Văn hóa là gì? Những ý nghĩa của Văn hóa – Nghialagi.org

Blog Nghialagi.org giải đáp ý nghĩa Văn hóa là gì

  • Chào mừng bạn đến blog Nghialagi.org chuyên tổng hợp tất cả hỏi đáp định nghĩa là gì, thảo luận giải đáp viết tắt của từ gì trong giới trẻ, hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu một khái niệm mới đó là Văn hóa là gì? Những ý nghĩa của Văn hóa. Văn hóa là gì? Hiểu về văn hóa sao cho đơn giản, dễ hiểu nhất. Định nghĩa văn hóa là gì – Văn hóa xã hội là gì?

Văn hóa là gì? Hiểu về văn hóa sao cho đơn giản, dễ hiểu nhất - Nghialagi.org

Định nghĩa Văn hóa là gì?

  • Văn hóa là sản phẩm thuộc về con người, do con người tạo ra. Chúng ta cùng đi tìm hiểu kĩ hơn về khái niệm văn hóa là gì qua các mục dưới đây. Nói chung, bàn về văn hóa là gì sẽ có phạm vi rất rộng. Vì vậy, trong bài viết này, chúng ta sẽ chỉ giải thích nội dung này một cách dễ hiểu nhất về khái niệm và những nội dung liên quan.
  • Có nhiều định nghĩa về văn hóa nhưng phổ biến và được nhiều người công nhận là văn hóa bao gồm tất cả những giá trị tinh thần và vật chất mà con người tạo ra trong quá trình lao động, sinh sống thực tiễn suốt chiều dài lịch sử. Qua văn hóa, người ta có thể đánh giá trình độ phát triển của xã hội qua các thời kì lịch sử cụ thể.
  • Nói chung, hiểu một cách đơn giản như theo Hồ Chí Minh định nghĩa về văn hóa như sau đại ý như sau vì con người cần phải sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống nên phát minh và sáng tạo ra chữ viết, ngôn ngữ, pháp luật, đạo đức, tôn giáo, khoa học cũng như văn học nghệ thuật, sáng tạo ra các công cụ sinh hoạt hàng ngày về ăn ở, mặc cùng các phương thức sử dụng. Tất cả những điều mà con người phát minh và sáng tạo ra chính là văn hóa.
  • Như vậy, văn hóa do con người sáng tạo ra để phục vụ lợi ích của mình. Văn hóa là của con người và được cộng đồng giữ gìn qua các thế hệ, được dùng để phục vụ đời sống con người có tính lưu truyền và kế thừa từ thế hệ này sang thế hệ khác.

Các khái niệm khác

Trong văn hóa sẽ bao gồm văn hóa vật chất và văn hóa tinh thần. Dù cũng đều là do con người sáng tạo ra nhưng đây là các loại văn hóa khác nhau. Trong đó:

Tiểu văn hóa

  • Tiểu văn hóa dùng để chỉ văn hóa của một động đồng nhỏ hơn sở hữu những sắc thái riêng của mình, khác nhưng không đối lập với nền văn hóa chung của xã hội. Nó là một bộ phận của nền văn hóa chung có những nét khác biệt của mình. Như tiểu văn hóa của dân tộc H’Mông, tiểu văn hóa của khu vực nông thôn, tiểu văn hóa thanh niên, tiểu văn hóa của những người cao tuổi… Nhóm người này có những ứng xử riêng mang đặc trưng của cộng đồng còn được gọi là văn hóa phụ. Mặc dù không đối lập với nền văn hóa chung nhưng các tiểu văn hóa trong xã hội thường có những sự đối lập, thường xảy ra bất đồng.

Văn hóa tinh thần

  • Văn hóa tinh thần bao gồm các tư tưởng, giá trí tinh thần, những lý luận mà con người sáng tạo ra trong quá trình sinh sống. Văn hóa tinh thần được tạo ra nhằm phục vụ cho các hoạt động tinh thần với những nguyên tắc, tiêu chí có tác động chi phối các hoạt động của con người, các hoạt động tinh thần như ứng xử, kĩ năng, tri thức, giá trị khoa học nghệ thuật. Văn hóa tinh thần cũng là thị hiếu, nhu cầu về tinh thần và cách thỏa mãn nhu cầu đó.

Văn hóa vật chất

  • Văn hóa vật chất dùng để chỉ năng lực sáng tạo của con người thể hiện qua các vật thể, đồ dùng, dụng cụ do con người làm ra. Từ các vật thể này, chúng ta có thể đánh giá, nhận xét khả năng của con người đã làm ra.

