Văn hóa Khmer Nam bộ, nét đẹp trong bản sắc văn hóa Việt Nam
Tác giả: Phạm Thị Phương Hạnh (Chủ biên), Lương Minh Hinh, Vũ Thống Nhất, Huỳnh Công Tín
Số trang: 328 trang
Cuốn sách giới thiệu những nét văn hóa đặc trưng của người Khmer Nam Bộ trong đó bao gồm cả văn hóa vật chất và văn hóa tinh thần. Nó như một thước phim tư liệu quý trình chiếu toàn bộ những nét văn hóa đặc sắc, những cốt cách, tinh hóa văn hóa dân tộc Khmer. Trong đó được thể hiện rõ nhất qua các ngôi chùa Khmer và sinh hoạt ở mỗi phum, sóc, qua tiếng nói, chữ viết, các lễ hội truyền thống, các hình thức nghệ thuật như kiến trúc, điêu khắc, hội họa, âm nhạc, sân khấu. Cuốn sách cho thấy bản sắc văn hóa vô cùng độc đáo đó của đồng bào Khmer Nam Bộ đã góp phần không nhỏ vào sự đa dạng, phong phú của văn hóa Đồng bằng sông Cửu Long, Nam Bộ nói riêng và của văn hóa Việt Nam nói chung.
Cuốn sách gồm 6 phần:
Phần thứ nhất: Một số nét khái quát về người Khmer Nam Bộ
Phần thứ hai: Tín ngưỡng – Tôn giáo
Phần thứ ba: Lễ hội
Phần thứ tư: Văn hóa – nghệ thuật
Phần thứ năm: Phong tục – Tập quán
Phần thứ sáu: Ngành, nghề truyền thống
Ngoài ra, phần Phụ lục còn một số hình ảnh, tư liệu làm nổi bật hơn những nét đặc sắc, những thành tựu đã đạt được của đồng bào Khmer trong thời gian qua, nhất là về mặt văn hóa.
Qua cuốn sách, bạn đọc sẽ có cái nhìn khái quát về những nét đẹp văn hóa tiêu biểu, những mặt tích cực, những tiềm năng, thế mạnh của dân tộc Khmer trong sự phát triển chung của cộng đồng các dân tộc Việt Nam trong thời kỳ phát triển mới của đất nước.