học và rèn luyện đạo đức làm người.5. Biện pháp5.1. Về phương diện nhà trườngVăn hóa giao tiếp không phải là cái gì đó rất xa xôi, khó thực hiện. Khi giảng dạycho thanh niên phải bắt đầu từ những diều thực tế, tính huống thực tế. Vì vậy, trong cácbộ môn việc tích hợp và lồng ghép giảng dạy về những chuẩn mực đạo đức thực tế phùhợp trong giao tiếp học đường là vô cùng quan trong Xây dựng những quy tắc, quy địnhvề văn hóa giao tiếp việc sử dụng từ xưng hô và có thái độ, hình vi ứng xử đúng chuẩnmực.Tổ chức những buổi nói chuyện, thảo luận chuyên đề, các cuộc thi về văn hóa giaotiếp học đường.Mở lớp tập huấn về kĩ năng giao tiếp, kĩ năng xử lý tính huống nhằmnâng cao văn hóa giao tiếp cho thanh niên.Cần phải tôn trọng ý kiến của thanh niên, biếtlắng nghe ý kiến của thanh niên, đồng thời có biện pháp khéo léo, tâm lý để thanh niên ýthức được những thái độ, hành vi, ứng xử sai lệch và điều chỉnh cho phù hợpĐể sinh viên có thể ứng xử tốt hơn nhằm góp phần xây dựng văn hóa học đườngtrong sáng, lành mạnh, trước hết mỗi sinh viên cần có ý chí quyết tâm thay đổi cách ứngxử chưa phù hợp, chưa văn hóa của mình. Trong hành trang để bước vào đời của sinh25