Phản văn hóa

  • Khác với tiểu văn hóa hay văn hóa nhóm tồn tại không đối lập với nền văn hóa chung, phản văn hóa công khai bác bỏ những giá trị và chuẩn mực trong xã hội. Như vậy, phản văn hóa của một nhóm người trong xã hội gồm các giá trị, chuẩn mực đi ngược lại với các chuẩn mực, giá trị chung của xã hội. Điều này xuất hiện thường thấy trong xã hội.

Văn hóa nhóm

  • Văn hóa nhóm là tập hợp các quan niệm, giá trị và tập tục trong một nhóm người. Văn hóa nhóm sẽ hình thành với sự ra đời của nhóm nhằm duy trì, thiết lập sự hoạt động của nhóm. Các nhóm nhỏ đều có văn hóa riêng của mình nhưng vẫn nằm trong văn hóa chung của xã hội. Văn hóa nhóm của các tập đoàn, các tổ chức xã hội, nhỏ hơn tiểu văn hóa.

d. Văn minh

  • Khái niệm văn minh có liên quan mật thiết với khái niệm văn hóa nhưng không thể đồng nhất 2 khái niệm này với nhau mà một số người vẫn thường dùng. Bởi văn hóa rộng hơn, giàu tính nhân bản, hướng tới những giá trị vĩnh cửu còn văn minh chỉ hướng tới sự sắp đặt cuộc sống sao cho tiện lợi, sao cho hợp lí. Nghĩ tới văn minh, chúng ta thường nghĩ tới cuộc sống vật chất, tiện nghi.
  • Một bên, văn hóa bao gồm cả giá trị vật chất và tinh thần, còn văn mình nghiêng về giá trị vật chất – kĩ thuật. Về ý nghĩa này, văn minh gần tương đồng với từ văn vật trong lĩnh vực văn hóa mà chúng ta thường đề cập tới. Văn vật, văn hiến là những bộ phận của văn hóa. Văn vật là các di tích, hiện vật, công trình và các nhân tài. Đó là các giá trị vật chất. Còn văn hiến là truyền thống lâu đời còn lưu giữ được qua lịch sử phát triển của dân tộc, thiên về các giá trị tinh thần.
  • Văn vật và văn minh tuy có những điểm giống nhau đều là giá trị vật chất nhưng vẫn có điểm khác nhau về tính lịch sử. Nếu văn vật có bề dày quá khứ thì văn minh chỉ trình độ phát triển, một lát cắt đồng đại. Nếu văn hóa mang tính dân tộc với chiều dài lịch sử còn văn minh có tính quốc tế với phạm vi rộng lớn hơn.
  • Tóm lại, văn hóa ra đời và phát triển theo hình thái kinh tế – chính trị tương ứng trong mỗi thời kì lịch sử mà ở đó, ý thức hệ của giai cấp thống trị có ảnh hưởng lớn đến các vấn đề pháp luật, chính sách quản lý văn hóa trong xã hội. Đặc điểm của văn hóa là có tính kế thừa. Trong các xã hội có giai cấp, văn hóa luôn mang tính giai cấp và gắn với bản chất của giai cấp cầm quyền. Khi kinh tế xã hội lành mạnh sẽ có nền văn hóa công bằng, lành mạnh. Ngược lại, kinh tế bất bình đằng sẽ khó có được nền văn hóa lành mạnh.
  • Nói một cách đơn giản nhất, văn hóa là sự kết tinh những gì mà con người đã làm, đã suy nghĩ và hành động sau một chu trình lịch sử. Những nét văn hóa đặc trưng hay còn gọi là bản sắc sẽ giúp chúng ta phân biệt văn hóa của thời kì này so với các thời kì khác, văn hóa của dân tộc này so với các dân tộc, quốc gia khác. Như vậy, cộng đồng nào trong quá trình sinh sống đều có bản sắc văn hóa riêng của mình. Không có dân tộc nào, quốc gia nào trên thế giới lại không có văn hóa của mình. Cộng động sinh sống bên cạnh đời sống vật chất sẽ luôn có đời sống tinh thần kèm theo cho nên đều tạo ra văn hóa của riêng mình.

2. Những khái niệm liên quan tới văn hóa

Bên cạnh những khái niệm về văn hóa ở trên, có các khái niệm liên quan tới văn hóa khác. Chúng ta cùng tìm hiểu thêm để hiểu hơn nhé.

Di tích lịch sử – văn hóa

  • Các di tích này do con người xây dựng nên như các công trình xây dựng, các di vật, bảo vật quốc gia, cổ vật hay địa điểm nào đó mà có giá trị về văn hóa, lịch sử và khoa học.

Cổ vật

  • Cổ vật là những hiện vật có niên đại lâu đời mang trong mình giá trị về văn hóa, khoa học và lịch sử được lưu truyền lại qua các thế hệ sau. Một hiện vật được coi là cổ vật khi có từ 100 năm tuổi trở lên.

