Văn hoá tâm linh người Việt dưới con mắt người nước ngoài :: Suy ngẫm & Tự vấn :: ChúngTa.com
“Đó có thể là những cuộc hành trình thực của một người nông dân chở hàng đến chợ, một du khách nước ngoài từ Pháp, Australla đến Sapa, Việt Nam tìm thăm những bản người Dao, người H Mông. Đó cũng có thể là hành trình của thời gian từ năm bắt đầu bằng cái Tết đến hết một năm. Và hành trình đó cũng là cuộc hành trình mang tính ẩn dụ cho một đời con người với những thời khắc đáng nhớ: Sự sinh thành, đám cưới, lúc về già…”
Một trưng bày đặc biệt mang tên “Những cuộc hành trình của oon người, tinh thần và linh hồn Việt Nam”cùng nhiều hoạt động giới thiệu về văn hóa truyền thống Việt Nam do Bảo tàng Lịch sử tự nhiên Hoa Kỳ và Bảo tàng dãn tộc học Việt Nam phối hợp thực hiện tại NewYork trong khoảng hơn một năm qua đã thu hút sự chú ý của nhiều người Mỹ, đặc biệt là giới HS, SV. Vượt qua phạm vi một cuộc trưng bày, văn hóa tâm linh của người Việt, tâm hồn người Việt, với những phong tục tập quán của nhiều dân tộc, nhiều vùng đất Việt Nam đã được bạn bè ở Mỹ và nước ngoài biết đến.
Văn hoá tâm linh Việt Nam và câu chuyện của những người thực hiện.
Theo ông Nguyễn Văn Huy – Giám đốc Bảo tàng dân tộc học Việt Nam, ranh giới giữa cái gọi là mê tín dị đoan và văn hóa tâm linh mỏng manh. Bởi vậy phải có sự hiểu biết và văn hóa truyền thống thì phải gìn giữ và phải để đại chúng cùng biết đến giá trị của nó. Có lẽ vớiquan điểm đó mà ông Huy là người luôn coi trọng những gì thuộc về văn hóa tâm linh, văn hóa mang tinh thần, tâm hồn người Việt.
Ý tưởng mở một cuộc trưng bày về văn hóa truyền thống người Việt là của Bảo tàng lịch sử tự nhiên Hoa Kỳ. Những người chắp cho ý tưởng đôi cánh và hỗ trợ về “chất” để biến ý tưởng thành hiện thực là Bảo tàng dân tộc học Việt Nam. Ông Huy đã đưa vào cuộc trưng bày những lễ hội dân gian, mâm cỗ Tết dâng lên gia tiên của một gia đình người Việt, và những nén nhang để “chuyển lời” của những người thân vớingười thân khi đã âm dương cách biệt, gánh hàng mã vì những đồ vật, tiền vàng bằng giấy, những thứ thể hiện tấm lòng hướng tớinhững người đã khuất của người còn trên dương gian, chiếc xe thồ chở đầy đồ gốm…
TS. Laurel Kendall, cán bộ ngành Nhân chủng học, bảo tàng Lịch sử tự nhiên Hoa Kỳ phát biểu: Lần đầu tiên chúng tôi, phía Hoa Kỳ và Bảo tàng dân tộc bọc Việt Nam ngồi với nhau để bàn về những cuộc hành trình này là mùa hè năm 2000. Chúng tôi mong muốn giới thiệu được một cuộc trưng bày tất cả những gì đặc trưng nhất, độc đáo nhất của Việt Nam, từ núi non, sông biển đến con người, từ cuộc sống thường ngày đến những gì sâu thẳm trong tâm hồn người Việt biểu hiện qua các phong tục tập quán, thói quen ứng xử. Chúng tôi muốn qua cuộc trưng bày này, người Mỹ sẽ phản hồi của nhiều người nước ngoài về văn hoá truyền thống biết đến Việt Nam với sức sống Việt Nam đương đại và sức sống của văn hóa truyền thống.
