Văn hóa người việt miền tây nam bộ – Tài liệu text
Mục lục bài viết
Văn hóa người việt miền tây nam bộ
Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (27.85 MB, 848 trang )
Mẫu R08
Ngày nhận
hồ sơ
Đại học Quốc gia
Thành phố Hồ Chí Minh
C
h
(Do CQ quản lý ghi)
BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI
KH&CN
Tên đề tài:
Tham gia thực hiện chính
TT
Học hàm, học vị, Họ tên
Trách nhiệm
Điện thoại
1.
GS.TSKH. Trần Ngọc Thêm
2.
ThS. Ng. Thị Phương Duyên
3.
Chủ nhiệm
0918256422
Thư ký
0918746347
PGS.TS. Phan Thị Thu Hiền
Tham gia
0918349348
4.
TS. Đinh Thị Dung
Tham gia
0914415266
5.
TS. Nguyễn Ngọc Thơ
Tham gia
0903781875
6.
TS. Nguyễn Văn Hiệu
Tham gia
0977986132
7.
ThS. Lê Thị Trúc Anh
Tham gia
0908300035
8.
ThS. Phan Anh Tú
ThS. Trần Duy Khương
Tham gia
Tham gia
0908643197
0919168601
9.
ThS. Ng. Thị Thúy Vy
ThS. Trương Thị Lam Hà
Tham gia
Tham gia
0903309825
0902668514
10.
ThS. Ng. Thị Tuyết Ngân
Tham gia
0919976425
11.
ThS. Trần Phú Huệ Quang
Tham gia
0918407977
12.
ThS. Ng. Đoàn Bảo Tuyền
Tham gia
088377497
13.
ThS. Lữ Thị Anh Thư
Tham gia
0913893357
TP.HCM, tháng 10 năm 2012
Đại học Quốc gia
Thành Phố Hồ Chí Minh
C h
BÁO CÁO TỔNG KẾT
Tên đề tài
VĂN HÓA NGƯỜI VIỆT MIỀN
TÂY NAM BỘ
Ngày … tháng …… năm ….
Chủ tịch hội đồng nghiệm thu
(Họ tên, chữ ký)
Ngày 15 tháng 10 năm 2012
Chủ nhiệm
(Họ tên và chữ ký)
Trần Ngọc Thêm
Ngày … tháng …… năm ….
Cơ quan chủ q
uản
Ngày … tháng …… năm ….
Cơ quan chủ trì
(Họ tên, chữ ký, đóng dấu)
TP.HCM, tháng 10 năm 2012
MỤC LỤC
DẪN NHẬP …………………………………………………………………………………………. 1
1. Lý do lựa chọn đề tài ………………………………………………………………………. 1
2. Mục tiêu và phạm vi của đề tài …………………………………………………………. 2
3. Phương pháp nghiên cứu …………………………………………………………………. 2
4. Bố cục đề tài ………………………………………………………………………………….. 5
Chương I. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC NGHIÊN
CỨU VĂN HÓA NGƯỜI VIỆT VÙNG TÂY NAM BỘ …………………………….. 7
Dẫn nhập ………………………………………………………………………………………….. 7
1. Tình hình nghiên cứu văn hóa người Việt vùng Tây Nam Bộ ………………… 7
1.1. Xét trong bối cảnh tình hình nghiên cứu văn hóa Nam Bộ ………………. 8
1.2. Xét theo thời gian …………………………………………………………………….. 9
1.3. Xét theo chủ thể và không gian …………………………………………………. 12
1.4. Xét theo cách tiếp cận ……………………………………………………………… 13
2. Văn hóa vùng và các vùng miền văn hóa Việt Nam ……………………………. 15
2.1. Văn hóa vùng và vùng văn hóa …………………………………………………. 16
2.2. Tình hình nghiên cứu văn hóa vùng và phân vùng văn hóa ở Việt
Nam……………………………………………………………………………………………. 21
2.3. Bộ cơng cụ và phương pháp nghiên cứu văn hóa vùng………………….. 23
2.4. Các vùng miền văn hóa ở Việt Nam và Nam Bộ ………………………….. 35
3. Tây Nam Bộ như một vùng văn hóa ………………………………………………… 38
3.1. Từ Nam Bộ đến Tây Nam Bộ …………………………………………………… 38
3.2. Tây Nam Bộ nhìn từ khơng gian ……………………………………………….. 45
3.3. Tây Nam Bộ nhìn từ chủ thể …………………………………………………….. 53
3.4. Tây Nam Bộ nhìn từ thời gian…………………………………………………… 67
4. Các tiểu vùng văn hóa Tây Nam Bộ…………………………………………………. 73
4.1. Tiểu vùng Phù sa ngọt …………………………………………………………….. 75
4.2. Tiểu vùng Giồng duyên hải ………………………………………………………. 78
4.3. Tiểu vùng Ngập kín (Đồng Tháp Mười)……………………………………… 80
4.4. Tiểu vùng Ngập hở (Tứ giác Long Xuyên) …………………………………. 83
4.5. Tiểu vùng Ngập mặn (Bán đảo Cà Mau) …………………………………….. 85
5. Từ tiểu kết chương I đến cấu trúc các thành tố văn hóa……………………….. 89
Chương II. VĂN HÓA NHẬN THỨC VÀ VĂN HÓA TỔ CHỨC CỦA
NGƯỜI VIỆT VÙNG TÂY NAM BỘ ……………………………………………………. 92
1. Văn hóa nhận thức của người Việt vùng Tây Nam Bộ ………………………… 92
1.0. Dẫn nhập ………………………………………………………………………………. 92
1.1. Nhận thức tổng quát………………………………………………………………… 95
1.2. Nhận thức về môi trường tự nhiên …………………………………………….. 99
1.3. Nhận thức về mơi trường xã hội………………………………………………. 105
2. Văn hóa tổ chức đời sống tập thể của người Việt vùng Tây Nam Bộ …… 107
2.0. Dẫn nhập …………………………………………………………………………….. 107
2.1. Tổ chức gia đình – gia tộc ………………………………………………………. 109
2.2. Tổ chức nơng thơn ………………………………………………………………… 118
2.3. Tổ chức đơ thị………………………………………………………………………. 130
3. Văn hóa tổ chức đời sống cá nhân của người Việt vùng Tây Nam Bộ ….. 146
3.1. Tín ngưỡng ………………………………………………………………………….. 147
3.2. Tơn giáo ……………………………………………………………………………… 170
3.3. Phong tục tập quán………………………………………………………………… 188
3.4. Văn hóa giao tiếp và nghệ thuật ngôn từ …………………………………… 233
3.5. Nghệ thuật thanh sắc và hình khối …………………………………………… 262
Chương III. VĂN HĨA ỨNG XỬ VỚI MƠI TRƯỜNG TỰ NHIÊN
CỦA NGƯỜI VIỆT VÙNG TÂY NAM BỘ ………………………………………….. 308
Dẫn nhập ………………………………………………………………………………………. 308
1. Văn hóa ứng xử với đất và nước của người Việt vùng Tây Nam Bộ ……. 309
1.1. Tận dụng đất và ứng phó với nước trong định cư lập nghiệp ………… 310
1.2. Tận dụng đất và ứng phó với nước trong sản xuất ………………………. 315
1.3. Tận dụng đất và ứng phó với nước trong sinh hoạt……………………… 327
1.4. Tận dụng đất và ứng phó với nước trong đi lại …………………………… 330
1.5. Tận dụng nước và ứng phó với đất trong đi lại …………………………… 335
1.6. Tận dụng nước và ứng phó với đất trong sản xuất ………………………. 345
1.7. Tận dụng nước trong buôn bán ……………………………………………….. 354
1.8. Tận dụng nước trong cư trú và sinh hoạt …………………………………… 367
2. Văn hóa ứng xử với khí hậu, thời tiết của người Việt vùng Tây Nam
Bộ ……………………………………………………………………………………………….. 373
2.1. Văn hóa chống nắng nóng trong ẩm thực ………………………………….. 373
2.2. Văn hóa chống nắng nóng trong trang phục ………………………………. 378
2.3. Văn hóa chống nắng nóng trong kiến trúc …………………………………. 383
2.4. Thiên tai trong văn hóa Tây Nam Bộ ……………………………………….. 387
3. Văn hóa ứng xử với động vật của người Việt vùng Tây Nam Bộ ………… 390
3.1. Văn hóa ứng xử với cọp …………………………………………………………. 390
3.2. Văn hóa ứng xử với cá sấu ……………………………………………………… 397
3.3. Văn hóa ứng xử với rắn …………………………………………………………. 406
3.4. Văn hóa ứng xử với đỉa và muỗi ……………………………………………… 419
3.5. Tận dụng nước để khai thác và nuôi thủy sản …………………………….. 422
4. Văn hóa ứng xử với thực vật của người Việt vùng Tây Nam Bộ …………. 429
4.1. Văn hóa ứng xử với cỏ dại ……………………………………………………… 429
4.2. Văn hóa lúa gạo ……………………………………………………………………. 434
4.3. Văn hóa cây trái ……………………………………………………………………. 439
Chương IV. VĂN HĨA ỨNG XỬ VỚI MƠI TRƯỜNG XÃ HỘI CỦA
NGƯỜI VIỆT VÙNG TÂY NAM BỘ ………………………………………………….. 445
Dẫn nhập ………………………………………………………………………………………. 445
1. Hịa nhập văn hóa Việt – Khmer – Hoa – Chăm ………………………………… 447
1.1. Hòa nhập song phương ………………………………………………………….. 447
1.2. Hòa nhập đa phương ……………………………………………………………… 453
2. Giao lưu hội nhập với văn hóa Phật giáo…………………………………………. 455
2.1. Giới thuyết …………………………………………………………………………… 455
2.2. Tây Nam Bộ – vùng đất sùng mộ Phật giáo ………………………………. 456
2.3. Sự đa dạng và tính tích hợp rộng……………………………………………… 459
2.4. Tính mở thống, tính năng động, tính khai phá ………………………….. 462
2.5. Tính nhập thế mạnh mẽ………………………………………………………….. 467
2.6. Tính thực tiễn và tính dân chủ …………………………………………………. 471
3. Giao lưu hội nhập với văn hóa Nho giáo …………………………………………. 476
3.1. Quá trình du nhập – phát triển …………………………………………………. 477
3.2. Đội ngũ nho sĩ – quan lại ………………………………………………………… 480
3.3. Học phong, Nho phong ………………………………………………………….. 486
3.4. Ảnh hưởng Nho giáo trong thể chế xã hội …………………………………. 492
3.5. Ảnh hưởng Nho giáo trong hệ giá trị đạo đức ……………………………. 497
4. Ứng xử với văn hóa phương Tây …………………………………………………… 502
4.1. Giao lưu hội nhập với văn hóa phương Tây ………………………………. 502
4.2. Văn hóa đối phó với phương Tây…………………………………………….. 511
Chương V. CÁC ĐẶC TRƯNG TÍNH CÁCH VĂN HĨA CỦA NGƯỜI
VIỆT VÙNG TÂY NAM BỘ ………………………………………………………………. 520
1. Cơ sở lý luận và thực tiễn …………………………………………………………….. 520
1.1. Giá trị và hệ giá trị văn hóa …………………………………………………….. 520
1.2. Tính cách và hệ tính cách văn hóa……………………………………………. 526
1.3. Nguồn gốc tính cách văn hóa Tây Nam Bộ ……………………………….. 528
2. Tính sơng nước …………………………………………………………………………… 530
2.1. Khái niệm “tính sơng nước” và sự hịa hợp cao với tự nhiên sơng
nước ở Tây Nam Bộ ……………………………………………………………………. 530
2.2. Cơ sở hình thành tính sơng nước ở Tây Nam Bộ ………………………… 532
2.3. Những biểu hiện của tính sơng nước ………………………………………… 535
2.4. Những hệ quả của tính sơng nước ……………………………………………. 549
2.5. Đánh giá chung …………………………………………………………………….. 551
3. Tính trọng nghĩa …………………………………………………………………………. 551
3.1. Khái niệm “tính trọng nghĩa” ………………………………………………….. 551
3.2. Cơ sở hình thành tính trọng nghĩa ở Tây Nam Bộ ………………………. 554
3.3. Những biểu hiện của tính trọng nghĩa ………………………………………. 557
3.4. Những hệ quả của tính trọng nghĩa ………………………………………….. 571
3.5. Tinh thần trọng nghĩa hôm nay ……………………………………………….. 578
4. Tính bộc trực ……………………………………………………………………………… 580
4.1. Khái niệm “tính bộc trực” ………………………………………………………. 580
4.2. Cơ sở hình thành tính bộc trực ở Tây Nam Bộ …………………………… 581
4.3. Những biểu hiện của tính bộc trực …………………………………………… 583
4.4. Những hệ quả của tính bộc trực ………………………………………………. 592
4.5. Đánh giá chung …………………………………………………………………….. 608
5. Tính bao dung…………………………………………………………………………….. 609
5.1. Khái niệm “tính bao dung” …………………………………………………….. 609
5.2. Cơ sở hình thành tính bao dung ở Tây Nam Bộ………………………….. 611
5.3. Những biểu hiện của tính bao dung ………………………………………….. 614
5.4. Những hệ quả của tính bao dung ……………………………………………… 625
5.5. Đánh giá chung …………………………………………………………………….. 628
6. Tính thiết thực ……………………………………………………………………………. 629
6.1. Khái niệm “tính thiết thực” …………………………………………………….. 629
6.2. Cơ sở hình thành tính thiết thực ở Tây Nam Bộ …………………………. 629
6.3. Những biểu hiện của tính thiết thực …………………………………………. 632
6.4. Những hệ quả của tính thiết thực …………………………………………….. 639
6.5. Đánh giá chung …………………………………………………………………….. 654
7. Tính mở thống ………………………………………………………………………….. 655
7.1. Khái niệm “tính mở thống” …………………………………………………… 655
7.2. Cơ sở hình thành tính mở thoáng ở Tây Nam Bộ ……………………….. 657
7.3. Những biểu hiện của tính mở thống ……………………………………….. 660
7.4. Những hệ quả của tính mở thống……………………………………………. 668
7.5. Đánh giá chung …………………………………………………………………….. 691
8. Các quan hệ hệ thống…………………………………………………………………… 692
KẾT LUẬN………………………………………………………………………………………. 697
THƯ MỤC CHỌN LỌC VỀ VĂN HÓA TÂY NAM BỘ VÀ NHỮNG
VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ………………………………………………………………………. 708
DANH MỤC BẢNG
Bảng I-1: Đối chiếu bốn bảng phân vùng văn hóa Việt Nam………………………. 22
Bảng I-2: Phân tích so sánh ba định nghĩa về vùng văn hóa ………………………. 24
Bảng I-3: Đối chiếu định nghĩa vùng văn hóa khái quát và chi tiết ……………… 27
Bảng I-4: Cơ sở phân miền văn hóa Việt Nam …………………………………………. 37
Bảng I-5: Hệ thống các miền – vùng văn hóa Việt Nam …………………………….. 38
Bảng I-6: Nam Bộ trong các bảng phân vùng sinh thái, kinh tế, quân sự ……… 42
Bảng I-7: Số liệu so sánh dân số giữa các tộc người của vùng Tây Nam Bộ (đơn
vị: người, số liệu theo [ Dân số và Nhà ở 2010])………………………………………. 59
Bảng I-8: Số dân các tỉnh Tây Nam Bộ vào năm 1915 ………………………………. 64
Bảng I-9: Dân số và mật độ dân số các tỉnh Tây Nam Bộ (xếp theo mật độ giảm
dần) ………………………………………………………………………………………………….. 65
Bảng I-10: So sánh dân số và mật độ dân số giữa Tây và Đông Nam Bộ ……… 66
Bảng I-11: Bảng xếp hạng các vùng theo tuổi thọ trung bình (Trần Ngọc Thêm
2006, tổng hợp theo [Báo cáo 2001])……………………………………………………… 70
Bảng I-12: Bảng xếp hạng theo Tỷ lệ biết chữ của người lớn (Trần Ngọc Thêm
2006, tổng hợp theo [Báo cáo 2001])……………………………………………………… 70
Bảng I-13: Bảng xếp hạng theo GDP bình quân đầu người (Trần Ngọc Thêm
2006, tổng hợp theo [Báo cáo 2001])……………………………………………………… 71
Bảng I-14: Bảng xếp hạng theo Chỉ số phát triển con người (HDI) (Trần Ngọc
Thêm 2006, tổng hợp theo [Báo cáo 2001])…………………………………………….. 71
Bảng I-15: Cơ sở phân vùng văn hóa Nam Bộ …………………………………………. 72
Bảng II-1: Đặc trưng văn hóa tổ chức đời sống các tộc người ở Tây Nam Bộ
truyền thống …………………………………………………………………………………….. 108
Bảng II-2: Tổ chức gia đình ở Tây Nam Bộ (so sánh với đồng bằng Bắc Bộ) 117
Bảng II-3: Các hình thức tổ chức thôn ấp Tây Nam Bộ dưới thời nhà Nguyễn
[Trương Ngọc Tường 2002: 63] ………………………………………………………….. 124
Bảng II-4: So sánh đô thị Tây Nam Bộ với đô thị các vùng ở Nam Việt Nam
trước 1975 [vi.wikipedia.org/wiki/Thị_xã_(Việt_Nam)] …………………………. 135
Bảng II-5: Các đô thị Tây Nam Bộ (số liệu năm 2010; viết tắt: TP – thành phố;
TX – thị xã; TT – thị trấn) ………………………………………………………………….. 136
Bảng II-6: Giá trị sản xuất công nghiệp của các địa phương Tây Nam Bộ năm
2010 ……………………………………………………………………………………………….. 137