Di sản văn hóa phi vật thể

  • Đó là các sản phẩm tinh thần lâu đời mang giá trị về văn hóa, lịch sử và khoa học được người sau lưu truyền qua nhiều hình thức như văn bản chữ viết, trình diễn, truyền miệng, truyền nghề, qua các tác phẩm văn học nghệ thuật, qua nếp sống, lễ hội, y dược cổ truyền, bí quyết nghề thủ công truyền thống, trang phục truyền thống dân tộc, văn hóa ẩm thức, tri thức dân gian, diễn xướng dân gian.

Di sản văn hóa vật thể

  • Đây là các sản phẩm vật chất lâu đời, mang trong mình các giá trị về văn hóa, khoa học và lịch sử nhưng danh lam thắng cảnh, cổ vật, di vật, di tích lịch sử – văn hóa và bảo vật quốc gia.

Danh lam thắng cảnh

  • Danh lam thắng cảnh bao gồm các cảnh quan thiên nhiên, địa điểm có cảnh quan thiên nhiên và công trình kiến trúc lâu đời có giá trị về thẩm mĩ, khoa học và lịch sử.

Di vật

  • Di vật cũng là những hiện vật có giá trị về văn hóa, khoa học và lịch sử được người đời sau lưu truyền lại.

Bảo vật quốc gia

  • Đây cũng là hiện vật do người sau lưu giữ và truyền lại qua các đời kế tiếp. Nhưng bảo vật quốc gia là hiện vật có giá trị đặc biệt quý hiếm, thể hiện được những nét văn hóa, khoa học và lịch sử tiêu biểu của đất nước.

Như vậy, cũng liên quan tới văn hóa còn nhiều khái niệm khác mà bạn cần lưu ý để hiểu đầy đủ hơn về văn hóa vật thể và phi vật thể, giúp có cái nhìn toàn vẹn hơn về văn hóa.

Các đặc trưng và chức năng của văn hóa

Tìm hiểu về văn hóa là gì, bạn không thể bỏ qua đặc trưng của văn hóa và chức năng của văn hóa. Cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiết dưới đây nhé.

Đặc trưng của văn hóa

Các đặc trưng của văn hóa bao gồm những điều sau đây:

Văn hóa có tính giá trị của mình

  • Giá trị của văn hóa dựa theo mục đích có thể phân thành giá trị vật chất để phục vụ nhu cầu vật chất của con người và giá trị tinh thần phục vụ cho nhu cầu tinh thần của con người. Dựa theo ý nghĩa, văn hóa có thể chia thành giá trị đạo đức, giá trị thẩm mĩ và giá trị sử dụng. Dựa theo thời gian, văn hóa có thể chia thành giá trị nhất thời, giá trị vĩnh cửu.
  • Trong đó, giá trị theo thời gian giúp con người có thể đánh giá khách quan, biện chứng hơn về giá trị của văn hóa, tránh được sự phủ nhận sạch trơn hay tán dương hết lời một cách cực đoan. Do đó, ở một hiện tượng, sự vật có thể tồn tại nhiều giá trị khác nhau nhiều hay ít tùy vào việc chúng ta xem xét ở những góc độ nào, dựa trên bình diện gì. Vì vậy, một hiện tượng được đánh giá có thuộc phạm trù văn hóa không sẽ xem xét các giá trị và phi giá trị trong mối tương quan của nó.
  • Một hiện tượng có giá trị hay không còn phụ thuộc vào từng thời kì lịch sử với các chuẩn mực văn hóa được lấy làm hệ quy chiếu. Qua việc xem xét các giá trị, văn hóa sẽ có chức năng điều chỉnh xã hội, giúp xã hội không ngừng hoàn thiện, duy trì trạng thái cân bằng, định hướng các chuẩn mực, thích ứng với những biến đổi của cuộc sống xã hội cũng như làm động lực cho xã hội phát triển hơn.

Văn hóa luôn có tính hệ thống

  • Tính hệ thống của văn hóa giúp chúng ta tập hợp, phát hiện những mối liên hệ giữa các sự kiện văn hóa, các hiện tượng, quy luật hình thành, phát triển cùng đặc trưng của nó. Với tính hệ thống, văn hóa góp mặt vào mọi hoạt động của xã hội, giúp tổ chức xã hội tốt hơn.

