Văn hóa Trung Quốc – nền văn hóa vĩ đại nhất thế giới (Phần 2)

shadow

Trung quốc là một trong số nước có tổng số diện tích lớn đứng hàng thứ 4 của thế giới và xếp hàng đầu trên toàn cầu về dân số. Có lẽ vì thế mà đất nước này có thời kỳ lịch sử phức tạp nhằm khẳng định vị trí “đứng trên thiên hạ” về lãnh thổ, chính trị…. Vì lãnh thổ trãi dài trên khu vực Đông Á nên Trung quốc được thiên nhiên ban tặng nhiều phong cảnh đẹp làm say đắm lòng người. Ở bài viết trước, chúng ta đã tìm hiểu về các thời kì của Trung Quốc cùng các vấn đề liên quan khác. Sau đây, Vinahure sẽ dẫn các bạn đi khám phá nhiều nét Văn hóa Trung Quốc khác nhé.

1. Về con người, văn hóa Trung quốc

Trung Quốc hiện chính thức công nhận tổng cộng 56 dân tộc. Trong đó người Hán chiếm đa số. Với số dân hiện nay là 1,3 tỉ người trên tổng số dân toàn thế giới là 6,4 tỉ, Trung Quốc là nơi có xấp xỉ 20% loài người sinh sống.

Trong quá trình quan hệ giao lưu giữa các dân tộc ở vùng đất Nam bộ, mặc dù một số phong tục, tập quán văn hóa của người Hoa có sự giao thoa, gắn bó với phong tục, tập quán văn hóa của các dân tộc anh em trong cộng đồng. Nhưng ở một số nơi, người Hoa ngày nay vẫn còn lưu giữ lại một vài nét riêng của mình.

Người Hoa rất chú trọng đến những điều kiêng kỵ khi cất nhà, mở cửa tiệm, cở sở buôn bán, dựng vợ gả chồng cho con cái… Đặc biệt là việc cất nhà được bà con xem xét rất chu đáo, kỹ lưỡng. Đối với những dân tộc Á Đông, căn nhà là nơi trú ngụ quan trọng nhất của đời người, liên quan đến vận mệnh của những thành viên trong gia đình cùng việc thành bại của công ăn việc làm, buôn bán, đau yếu, bệnh hoạn – thì người Hoa càng cẩn trọng trong việc cất nhà- đến từng chi tiết nhỏ.

2. Ngôn ngữ phổ biến là tiếng Hán

Trung Quốc có đến 292 ngôn ngữ phổ biến nhất là chữ Hán (ngữ hệ Hán-Tạng, Ngô, Việt, Mân, Tương, Cám  và Khách Gia). Ngoài ra còn có ngôn ngữ thuộc nhánh Tạng-Miến (Tạng, Khương, Lô Lô), ngữ hệ Tai-Kadai (tiếng Tráng, H’Mông-Miền và Nam Á), ngữ hệ Altai (tiếng Mông Cổ), ngữ hệ Turk (tiếng Duy Ngô Nhĩ), Tiếng Triều Tiên và tiếng Sarikoli …..

3. Tín ngưỡng tôn giáo đa dạng

Phật Giáo Đại Thừa giữ vai trò chính ngoài những tôn giáo Lão giáo, Phật giáo, Cơ Đốc giáo, Nho giáo, Hồi giáo….Do ảnh hưởng của Khổng Giáo, Phật Giáo và Đạo Giáo nên đa số người dân Trung Hoa vẫn còn giữ phong tục thời cúng tổ tiên cũng như văn hóa của Trung quốc truyền thống ít bị ảnh hưởng của các nền văn hóa Phương Tây và được bảo tồn và gìn giữ đến ngày nay.

4. Nét văn hóa đặc trưng

Trong giao tiếp của người Trung quốc sử dụng cách bắt tay và người có chức quyền cao nhất được đón tiếp trước và do vẫn còn ảnh hưởng tư tưởng trọng nam khinh nữ trước nên người phụ nữ không được chào hỏi trước. Người Trung quốc khi được giới thiệu làm quen cũng có thể hỏi sâu vấn đề riêng tư của bạn và bạn phải trả lời những câu hỏi đó và không được lãng tránh.

Việc đàm phán với người Trung quốc về công việc làm ăn thường kéo dài và phức tạp, nếu không thống nhất bạn cũng phải thể hiện thái độ lịch sự và vui vẻ. Con số 4 kiêng kỵ với người Hoa vì liên quan đến cái chết, kể cả việc cắm đũa vào bát cơm khi đang ăn hay tặng đồng hồ cho họ. Trong bữa tiệc, người Trung quốc khá rụt rè, e ngại nên chủ nhà phải chủ động liên tục mời mọc để họ thoải mái hơn. Đồng thời người dân đất nước này ngại chỉ trích người khác ngay trước mặt mà học làm điều đó một cách gián tiếp.

5. Nét đẹp trang phục truyền thống

Trang phục đặc trưng và truyền thống của người Trung quốc là xường sám (xườn xám) hay còn gọi là áo dài Trung quốc, dùng cho cả nam và nữ. Nguồn gốc chiếc áo này có từ thời Mãn Thanh là kiểu áo được may với phần cổ cao tròn, ống tay hẹp, bốn mặt đều có xẻ tà và khuy chặn, thắt đai lưng, bề mặt chất liệu dùng nhiều loại da thuộc.