Bảng II-7: Bảng so sánh Lễ Tết và Lễ Hội (Trần Ngọc Thêm 2006) ………….. 206
Bảng II-8: Sáu kiểu nói lái trong tiếng Việt (dấu ‘-’ = Giữ nguyên; ‘+’ = Thay
đổi) (Trần Ngọc Thêm) ……………………………………………………………………… 258
Bảng II-9: So sánh ba điệu thức của cổ nhạc Nam Bộ …………………………….. 278
Bảng III-1: So sánh nước nổi với lũ lụt (Trần Ngọc Thêm 2012) ………………. 316
Bảng III-2: Khái niệm ghe, xuồng ở các tác giả khác nhau ………………………. 339
Bảng III-3: Sự khác biệt giữa xuồng ba lá và xuồng tam bản (Trần Ngọc Thêm)
………………………………………………………………………………………………………. 341
Bảng III-4: Những kinh đào trong các năm 1700-1930 [Lê Anh Tuấn 2009;
Nguyễn Thanh Lợi 2007] …………………………………………………………………… 353
Bảng IV-1: Tỷ lệ Phật tử vùng Tây Nam Bộ (so sánh với Đông Nam Bộ và Bắc
Bộ) …………………………………………………………………………………………………. 457
Bảng IV-2: Tỷ lệ danh tăng sinh quán ở vùng Tây Nam Bộ (so sánh với Đông
Nam Bộ và Bắc Bộ) …………………………………………………………………………… 457
Bảng V-1: Hệ tính cách văn hóa và các khái niệm liên quan (Trần Ngọc Thêm
2012) ………………………………………………………………………………………………. 527
Bảng V-2: Hệ thống các giá trị đặc trưng bản sắc cùng các hệ quả và hậu quả
(Trần Ngọc Thêm 2001) …………………………………………………………………….. 528
Bảng V-3: So sánh mức độ thiết thực giữa hai vùng Tây và Đông Nam Bộ theo
các biểu hiện và hệ quả (Trần Ngọc Thêm 2012) …………………………………… 655
Bảng V-4: Bảng đối chiếu tính mở thống với những khái niệm có liên quan
(Trần Ngọc Thêm 2012) …………………………………………………………………….. 657
Bảng V-5: Hệ thống tính cách văn hóa người Việt vùng Tây Nam Bộ (Trần
Ngọc Thêm 2012) …………………………………………………………………………….. 692
Bảng V-6: Sự khác biệt hệ thống tính cách văn hóa hai vùng Tây và Đông Nam
Bộ (Trần Ngọc Thêm 2012)………………………………………………………………… 696
DANH MỤC HÌNH
Hình I-1: Bản đồ phân vùng văn hóa bản địa Mỹ của C. Wissler…………………. 20
Hình I-2: Sơ đồ hình thành vùng văn hóa và văn hóa vùng …………………………. 28
Hình I-3: Sơ đồ ngun tắc làm trịn trong việc xử lý khu vực giáp ranh ………. 34
Hình I-4: Bản đồ năm trấn (1808) và sáu tỉnh (1832) ………………………………… 40
Hình I-5: Bản đồ tự nhiên Nam Bộ và đông nam Campuchia………………………. 43
Hình I-6: Bản đồ các nhóm ngơn ngữ ở Nam Bộ và đơng nam Campuchia……. 44
Hình I-7: Các nơi bị ngập tại Tây Nam Bộ khi nước biển dâng lên một mét
vào cuối thế kỷ XXI………………………………………………………………………………. 46
Hình I-8: Phân loại nước ở Tây Nam Bộ …………………………………………………. 49
Hình I-9: Mạng lưới và mật độ đường sông Tây Nam Bộ so sánh với Đơng
Nam Bộ và Bắc Bộ ………………………………………………………………………………. 50
Hình I-10: (1) Biển Thái Bình ở Bắc Bộ; (2) Biển Tân Thành (Tiền Giang) ở
Tây Nam Bộ ……………………………………………………………………………………….. 51
Hình I-11: Chế độ gió mùa ở Tây Nam Bộ ……………………………………………….. 51
Hình I-12: Nhiệt độ và lượng mưa trung bình năm ở Tây Nam Bộ trong so
sánh với Đơng Nam Bộ…………………………………………………………………………. 53
Hình I-13: Số người Khmer và các tộc người Mon-Khmer ở Tây Nam Bộ so
với Đơng Nam Bộ ………………………………………………………………………………… 56
Hình I-14: Số người Hoa ở Tây Nam Bộ so với Đông Nam Bộ ……………………. 57
Hình I-15: Biểu đồ so sánh dân số giữa các tộc người ở Tây Nam Bộ ………….. 60
Hình I-16: Tình hình cư trú tộc người ở Tây Nam Bộ trong so sánh với
Đơng Nam Bộ ……………………………………………………………………………………… 61
Hình I-17: Sự giao lưu văn hóa Chăm-Việt ở Đàng Trong năm 1793 …………… 64
Hình I-18: Biểu đồ tốc độ phát triển sản xuất công nghiệp ở Tây Nam Bộ
trong so sánh với Đơng Nam Bộ …………………………………………………………….. 69
Hình I-19: Các tiểu vùng văn hóa Tây Nam Bộ…………………………………………. 74
Hình I-20: Tiểu vùng Phù sa ngọt …………………………………………………………… 76
Hình I-21: Tiểu vùng Giồng duyên hải…………………………………………………….. 79
Hình I-22: Tiểu vùng Ngập kín (Đồng Tháp Muời) ……………………………………. 81
Hình I-23: Động thực vật ở Đồng Tháp Mười…………………………………………… 82
Hình I-24: Tiểu vùng Ngập hở (Tứ giác Long Xuyên) ………………………………… 84
Hình I-25: Tiểu vùng Ngập mặn (Bán đảo Cà Mau) ………………………………….. 86
Hình I-26: (1-2-3) Rừng mắm, cây mắm, bộ rễ mắm; (4-5-6) Rừng đước, bộ
rễ đước, quả đước ở tiểu vùng Ngập mặn (bán đảo Cà Mau) ……………………… 87
Hình II-1: Bộ tượng “Ngũ hiền” ở Long An cổ tự (Tiền Giang)…………………… 97
Hình II-2: Nơng thơn Tây Nam Bộ: (1) Kiên Giang năm 2011; (2) An Giang
năm 2009 …………………………………………………………………………………………. 110
Hình II-3: Khơng gian cư trú mở, trải dài dọc theo kinh, lộ: (1) Kiên Giang
xưa; (2) Cà Mau nay ………………………………………………………………………….. 130
Hình II-4: (1) Chợ Mỹ Tho xưa; (2) Bến Mỹ Tho năm 1910 ………………………. 134
Hình II-5: Cần Thơ đầu thế kỷ XX: (1) Chợ Cái Răng; (2) Trà Nóc; (3) Phố
ven sơng; (4) Chợ ơ Mơn …………………………………………………………………….. 140
Hình II-6: Hang đá thờ Ông Hổ ở Thất Sơn, An Giang …………………………….. 150
Hình II-7: Thờ cọp ở các miếu, miễu, sơng rạch, đình Tây Nam Bộ ……………. 150
Hình II-8: (1) Thờ Hổ ở đình Bình Thủy (Cần Thơ); (2) Bình phong đình
Tân Hưng (Cà Mau) …………………………………………………………………………… 152
Hình II-9: (1) Giường thờ; (2) Tủ thờ Gị Cơng ………………………………………. 154
Hình II-10: (1) Tủ thờ gia tiên (Mỹ Tho); (2) Tranh kiếng thờ …………………… 155
Hình II-11: Bàn thờ Thiên tại Tp. Long Xuyên (Long An); (1-2-3) Ở nhà
dân trên cù lao Ông Hổ; (4) Ở sân Nhà lưu niệm Tơn Đức Thắng ……………… 157
Hình II-12: Ơng Địa …………………………………………………………………………… 159
Hình II-13: Bàn thờ Ơng Địa và Thần Tài ……………………………………………… 160
Hình II-14: Đình Bình Thủy (Cần Thơ)………………………………………………….. 161
Hình II-15: (1) Gian chính thờ chữ “Thần” ở đình Long Thanh (tx. Vĩnh
Long); (2) Ở đình Tân Hưng (tx. Cà Mau); (3) Sắc phong thần của vua Tự
Đức ở đình Tân Hưng …………………………………………………………………………. 163
Hình II-16: Bệ đá nơi ngự pho tượng Bà Chúa Xứ trên đỉnh núi Sam …………. 167
Hình II-17: (1-2) Miếu Bà Chúa Xứ núi Sam; (3) Tượng Bà Chúa Xứ ………… 168
Hình II-18: (1) Phật thầy Tây An Đoàn Minh Huyên (1807-1856); (2) Tây
An cổ tự (An Giang); (3) Bàn thờ tấm Trần điều……………………………………… 172
Hình II-19: (1) Chùa Tam Bửu (chùa chính của đạo Hiếu Nghĩa); (2) Bàn
thờ Đức Bổn Sư trong chùa Tam Bửu ……………………………………………………. 174
Hình II-20: Giáo chủ Huỳnh Phú Sổ (1920-1947) …………………………………… 176
Hình II-21: (1) Tổ đình Phật giáo Hịa Hảo (Phú Tân, An Giang); (2) Trang
bìa trong cuốn “Sấm giảng thi văn tồn bộ” (bản in 1966) ………………………. 178
Hình II-22: (1) Tổ sư Minh Đăng Quang; (2) Tổ sư cùng đệ tử đi khất thực
ở Vĩnh Long; (3) Tam quan pháp viện Minh Đăng Quang; (4) Bàn thờ Tổ
sư Minh Đăng Quang tại Tịnh xá Trung Tâm …………………………………………. 180
Hình II-23: Nguyễn Thành Nam thời du học ở Pháp và khi trở thành Ơng
Đạo …………………………………………………………………………………………………. 185
Hình II-24: Tín đồ Đạo Dừa ở Cồn Phụng …………………………………………….. 186
Hình II-25: (1) Ơng Đạo Dừa nuôi chuột sống chung với mèo; (2) Và đăng
ký tranh cử Tổng Thống Việt Nam Cộng hòa ………………………………………….. 187
Hình II-26: Đám cưới ở Tây Nam Bộ xưa và nay…………………………………….. 189
Hình II-27: (1) Xếp hàng chờ xem mặt; (2) Cô dâu Việt lấy chồng lần thứ
ba ở tuổi 18; (3) Gia đình cơ dâu tại lễ cưới; (4) Một quảng cáo cơ dâu Việt
Nam ở Đài Loan ………………………………………………………………………………… 194
Hình II-28: (1) “Hòm dưỡng già” mua sẵn để ở trái nhà; (2) Xây kim tỉnh ở
Bạc Liêu; (3) Thông tin bán kim tỉnh cho dân trên website tỉnh Vĩnh Long ….. 196
Hình II-29: Nải chuối sứ già trên bụng người mất …………………………………… 197
Hình II-30: (1-2) Đội kèn tây thổi kèn tiễn đưa (Bạc Liêu); (3-4) Lễ đánh
phá quàn – Múa lân tiễn biệt………………………………………………………………… 200
Hình II-31: (1) Con cháu người mất và nhà sư; (2) Vàng mã và nắm đất
đưa tiễn (lễ tang ở Bạc Liêu); (3-4) Lễ mở cửa mả ………………………………….. 201
Hình II-32: Hàng rào bơng trang …………………………………………………………. 203
Hình II-33: Mai kiểng, tắc kiểng, bông cúc và thiên tuế trong các Chợ hoa
xuân ở Cần Thơ, Sa Đéc, Mỹ Tho …………………………………………………………. 208
Hình II-34: (1) Mâm ngũ quả Bắc Bộ; (2) Mâm ngũ quả Nam Bộ; (3) Tạo
hình trái cây Nam Bộ………………………………………………………………………….. 210
Hình II-35: (1) Gói bánh tét; (2) Bánh tét lá cẩm; (3) Bánh tét Trà Cuôn;
(4) Thịt kho hột vịt ……………………………………………………………………………… 212
Hình II-36: Lễ hội Nghinh Ơng ở Vàm Láng (Gị Cơng Đơng, Tiền Giang) …. 217
Hình II-37: (1) Nguyễn Trung Trực và đền thờ Nguyễn Trung Trực ở: (2)
Rạch Giá; (3) Bạc Liêu; (4) Sóc Trăng; (5) Phú Quốc ……………………………… 220
Hình II-38: Lễ hội Nguyễn Trung Trực ở Rạch Giá …………………………………. 222
Hình II-39: (1) Rước sắc thần ở Tây Nam Bộ; (2) Thỉnh sắc về đình ở Cà
Mau; (3) Hát chầu ở Tiền Giang; (4) Kết thúc lễ tơn vương ……………………… 224
Hình II-40: (1) Rước áo mão vào Miếu dâng Bà; (2) Đánh trống lễ Túc Yết;
(3) Âm Dương giao hịa; (4) Ngũ hành chúc phúc ………………………………….. 228
Hình II-41: Chín cơ gái đồng trinh và lễ rước kiệu Bà xuống núi ………………. 230
Hình II-42: Hồ Biểu Chánh và một số tác phẩm của ơng ………………………….. 248
Hình II-43: (1) Bìa sách Thơ thầy Thơng Chánh, Sáu Trọng, Hai Miêng; (2)
Bìa sách Sáu Trọng thơ, in tại nhà in Bảo Tồn (Sài Gịn) đầu thế kỷ XX……… 270
Hình II-44: (1) Múa dâng mâm vàng; (2) Múa ghế; (3) Múa trống kèm trẻ
em; (4) Múa lu; (5) Múa bình bơng; (6) Múa dao; (7) Chặp Địa-Nàng ……….. 274
Hình II-45: (1) Đờn ca ở chợ; (2-3) Sinh hoạt đờn ca tài tử ở Tây Nam Bộ
xưa và nay; (4) Linh vị nhạc sư Ba Đợi ở đình Vạn Phước (Long An) ………… 276
Hình II-46: (1) Đờn ghi-ta phím lõm Tây Nam Bộ; (2) Ghi-ta phương Tây ….. 280
Hình II-47: Nguyễn Tống Triều ……………………………………………………………. 283
Hình II-48: Sơ đồ quá trình hình thành Cải lương …………………………………… 286
Hình II-49: Quá trình hình thành Cải lương …………………………………………… 286
Hình II-50: (1) Nghệ sĩ Phùng Há; (2) Nghệ sĩ Năm Châu; (3) Soạn giả
Trương Duy Toản; (4) Nhạc sĩ Cao Văn Lầu; (5) Nghệ sĩ Năm Phỉ; (6)
Nghệ sĩ Út Trà Ôn; (7) Nghệ sĩ Minh Phụng; (8) Nghệ sĩ Bạch Tuyết; (9)
Nghệ sĩ Lệ Thủy…………………………………………………………………………………. 290
Hình II-51: (1) Soạn giả Trần Hữu Trang; (2) Vở “Lan và Điệp” với Thanh
Nga và Thành Được; (3-4) Vở “Đời cô Lựu” và “Tô Ánh Nguyệt” với
Phùng Há …………………………………………………………………………………………. 293
Hình II-52: (1) Chạm khắc trang trí trong một ngơi nhà cổ ở Châu Thành,
Tiền Giang; (2) Hình chạm nổi lá phiên thảo ở Vĩnh Long ……………………….. 295
Hình II-53: (1-2) La hán cưỡi trâu, cưỡi cọp (chùa Vĩnh Tràng, Tiền
Giang); (3) Đạo sĩ cưỡi trâu (chùa Vĩnh Tràng, Tiền Giang); (4) Cá hóa
long (đình Long Thanh, Vĩnh Long)………………………………………………………. 296
Hình II-54: (1) Tượng Bồ-đề-đạt-ma (chùa Hội Thọ, Tiền Giang); (2)
Tượng Hộ pháp (chùa Tuyên Linh, Bến Tre); (3) Tượng Di Lặc (chùa Hội
Linh, Cần Thơ); (4) Ơng Ác (đình Bình Thủy, Hậu Giang) ……………………….. 297
Hình II-55: Tượng La Hán chùa Tơn Thạnh, Long An ……………………………… 298
Hình II-56: Tượng mục đồng: (1) Phật nổi (chùa mục đồng Linh Châu – Gị
Cơng, Tiền Giang); (2) Phật Bà (chùa mục đồng Thới Sơn – Cai Lậy, Tiền
Giang); (3) Phật cưỡi cọp (Long An Cổ tự – Cai Lậy, Tiền Giang); (4) Bồtát cưỡi cọp (chùa mục đồng Hóc Tra – Ba Tri, Bến Tre)………………………….. 299
Hình II-57: (1) Tranh kiếng thờ “Cửu huyền thất tổ”; (2) Tranh kiếng thờ
với chữ “Phúc”; (3) Tranh kiếng thờ vẽ hình Phật A-di-đà; (4) Tranh kiếng
vẽ phong cảnh; (5) Tranh bộ tứ bình …………………………………………………….. 305
Hình III-1: (1) Nhà ở giồng đất cao (Long An); (2) Nhà nền đất (Long An);
(3) Nhà nửa sàn nửa đất (Đồng Tháp); (4) Nhà sàn (Đồng Tháp) ……………… 312
Hình III-2: (1) Nhà đá ở Long An; (2) Nhà đá ở Vĩnh Long; (3) Nhà đá ở
Đồng Tháp Mười ……………………………………………………………………………….. 314
Hình III-3: (1) Nhà sàn mùa nước nổi; (2) Câu ếch mùa nước nổi; (3) Thu
hoạch thực vật mùa nước nổi; (4) Niềm vui gia đình mùa nước nổi …………… 318
Hình III-4: (1) Gia cố đê bao; (2) Cứu đê bao; (3) Vỡ đê bao Cả Mũi ở Tân
Hồng (Đồng Tháp) năm 2011; (4) Sau khi vỡ đê bao ……………………………….. 322
Hình III-5: Thợ “cạp đất” ở Tây Nam Bộ ………………………………………………. 324
Hình III-6: (1-2) Gốm đen tân chế (An Giang); (3-4) “Vương quốc gạch
ngói” Vĩnh Long ̣bên bờ Cổ Chiên ……………………………………………………….. 325
Hình III-7: (1) Cà ràng; (2) Sản xuất cà ràng; (3-4) Đun bếp cà ràng ………… 328
Hình III-8: (1) Cầu tre (cầu khỉ); (2) Cầu ván; (3) Cầu phao ở Rạch Giá
(Kiên Giang); (4) Cầu Mỹ Thuận………………………………………………………….. 331
Hình III-9: (1) Bến đò ngang qua rừng tràm; (2) Bến phà ………………………… 333
Hình III-10: (1) Tàu hỏa ở ga Mỹ Tho; (2) Phà chở tàu hỏa trên tuyến
đường sắt Sài Gòn – Mỹ Tho ………………………………………………………………… 334
Hình III-11: (1) Đào đường nước vào vườn làm bến đậu ghe xuồng; (2)
Làm “nhà” che mưa nắng cho ghe xuồng ……………………………………………… 337
Hình III-12: Cảnh ghe xuồng tấp nập trên sơng nước, kinh rạch Tây Nam
Bộ……………………………………………………………………………………………………. 338
Hình III-13: Sơ đồ lưu lượng các luồng vận chuyển hàng hóa đường thủy
nội địa chủ yếu ở Tây Nam Bộ ……………………………………………………………… 339
Hình III-14: (1) Ghe bầu; (2) Xuồng ba lá; (3) Xuồng tam bản; (4) Tắc
ráng; (5) Vỏ lãi………………………………………………………………………………….. 342