Văn hóa có tính lịch sử

  • Thời gian giúp phân biệt văn hóa là sản phẩm của một quá trình mà con người tạo ra. Tính lịch sử của văn hóa cho thấy văn hóa được tích lũy qua nhiều thế hệ, có những giai đoạn phát triển khác nhau. Lịch sử của văn hóa tạo nên chiều sâu, bề dày cũng như giúp văn hóa phải điều chỉnh, phân loại lại các giá trị một cách thường xuyên. Truyền thống văn hóa sẽ là cốt lỗi trong lịch sử phát triển của lĩnh vực này. Truyền thống văn hóa gồm các giá trị khá ổn định được tích lũy và phát triển theo thời gian của một cộng đồng người, sau đó được đúc kết thành khuôn mẫu xã hội, lưu truyền dưới dạng ngôn ngữ, nghi lễ, tập quán, phong tục và dư luận, luật pháp…

Văn hóa có tính nhân sinh

  • Vì do con người tạo ra và phục vụ lợi ích của con người nên văn hóa có tính nhân sinh. Con người biết điêu khắc đã, chạm khảm gỗ là những hoạt động mang tính vật chất và thực hiện các hoạt động mang tính tinh thần như đạt tên cho các danh lam thắng cảnh, xây dựng truyền thuyết về cuộc sống xung quanh. Văn hóa giúp cộng đồng người kết nối với nhau hơn.

Chức năng của văn hóa

Với các đặc trưng của mình, văn hóa có chức năng riêng của mình. Đây chính là vai trò, lý do tồn tại của một sự vật, hiện tượng nào đó. Vậy văn hóa ra đời có vai trò gì, để làm gì, chúng ta cùng tìm hiểu nhé.

Chức năng điều tiết của văn hóa

  • Văn hóa với lịch sử và giá trị của mình có thể giúp điều tiết xã hội luôn đi theo định hướng nhất định, làm xã hội luôn vận hành ổn định vì những mục đích chung của cộng đồng. Cụ thể ở đây là pháp luật và văn hóa pháp luật giúp con người luôn chấp hành để giữ trật tự xã hội, giúp mọi người sinh sống tương sinh với nhau.

Chức năng thẩm mĩ của văn hóa

  • Đây là chức năng quan trọng của văn hóa để con người, cộng đồng người không ngừng hoàn thiện hơn. Văn hóa là cái đẹp, làm cho con người đẹp hơn lên. Các ngành nghệ thuật được tạo ra nhằm tôn vinh cái đẹp là vì vậy. Nghệ thuật luôn hướng tới cái đẹp, hướng tới tình cảm và khát vọng mà con người luôn hướng tới để tác động vào lý trí, tình cảm của con người giúp họ có những hành động đúng đắn. Nghệ thuật có các hình tượng, biểu tượng nhằm thể hiện nhu cầu của con người với khả năng tác động tới xã hội rất lớn.

Chức năng nhận thức của văn hóa

  • Khả năng nhận thức, tư duy và học tập của con người một cách có ý thức, có chủ đích là một sự tiến hóa hơn hẳn so với các loài động vật khác trên Trái Đất. Loài vật chỉ sống đơn thuần theo bản năng tồn tại từ khi mới sinh ra. Con người có nhận thức cao nên luôn vươn tới cuộc sống cao hơn. Văn hóa với sự kế thừa giúp con người thực hiện được điều này, hình thành nên một xã hội người hơn, nhân bản hơn.

Chức năng giáo dục của văn hóa

  • Chức năng này sẽ giúp con người nâng cao nhận thức, có thể phát huy tiềm năng của con người. Con người lĩnh hội không chỉ kiến thức học vấn mà còn cả nhân cách, tư tưởng đạo đức và lối sống trong các mối quan hệ xã hội.

Chức năng động lực của văn hóa

  • Cuối cùng, văn hóa có chức năng làm động lực, định hướng cho xã hội phát triển, hướng tới một xã hội tốt đẹp hơn, nhân văn hơn. Đó là mục tiêu phấn đấu của xã hội loài người, giúp chất lượng sống của con người tốt hơn cả về vật chất và tinh thần.
  • Các chức năng của văn hóa không tách biệt, độc lập mà luôn có mối quan hệ mật thiết, mang tính xã hội cao. Chúng ta phân loại các chức năng này để hình dung dễ hơn mặc dù trên thực tế rất khó tách bạch ra thành từng chức năng riêng lẻ.
  • Nói chung, văn hóa ra đời cùng cộng đồng xã hội loài người, là sản phẩm của con người. Văn hóa ra đời, hình thành và phát triển theo chiều dài của lịch sử xã hội, đóng góp tích cực vào sự phát triển, ổn định của xã hội.

Kết luận

Cảm ơn bạn đã đọc bài viết của blog nghialagi.org, hy vọng những thông tin giải đáp Văn hóa là gì? Những ý nghĩa của Văn hóa sẽ giúp bạn đọc bổ sung thêm kiến thức hữu ích. Nếu bạn đọc có những đóng góp hay thắc mắc nào liên quan đến định nghĩa Văn hóa là gì? vui lòng để lại những bình luận bên dưới bài viết này. Blog nghialagi.org luôn sẵn sàng trao đổi và đón nhận những thông tin kiến thức mới đến từ quý độc giả