Theo thời gian, cùng với sự giao thoa với các nền văn hóa khác du nhập vào Trung quốc thiết kế của chiếc xường sám có thiết kế thay đổi một chút từ cổ áo, ống tay, kể cả chất liệu may áo cũng đa dạng hơn. Đến khoảng đầu giữa thế kỷ 20, đánh dấu sự thay đổi ngoạn mục của chiếc áo này là thiết kế ôm sát thân, hai bên vạt áo xẻ,….nhằm tôn vinh vẻ đẹp, đường cong thon thả của người phụ nữ Á Đông… và được thay thế cho nhiều y phục khác của người dân.

6. Âm nhạc, kiến trúc đất nước Trung Hoa

Trung Quốc có nền âm nhạc dân tộc độc đáo, họ cũng chế tác ra nhiều loại nhạc cụ được sử dụng phổ biến khu vực Đông Á và Đông Nam Á như: Sáo trúc, đàn tranh, đàn nhị, đàn tam thập lục, … Kinh kịch cổ truyền là loại hình nghệ thuật đặc biệt tổng hợp cả nghệ thuật hát, múa, biểu diễn, sân khấu ….Và thư pháp Trung quốc được nhiều người yêu thích hơn cả với những tác phẩm thư pháp nổi tiếng được giới nghệ sỹ đánh giá cao.

Song song đó, kiến trúc và nghệ thuật sân vườn của Trung quốc cũng có tên tuổi với quá trình hình thành và phát triển bảo tồn lâu đời. Về khoa học kỹ thuật, Trung quốc nổi tiếng với một số thành tựu được phát minh như: La bàn, bàn tính, thuốc súng, bánh lái, sơn mài, sành sứ kỹ thuật làm giấy và kỹ thuật in ấn, tiền giấy…. Lĩnh vực học Trung Quốc về y học cổ truyền được công nhận là những liệu pháp trị liệu… Nói đến lĩnh vực này, chắc hẳn trong chúng ta nhớ đến vụ dược phẩm giả của Trung Quốc phát hiện năm 2011 và hậu quả là người dân trong nước phải gánh chịu những tổn thất này rất lớn.

7. Đa dạng văn hóa ẩm thực

Mỗi món ăn thể hiện đầy đủ hình thức, hương vị lẫn chất lượng của nó. Ngoài việc bày biện cho món ăn được đẹp mắt và hấp dẫn thì mùi vị cũng như chất lượng của món ăn cũng được đề cao và kết hợp thêm một số vị thuốc bắc nhằm thể hiện được sự đủ đầy về mặt dinh dưỡng.

Mỗi vùng miền của Trung quốc tuy có khác nhau nhưng đều có hương vị đặc trưng riêng tạo cho nền ẩm thực của người hoa sự phong phú và giàu bản sắc thể hiện qua 8 trường phái lớn: Quảng Đông, Sơn Đông, Phúc Kiến, Tứ Xuyên, Hồ Nam, Chiết Giang, Giang Tô và An Huy. Trong đó các món ăn Tứ Xuyên được phổ biến rộng rãi cả trong và ngoài nước nhờ có truyền thống lâu đời cùng với hương vị độc đáo.

Và người ta ẩm thực tại mỗi vùng miền này đẹp như những nam thanh, nữ tú. Bánh bao (màn thầu) là món yêu thích của người Trung quốc, tiếp đến là mì sợi và sủi cảo… dùng để ăn hàng ngày thay thế cho cơm hay cháo là món ăn sáng phổ biến ở quốc gia này.

8. Trà xanh là thức uống không thể thiếu

Thức uống phổ biến có từ ngàn xưa là trà, đồ uống không thể thiếu trong mỗi bữa ăn của người Trung Quốc. Ở mỗi vùng miền có phong cách thưởng trà khác nhau về cách pha, cách uống……. Đơn cử ở Thượng Hải uống trà xanh, vùng Bắc Kinh thích uống trà hoa nhài Người Bắc Kinh thích uống trà hoa nhài và khách mời trà đứng dậy, đỡ chén trà, nói lời cảm ơn rồi mới uống; người Thượng Hải lại thích uống trà xanh; người Quảng Đông thể hiện lời cảm ơn đối với gia chủ bằng cách khum bàn tay lại, gõ lên 3 lần ….

Kết lại:

Trung quốc – đất nước hơn ngàn năm văn hiến, một trong cái nôi của nền văn minh nhân loại đã tạo cho quốc gia này sự hấp dẫn rất đáng kể. Tuy cũng có nhiều tai tiếng về cả chính trị, tư tưởng chủ nghĩa dân tộc, ước vọng bành trướng,…. Nhưng có thể bạn tạm quên những điều không hay đó để tận hưởng cuộc khám phá để có những trãi nghiệm tuyệt vời nhất. Nhiều năm nay, Trung Quốc vẫn luôn là điểm đến du học mơ ước cho nhiều sinh viên quốc tế và cả sinh viên Việt Nam. Nếu có cơ hội được chứng kiến tận mắt, bạn sẽ thật sự bị choáng ngợp bởi một nền văn hóa có một không hai này.

Bạn đang muốn tìm hiểu về đất nước con người Trung Quốc, cách làm hồ sơ du học Trung Quốc 2021? Bạn đang quan tâm đến học bổng du học Trung Quốc? Hãy liên hệ đến Hotline: 024.328.28888/08.4488.0000 để được tư vấn cụ thể.

Nguồn:https://duhoctrungquoc.org.vn/