Hình III-15: (1-2) Nước và đất bị nhiễm phèn sắt có màu đỏ; (3) Đất phèn ở
Long An; (4) Đất mặn Cà Mau; (5) Đất mặn có những lớp muối trắng nổi
lên mặt đất ……………………………………………………………………………………….. 346
Hình III-16: Đào mương lên liếp làm vườn…………………………………………….. 348
Hình III-17: (1) Kinh Vĩnh Tế đoạn chạy qua thị xã Châu Đốc; (2) Hình
kinh Vĩnh Tế chạm khắc trên Cao đỉnh ………………………………………………….. 351
Hình III-18: (1) Đào kinh Chợ Gạo (1876) bằng phương pháp thủ công; (2)
Xáng đã dùng đào kinh Xà No; (3) Bản đồ hệ thống kinh đào chính ở Tây
Nam Bộ; (4) Kinh Xà No ngày nay (đoạn qua tp. Vị Thanh, Hậu Giang) …….. 352
Hình III-19: Bản đồ phát triển thủy lợi đồng bằng sông Cửu Long do Phân
viện Khảo sát và Quy hoạch Thủy lợi Nam Bộ thực hiện (2005) ………………… 354
Hình III-20: (1) Ghe thương hồ buôn trái cây; (2) Niềm vui ngày Tết; (3)
Con trẻ thương hồ ……………………………………………………………………………… 357
Hình III-21: (1) Chợ nổi Cần Thơ; (2) Dịch vụ ăn uống và giải khát; (3)
Cây bẹo đứng; (4) Cây bẹo nằm; (5) Nghệ thuật xếp dỡ di chuyển hàng hóa .. 361
Hình III-22: Mạng lưới chợ nổi vùng Tây Nam Bộ ………………………………….. 367
Hình III-23: Chiếc xuồng của người khẩn hoang …………………………………….. 368
Hình III-24: (1-2) Làng nổi Châu Đốc; (3) Bè dịch vụ; (4) Sinh hoạt trong
ghe ………………………………………………………………………………………………….. 369
Hình III-25: (1) Cầu cá ở Trà Vinh; (2-4) và Hồng Ngự, Đồng Tháp………….. 371
Hình III-26: (1) Mơ hình cầu cá cải tiến; (2) Nhà vệ sinh nổi trên sông ………. 372
Hình III-27: (1) Hủ tiếu Mỹ Tho; (2) Lẩu mắm; (3) Cá kèo; (4) Bơng điên
điển …………………………………………………………………………………………………. 374
Hình III-28: (1) Đọt choại; (2) Trái chùm ruột; (3) Rau diếp cá; (4) Cây
bồn bồn; (5) Rau đắng; (6) Trái khổ qua; (7) Canh khổ qua dồn thịt ………….. 376
Hình III-29: Trang phục nam và nữ của người Việt vùng Tây Nam Bộ đầu
thế kỷ XX ………………………………………………………………………………………….. 379
Hình III-30: (1) Áo bà ba xưa; (2) Áo bà ba thời chống Mỹ; (3) Áo bà ba
ngày nay; (4) Hội thi “Duyên dáng áo bà ba”; (5-7) Áo dài Nam Bộ xưa……. 381
Hình III-31: (1) Võng treo ở hàng ba nhà đất; (2) Võng treo ở hàng ba nhà
sàn; (3) Võng treo ngang dọc trong nhà; (4) Võng treo ngồi vườn ……………. 385
Hình III-32: (1) Đình Định Yên (Đồng Tháp); (2) Đình Tân Phú Trung
(Đồng Tháp); (3) Đình Long Thanh (tx. Vĩnh Long); (4) Đình Mỹ Phước
(tp. Long Xuyên) ………………………………………………………………………………… 386
Hình III-33: (1) Mái nhà trát bùn chống nóng; (2) Mái nhà hai lớp (dưới lá,
trên tơn) để chống nóng; (3-4) Nhà che màn bít bùng để chống nắng nóng …. 387
Hình III-34: (1) Trận bão Giáp Thìn 1904 làm sập cầu Trường Tiền ở Huế;
(2) Vị trí các nơi bị thiệt hại nặng trong trận bão lụt năm Giáp Thìn………….. 389
Hình III-35: (1) Lọp cá dùng để bắt rắn; (2) Cây nọc rắn …………………………. 410
Hình III-36: (1) Ơng Bùi Thanh Tùng và mẩu sừng dinh còn lại; (2) Cháu
Trần Thịnh Tiến và chiếc sừng dinh; (3) Chiếc sừng dinh của anh Trần Đức
Thịnh và những mẩu sừng làm đồ trang sức …………………………………………… 412
Hình III-37: (1) Phạng và các loại phảng; (2) Mài phảng; (3-4) Người phát
cỏ tay phảng tay cù nèo ………………………………………………………………………. 430
Hình III-38: (1) Đồng cỏ bàng; (2) Phơi bàng; (3) Bó bàng; (4) Giã bàng;
(5) Đươn đệm ……………………………………………………………………………………. 433
Hình III-39: Thu hoạch lúa trời ở Đồng Tháp Mười ………………………………… 437
Hình III-40: Cây bần dĩa; bông bần; trái bần; múi bần ……………………………. 443
Hình IV-1: (1) Dấu vết của hơn nhân Khmer – Việt (chùa Xà Tón, An
Giang); (2) Lễ đính hơn Hoa – Việt năm 1920; (3) Cư dân Chăm – Việt ở
làng Chăm (Châu Đốc); (4) Ãnh hưởng Chăm trong kiến trúc chùa Giồng
Thành (thị xã Tân Châu) …………………………………………………………………….. 449
Hình IV-2: (1) Ni sư Hồng Nga, người sáng lập trường ni đầu tiên (Trường
Giác Hoa) ở Nam Bộ; (2) Ni trưởng Diệu Tinh, vị giáo thọ ni đầu tiên ở
Nam Bộ; (3) Học viên Trường ni Giác Hoa (Bạc Liêu) năm 1928; (4) Học
viên Trường ni Phước Huệ (Đồng Tháp); (5) Ni trưởng Như Ngọc, Viện
chủ chùa Phước Huệ hiện nay, trưởng thành từ Trường ni Phước Huệ ………. 475
Hình IV-3: (1) Văn Thánh Miếu Vĩnh Long; (2) Văn Thánh Miếu Cao Lãnh .. 483
Hình IV-4: Kiến trúc chịu ảnh hưởng phương Tây: (1-2) Nhà cổ Nam Bộ;
(3) Nhà cổ Bình Thủy (Cần Thơ); (4) Chùa Phước Hưng (Sa Đéc) …………….. 507
Hình IV-5: (1) Đội qn tóc dài Bến Tre đồng khởi; (2) Trích đoạn tranh
“Đội qn tóc dài” của họa sĩ Lê Lam; (3) Nữ tướng Nguyễn Thị Định; (4)
Chị Sứ trong phim “Hòn Đất”; (5) Chị Võ Thị Thắng với nụ cười bất diệt ….. 516
Hình V-1: Ký hiệu và giá trị ………………………………………………………………… 525
Hình V-2: Mối quan hệ giữa Bản sắc văn hóa, Tính cách văn hóa, và Hệ
giá trị văn hóa …………………………………………………………………………………… 527
Hình V-3: Biển Hồ ở Campuchia và vai trị điều tiết nước cho đồng bằng
sơng Cửu Long ………………………………………………………………………………….. 533
Hình V-4: (1-2) Nghề ni vịt và vịt chạy đồng; (3-4) Nghề len trâu ………….. 541
Hình V-5: (1) Quân Pháp vượt sông đánh chiếm Tây Nam Bộ; (1-2) Làm
thủy lơi đánh chìm tàu chiến Pháp ở Cà Mau; (3-4) Sa lầy ở chiến trường
Tây Nam Bộ ……………………………………………………………………………………… 545
Hình V-6: (1) Tái hiện thuyền văn hóa tại Festival lúa gạo Việt Nam ở Hậu
Giang 2009; (2) Hoa hậu thế giới 2008 Ksenia Sukhinova trên chiếc xuồng
tại Tiền Giang …………………………………………………………………………………… 549
Hình V-7: Hệ quả của tính sơng nước …………………………………………………… 550
Hình V-8: Quan hệ giữa “Đạo”-“Nghĩa”-“Tình” trong văn hóa Việt Nam .. 553
Hình V-9: Cơ sở hình thành tính trọng nghĩa …………………………………………. 555
Hình V-10: (1) Bìa truyện “Nọc Nạn” của nhà văn Phúc Vân; (2) Cụm
tượng đài di tích Nọc Nạn …………………………………………………………………… 563
Hình V-11: (1) Lục Vân Tiên truyện, ấn bản Duy Minh Thị năm 1874; (2)
Một bản chữ quốc ngữ; (3) Nguyễn Đình Chiểu; (4) Một tranh minh họa
Lục Vân Tiên; (5) Phim “Lục Vân Tiên” ……………………………………………….. 570
Hình V-12: Lu nước ven đường ở Đồng Tháp ………………………………………… 574
Hình V-13: (1) “Ông già Ba Tri” Thái Hữu Kiểm; (2) Nhà văn Nguyễn
Ngọc Tư; (3) Nhà báo Võ Đắc Danh …………………………………………………….. 590
Hình V-14: (1) Hàng nghìn người tụ tập theo dõi vụ án xử vợ chồng chủ
trại tôm; (2) Bị cáo Mã Ngọc Thơm liên tục ngất xỉu tại phiên tòa …………….. 591
Hình V-15: (1) Cá lóc nướng trui; (2) Bữa nhậu ở Cà Mau ………………………. 595
Hình V-16: (1) Bao bì kẹo dừa Bến Tre xuất sang Trung Quốc có hình bà
Hai Tỏ; (2) Bà Hai Tỏ và thương hiệu kẹo dừa Bến Tre hiện nay ………………. 600
Hình V-17: Ngọc Trinh ……………………………………………………………………… 603
Hình V-18: (1) Thờ ơng Tà; (2) Thờ ơng Tà cùng ơng Địa ……………………….. 618
Hình V-19: Cúng Việc lề ở Long An; (1) Đồ ăn dân dã; (2) Chủ tế; (3) Mâm
cúng việc lề bày ngoài sân; (4) Đồ cúng đặc thù; (5) Thả bè chuối đưa tiễn
tổ tiên; (6) Bữa ăn cộng cảm sau lễ cúng Việc lề …………………………………….. 620
Hình V-20: Tiền Ngân hàng Đơng Dương ……………………………………………… 653
Hình V-21: Biểu đồ so sánh doanh thu xổ số kiến thiết bình quân đầu người
giữa ba miền trong giai đoạn 2001-2012 ……………………………………………….. 654
Hình V-22: (1-5) Các kiểu chào hàng, quảng cáo, tiếp thị của người Tây
Nam Bộ; (6) Thái độ của người bán và người mua ………………………………….. 663
Hình V-23: (1) Nhà bác học Trương Vĩnh Ký; (2) GS. Trần Đại Nghĩa; (3)
GS. Lương Định Của và phu nhân; (4) Sáu Quý bên cây cầu mới dựng; (5)
Trần Văn Dũng với máy hút bùn; (6) Năm Hiếu chăm sóc mai phục vụ Tết …. 671
Hình V-24: (1-2) “Thần đèn” Tư Lũy và việc di dời chùa Vạn Linh; (3-4)
“Thần đèn” Cẩm Lũy và việc di dời cổng tam quan chùa Vĩnh Nghiêm ……… 674
Hình V-25: (1) Tượng đồng Lê Văn Duyệt trong lăng ông; (2) Lăng Lê Văn
Duyệt ở Gia Định đầu thế kỷ XX; (3) Con dấu “Gia Định thành tổng trấn”;
(4) Tờ tiền của Ngân hàng Việt Nam Cộng hịa in hình Lê Văn Duyệt ………… 678
Hình V-26: (1) Trần Văn Giàu – nhà cách mạng; (2) Trần Văn Giàu – nhà
khoa học; (3) Võ Văn Kiệt trong kháng chiến chống Mỹ; (4) Võ Văn Kiệt
chỉ đạo xây dựng đường dây 500 KV; (5) Nụ cười Võ Văn Kiệt …………………. 682
Hình V-27: (1) Nơng trường Sơng Hậu thời khai phá; (2) Trở thành một cơ
sở xuất khẩu lúa gạo; (3) Xưởng chế biến thực phẩm xuất khẩu; (4) Trường
THPT Trần Ngọc Hoằng; (5) Bà Ba Sương nhận danh hiệu Anh hùng lao
động thời Đổi mới; (6) Cùng TBT Đỗ Mười và cha …………………………………. 689
Hình V-28: Hệ thống tính cách văn hóa Tây Nam Bộ trong quan hệ với cội
nguồn của nó …………………………………………………………………………………….. 694
1
DẪN NHẬP
1. Lý do lựa chọn đề tài
Tây Nam Bộ là một vùng đất có lịch sử hình thành và phát triển đặc biệt,
con người đặc biệt, vai trò và sự đóng góp cho sự phát triển của đất nước cũng
rất đặc biệt.
Song sự phát triển của Tây Nam Bộ dường như đã đụng trần. Muốn phát
triển, Tây Nam Bộ cần có một cú hích. Người ta đang đi tìm cú hích đó trong
kinh tế và khoa học – kỹ thuật. Đương nhiên là kinh tế và khoa học – kỹ thuật là
quan trọng. Nhưng hình như chưa đủ. Loay hoay với những biện pháp thuần túy
kinh tế và khoa học – kỹ thuật, đồng bằng sông Cửu Long luôn gặp trước mặt
mình những khó khăn buộc phải đi tìm những biện pháp kinh tế và khoa học kỹ thuật mới để rồi lại tiếp tục gặp khó khăn mới rất tốn kém sức lực và tiền
bạc. Nó gây cảm giác dường như sự phát triển của Tây Nam Bộ đã đụng trần.
Các nhà kinh tế học gọi loại trần này là “trần thủy tinh” (glass ceiling), là “bẫy
thu nhập trung bình” (middle-income trap).
Nhưng “bẫy thu nhập trung bình” thì có thể giải quyết bằng “kinh tế tri
thức” (tức là khoa học), còn tấm trần này sở dĩ là “thủy tinh”1, khơng nhìn thấy
được, là vì nó thực chất được làm bằng một chất liệu tinh thần là văn hóa.
Trong khi ta ln xác định rằng “văn hóa vừa là nền tảng tinh thần của xã hội,
vừa là mục tiêu và động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế – xã hội” (Hội nghị
lần thứ 5 Ban Chấp hành Trung ương Đảng CSVN khóa VIII, tháng 7-1998),
“phát triển văn hóa là mục tiêu và động lực của phát triển kinh tế – xã hội” (Hội
nghị lần thứ 10 BCH Trung ương Đảng CSVN khóa IX, tháng 7-2004), thì
dường như chính chúng ta lại cũng thường qn văn hóa đầu tiên mỗi khi bàn
đến sự phát triển cụ thể của một vùng miền. Đã bao năm nay, những nét tương
đồng và khác biệt của Tây Nam Bộ với Đông Nam Bộ về địa lý, lịch sử, kinh tế,
v.v., đã hiện lên khá rõ, song về văn hóa thì những đặc điểm văn hóa của Tây
Nam Bộ, đặc điểm tính cách con người, tính cách văn hóa Tây Nam Bộ đáng
tiếc là vẫn bị hòa lẫn trong trong một bức tranh mờ nhịa có tên chung chung là
“Nam Bộ”.
1
“Trần thủy tinh” (glass ceiling) trong kinh tế học được định nghĩa là “một thứ rào cản không thể
vượt qua được giữ chân phụ nữ và các dân tộc thiểu số vươn lên các nấc trên trong thang bậc của công
ty, bất kể trình độ, thành tích của họ” (Federal Glass Ceiling Commission. Solid Investments: Making
Full Use of the Nation’s Human Capital. Washington, D.C.: U.S. Department of Labor, November 1995,
p. 4).
2
Khắc phục hạn chế này chính là lý do lựa chọn đề tài.
2. Mục tiêu và phạm vi của đề tài
2.1. Trên cơ sở phân tích tổng quan tình hình nghiên cứu thuộc lĩnh vực
của đề tài (x. mục 1 chương I), đề tài đặt ra bốn mục tiêu:
1) Xây dựng một bức tranh tổng quan về các thành tố của văn hoá người
Việt vùng Tây Nam Bộ (văn hoá nhận thức, văn hoá tổ chức, văn hoá ứng xử).
2) Tìm hiểu hệ tính cách văn hố đặc trưng để trên cơ sở đó nhận diện
bản sắc văn hóa vùng của khu vực Tây Nam Bộ cùng các hệ quả và hậu quả, các
điểm mạnh và điểm yếu của nó trong q trình đi vào tồn cầu hố và hội nhập.
3) Giúp hiểu rõ hơn văn hoá người Việt vùng Tây Nam Bộ và trên cơ sở
đó giúp giải thích các vấn đề khúc mắc nảy sinh trong muôn mặt đời sống văn
hoá – xã hội hiện tại (như vấn đề phụ nữ Tây Nam Bộ lấy chồng nước ngoài, vấn
đề giáo dục, vấn đề phát triển con người, v.v.).
4) Góp phần thực hiện chương trình “Bảo tồn và phát triển văn hố dân
tộc trong q trình hội nhập ở khu vực Nam Bộ” trong đề án nghiên cứu khoa
học trọng điểm của Đại Học Quốc Gia TP. Hồ Chí Minh “Những vấn đề xã hội
– nhân văn khu vực Nam Bộ giai đoạn 2005-2010” [Trần Ngọc Thêm (chủ
nhiệm) 2006].
Hai mục tiêu đầu làm nên nội dung chính của đề tài. Mục tiêu (3) và (4)
được phái sinh từ hai mục tiêu chính này.
2.2. Với mục tiêu như thế, đề tài giới hạn phạm vi nghiên cứu trong
không gian là vùng Tây Nam Bộ (đồng bằng sông Cửu Long, điển hình cho cả
miền Nam Bộ như một khơng gian sơng nước), chủ thể là tộc người Việt (điển
hình cho cả vùng như một tộc người đông dân nhất, chiếm 92% dân số), và thời
gian là giai đoạn cận hiện đại từ thế kỷ XVII đến nay.
Các khơng gian ngồi vùng Tây Nam Bộ (vùng Đông Nam Bộ, miền
Trung, miền Bắc, phương Tây); chủ thể ngoài tộc người Việt (người Khmer,
Hoa, Chăm, người phương Tây); thời gian ngoài giai đoạn cận hiện đại (các giai
đoạn Óc Eo, Phù Nam, Chân Lạp) có thể được sử dụng để so sánh đối chiếu.