“Những cuộc hành trình” của Việt Nam ở New York
Theo bà Laurel Kendall, trong gần một năm mang “Hành trình văn hóa Việt” đến New York, đã có 350.000 khách thăm quan đến xem, trong đó có nhiều đoàn khách đi với số lượng lớn. Người Mỹ đã có cơ hội để gặp gỡ với văn hoá Việt Nam qua một chương trình phong phú, bao gồm biểu diễn, thuyết trình, chiếu phim, các cuộc tập huấn GD dành cho GV. Du khách được thưởng thức món phở Việt Nam, mua hàng thủ công Việt Nam. Và người ta đã thấy người NewYork mặc áo nhuộm sáp ong từ SaPa và uống trà bằng chén sản xuất ở Bát Tràng. Nhiều người dân Mỹ đã biết đến “những hành trình văn hoá Việt Nam” qua mạng.
“Việt Nam: Những cuộc hành trình của con người, tinh thần và linh hồn” từ New York sang Canada và tại bảo tàng Glenbow, đã có trên 30.000 người đến xem trưng bày.
Bà Laurel Kendall cho biết, văn hoá Việt Nam đã có được sự phản hồi tuyệt vời của người Mỹ và báo giới nước ngoài.
Một số người Mỹ tâm sự: Chúng tôi đã học về “cuộc chiến tranh Việt Nam” trong những cuốn sách giáo khoa và dường như đó là tất cả về Việt Nam vậy. Trước khi đến xemtrưng bày về văn hoá VN, chúng tôi chỉ gắn VN với cuộc chiến tranh. Nhưng hiện giờ thì tôi thấy Việt Nam còn hơn thế. Đó là một nềnvăn hoá.
Những học sinh ở New York nói: ấn tượng đầu tiên về Việt Nam mà chúng em có được là từ giáo viên dạy môn nghiên cứu toàn cầu, một người đã tham gia cuộc chiến tranh ở Việt Nam. Đó là ấn tượng về một cuộc chiến tranh, những mối nguy hiểm triền miên và sự thù địch. Bới vậy, chúng em đã thật sự ngạc nhiên khi biết đến những gì khác với điều chúng em đã biết. Một khía cạnh hoàn toàn khác vé một Việt Nam: Những gia đình, những con ngườivăn hoá và lịch sử Việt Nam. Người Việt Nam bản sao của mọi đồ vật bằng giấy và đốt đi. Sự tỉ mỉ, khéo léo thật đáng kinh ngạc”.
Những người nước ngoài tìm đến với văn hoá Vệt Nam không chỉ để khám phá mà còn để chia sẻ, tìm kiếm sự đồng điệu giữa những nền văn hoá.
Một người Bôlivia cho biết: “Cách thờ tổ tiên của người Bôlivia cũng tương tự, nhưng không giống hoàn toàn như Việt Nam. Họ thắp hương và đặt nước ở phía ngoài để cho linh hồn uống và họ đặt thức ăn và tiền…”. Một người Mỹ nói: “Bạn sẽ rời khỏi trưng bày này với một hình ảnh mà về cuộc sống ở Việt Nam và viễn cảnh cho cuộc sống của chính mình. Nếu như một nền văn hoá có thể gìn giữ vững chắc cho những mối quan hệ gia đình, tại sao chúng ta không thể làm như vậy”?
Giá trị truyền thống trong một không gian hiện đại.
“Những cuộc hành trình của conngười, tinh thần và linh hồn” Việt Nam trở lại nơi đã bắt đầu sau gần một năm. Bảo tàng dân tộc học Việt Nam và bảo tàng Lịch sử tự nhiên Hoa Kỳ đã tái tạo lại phòng trưng bày về cuộc hành trình này tại Hà Nội, đúng như đã làm ở New York. Một điều thú vị là người Việt Nam lại chiêm nghiệm những gì mà chính người Mỹ đã chiêm nghiệm về văn hoá của đất nước mình. Nhiều người Việt Nam gặp lại hình ảnh thân thuộc là gian thờ gia tiên về mâm cỗ ngày Tết, những sinh hoạt trong trống đồng, những ngày hội, lễ cưới Nhưng trong không gian trưng bày theo phong cách New York, vớihệ thống ánh sáng, bày trí hiện đại, với cách nhìn của người nước ngoài, những gì tưởng như thân thuộc hàng ngày và rất đỗi bình thường mớitoả sáng đúng với những giá trị của chúng. Chính sự mớimẻ này khiến người xem trưng bày tại Hà Nội phải suy ngẫm. Người Việt Nam hoàn toàn có quyền tự hào về lịch sử, đất nước, về tâm hồn con người, niềm tin và khát vọng biểu thị trong mọi mặt đời sống.