3. Phương pháp nghiên cứu
3.1. Đề tài được thực hiện bằng các phương pháp lý thuyết kết hợp với
thực nghiệm, phương pháp định tính được bổ sung bằng định lượng, trong đó
các phương pháp lý thuyết, định tính là phương pháp chủ đạo.
3
Phương pháp nghiên cứu lý thuyết, định tính bao gồm hai phương pháp
chủ yếu là phương pháp hệ thống – loại hình và phương pháp so sánh.
Phương pháp hệ thống – loại hình là một phương pháp lý thuyết, tổng
hợp từ hai phương pháp bộ phận là phương pháp hệ thống và phương pháp loại
hình.
3.2. Phương pháp hệ thống (systemic method) trong nghiên cứu khoa học
là phương pháp tư duy nhằm tìm kiếm, xác lập hoặc mơ phỏng các mối quan hệ
qua lại giữa các thành tố của đối tượng tư duy. Quy trình thực hiện phương
pháp hệ thống mà chúng tơi sử dụng có thể quy về bốn bước:
(1) Xác lập danh sách các thành tố;
(2) Xác lập quan hệ giữa mỗi thành tố với các thành tố còn lại;
(3) Xác lập thứ tự giữa các thành tố (nếu có);
(4) Xác định chất quan hệ trong thành tố và chất thành tố trong quan hệ
(theo nguyên lý trong dương có âm và trong âm có dương).
Phương pháp hệ thống trong nghiên cứu khoa học thực chất đã tích hợp
trong mình khơng chỉ cách tiếp cận hệ thống mà cả cách tiếp cận liên ngành.
Chúng tơi cho rằng khơng có cái gọi là phương pháp liên ngành một khi không
chỉ ra được quy trình thực hiện nó. Liên ngành khi ấy chỉ là một cách tiếp cận.
Có những cách tiếp cận được cụ thể hóa thành một phương pháp tương ứng
(như cách tiếp cận hệ thống được cụ thể hóa thành phương pháp hệ thống),
nhưng có những cách tiếp cận khơng nhất thiết phải có một phương pháp đi kèm
(như cách tiếp cận liên ngành, cách tiếp cận chức năng…).
Phương pháp loại hình xây dựng trên khái niệm “loại hình” và bao gồm
quy trình xây dựng các loại hình và quy trình loại hình hóa đối tượng nghiên
cứu.
Loại hình là chùm đặc trưng cần và đủ cho phép khu biệt một nhóm phân
loại với các nhóm phân loại cịn lại trong hệ thống loại hình. Loại hình là một
loại mơ hình. Loại hình văn hóa là một loại mơ hình văn hóa.
Quy trình xây dựng các loại hình văn hóa mà chúng tơi sử dụng có thể
quy về ba bước:
(1) Phân loại các thành tố của đối tượng nghiên cứu thành các nhóm;
(2) So sánh các nhóm thành tố với nhau, tìm ra chùm các đặc trưng điển
hình cho mỗi nhóm;
4
(3) Kiểm tra xem chùm đặc trưng này có phải là những đặc trưng CẦN
(không thiếu) và ĐỦ (không thừa) để khu biệt nhóm thành tố đang xét với các
nhóm cịn lại hay khơng.
Các loại hình thu được từ các nhóm của cùng một bảng phân loại tạo thành
một hệ thống loại hình.
Sau khi đã có hệ thống loại hình (có thể có nhiều hệ thống như thế cho
cùng một đối tượng nghiên cứu), quy trình loại hình hóa đối tượng nghiên cứu
mà chúng tơi sử dụng có thể quy về bốn bước:
(1) Phân loại các phần tử của đối tượng nghiên cứu thành các nhóm;
(2) Lựa chọn hệ thống loại hình;
(3) Lập ánh xạ (mapping = xác định chuỗi tương ứng) giữa hệ thống các
nhóm của đối tượng nghiên cứu với hệ thống các loại hình đã chọn;
(4) Vận dụng chùm đặc trưng của loại hình để mơ tả nhóm tương ứng của
đối tượng nghiên cứu.
3.3. Phương pháp so sánh là phương pháp đối chiếu đối tượng nghiên
cứu với đối tượng so sánh để xác định mức độ hơn kém theo một tiêu chí nhất
định. Chẳng hạn, khi nói “văn hóa Tây Nam Bộ mở thống hơn văn hóa đồng
bằng Bắc Bộ” thì đối tượng nghiên cứu là “văn hóa Tây Nam Bộ”, đối tượng so
sánh là “đồng bằng Bắc Bộ”, tiêu chí so sánh là “tính mở thống”, kết quả so
sánh là mức độ “cao hơn”.
Như vậy, quy trình thực hiện phương pháp so sánh gồm 3 bước:
(1) Lựa chọn đối tượng so sánh;
(2) Xác định tiêu chí so sánh;
(3) Xác định mức độ hơn kém giữa đối tượng nghiên cứu với đối tượng
so sánh theo tiêu chí so sánh đã xác định.
Kết quả của phương pháp so sánh luôn luôn thể hiện dưới dạng mức độ
trên một thang độ, tức là phương pháp so sánh thực chất là một phương pháp lý
thuyết đã ít nhiều mang tính thực nghiệm, ít nhiều mang tính trung gian giữa
định tính và định lượng. So sánh là cách lượng hóa tương đối một phẩm chất
của đối tượng nghiên cứu.
3.4. Phương pháp hệ thống – loại hình và phương pháp so sánh như
những phương pháp lý thuyết định tính được kiểm chứng, bổ sung và điều
chỉnh bằng hai phương pháp thực nghiệm: phương pháp khảo sát thực địa và
phương pháp điều tra định lượng bằng bảng hỏi.
5
Nhóm đề tài đã thực hiện hai đợt khảo sát thực địa tập thể tại An Giang
vào tháng 10-2010 và tại Kiên Giang vào tháng 12-2011. Ngoài ra cá nhân chủ
nhiệm đề tài và các thành viên trong nhóm cịn thực hiện nhiều đợt khảo sát
nhóm nhỏ và cá nhân tại các địa bàn khác trong vùng như Cần Thơ, Đồng Tháp,
Sóc Trăng, Cà Mau, Bạc Liêu, Hậu Giang… Ngồi ra, sáu thành viên trong
nhóm là những người sinh ở Tây Nam Bộ (Long An, Tiền Giang, Bến Tre, An
Giang, Cà Mau) thực hiện vai trị thơng tin viên trực tiếp.
Phương pháp điều tra định lượng bằng bảng hỏi được thực hiện trên cơ
sở một bảng hỏi gồm 21 câu (x. phụ lục II.1). Số phiếu điều tra phát ra là 2.000,
số thu về là 1.405 phiếu. Trong đó 90,9% người tham gia trả lời là những người
sinh trưởng ở Tây Nam Bộ, số còn lại sinh ra ở các vùng miền khác nhưng đã
sống ở Tây Nam Bộ từ 5 năm trở lên. Về tuổi tác, những người trẻ nhất sinh
năm 1993 (1,3%), người lớn tuổi nhất sinh năm 1920 (90 tuổi), số sinh trong
khoảng 1920-1960 là 14,1%. Theo giới tính có 32,7% là nam và 67,3% là nữ.
Về học vấn, 42,3% có trình độ THPT trở xuống và 57,7% có trình độ trung cấp,
cao đẳng trở lên. Kết quả trả lời và phân tích số liệu theo từng câu hỏi trình bày
ở phụ lục II.2.
4. Bố cục đề tài
Với mục tiêu như đã trình bày, nội dung của đề tài gồm ba phần: Phần
Một là cơ sở lý luận và thực tiễn; Phần Hai là các thành tố của văn hóa người
Việt vùng Tây Nam Bộ; và Phần Ba là hệ thống các đặc trưng tính cách văn hóa
của người Việt vùng Tây Nam Bộ.
Phần Một và phần Ba mỗi phần được trình bày thành một chương. Riêng
phần Hai hai do dung lượng quá lớn và cấu trúc quá phức tạp nên được trình bày
trong ba chương: Chương II đề cập đến văn hóa nhận thức và văn hóa tổ chức;
Chương III và IV đề cập đến văn hóa ứng xử với mơi trường (Chương III nói
về văn hóa ứng xử với mơi trường tự nhiên và Chương IV nói về văn hóa ứng
xử với mơi trường xã hội).
Như vậy, tồn bộ nội dung của đề tài, khơng kể Dẫn nhập và Kết luận,
được trình bày trong 5 chương như sau: I- Cơ sở lý luận và thực tiễn của việc
nghiên cứu văn hóa người Việt vùng Tây Nam Bộ; II- Văn hóa nhận thức và văn
hóa tổ chức của người Việt vùng Tây Nam Bộ; III- Văn hóa ứng xử với mơi
trường tự nhiên của người Việt vùng Tây Nam Bộ; IV- Văn hóa ứng xử với môi
trường xã hội của người Việt vùng Tây Nam Bộ; V- Các đặc trưng tính cách văn
hóa của người Việt vùng Tây Nam Bộ.
6
Tài liệu tham khảo và trích dẫn được tích hợp vào trong một phụ lục về
“Thư mục chọn lọc về văn hóa Tây Nam Bộ”. Việc tích hợp này tuy có những
bất tiện nhất định: Khơng phải tồn bộ các tài liệu trong Thư mục chọn lọc về
văn hóa Tây Nam Bộ (dù là chọn lọc) đã được tham khảo hết; đồng thời, có
những tài liệu tham khảo và trích dẫn lại khơng thuộc phạm vi của văn hóa Tây
Nam Bộ. Do vậy, chúng tôi đặt tên cho phần này là “Thư mục chọn lọc về văn
hóa Tây Nam Bộ và những vấn đề liên quan” và không xếp hẳn nó vào phụ lục
(bởi vì với tính cách “Thư mục chọn lọc” thì nó là phụ lục, nhưng với tính cách
“Tài liệu tham khảo và trích dẫn” thì nó lại là phần bắt buộc).
7
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC NGHIÊN CỨU
VĂN HÓA NGƯỜI VIỆT VÙNG TÂY NAM BỘ
Dẫn nhập
Để làm cơ sở xuất phát, ở chương này chúng tôi sẽ bắt đầu bằng việc điểm
lại trên cấp độ tổng thể lịch sử nghiên cứu văn hóa người Việt vùng Tây Nam
Bộ để thấy rằng cho đến nay, tuy rằng văn hóa Nam Bộ nói chung và văn hóa
Tây Nam Bộ nói riêng đã được nghiên cứu khá nhiều trên mọi bình diện, nhưng
lại cịn thiếu một cơng trình trình bày một cách hệ thống và khái quát về bức
tranh toàn cảnh của văn hóa người Việt vùng Tây Nam Bộ.
Cái hạn chế trong những cơng trình đi trước khơng chỉ dừng ở đó. Ngay cả
việc xác định một cách khoa học và rõ ràng bản chất vùng hay tiểu vùng của
không gian “Tây Nam Bộ” cũng chưa được đặt ra. Mà về mặt lý luận, một bộ
máy khái niệm cùng quy trình phân vùng văn hóa chặt chẽ cũng chưa được trình
bày ở đâu.
Vì vậy, sau khi điểm lại một cách tổng thể lịch sử nghiên cứu văn hóa
người Việt vùng Tây Nam Bộ, chúng tôi sẽ tiến hành xây dựng một bộ công cụ
và phương pháp nghiên cứu văn hóa vùng để trên cơ sở đó xác định một bức
tranh phân chia các miền và các vùng văn hóa Việt Nam. Trong đó Nam Bộ trở
thành một miền văn hóa, với hai vùng văn hóa là Tây Nam Bộ và Đơng Nam
Bộ. Vùng văn hóa Tây Nam Bộ được tiến hành định vị trên ba trục không gian
K, chủ thể C và thời gian T.
Cuối cùng, một khi Tây Nam Bộ đã được xác định là một VÙNG văn hóa
và được định vị rồi thì bước tiếp theo phải làm là phân chia nó thành các tiểu
vùng để làm cơ sở cho việc nghiên cứu các thành tố, các bình diện, các đặc
trưng của vùng văn hóa này.
1. Tình hình nghiên cứu văn hóa người Việt vùng Tây Nam Bộ
Cho đến nay, văn hóa Nam Bộ nói chung và văn hóa Tây Nam Bộ nói
riêng đã được nghiên cứu khá nhiều trên mọi bình diện.
Trong hơn 300 năm hình thành và phát triển, vùng đất mới Tây Nam Bộ và
người Việt ở vùng đất này đã trở thành đề tài có tính thời sự của đơng đảo giới
nghiên cứu, đặc biệt từ nửa sau của thế kỷ XX trở lại đây.
8
1.1. Xét trong bối cảnh tình hình nghiên cứu văn hóa Nam Bộ
1.1.1. Trong so sánh với tình hình nghiên cứu vùng Đơng Nam Bộ, có
thể thấy các cơng trình nghiên cứu vùng Tây Nam Bộ có số lượng vượt trội hơn
hẳn Đông Nam Bộ. Trong thư mục chọn lọc về văn hóa Tây Nam Bộ gồm trên
một ngàn tên gọi mà chúng tơi thu thập được thì có 172 tài liệu nghiên cứu về
các mặt của Đông Nam Bộ, trong khi có tới 796 tài liệu nghiên cứu về các mặt
của Tây Nam Bộ.
Có thể nói, khi nhắc đến địa phương đại diện cho Nam Bộ thì người ta sẽ
nhắc đến Sài Gịn – Tp. Hồ Chí Minh, cịn khi nói đến Nam Bộ nói chung thì
bao giờ người ta cũng nghĩ ngay đến vùng Tây Nam Bộ với đồng bằng sông
Cửu Long và sông nước.
Trong số 796 tài liệu tài liệu nghiên cứu về các mặt của Tây Nam Bộ,
chúng tơi nhận thấy các cơng trình tập trung chủ yếu ở các mảng đề tài sau:
(1) Mảng đề tài chuyên về lý luận với các nghiên cứu về một số vấn đề
khoa học xã hội ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long [Viện Khoa học Xã hội
1982], về cơ sở lý luận và thực tiễn trong việc phát triển bền vững vùng Tây
Nam Bộ [Bùi Thế Cường 2007]. Các nghiên cứu về vùng Đơng Nam Bộ có vẻ
như thiếu vắng mảng đề tài này.
(2) Mảng đề tài về văn hóa so sánh, văn hố ứng dụng, tư liệu điền dã cho
nghiên cứu văn hóa: Các nghiên cứu về văn hóa Nam Bộ được đặt trong khơng
gian xã hội Đông Nam Á [ĐHQG Tp.HCM 2000, tập hợp các bài viết về cả
Đông và Tây Nam Bộ], về văn hóa và cư dân đồng bằng sơng Cửu Long
[Nguyễn Cơng Bình và nnk 1990; Thạch Phương và nnk 1992; Viện Khoa học
Xã hội Tp.HCM 1990, Viện Văn hóa 1984, v.v.]. Bên cạnh đó, một số tư liệu
mang tính chất điền dã, ghi lại những nét phác thảo khá phong phú về con
người, văn hóa Tây Nam Bộ [Phan Quang 1985, 2002; Sơn Nam 1992, 2005,…;
Nguyễn Hiến Lê 1954/2002…].
(3) Các mảng đề tài thuộc các khoa học chuyên ngành khác: các tư liệu
khảo cổ, địa lý, lịch sử, tộc người của vùng đất Tây Nam Bộ [x., vd: Lê Xuân
Diệm 2008; Sơn Nam 2003; Trần Văn Bính (cb) 2004…].
Có thể nói, trong so sánh với Đông Nam Bộ, các nghiên cứu về Tây Nam
Bộ khơng chỉ có số lượng nhiều hơn hơn, mà các mảng đề tài nghiên cứu đặt ra
cũng tương đối đầy đủ và phong phú đa dạng hơn, đặc biệt là số lượng các cơng
trình nghiên cứu đề cập đến các mảng đề tài văn hóa rất phong phú.
Các tài liệu nghiên cứu về Đông Nam Bộ trong so sánh với Tây Nam Bộ
có đặc điểm là tập trung vào các đơ thị lớn như Sài Gịn – Tp. Hồ Chí Minh,
9
Biên Hòa, Thủ Dầu Một, Vũng Tàu (trong khi các nghiên cứu về Tây Nam Bộ
chú trọng nông thôn), và các vấn đề kinh tế và công nghiệp được chú trọng hơn
(trong khi các nghiên cứu Tây Nam Bộ thì tập trung hướng về văn hóa nhiều
hơn).
1.1.2. Tình hình nghiên cứu người Việt ở vùng Tây Nam Bộ trong so sánh
với tình hình nghiên cứu văn hóa các tộc người khác:
Người Việt là tộc đơng dân nhất, vì vậy dễ hiểu là một số lượng lớn các
cơng trình nghiên cứu Tây Nam Bộ tập trung dành cho việc nghiên cứu người
Việt. Trong số đó có trên hai chục cơng trình nghiên cứu một cách khái quát về
đời sống văn hóa của người Việt ở vùng Tây Nam Bộ như [Viện Văn hóa 1984;
Nguyễn Cơng Bình và nnk 1990; Thạch Phương và nnk 1992; Viện Khoa học
Xã hội Tp.HCM 1990, Nguyễn Chí Bền 1997, 2004; Huỳnh Quốc Thắng 1998,
2000; Đinh Văn Hạnh 1999; ĐH KHXH&NV Tp. HCM 2003; Phạm Bích Hợp
2005; Mạc Đường 2006; Vũ Văn Quân 2006; ĐHQG Tp. HCM 2007; Ngô Văn
Lệ 2007, 2009; Nguyễn Văn Tiệp 2008, 2009; Trần Ngọc Thêm 2006a, 2008c,
2009c; v.v.]. Các cơng trình khác đề cập đến khá nhiều mảng đề tài phong phú:
văn hóa dân gian, tính cách văn hóa, tơn giáo, văn học, lịch sử, kinh tế – xã
hội…
Về các tộc người thiểu số ở Tây Nam Bộ thì có những cơng trình nghiên
cứu chung (như [Mạc Đường 1991; Đinh Văn Liên 1991; Ngơ Văn Lệ 2000;
Trần Văn Bính (cb) 2004; ĐH KHXH&NV Tp. HCM 2004; Võ Công Nguyện
2008…]) và các công trình nghiên cứu về văn hóa từng tộc người cụ thể. Về
người Khmer có 23 tài liệu, tiêu biểu như: [Nguyễn Khắc Cảnh 1998, 2000;
ĐHQG Tp. HCM 2001, 2003; Phan An 2006, 2009; Nguyễn Hùng Khu 2008]…
Về người Hoa có 14 tài liệu, tiêu biểu như: [Phan Trung Nghĩa 1999; Trần Thị
Mai 2004; Tống Kim Sơn 2004]… Về người Chăm, có 14 tài liệu viết về người
Chăm nói chung và ở người Chăm Nam Bộ, trong đó có một số tài liệu có đề
cập phần nào đến người Chăm ở vùng Tây Nam Bộ như [Phan An, Võ Công
Nguyện 2000; Phan Xuân Biên, Phan An 1991; Võ Công Nguyện 2004]…
Bên cạnh các nghiên cứu tổng hợp hoặc riêng lẻ về các tộc người ở Tây
Nam Bộ, chúng tôi cũng ghi nhận một số cơng trình nghiên cứu về việc giao lưu
văn hóa giữa các dân tộc ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long [Đinh Văn Liên
1997; Phan Thị Yến Tuyết (chủ nhiệm đề tài) 2006].
1.2. Xét theo thời gian
1.2.1. Các nghiên cứu trước khi có ảnh hưởng phương Tây. Việc phân
chia các cơng trình nghiên cứu trước khi có ảnh hưởng của phương Tây một
2.ThS. Ng. Thị Phương Duyên3.EmailChủ nhiệm0918256422Thư ký0918746347PGS.TS. Phan Thị Thu HiềnTham gia09183493484.TS. Đinh Thị DungTham gia09144152665.TS. Nguyễn Ngọc ThơTham gia09037818756.TS. Nguyễn Văn HiệuTham gia09779861327.ThS. Lê Thị Trúc AnhTham gia09083000358.ThS. Phan Anh TúThS. Trần Duy KhươngTham giaTham gia090864319709191686019.ThS. Ng. Thị Thúy VyThS. Trương Thị Lam HàTham giaTham gia0903309825090266851410.ThS. Ng. Thị Tuyết NgânTham gia091997642511.ThS. Trần Phú Huệ QuangTham gia091840797712.ThS. Ng. Đoàn Bảo TuyềnTham gia08837749713.ThS. Lữ Thị Anh ThưTham gia0913893357TP.HCM, tháng 10 năm 2012Đại học Quốc giaThành Phố Hồ Chí MinhC hBÁO CÁO TỔNG KẾTTên đề tàiVĂN HÓA NGƯỜI VIỆT MIỀNTÂY NAM BỘNgày … tháng …… năm ….Chủ tịch hội đồng nghiệm thu(Họ tên, chữ ký)Ngày 15 tháng 10 năm 2012Chủ nhiệm(Họ tên và chữ ký)Trần Ngọc ThêmNgày … tháng …… năm ….Cơ quan chủ quảnNgày … tháng …… năm ….Cơ quan chủ trì(Họ tên, chữ ký, đóng dấu)TP.HCM, tháng 10 năm 2012MỤC LỤCDẪN NHẬP …………………………………………………………………………………………. 11. Lý do lựa chọn đề tài ………………………………………………………………………. 12. Mục tiêu và phạm vi của đề tài …………………………………………………………. 23. Phương pháp nghiên cứu …………………………………………………………………. 24. Bố cục đề tài ………………………………………………………………………………….. 5Chương I. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC NGHIÊNCỨU VĂN HÓA NGƯỜI VIỆT VÙNG TÂY NAM BỘ …………………………….. 7Dẫn nhập ………………………………………………………………………………………….. 71. Tình hình nghiên cứu văn hóa người Việt vùng Tây Nam Bộ ………………… 71.1. Xét trong bối cảnh tình hình nghiên cứu văn hóa Nam Bộ ………………. 81.2. Xét theo thời gian …………………………………………………………………….. 91.3. Xét theo chủ thể và không gian …………………………………………………. 121.4. Xét theo cách tiếp cận ……………………………………………………………… 132. Văn hóa vùng và các vùng miền văn hóa Việt Nam ……………………………. 152.1. Văn hóa vùng và vùng văn hóa …………………………………………………. 162.2. Tình hình nghiên cứu văn hóa vùng và phân vùng văn hóa ở ViệtNam……………………………………………………………………………………………. 212.3. Bộ cơng cụ và phương pháp nghiên cứu văn hóa vùng………………….. 232.4. Các vùng miền văn hóa ở Việt Nam và Nam Bộ ………………………….. 353. Tây Nam Bộ như một vùng văn hóa ………………………………………………… 383.1. Từ Nam Bộ đến Tây Nam Bộ …………………………………………………… 383.2. Tây Nam Bộ nhìn từ khơng gian ……………………………………………….. 453.3. Tây Nam Bộ nhìn từ chủ thể …………………………………………………….. 533.4. Tây Nam Bộ nhìn từ thời gian…………………………………………………… 674. Các tiểu vùng văn hóa Tây Nam Bộ…………………………………………………. 734.1. Tiểu vùng Phù sa ngọt …………………………………………………………….. 754.2. Tiểu vùng Giồng duyên hải ………………………………………………………. 784.3. Tiểu vùng Ngập kín (Đồng Tháp Mười)……………………………………… 804.4. Tiểu vùng Ngập hở (Tứ giác Long Xuyên) …………………………………. 834.5. Tiểu vùng Ngập mặn (Bán đảo Cà Mau) …………………………………….. 855. Từ tiểu kết chương I đến cấu trúc các thành tố văn hóa……………………….. 89Chương II. VĂN HÓA NHẬN THỨC VÀ VĂN HÓA TỔ CHỨC CỦANGƯỜI VIỆT VÙNG TÂY NAM BỘ ……………………………………………………. 921. Văn hóa nhận thức của người Việt vùng Tây Nam Bộ ………………………… 921.0. Dẫn nhập ………………………………………………………………………………. 921.1. Nhận thức tổng quát………………………………………………………………… 951.2. Nhận thức về môi trường tự nhiên …………………………………………….. 991.3. Nhận thức về mơi trường xã hội………………………………………………. 1052. Văn hóa tổ chức đời sống tập thể của người Việt vùng Tây Nam Bộ …… 1072.0. Dẫn nhập …………………………………………………………………………….. 1072.1. Tổ chức gia đình – gia tộc ………………………………………………………. 1092.2. Tổ chức nơng thơn ………………………………………………………………… 1182.3. Tổ chức đơ thị………………………………………………………………………. 1303. Văn hóa tổ chức đời sống cá nhân của người Việt vùng Tây Nam Bộ ….. 1463.1. Tín ngưỡng ………………………………………………………………………….. 1473.2. Tơn giáo ……………………………………………………………………………… 1703.3. Phong tục tập quán………………………………………………………………… 1883.4. Văn hóa giao tiếp và nghệ thuật ngôn từ …………………………………… 2333.5. Nghệ thuật thanh sắc và hình khối …………………………………………… 262Chương III. VĂN HĨA ỨNG XỬ VỚI MƠI TRƯỜNG TỰ NHIÊNCỦA NGƯỜI VIỆT VÙNG TÂY NAM BỘ ………………………………………….. 308Dẫn nhập ………………………………………………………………………………………. 3081. Văn hóa ứng xử với đất và nước của người Việt vùng Tây Nam Bộ ……. 3091.1. Tận dụng đất và ứng phó với nước trong định cư lập nghiệp ………… 3101.2. Tận dụng đất và ứng phó với nước trong sản xuất ………………………. 3151.3. Tận dụng đất và ứng phó với nước trong sinh hoạt……………………… 3271.4. Tận dụng đất và ứng phó với nước trong đi lại …………………………… 3301.5. Tận dụng nước và ứng phó với đất trong đi lại …………………………… 3351.6. Tận dụng nước và ứng phó với đất trong sản xuất ………………………. 3451.7. Tận dụng nước trong buôn bán ……………………………………………….. 3541.8. Tận dụng nước trong cư trú và sinh hoạt …………………………………… 3672. Văn hóa ứng xử với khí hậu, thời tiết của người Việt vùng Tây NamBộ ……………………………………………………………………………………………….. 3732.1. Văn hóa chống nắng nóng trong ẩm thực ………………………………….. 3732.2. Văn hóa chống nắng nóng trong trang phục ………………………………. 3782.3. Văn hóa chống nắng nóng trong kiến trúc …………………………………. 3832.4. Thiên tai trong văn hóa Tây Nam Bộ ……………………………………….. 3873. Văn hóa ứng xử với động vật của người Việt vùng Tây Nam Bộ ………… 3903.1. Văn hóa ứng xử với cọp …………………………………………………………. 3903.2. Văn hóa ứng xử với cá sấu ……………………………………………………… 3973.3. Văn hóa ứng xử với rắn …………………………………………………………. 4063.4. Văn hóa ứng xử với đỉa và muỗi ……………………………………………… 4193.5. Tận dụng nước để khai thác và nuôi thủy sản …………………………….. 4224. Văn hóa ứng xử với thực vật của người Việt vùng Tây Nam Bộ …………. 4294.1. Văn hóa ứng xử với cỏ dại ……………………………………………………… 4294.2. Văn hóa lúa gạo ……………………………………………………………………. 4344.3. Văn hóa cây trái ……………………………………………………………………. 439Chương IV. VĂN HĨA ỨNG XỬ VỚI MƠI TRƯỜNG XÃ HỘI CỦANGƯỜI VIỆT VÙNG TÂY NAM BỘ ………………………………………………….. 445Dẫn nhập ………………………………………………………………………………………. 4451. Hịa nhập văn hóa Việt – Khmer – Hoa – Chăm ………………………………… 4471.1. Hòa nhập song phương ………………………………………………………….. 4471.2. Hòa nhập đa phương ……………………………………………………………… 4532. Giao lưu hội nhập với văn hóa Phật giáo…………………………………………. 4552.1. Giới thuyết …………………………………………………………………………… 4552.2. Tây Nam Bộ – vùng đất sùng mộ Phật giáo ………………………………. 4562.3. Sự đa dạng và tính tích hợp rộng……………………………………………… 4592.4. Tính mở thống, tính năng động, tính khai phá ………………………….. 4622.5. Tính nhập thế mạnh mẽ………………………………………………………….. 4672.6. Tính thực tiễn và tính dân chủ …………………………………………………. 4713. Giao lưu hội nhập với văn hóa Nho giáo …………………………………………. 4763.1. Quá trình du nhập – phát triển …………………………………………………. 4773.2. Đội ngũ nho sĩ – quan lại ………………………………………………………… 4803.3. Học phong, Nho phong ………………………………………………………….. 4863.4. Ảnh hưởng Nho giáo trong thể chế xã hội …………………………………. 4923.5. Ảnh hưởng Nho giáo trong hệ giá trị đạo đức ……………………………. 4974. Ứng xử với văn hóa phương Tây …………………………………………………… 5024.1. Giao lưu hội nhập với văn hóa phương Tây ………………………………. 5024.2. Văn hóa đối phó với phương Tây…………………………………………….. 511Chương V. CÁC ĐẶC TRƯNG TÍNH CÁCH VĂN HĨA CỦA NGƯỜIVIỆT VÙNG TÂY NAM BỘ ………………………………………………………………. 5201. Cơ sở lý luận và thực tiễn …………………………………………………………….. 5201.1. Giá trị và hệ giá trị văn hóa …………………………………………………….. 5201.2. Tính cách và hệ tính cách văn hóa……………………………………………. 5261.3. Nguồn gốc tính cách văn hóa Tây Nam Bộ ……………………………….. 5282. Tính sơng nước …………………………………………………………………………… 5302.1. Khái niệm “tính sơng nước” và sự hịa hợp cao với tự nhiên sơngnước ở Tây Nam Bộ ……………………………………………………………………. 5302.2. Cơ sở hình thành tính sơng nước ở Tây Nam Bộ ………………………… 5322.3. Những biểu hiện của tính sơng nước ………………………………………… 5352.4. Những hệ quả của tính sơng nước ……………………………………………. 5492.5. Đánh giá chung …………………………………………………………………….. 5513. Tính trọng nghĩa …………………………………………………………………………. 5513.1. Khái niệm “tính trọng nghĩa” ………………………………………………….. 5513.2. Cơ sở hình thành tính trọng nghĩa ở Tây Nam Bộ ………………………. 5543.3. Những biểu hiện của tính trọng nghĩa ………………………………………. 5573.4. Những hệ quả của tính trọng nghĩa ………………………………………….. 5713.5. Tinh thần trọng nghĩa hôm nay ……………………………………………….. 5784. Tính bộc trực ……………………………………………………………………………… 5804.1. Khái niệm “tính bộc trực” ………………………………………………………. 5804.2. Cơ sở hình thành tính bộc trực ở Tây Nam Bộ …………………………… 5814.3. Những biểu hiện của tính bộc trực …………………………………………… 5834.4. Những hệ quả của tính bộc trực ………………………………………………. 5924.5. Đánh giá chung …………………………………………………………………….. 6085. Tính bao dung…………………………………………………………………………….. 6095.1. Khái niệm “tính bao dung” …………………………………………………….. 6095.2. Cơ sở hình thành tính bao dung ở Tây Nam Bộ………………………….. 6115.3. Những biểu hiện của tính bao dung ………………………………………….. 6145.4. Những hệ quả của tính bao dung ……………………………………………… 6255.5. Đánh giá chung …………………………………………………………………….. 6286. Tính thiết thực ……………………………………………………………………………. 6296.1. Khái niệm “tính thiết thực” …………………………………………………….. 6296.2. Cơ sở hình thành tính thiết thực ở Tây Nam Bộ …………………………. 6296.3. Những biểu hiện của tính thiết thực …………………………………………. 6326.4. Những hệ quả của tính thiết thực …………………………………………….. 6396.5. Đánh giá chung …………………………………………………………………….. 6547. Tính mở thống ………………………………………………………………………….. 6557.1. Khái niệm “tính mở thống” …………………………………………………… 6557.2. Cơ sở hình thành tính mở thoáng ở Tây Nam Bộ ……………………….. 6577.3. Những biểu hiện của tính mở thống ……………………………………….. 6607.4. Những hệ quả của tính mở thống……………………………………………. 6687.5. Đánh giá chung …………………………………………………………………….. 6918. Các quan hệ hệ thống…………………………………………………………………… 692KẾT LUẬN………………………………………………………………………………………. 697THƯ MỤC CHỌN LỌC VỀ VĂN HÓA TÂY NAM BỘ VÀ NHỮNGVẤN ĐỀ LIÊN QUAN ………………………………………………………………………. 708DANH MỤC BẢNGBảng I-1: Đối chiếu bốn bảng phân vùng văn hóa Việt Nam………………………. 22Bảng I-2: Phân tích so sánh ba định nghĩa về vùng văn hóa ………………………. 24Bảng I-3: Đối chiếu định nghĩa vùng văn hóa khái quát và chi tiết ……………… 27Bảng I-4: Cơ sở phân miền văn hóa Việt Nam …………………………………………. 37Bảng I-5: Hệ thống các miền – vùng văn hóa Việt Nam …………………………….. 38Bảng I-6: Nam Bộ trong các bảng phân vùng sinh thái, kinh tế, quân sự ……… 42Bảng I-7: Số liệu so sánh dân số giữa các tộc người của vùng Tây Nam Bộ (đơnvị: người, số liệu theo [ Dân số và Nhà ở 2010])………………………………………. 59Bảng I-8: Số dân các tỉnh Tây Nam Bộ vào năm 1915 ………………………………. 64Bảng I-9: Dân số và mật độ dân số các tỉnh Tây Nam Bộ (xếp theo mật độ giảmdần) ………………………………………………………………………………………………….. 65Bảng I-10: So sánh dân số và mật độ dân số giữa Tây và Đông Nam Bộ ……… 66Bảng I-11: Bảng xếp hạng các vùng theo tuổi thọ trung bình (Trần Ngọc Thêm2006, tổng hợp theo [Báo cáo 2001])……………………………………………………… 70Bảng I-12: Bảng xếp hạng theo Tỷ lệ biết chữ của người lớn (Trần Ngọc Thêm2006, tổng hợp theo [Báo cáo 2001])……………………………………………………… 70Bảng I-13: Bảng xếp hạng theo GDP bình quân đầu người (Trần Ngọc Thêm2006, tổng hợp theo [Báo cáo 2001])……………………………………………………… 71Bảng I-14: Bảng xếp hạng theo Chỉ số phát triển con người (HDI) (Trần NgọcThêm 2006, tổng hợp theo [Báo cáo 2001])…………………………………………….. 71Bảng I-15: Cơ sở phân vùng văn hóa Nam Bộ …………………………………………. 72Bảng II-1: Đặc trưng văn hóa tổ chức đời sống các tộc người ở Tây Nam Bộtruyền thống …………………………………………………………………………………….. 108Bảng II-2: Tổ chức gia đình ở Tây Nam Bộ (so sánh với đồng bằng Bắc Bộ) 117Bảng II-3: Các hình thức tổ chức thôn ấp Tây Nam Bộ dưới thời nhà Nguyễn[Trương Ngọc Tường 2002: 63] ………………………………………………………….. 124Bảng II-4: So sánh đô thị Tây Nam Bộ với đô thị các vùng ở Nam Việt Namtrước 1975 [vi.wikipedia.org/wiki/Thị_xã_(Việt_Nam)] …………………………. 135Bảng II-5: Các đô thị Tây Nam Bộ (số liệu năm 2010; viết tắt: TP – thành phố;TX – thị xã; TT – thị trấn) ………………………………………………………………….. 136Bảng II-6: Giá trị sản xuất công nghiệp của các địa phương Tây Nam Bộ năm2010 ……………………………………………………………………………………………….. 137Bảng II-7: Bảng so sánh Lễ Tết và Lễ Hội (Trần Ngọc Thêm 2006) ………….. 206Bảng II-8: Sáu kiểu nói lái trong tiếng Việt (dấu ‘-’ = Giữ nguyên; ‘+’ = Thayđổi) (Trần Ngọc Thêm) ……………………………………………………………………… 258Bảng II-9: So sánh ba điệu thức của cổ nhạc Nam Bộ …………………………….. 278Bảng III-1: So sánh nước nổi với lũ lụt (Trần Ngọc Thêm 2012) ………………. 316Bảng III-2: Khái niệm ghe, xuồng ở các tác giả khác nhau ………………………. 339Bảng III-3: Sự khác biệt giữa xuồng ba lá và xuồng tam bản (Trần Ngọc Thêm)………………………………………………………………………………………………………. 341Bảng III-4: Những kinh đào trong các năm 1700-1930 [Lê Anh Tuấn 2009;Nguyễn Thanh Lợi 2007] …………………………………………………………………… 353Bảng IV-1: Tỷ lệ Phật tử vùng Tây Nam Bộ (so sánh với Đông Nam Bộ và BắcBộ) …………………………………………………………………………………………………. 457Bảng IV-2: Tỷ lệ danh tăng sinh quán ở vùng Tây Nam Bộ (so sánh với ĐôngNam Bộ và Bắc Bộ) …………………………………………………………………………… 457Bảng V-1: Hệ tính cách văn hóa và các khái niệm liên quan (Trần Ngọc Thêm2012) ………………………………………………………………………………………………. 527Bảng V-2: Hệ thống các giá trị đặc trưng bản sắc cùng các hệ quả và hậu quả(Trần Ngọc Thêm 2001) …………………………………………………………………….. 528Bảng V-3: So sánh mức độ thiết thực giữa hai vùng Tây và Đông Nam Bộ theocác biểu hiện và hệ quả (Trần Ngọc Thêm 2012) …………………………………… 655Bảng V-4: Bảng đối chiếu tính mở thống với những khái niệm có liên quan(Trần Ngọc Thêm 2012) …………………………………………………………………….. 657Bảng V-5: Hệ thống tính cách văn hóa người Việt vùng Tây Nam Bộ (TrầnNgọc Thêm 2012) …………………………………………………………………………….. 692Bảng V-6: Sự khác biệt hệ thống tính cách văn hóa hai vùng Tây và Đông NamBộ (Trần Ngọc Thêm 2012)………………………………………………………………… 696DANH MỤC HÌNHHình I-1: Bản đồ phân vùng văn hóa bản địa Mỹ của C. Wissler…………………. 20Hình I-2: Sơ đồ hình thành vùng văn hóa và văn hóa vùng …………………………. 28Hình I-3: Sơ đồ ngun tắc làm trịn trong việc xử lý khu vực giáp ranh ………. 34Hình I-4: Bản đồ năm trấn (1808) và sáu tỉnh (1832) ………………………………… 40Hình I-5: Bản đồ tự nhiên Nam Bộ và đông nam Campuchia………………………. 43Hình I-6: Bản đồ các nhóm ngơn ngữ ở Nam Bộ và đơng nam Campuchia……. 44Hình I-7: Các nơi bị ngập tại Tây Nam Bộ khi nước biển dâng lên một métvào cuối thế kỷ XXI………………………………………………………………………………. 46Hình I-8: Phân loại nước ở Tây Nam Bộ …………………………………………………. 49Hình I-9: Mạng lưới và mật độ đường sông Tây Nam Bộ so sánh với ĐơngNam Bộ và Bắc Bộ ………………………………………………………………………………. 50Hình I-10: (1) Biển Thái Bình ở Bắc Bộ; (2) Biển Tân Thành (Tiền Giang) ởTây Nam Bộ ……………………………………………………………………………………….. 51Hình I-11: Chế độ gió mùa ở Tây Nam Bộ ……………………………………………….. 51Hình I-12: Nhiệt độ và lượng mưa trung bình năm ở Tây Nam Bộ trong sosánh với Đơng Nam Bộ…………………………………………………………………………. 53Hình I-13: Số người Khmer và các tộc người Mon-Khmer ở Tây Nam Bộ sovới Đơng Nam Bộ ………………………………………………………………………………… 56Hình I-14: Số người Hoa ở Tây Nam Bộ so với Đông Nam Bộ ……………………. 57Hình I-15: Biểu đồ so sánh dân số giữa các tộc người ở Tây Nam Bộ ………….. 60Hình I-16: Tình hình cư trú tộc người ở Tây Nam Bộ trong so sánh vớiĐơng Nam Bộ ……………………………………………………………………………………… 61Hình I-17: Sự giao lưu văn hóa Chăm-Việt ở Đàng Trong năm 1793 …………… 64Hình I-18: Biểu đồ tốc độ phát triển sản xuất công nghiệp ở Tây Nam Bộtrong so sánh với Đơng Nam Bộ …………………………………………………………….. 69Hình I-19: Các tiểu vùng văn hóa Tây Nam Bộ…………………………………………. 74Hình I-20: Tiểu vùng Phù sa ngọt …………………………………………………………… 76Hình I-21: Tiểu vùng Giồng duyên hải…………………………………………………….. 79Hình I-22: Tiểu vùng Ngập kín (Đồng Tháp Muời) ……………………………………. 81Hình I-23: Động thực vật ở Đồng Tháp Mười…………………………………………… 82Hình I-24: Tiểu vùng Ngập hở (Tứ giác Long Xuyên) ………………………………… 84Hình I-25: Tiểu vùng Ngập mặn (Bán đảo Cà Mau) ………………………………….. 86Hình I-26: (1-2-3) Rừng mắm, cây mắm, bộ rễ mắm; (4-5-6) Rừng đước, bộrễ đước, quả đước ở tiểu vùng Ngập mặn (bán đảo Cà Mau) ……………………… 87Hình II-1: Bộ tượng “Ngũ hiền” ở Long An cổ tự (Tiền Giang)…………………… 97Hình II-2: Nơng thơn Tây Nam Bộ: (1) Kiên Giang năm 2011; (2) An Giangnăm 2009 …………………………………………………………………………………………. 110Hình II-3: Khơng gian cư trú mở, trải dài dọc theo kinh, lộ: (1) Kiên Giangxưa; (2) Cà Mau nay ………………………………………………………………………….. 130Hình II-4: (1) Chợ Mỹ Tho xưa; (2) Bến Mỹ Tho năm 1910 ………………………. 134Hình II-5: Cần Thơ đầu thế kỷ XX: (1) Chợ Cái Răng; (2) Trà Nóc; (3) Phốven sơng; (4) Chợ ơ Mơn …………………………………………………………………….. 140Hình II-6: Hang đá thờ Ông Hổ ở Thất Sơn, An Giang …………………………….. 150Hình II-7: Thờ cọp ở các miếu, miễu, sơng rạch, đình Tây Nam Bộ ……………. 150Hình II-8: (1) Thờ Hổ ở đình Bình Thủy (Cần Thơ); (2) Bình phong đìnhTân Hưng (Cà Mau) …………………………………………………………………………… 152Hình II-9: (1) Giường thờ; (2) Tủ thờ Gị Cơng ………………………………………. 154Hình II-10: (1) Tủ thờ gia tiên (Mỹ Tho); (2) Tranh kiếng thờ …………………… 155Hình II-11: Bàn thờ Thiên tại Tp. Long Xuyên (Long An); (1-2-3) Ở nhàdân trên cù lao Ông Hổ; (4) Ở sân Nhà lưu niệm Tơn Đức Thắng ……………… 157Hình II-12: Ơng Địa …………………………………………………………………………… 159Hình II-13: Bàn thờ Ơng Địa và Thần Tài ……………………………………………… 160Hình II-14: Đình Bình Thủy (Cần Thơ)………………………………………………….. 161Hình II-15: (1) Gian chính thờ chữ “Thần” ở đình Long Thanh (tx. VĩnhLong); (2) Ở đình Tân Hưng (tx. Cà Mau); (3) Sắc phong thần của vua TựĐức ở đình Tân Hưng …………………………………………………………………………. 163Hình II-16: Bệ đá nơi ngự pho tượng Bà Chúa Xứ trên đỉnh núi Sam …………. 167Hình II-17: (1-2) Miếu Bà Chúa Xứ núi Sam; (3) Tượng Bà Chúa Xứ ………… 168Hình II-18: (1) Phật thầy Tây An Đoàn Minh Huyên (1807-1856); (2) TâyAn cổ tự (An Giang); (3) Bàn thờ tấm Trần điều……………………………………… 172Hình II-19: (1) Chùa Tam Bửu (chùa chính của đạo Hiếu Nghĩa); (2) Bànthờ Đức Bổn Sư trong chùa Tam Bửu ……………………………………………………. 174Hình II-20: Giáo chủ Huỳnh Phú Sổ (1920-1947) …………………………………… 176Hình II-21: (1) Tổ đình Phật giáo Hịa Hảo (Phú Tân, An Giang); (2) Trangbìa trong cuốn “Sấm giảng thi văn tồn bộ” (bản in 1966) ………………………. 178Hình II-22: (1) Tổ sư Minh Đăng Quang; (2) Tổ sư cùng đệ tử đi khất thựcở Vĩnh Long; (3) Tam quan pháp viện Minh Đăng Quang; (4) Bàn thờ Tổsư Minh Đăng Quang tại Tịnh xá Trung Tâm …………………………………………. 180Hình II-23: Nguyễn Thành Nam thời du học ở Pháp và khi trở thành ƠngĐạo …………………………………………………………………………………………………. 185Hình II-24: Tín đồ Đạo Dừa ở Cồn Phụng …………………………………………….. 186Hình II-25: (1) Ơng Đạo Dừa nuôi chuột sống chung với mèo; (2) Và đăngký tranh cử Tổng Thống Việt Nam Cộng hòa ………………………………………….. 187Hình II-26: Đám cưới ở Tây Nam Bộ xưa và nay…………………………………….. 189Hình II-27: (1) Xếp hàng chờ xem mặt; (2) Cô dâu Việt lấy chồng lần thứba ở tuổi 18; (3) Gia đình cơ dâu tại lễ cưới; (4) Một quảng cáo cơ dâu ViệtNam ở Đài Loan ………………………………………………………………………………… 194Hình II-28: (1) “Hòm dưỡng già” mua sẵn để ở trái nhà; (2) Xây kim tỉnh ởBạc Liêu; (3) Thông tin bán kim tỉnh cho dân trên website tỉnh Vĩnh Long ….. 196Hình II-29: Nải chuối sứ già trên bụng người mất …………………………………… 197Hình II-30: (1-2) Đội kèn tây thổi kèn tiễn đưa (Bạc Liêu); (3-4) Lễ đánhphá quàn – Múa lân tiễn biệt………………………………………………………………… 200Hình II-31: (1) Con cháu người mất và nhà sư; (2) Vàng mã và nắm đấtđưa tiễn (lễ tang ở Bạc Liêu); (3-4) Lễ mở cửa mả ………………………………….. 201Hình II-32: Hàng rào bơng trang …………………………………………………………. 203Hình II-33: Mai kiểng, tắc kiểng, bông cúc và thiên tuế trong các Chợ hoaxuân ở Cần Thơ, Sa Đéc, Mỹ Tho …………………………………………………………. 208Hình II-34: (1) Mâm ngũ quả Bắc Bộ; (2) Mâm ngũ quả Nam Bộ; (3) Tạohình trái cây Nam Bộ………………………………………………………………………….. 210Hình II-35: (1) Gói bánh tét; (2) Bánh tét lá cẩm; (3) Bánh tét Trà Cuôn;(4) Thịt kho hột vịt ……………………………………………………………………………… 212Hình II-36: Lễ hội Nghinh Ơng ở Vàm Láng (Gị Cơng Đơng, Tiền Giang) …. 217Hình II-37: (1) Nguyễn Trung Trực và đền thờ Nguyễn Trung Trực ở: (2)Rạch Giá; (3) Bạc Liêu; (4) Sóc Trăng; (5) Phú Quốc ……………………………… 220Hình II-38: Lễ hội Nguyễn Trung Trực ở Rạch Giá …………………………………. 222Hình II-39: (1) Rước sắc thần ở Tây Nam Bộ; (2) Thỉnh sắc về đình ở CàMau; (3) Hát chầu ở Tiền Giang; (4) Kết thúc lễ tơn vương ……………………… 224Hình II-40: (1) Rước áo mão vào Miếu dâng Bà; (2) Đánh trống lễ Túc Yết;(3) Âm Dương giao hịa; (4) Ngũ hành chúc phúc ………………………………….. 228Hình II-41: Chín cơ gái đồng trinh và lễ rước kiệu Bà xuống núi ………………. 230Hình II-42: Hồ Biểu Chánh và một số tác phẩm của ơng ………………………….. 248Hình II-43: (1) Bìa sách Thơ thầy Thơng Chánh, Sáu Trọng, Hai Miêng; (2)Bìa sách Sáu Trọng thơ, in tại nhà in Bảo Tồn (Sài Gịn) đầu thế kỷ XX……… 270Hình II-44: (1) Múa dâng mâm vàng; (2) Múa ghế; (3) Múa trống kèm trẻem; (4) Múa lu; (5) Múa bình bơng; (6) Múa dao; (7) Chặp Địa-Nàng ……….. 274Hình II-45: (1) Đờn ca ở chợ; (2-3) Sinh hoạt đờn ca tài tử ở Tây Nam Bộxưa và nay; (4) Linh vị nhạc sư Ba Đợi ở đình Vạn Phước (Long An) ………… 276Hình II-46: (1) Đờn ghi-ta phím lõm Tây Nam Bộ; (2) Ghi-ta phương Tây ….. 280Hình II-47: Nguyễn Tống Triều ……………………………………………………………. 283Hình II-48: Sơ đồ quá trình hình thành Cải lương …………………………………… 286Hình II-49: Quá trình hình thành Cải lương …………………………………………… 286Hình II-50: (1) Nghệ sĩ Phùng Há; (2) Nghệ sĩ Năm Châu; (3) Soạn giảTrương Duy Toản; (4) Nhạc sĩ Cao Văn Lầu; (5) Nghệ sĩ Năm Phỉ; (6)Nghệ sĩ Út Trà Ôn; (7) Nghệ sĩ Minh Phụng; (8) Nghệ sĩ Bạch Tuyết; (9)Nghệ sĩ Lệ Thủy…………………………………………………………………………………. 290Hình II-51: (1) Soạn giả Trần Hữu Trang; (2) Vở “Lan và Điệp” với ThanhNga và Thành Được; (3-4) Vở “Đời cô Lựu” và “Tô Ánh Nguyệt” vớiPhùng Há …………………………………………………………………………………………. 293Hình II-52: (1) Chạm khắc trang trí trong một ngơi nhà cổ ở Châu Thành,Tiền Giang; (2) Hình chạm nổi lá phiên thảo ở Vĩnh Long ……………………….. 295Hình II-53: (1-2) La hán cưỡi trâu, cưỡi cọp (chùa Vĩnh Tràng, TiềnGiang); (3) Đạo sĩ cưỡi trâu (chùa Vĩnh Tràng, Tiền Giang); (4) Cá hóalong (đình Long Thanh, Vĩnh Long)………………………………………………………. 296Hình II-54: (1) Tượng Bồ-đề-đạt-ma (chùa Hội Thọ, Tiền Giang); (2)Tượng Hộ pháp (chùa Tuyên Linh, Bến Tre); (3) Tượng Di Lặc (chùa HộiLinh, Cần Thơ); (4) Ơng Ác (đình Bình Thủy, Hậu Giang) ……………………….. 297Hình II-55: Tượng La Hán chùa Tơn Thạnh, Long An ……………………………… 298Hình II-56: Tượng mục đồng: (1) Phật nổi (chùa mục đồng Linh Châu – GịCơng, Tiền Giang); (2) Phật Bà (chùa mục đồng Thới Sơn – Cai Lậy, TiềnGiang); (3) Phật cưỡi cọp (Long An Cổ tự – Cai Lậy, Tiền Giang); (4) Bồtát cưỡi cọp (chùa mục đồng Hóc Tra – Ba Tri, Bến Tre)………………………….. 299Hình II-57: (1) Tranh kiếng thờ “Cửu huyền thất tổ”; (2) Tranh kiếng thờvới chữ “Phúc”; (3) Tranh kiếng thờ vẽ hình Phật A-di-đà; (4) Tranh kiếngvẽ phong cảnh; (5) Tranh bộ tứ bình …………………………………………………….. 305Hình III-1: (1) Nhà ở giồng đất cao (Long An); (2) Nhà nền đất (Long An);(3) Nhà nửa sàn nửa đất (Đồng Tháp); (4) Nhà sàn (Đồng Tháp) ……………… 312Hình III-2: (1) Nhà đá ở Long An; (2) Nhà đá ở Vĩnh Long; (3) Nhà đá ởĐồng Tháp Mười ……………………………………………………………………………….. 314Hình III-3: (1) Nhà sàn mùa nước nổi; (2) Câu ếch mùa nước nổi; (3) Thuhoạch thực vật mùa nước nổi; (4) Niềm vui gia đình mùa nước nổi …………… 318Hình III-4: (1) Gia cố đê bao; (2) Cứu đê bao; (3) Vỡ đê bao Cả Mũi ở TânHồng (Đồng Tháp) năm 2011; (4) Sau khi vỡ đê bao ……………………………….. 322Hình III-5: Thợ “cạp đất” ở Tây Nam Bộ ………………………………………………. 324Hình III-6: (1-2) Gốm đen tân chế (An Giang); (3-4) “Vương quốc gạchngói” Vĩnh Long ̣bên bờ Cổ Chiên ……………………………………………………….. 325Hình III-7: (1) Cà ràng; (2) Sản xuất cà ràng; (3-4) Đun bếp cà ràng ………… 328Hình III-8: (1) Cầu tre (cầu khỉ); (2) Cầu ván; (3) Cầu phao ở Rạch Giá(Kiên Giang); (4) Cầu Mỹ Thuận………………………………………………………….. 331Hình III-9: (1) Bến đò ngang qua rừng tràm; (2) Bến phà ………………………… 333Hình III-10: (1) Tàu hỏa ở ga Mỹ Tho; (2) Phà chở tàu hỏa trên tuyếnđường sắt Sài Gòn – Mỹ Tho ………………………………………………………………… 334Hình III-11: (1) Đào đường nước vào vườn làm bến đậu ghe xuồng; (2)Làm “nhà” che mưa nắng cho ghe xuồng ……………………………………………… 337Hình III-12: Cảnh ghe xuồng tấp nập trên sơng nước, kinh rạch Tây NamBộ……………………………………………………………………………………………………. 338Hình III-13: Sơ đồ lưu lượng các luồng vận chuyển hàng hóa đường thủynội địa chủ yếu ở Tây Nam Bộ ……………………………………………………………… 339Hình III-14: (1) Ghe bầu; (2) Xuồng ba lá; (3) Xuồng tam bản; (4) Tắcráng; (5) Vỏ lãi………………………………………………………………………………….. 342Hình III-15: (1-2) Nước và đất bị nhiễm phèn sắt có màu đỏ; (3) Đất phèn ởLong An; (4) Đất mặn Cà Mau; (5) Đất mặn có những lớp muối trắng nổilên mặt đất ……………………………………………………………………………………….. 346Hình III-16: Đào mương lên liếp làm vườn…………………………………………….. 348Hình III-17: (1) Kinh Vĩnh Tế đoạn chạy qua thị xã Châu Đốc; (2) Hìnhkinh Vĩnh Tế chạm khắc trên Cao đỉnh ………………………………………………….. 351Hình III-18: (1) Đào kinh Chợ Gạo (1876) bằng phương pháp thủ công; (2)Xáng đã dùng đào kinh Xà No; (3) Bản đồ hệ thống kinh đào chính ở TâyNam Bộ; (4) Kinh Xà No ngày nay (đoạn qua tp. Vị Thanh, Hậu Giang) …….. 352Hình III-19: Bản đồ phát triển thủy lợi đồng bằng sông Cửu Long do Phânviện Khảo sát và Quy hoạch Thủy lợi Nam Bộ thực hiện (2005) ………………… 354Hình III-20: (1) Ghe thương hồ buôn trái cây; (2) Niềm vui ngày Tết; (3)Con trẻ thương hồ ……………………………………………………………………………… 357Hình III-21: (1) Chợ nổi Cần Thơ; (2) Dịch vụ ăn uống và giải khát; (3)Cây bẹo đứng; (4) Cây bẹo nằm; (5) Nghệ thuật xếp dỡ di chuyển hàng hóa .. 361Hình III-22: Mạng lưới chợ nổi vùng Tây Nam Bộ ………………………………….. 367Hình III-23: Chiếc xuồng của người khẩn hoang …………………………………….. 368Hình III-24: (1-2) Làng nổi Châu Đốc; (3) Bè dịch vụ; (4) Sinh hoạt trongghe ………………………………………………………………………………………………….. 369Hình III-25: (1) Cầu cá ở Trà Vinh; (2-4) và Hồng Ngự, Đồng Tháp………….. 371Hình III-26: (1) Mơ hình cầu cá cải tiến; (2) Nhà vệ sinh nổi trên sông ………. 372Hình III-27: (1) Hủ tiếu Mỹ Tho; (2) Lẩu mắm; (3) Cá kèo; (4) Bơng điênđiển …………………………………………………………………………………………………. 374Hình III-28: (1) Đọt choại; (2) Trái chùm ruột; (3) Rau diếp cá; (4) Câybồn bồn; (5) Rau đắng; (6) Trái khổ qua; (7) Canh khổ qua dồn thịt ………….. 376Hình III-29: Trang phục nam và nữ của người Việt vùng Tây Nam Bộ đầuthế kỷ XX ………………………………………………………………………………………….. 379Hình III-30: (1) Áo bà ba xưa; (2) Áo bà ba thời chống Mỹ; (3) Áo bà bangày nay; (4) Hội thi “Duyên dáng áo bà ba”; (5-7) Áo dài Nam Bộ xưa……. 381Hình III-31: (1) Võng treo ở hàng ba nhà đất; (2) Võng treo ở hàng ba nhàsàn; (3) Võng treo ngang dọc trong nhà; (4) Võng treo ngồi vườn ……………. 385Hình III-32: (1) Đình Định Yên (Đồng Tháp); (2) Đình Tân Phú Trung(Đồng Tháp); (3) Đình Long Thanh (tx. Vĩnh Long); (4) Đình Mỹ Phước(tp. Long Xuyên) ………………………………………………………………………………… 386Hình III-33: (1) Mái nhà trát bùn chống nóng; (2) Mái nhà hai lớp (dưới lá,trên tơn) để chống nóng; (3-4) Nhà che màn bít bùng để chống nắng nóng …. 387Hình III-34: (1) Trận bão Giáp Thìn 1904 làm sập cầu Trường Tiền ở Huế;(2) Vị trí các nơi bị thiệt hại nặng trong trận bão lụt năm Giáp Thìn………….. 389Hình III-35: (1) Lọp cá dùng để bắt rắn; (2) Cây nọc rắn …………………………. 410Hình III-36: (1) Ơng Bùi Thanh Tùng và mẩu sừng dinh còn lại; (2) CháuTrần Thịnh Tiến và chiếc sừng dinh; (3) Chiếc sừng dinh của anh Trần ĐứcThịnh và những mẩu sừng làm đồ trang sức …………………………………………… 412Hình III-37: (1) Phạng và các loại phảng; (2) Mài phảng; (3-4) Người phátcỏ tay phảng tay cù nèo ………………………………………………………………………. 430Hình III-38: (1) Đồng cỏ bàng; (2) Phơi bàng; (3) Bó bàng; (4) Giã bàng;(5) Đươn đệm ……………………………………………………………………………………. 433Hình III-39: Thu hoạch lúa trời ở Đồng Tháp Mười ………………………………… 437Hình III-40: Cây bần dĩa; bông bần; trái bần; múi bần ……………………………. 443Hình IV-1: (1) Dấu vết của hơn nhân Khmer – Việt (chùa Xà Tón, AnGiang); (2) Lễ đính hơn Hoa – Việt năm 1920; (3) Cư dân Chăm – Việt ởlàng Chăm (Châu Đốc); (4) Ãnh hưởng Chăm trong kiến trúc chùa GiồngThành (thị xã Tân Châu) …………………………………………………………………….. 449Hình IV-2: (1) Ni sư Hồng Nga, người sáng lập trường ni đầu tiên (TrườngGiác Hoa) ở Nam Bộ; (2) Ni trưởng Diệu Tinh, vị giáo thọ ni đầu tiên ởNam Bộ; (3) Học viên Trường ni Giác Hoa (Bạc Liêu) năm 1928; (4) Họcviên Trường ni Phước Huệ (Đồng Tháp); (5) Ni trưởng Như Ngọc, Việnchủ chùa Phước Huệ hiện nay, trưởng thành từ Trường ni Phước Huệ ………. 475Hình IV-3: (1) Văn Thánh Miếu Vĩnh Long; (2) Văn Thánh Miếu Cao Lãnh .. 483Hình IV-4: Kiến trúc chịu ảnh hưởng phương Tây: (1-2) Nhà cổ Nam Bộ;(3) Nhà cổ Bình Thủy (Cần Thơ); (4) Chùa Phước Hưng (Sa Đéc) …………….. 507Hình IV-5: (1) Đội qn tóc dài Bến Tre đồng khởi; (2) Trích đoạn tranh“Đội qn tóc dài” của họa sĩ Lê Lam; (3) Nữ tướng Nguyễn Thị Định; (4)Chị Sứ trong phim “Hòn Đất”; (5) Chị Võ Thị Thắng với nụ cười bất diệt ….. 516Hình V-1: Ký hiệu và giá trị ………………………………………………………………… 525Hình V-2: Mối quan hệ giữa Bản sắc văn hóa, Tính cách văn hóa, và Hệgiá trị văn hóa …………………………………………………………………………………… 527Hình V-3: Biển Hồ ở Campuchia và vai trị điều tiết nước cho đồng bằngsơng Cửu Long ………………………………………………………………………………….. 533Hình V-4: (1-2) Nghề ni vịt và vịt chạy đồng; (3-4) Nghề len trâu ………….. 541Hình V-5: (1) Quân Pháp vượt sông đánh chiếm Tây Nam Bộ; (1-2) Làmthủy lơi đánh chìm tàu chiến Pháp ở Cà Mau; (3-4) Sa lầy ở chiến trườngTây Nam Bộ ……………………………………………………………………………………… 545Hình V-6: (1) Tái hiện thuyền văn hóa tại Festival lúa gạo Việt Nam ở HậuGiang 2009; (2) Hoa hậu thế giới 2008 Ksenia Sukhinova trên chiếc xuồngtại Tiền Giang …………………………………………………………………………………… 549Hình V-7: Hệ quả của tính sơng nước …………………………………………………… 550Hình V-8: Quan hệ giữa “Đạo”-“Nghĩa”-“Tình” trong văn hóa Việt Nam .. 553Hình V-9: Cơ sở hình thành tính trọng nghĩa …………………………………………. 555Hình V-10: (1) Bìa truyện “Nọc Nạn” của nhà văn Phúc Vân; (2) Cụmtượng đài di tích Nọc Nạn …………………………………………………………………… 563Hình V-11: (1) Lục Vân Tiên truyện, ấn bản Duy Minh Thị năm 1874; (2)Một bản chữ quốc ngữ; (3) Nguyễn Đình Chiểu; (4) Một tranh minh họaLục Vân Tiên; (5) Phim “Lục Vân Tiên” ……………………………………………….. 570Hình V-12: Lu nước ven đường ở Đồng Tháp ………………………………………… 574Hình V-13: (1) “Ông già Ba Tri” Thái Hữu Kiểm; (2) Nhà văn NguyễnNgọc Tư; (3) Nhà báo Võ Đắc Danh …………………………………………………….. 590Hình V-14: (1) Hàng nghìn người tụ tập theo dõi vụ án xử vợ chồng chủtrại tôm; (2) Bị cáo Mã Ngọc Thơm liên tục ngất xỉu tại phiên tòa …………….. 591Hình V-15: (1) Cá lóc nướng trui; (2) Bữa nhậu ở Cà Mau ………………………. 595Hình V-16: (1) Bao bì kẹo dừa Bến Tre xuất sang Trung Quốc có hình bàHai Tỏ; (2) Bà Hai Tỏ và thương hiệu kẹo dừa Bến Tre hiện nay ………………. 600Hình V-17: Ngọc Trinh ……………………………………………………………………… 603Hình V-18: (1) Thờ ơng Tà; (2) Thờ ơng Tà cùng ơng Địa ……………………….. 618Hình V-19: Cúng Việc lề ở Long An; (1) Đồ ăn dân dã; (2) Chủ tế; (3) Mâmcúng việc lề bày ngoài sân; (4) Đồ cúng đặc thù; (5) Thả bè chuối đưa tiễntổ tiên; (6) Bữa ăn cộng cảm sau lễ cúng Việc lề …………………………………….. 620Hình V-20: Tiền Ngân hàng Đơng Dương ……………………………………………… 653Hình V-21: Biểu đồ so sánh doanh thu xổ số kiến thiết bình quân đầu ngườigiữa ba miền trong giai đoạn 2001-2012 ……………………………………………….. 654Hình V-22: (1-5) Các kiểu chào hàng, quảng cáo, tiếp thị của người TâyNam Bộ; (6) Thái độ của người bán và người mua ………………………………….. 663Hình V-23: (1) Nhà bác học Trương Vĩnh Ký; (2) GS. Trần Đại Nghĩa; (3)GS. Lương Định Của và phu nhân; (4) Sáu Quý bên cây cầu mới dựng; (5)Trần Văn Dũng với máy hút bùn; (6) Năm Hiếu chăm sóc mai phục vụ Tết …. 671Hình V-24: (1-2) “Thần đèn” Tư Lũy và việc di dời chùa Vạn Linh; (3-4)“Thần đèn” Cẩm Lũy và việc di dời cổng tam quan chùa Vĩnh Nghiêm ……… 674Hình V-25: (1) Tượng đồng Lê Văn Duyệt trong lăng ông; (2) Lăng Lê VănDuyệt ở Gia Định đầu thế kỷ XX; (3) Con dấu “Gia Định thành tổng trấn”;(4) Tờ tiền của Ngân hàng Việt Nam Cộng hịa in hình Lê Văn Duyệt ………… 678Hình V-26: (1) Trần Văn Giàu – nhà cách mạng; (2) Trần Văn Giàu – nhàkhoa học; (3) Võ Văn Kiệt trong kháng chiến chống Mỹ; (4) Võ Văn Kiệtchỉ đạo xây dựng đường dây 500 KV; (5) Nụ cười Võ Văn Kiệt …………………. 682Hình V-27: (1) Nơng trường Sơng Hậu thời khai phá; (2) Trở thành một cơsở xuất khẩu lúa gạo; (3) Xưởng chế biến thực phẩm xuất khẩu; (4) TrườngTHPT Trần Ngọc Hoằng; (5) Bà Ba Sương nhận danh hiệu Anh hùng laođộng thời Đổi mới; (6) Cùng TBT Đỗ Mười và cha …………………………………. 689Hình V-28: Hệ thống tính cách văn hóa Tây Nam Bộ trong quan hệ với cộinguồn của nó …………………………………………………………………………………….. 694DẪN NHẬP1. Lý do lựa chọn đề tàiTây Nam Bộ là một vùng đất có lịch sử hình thành và phát triển đặc biệt,con người đặc biệt, vai trò và sự đóng góp cho sự phát triển của đất nước cũngrất đặc biệt.Song sự phát triển của Tây Nam Bộ dường như đã đụng trần. Muốn pháttriển, Tây Nam Bộ cần có một cú hích. Người ta đang đi tìm cú hích đó trongkinh tế và khoa học – kỹ thuật. Đương nhiên là kinh tế và khoa học – kỹ thuật làquan trọng. Nhưng hình như chưa đủ. Loay hoay với những biện pháp thuần túykinh tế và khoa học – kỹ thuật, đồng bằng sông Cửu Long luôn gặp trước mặtmình những khó khăn buộc phải đi tìm những biện pháp kinh tế và khoa học kỹ thuật mới để rồi lại tiếp tục gặp khó khăn mới rất tốn kém sức lực và tiềnbạc. Nó gây cảm giác dường như sự phát triển của Tây Nam Bộ đã đụng trần.Các nhà kinh tế học gọi loại trần này là “trần thủy tinh” (glass ceiling), là “bẫythu nhập trung bình” (middle-income trap).Nhưng “bẫy thu nhập trung bình” thì có thể giải quyết bằng “kinh tế trithức” (tức là khoa học), còn tấm trần này sở dĩ là “thủy tinh”1, khơng nhìn thấyđược, là vì nó thực chất được làm bằng một chất liệu tinh thần là văn hóa.Trong khi ta ln xác định rằng “văn hóa vừa là nền tảng tinh thần của xã hội,vừa là mục tiêu và động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế – xã hội” (Hội nghịlần thứ 5 Ban Chấp hành Trung ương Đảng CSVN khóa VIII, tháng 7-1998),“phát triển văn hóa là mục tiêu và động lực của phát triển kinh tế – xã hội” (Hộinghị lần thứ 10 BCH Trung ương Đảng CSVN khóa IX, tháng 7-2004), thìdường như chính chúng ta lại cũng thường qn văn hóa đầu tiên mỗi khi bànđến sự phát triển cụ thể của một vùng miền. Đã bao năm nay, những nét tươngđồng và khác biệt của Tây Nam Bộ với Đông Nam Bộ về địa lý, lịch sử, kinh tế,v.v., đã hiện lên khá rõ, song về văn hóa thì những đặc điểm văn hóa của TâyNam Bộ, đặc điểm tính cách con người, tính cách văn hóa Tây Nam Bộ đángtiếc là vẫn bị hòa lẫn trong trong một bức tranh mờ nhịa có tên chung chung là“Nam Bộ”.“Trần thủy tinh” (glass ceiling) trong kinh tế học được định nghĩa là “một thứ rào cản không thểvượt qua được giữ chân phụ nữ và các dân tộc thiểu số vươn lên các nấc trên trong thang bậc của côngty, bất kể trình độ, thành tích của họ” (Federal Glass Ceiling Commission. Solid Investments: MakingFull Use of the Nation’s Human Capital. Washington, D.C.: U.S. Department of Labor, November 1995,p. 4).Khắc phục hạn chế này chính là lý do lựa chọn đề tài.2. Mục tiêu và phạm vi của đề tài2.1. Trên cơ sở phân tích tổng quan tình hình nghiên cứu thuộc lĩnh vựccủa đề tài (x. mục 1 chương I), đề tài đặt ra bốn mục tiêu:1) Xây dựng một bức tranh tổng quan về các thành tố của văn hoá ngườiViệt vùng Tây Nam Bộ (văn hoá nhận thức, văn hoá tổ chức, văn hoá ứng xử).2) Tìm hiểu hệ tính cách văn hố đặc trưng để trên cơ sở đó nhận diệnbản sắc văn hóa vùng của khu vực Tây Nam Bộ cùng các hệ quả và hậu quả, cácđiểm mạnh và điểm yếu của nó trong q trình đi vào tồn cầu hố và hội nhập.3) Giúp hiểu rõ hơn văn hoá người Việt vùng Tây Nam Bộ và trên cơ sởđó giúp giải thích các vấn đề khúc mắc nảy sinh trong muôn mặt đời sống vănhoá – xã hội hiện tại (như vấn đề phụ nữ Tây Nam Bộ lấy chồng nước ngoài, vấnđề giáo dục, vấn đề phát triển con người, v.v.).4) Góp phần thực hiện chương trình “Bảo tồn và phát triển văn hố dântộc trong q trình hội nhập ở khu vực Nam Bộ” trong đề án nghiên cứu khoahọc trọng điểm của Đại Học Quốc Gia TP. Hồ Chí Minh “Những vấn đề xã hội- nhân văn khu vực Nam Bộ giai đoạn 2005-2010” [Trần Ngọc Thêm (chủnhiệm) 2006].Hai mục tiêu đầu làm nên nội dung chính của đề tài. Mục tiêu (3) và (4)được phái sinh từ hai mục tiêu chính này.2.2. Với mục tiêu như thế, đề tài giới hạn phạm vi nghiên cứu trongkhông gian là vùng Tây Nam Bộ (đồng bằng sông Cửu Long, điển hình cho cảmiền Nam Bộ như một khơng gian sơng nước), chủ thể là tộc người Việt (điểnhình cho cả vùng như một tộc người đông dân nhất, chiếm 92% dân số), và thờigian là giai đoạn cận hiện đại từ thế kỷ XVII đến nay.Các khơng gian ngồi vùng Tây Nam Bộ (vùng Đông Nam Bộ, miềnTrung, miền Bắc, phương Tây); chủ thể ngoài tộc người Việt (người Khmer,Hoa, Chăm, người phương Tây); thời gian ngoài giai đoạn cận hiện đại (các giaiđoạn Óc Eo, Phù Nam, Chân Lạp) có thể được sử dụng để so sánh đối chiếu.3. Phương pháp nghiên cứu3.1. Đề tài được thực hiện bằng các phương pháp lý thuyết kết hợp vớithực nghiệm, phương pháp định tính được bổ sung bằng định lượng, trong đócác phương pháp lý thuyết, định tính là phương pháp chủ đạo.Phương pháp nghiên cứu lý thuyết, định tính bao gồm hai phương phápchủ yếu là phương pháp hệ thống – loại hình và phương pháp so sánh.Phương pháp hệ thống – loại hình là một phương pháp lý thuyết, tổnghợp từ hai phương pháp bộ phận là phương pháp hệ thống và phương pháp loạihình.3.2. Phương pháp hệ thống (systemic method) trong nghiên cứu khoa họclà phương pháp tư duy nhằm tìm kiếm, xác lập hoặc mơ phỏng các mối quan hệqua lại giữa các thành tố của đối tượng tư duy. Quy trình thực hiện phươngpháp hệ thống mà chúng tơi sử dụng có thể quy về bốn bước:(1) Xác lập danh sách các thành tố;(2) Xác lập quan hệ giữa mỗi thành tố với các thành tố còn lại;(3) Xác lập thứ tự giữa các thành tố (nếu có);(4) Xác định chất quan hệ trong thành tố và chất thành tố trong quan hệ(theo nguyên lý trong dương có âm và trong âm có dương).Phương pháp hệ thống trong nghiên cứu khoa học thực chất đã tích hợptrong mình khơng chỉ cách tiếp cận hệ thống mà cả cách tiếp cận liên ngành.Chúng tơi cho rằng khơng có cái gọi là phương pháp liên ngành một khi khôngchỉ ra được quy trình thực hiện nó. Liên ngành khi ấy chỉ là một cách tiếp cận.Có những cách tiếp cận được cụ thể hóa thành một phương pháp tương ứng(như cách tiếp cận hệ thống được cụ thể hóa thành phương pháp hệ thống),nhưng có những cách tiếp cận khơng nhất thiết phải có một phương pháp đi kèm(như cách tiếp cận liên ngành, cách tiếp cận chức năng…).Phương pháp loại hình xây dựng trên khái niệm “loại hình” và bao gồmquy trình xây dựng các loại hình và quy trình loại hình hóa đối tượng nghiêncứu.Loại hình là chùm đặc trưng cần và đủ cho phép khu biệt một nhóm phânloại với các nhóm phân loại cịn lại trong hệ thống loại hình. Loại hình là mộtloại mơ hình. Loại hình văn hóa là một loại mơ hình văn hóa.Quy trình xây dựng các loại hình văn hóa mà chúng tơi sử dụng có thểquy về ba bước:(1) Phân loại các thành tố của đối tượng nghiên cứu thành các nhóm;(2) So sánh các nhóm thành tố với nhau, tìm ra chùm các đặc trưng điểnhình cho mỗi nhóm;(3) Kiểm tra xem chùm đặc trưng này có phải là những đặc trưng CẦN(không thiếu) và ĐỦ (không thừa) để khu biệt nhóm thành tố đang xét với cácnhóm cịn lại hay khơng.Các loại hình thu được từ các nhóm của cùng một bảng phân loại tạo thànhmột hệ thống loại hình.Sau khi đã có hệ thống loại hình (có thể có nhiều hệ thống như thế chocùng một đối tượng nghiên cứu), quy trình loại hình hóa đối tượng nghiên cứumà chúng tơi sử dụng có thể quy về bốn bước:(1) Phân loại các phần tử của đối tượng nghiên cứu thành các nhóm;(2) Lựa chọn hệ thống loại hình;(3) Lập ánh xạ (mapping = xác định chuỗi tương ứng) giữa hệ thống cácnhóm của đối tượng nghiên cứu với hệ thống các loại hình đã chọn;(4) Vận dụng chùm đặc trưng của loại hình để mơ tả nhóm tương ứng củađối tượng nghiên cứu.3.3. Phương pháp so sánh là phương pháp đối chiếu đối tượng nghiêncứu với đối tượng so sánh để xác định mức độ hơn kém theo một tiêu chí nhấtđịnh. Chẳng hạn, khi nói “văn hóa Tây Nam Bộ mở thống hơn văn hóa đồngbằng Bắc Bộ” thì đối tượng nghiên cứu là “văn hóa Tây Nam Bộ”, đối tượng sosánh là “đồng bằng Bắc Bộ”, tiêu chí so sánh là “tính mở thống”, kết quả sosánh là mức độ “cao hơn”.Như vậy, quy trình thực hiện phương pháp so sánh gồm 3 bước:(1) Lựa chọn đối tượng so sánh;(2) Xác định tiêu chí so sánh;(3) Xác định mức độ hơn kém giữa đối tượng nghiên cứu với đối tượngso sánh theo tiêu chí so sánh đã xác định.Kết quả của phương pháp so sánh luôn luôn thể hiện dưới dạng mức độtrên một thang độ, tức là phương pháp so sánh thực chất là một phương pháp lýthuyết đã ít nhiều mang tính thực nghiệm, ít nhiều mang tính trung gian giữađịnh tính và định lượng. So sánh là cách lượng hóa tương đối một phẩm chấtcủa đối tượng nghiên cứu.3.4. Phương pháp hệ thống – loại hình và phương pháp so sánh nhưnhững phương pháp lý thuyết định tính được kiểm chứng, bổ sung và điềuchỉnh bằng hai phương pháp thực nghiệm: phương pháp khảo sát thực địa vàphương pháp điều tra định lượng bằng bảng hỏi.Nhóm đề tài đã thực hiện hai đợt khảo sát thực địa tập thể tại An Giangvào tháng 10-2010 và tại Kiên Giang vào tháng 12-2011. Ngoài ra cá nhân chủnhiệm đề tài và các thành viên trong nhóm cịn thực hiện nhiều đợt khảo sátnhóm nhỏ và cá nhân tại các địa bàn khác trong vùng như Cần Thơ, Đồng Tháp,Sóc Trăng, Cà Mau, Bạc Liêu, Hậu Giang… Ngồi ra, sáu thành viên trongnhóm là những người sinh ở Tây Nam Bộ (Long An, Tiền Giang, Bến Tre, AnGiang, Cà Mau) thực hiện vai trị thơng tin viên trực tiếp.Phương pháp điều tra định lượng bằng bảng hỏi được thực hiện trên cơsở một bảng hỏi gồm 21 câu (x. phụ lục II.1). Số phiếu điều tra phát ra là 2.000,số thu về là 1.405 phiếu. Trong đó 90,9% người tham gia trả lời là những ngườisinh trưởng ở Tây Nam Bộ, số còn lại sinh ra ở các vùng miền khác nhưng đãsống ở Tây Nam Bộ từ 5 năm trở lên. Về tuổi tác, những người trẻ nhất sinhnăm 1993 (1,3%), người lớn tuổi nhất sinh năm 1920 (90 tuổi), số sinh trongkhoảng 1920-1960 là 14,1%. Theo giới tính có 32,7% là nam và 67,3% là nữ.Về học vấn, 42,3% có trình độ THPT trở xuống và 57,7% có trình độ trung cấp,cao đẳng trở lên. Kết quả trả lời và phân tích số liệu theo từng câu hỏi trình bàyở phụ lục II.2.4. Bố cục đề tàiVới mục tiêu như đã trình bày, nội dung của đề tài gồm ba phần: PhầnMột là cơ sở lý luận và thực tiễn; Phần Hai là các thành tố của văn hóa ngườiViệt vùng Tây Nam Bộ; và Phần Ba là hệ thống các đặc trưng tính cách văn hóacủa người Việt vùng Tây Nam Bộ.Phần Một và phần Ba mỗi phần được trình bày thành một chương. Riêngphần Hai hai do dung lượng quá lớn và cấu trúc quá phức tạp nên được trình bàytrong ba chương: Chương II đề cập đến văn hóa nhận thức và văn hóa tổ chức;Chương III và IV đề cập đến văn hóa ứng xử với mơi trường (Chương III nóivề văn hóa ứng xử với mơi trường tự nhiên và Chương IV nói về văn hóa ứngxử với mơi trường xã hội).Như vậy, tồn bộ nội dung của đề tài, khơng kể Dẫn nhập và Kết luận,được trình bày trong 5 chương như sau: I- Cơ sở lý luận và thực tiễn của việcnghiên cứu văn hóa người Việt vùng Tây Nam Bộ; II- Văn hóa nhận thức và vănhóa tổ chức của người Việt vùng Tây Nam Bộ; III- Văn hóa ứng xử với mơitrường tự nhiên của người Việt vùng Tây Nam Bộ; IV- Văn hóa ứng xử với môitrường xã hội của người Việt vùng Tây Nam Bộ; V- Các đặc trưng tính cách vănhóa của người Việt vùng Tây Nam Bộ.Tài liệu tham khảo và trích dẫn được tích hợp vào trong một phụ lục về“Thư mục chọn lọc về văn hóa Tây Nam Bộ”. Việc tích hợp này tuy có nhữngbất tiện nhất định: Khơng phải tồn bộ các tài liệu trong Thư mục chọn lọc vềvăn hóa Tây Nam Bộ (dù là chọn lọc) đã được tham khảo hết; đồng thời, cónhững tài liệu tham khảo và trích dẫn lại khơng thuộc phạm vi của văn hóa TâyNam Bộ. Do vậy, chúng tôi đặt tên cho phần này là “Thư mục chọn lọc về vănhóa Tây Nam Bộ và những vấn đề liên quan” và không xếp hẳn nó vào phụ lục(bởi vì với tính cách “Thư mục chọn lọc” thì nó là phụ lục, nhưng với tính cách“Tài liệu tham khảo và trích dẫn” thì nó lại là phần bắt buộc).CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC NGHIÊN CỨUVĂN HÓA NGƯỜI VIỆT VÙNG TÂY NAM BỘDẫn nhậpĐể làm cơ sở xuất phát, ở chương này chúng tôi sẽ bắt đầu bằng việc điểmlại trên cấp độ tổng thể lịch sử nghiên cứu văn hóa người Việt vùng Tây NamBộ để thấy rằng cho đến nay, tuy rằng văn hóa Nam Bộ nói chung và văn hóaTây Nam Bộ nói riêng đã được nghiên cứu khá nhiều trên mọi bình diện, nhưnglại cịn thiếu một cơng trình trình bày một cách hệ thống và khái quát về bứctranh toàn cảnh của văn hóa người Việt vùng Tây Nam Bộ.Cái hạn chế trong những cơng trình đi trước khơng chỉ dừng ở đó. Ngay cảviệc xác định một cách khoa học và rõ ràng bản chất vùng hay tiểu vùng củakhông gian “Tây Nam Bộ” cũng chưa được đặt ra. Mà về mặt lý luận, một bộmáy khái niệm cùng quy trình phân vùng văn hóa chặt chẽ cũng chưa được trìnhbày ở đâu.Vì vậy, sau khi điểm lại một cách tổng thể lịch sử nghiên cứu văn hóangười Việt vùng Tây Nam Bộ, chúng tôi sẽ tiến hành xây dựng một bộ công cụvà phương pháp nghiên cứu văn hóa vùng để trên cơ sở đó xác định một bứctranh phân chia các miền và các vùng văn hóa Việt Nam. Trong đó Nam Bộ trởthành một miền văn hóa, với hai vùng văn hóa là Tây Nam Bộ và Đơng NamBộ. Vùng văn hóa Tây Nam Bộ được tiến hành định vị trên ba trục không gianK, chủ thể C và thời gian T.Cuối cùng, một khi Tây Nam Bộ đã được xác định là một VÙNG văn hóavà được định vị rồi thì bước tiếp theo phải làm là phân chia nó thành các tiểuvùng để làm cơ sở cho việc nghiên cứu các thành tố, các bình diện, các đặctrưng của vùng văn hóa này.1. Tình hình nghiên cứu văn hóa người Việt vùng Tây Nam BộCho đến nay, văn hóa Nam Bộ nói chung và văn hóa Tây Nam Bộ nóiriêng đã được nghiên cứu khá nhiều trên mọi bình diện.Trong hơn 300 năm hình thành và phát triển, vùng đất mới Tây Nam Bộ vàngười Việt ở vùng đất này đã trở thành đề tài có tính thời sự của đơng đảo giớinghiên cứu, đặc biệt từ nửa sau của thế kỷ XX trở lại đây.1.1. Xét trong bối cảnh tình hình nghiên cứu văn hóa Nam Bộ1.1.1. Trong so sánh với tình hình nghiên cứu vùng Đơng Nam Bộ, cóthể thấy các cơng trình nghiên cứu vùng Tây Nam Bộ có số lượng vượt trội hơnhẳn Đông Nam Bộ. Trong thư mục chọn lọc về văn hóa Tây Nam Bộ gồm trênmột ngàn tên gọi mà chúng tơi thu thập được thì có 172 tài liệu nghiên cứu vềcác mặt của Đông Nam Bộ, trong khi có tới 796 tài liệu nghiên cứu về các mặtcủa Tây Nam Bộ.Có thể nói, khi nhắc đến địa phương đại diện cho Nam Bộ thì người ta sẽnhắc đến Sài Gịn – Tp. Hồ Chí Minh, cịn khi nói đến Nam Bộ nói chung thìbao giờ người ta cũng nghĩ ngay đến vùng Tây Nam Bộ với đồng bằng sôngCửu Long và sông nước.Trong số 796 tài liệu tài liệu nghiên cứu về các mặt của Tây Nam Bộ,chúng tơi nhận thấy các cơng trình tập trung chủ yếu ở các mảng đề tài sau:(1) Mảng đề tài chuyên về lý luận với các nghiên cứu về một số vấn đềkhoa học xã hội ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long [Viện Khoa học Xã hội1982], về cơ sở lý luận và thực tiễn trong việc phát triển bền vững vùng TâyNam Bộ [Bùi Thế Cường 2007]. Các nghiên cứu về vùng Đơng Nam Bộ có vẻnhư thiếu vắng mảng đề tài này.(2) Mảng đề tài về văn hóa so sánh, văn hố ứng dụng, tư liệu điền dã chonghiên cứu văn hóa: Các nghiên cứu về văn hóa Nam Bộ được đặt trong khơnggian xã hội Đông Nam Á [ĐHQG Tp.HCM 2000, tập hợp các bài viết về cảĐông và Tây Nam Bộ], về văn hóa và cư dân đồng bằng sơng Cửu Long[Nguyễn Cơng Bình và nnk 1990; Thạch Phương và nnk 1992; Viện Khoa họcXã hội Tp.HCM 1990, Viện Văn hóa 1984, v.v.]. Bên cạnh đó, một số tư liệumang tính chất điền dã, ghi lại những nét phác thảo khá phong phú về conngười, văn hóa Tây Nam Bộ [Phan Quang 1985, 2002; Sơn Nam 1992, 2005,…;Nguyễn Hiến Lê 1954/2002…].(3) Các mảng đề tài thuộc các khoa học chuyên ngành khác: các tư liệukhảo cổ, địa lý, lịch sử, tộc người của vùng đất Tây Nam Bộ [x., vd: Lê XuânDiệm 2008; Sơn Nam 2003; Trần Văn Bính (cb) 2004…].Có thể nói, trong so sánh với Đông Nam Bộ, các nghiên cứu về Tây NamBộ khơng chỉ có số lượng nhiều hơn hơn, mà các mảng đề tài nghiên cứu đặt racũng tương đối đầy đủ và phong phú đa dạng hơn, đặc biệt là số lượng các cơngtrình nghiên cứu đề cập đến các mảng đề tài văn hóa rất phong phú.Các tài liệu nghiên cứu về Đông Nam Bộ trong so sánh với Tây Nam Bộcó đặc điểm là tập trung vào các đơ thị lớn như Sài Gịn – Tp. Hồ Chí Minh,Biên Hòa, Thủ Dầu Một, Vũng Tàu (trong khi các nghiên cứu về Tây Nam Bộchú trọng nông thôn), và các vấn đề kinh tế và công nghiệp được chú trọng hơn(trong khi các nghiên cứu Tây Nam Bộ thì tập trung hướng về văn hóa nhiềuhơn).1.1.2. Tình hình nghiên cứu người Việt ở vùng Tây Nam Bộ trong so sánhvới tình hình nghiên cứu văn hóa các tộc người khác:Người Việt là tộc đơng dân nhất, vì vậy dễ hiểu là một số lượng lớn cáccơng trình nghiên cứu Tây Nam Bộ tập trung dành cho việc nghiên cứu ngườiViệt. Trong số đó có trên hai chục cơng trình nghiên cứu một cách khái quát vềđời sống văn hóa của người Việt ở vùng Tây Nam Bộ như [Viện Văn hóa 1984;Nguyễn Cơng Bình và nnk 1990; Thạch Phương và nnk 1992; Viện Khoa họcXã hội Tp.HCM 1990, Nguyễn Chí Bền 1997, 2004; Huỳnh Quốc Thắng 1998,2000; Đinh Văn Hạnh 1999; ĐH KHXH&NV Tp. HCM 2003; Phạm Bích Hợp2005; Mạc Đường 2006; Vũ Văn Quân 2006; ĐHQG Tp. HCM 2007; Ngô VănLệ 2007, 2009; Nguyễn Văn Tiệp 2008, 2009; Trần Ngọc Thêm 2006a, 2008c,2009c; v.v.]. Các cơng trình khác đề cập đến khá nhiều mảng đề tài phong phú:văn hóa dân gian, tính cách văn hóa, tơn giáo, văn học, lịch sử, kinh tế – xãhội…Về các tộc người thiểu số ở Tây Nam Bộ thì có những cơng trình nghiêncứu chung (như [Mạc Đường 1991; Đinh Văn Liên 1991; Ngơ Văn Lệ 2000;Trần Văn Bính (cb) 2004; ĐH KHXH&NV Tp. HCM 2004; Võ Công Nguyện2008…]) và các công trình nghiên cứu về văn hóa từng tộc người cụ thể. Vềngười Khmer có 23 tài liệu, tiêu biểu như: [Nguyễn Khắc Cảnh 1998, 2000;ĐHQG Tp. HCM 2001, 2003; Phan An 2006, 2009; Nguyễn Hùng Khu 2008]…Về người Hoa có 14 tài liệu, tiêu biểu như: [Phan Trung Nghĩa 1999; Trần ThịMai 2004; Tống Kim Sơn 2004]… Về người Chăm, có 14 tài liệu viết về ngườiChăm nói chung và ở người Chăm Nam Bộ, trong đó có một số tài liệu có đềcập phần nào đến người Chăm ở vùng Tây Nam Bộ như [Phan An, Võ CôngNguyện 2000; Phan Xuân Biên, Phan An 1991; Võ Công Nguyện 2004]…Bên cạnh các nghiên cứu tổng hợp hoặc riêng lẻ về các tộc người ở TâyNam Bộ, chúng tôi cũng ghi nhận một số cơng trình nghiên cứu về việc giao lưuvăn hóa giữa các dân tộc ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long [Đinh Văn Liên1997; Phan Thị Yến Tuyết (chủ nhiệm đề tài) 2006].1.2. Xét theo thời gian1.2.1. Các nghiên cứu trước khi có ảnh hưởng phương Tây. Việc phânchia các cơng trình nghiên cứu trước khi có ảnh hưởng của phương Tây một