Văn hóa ứng xử trong bữa cơm gia đình
Những quy tắc ứng xử trong bữa cơm gia đình mà bố mẹ đã dạy cho chị em chị Hải cũng là những nguyên tắc chung của hầu hết các gia đình người Việt, ẩn chứa nhiều đạo lý, thể hiện nét đẹp văn hóa ứng xử tinh tế, khéo léo của người Việt từ bao đời nay.
Trước khi ăn cơm, các con phải có lời mời những người trong mâm theo thứ tự từ già đến trẻ. Khi ăn cơm, nói chuyện phải từ tốn, nhỏ nhẹ, không nói to, luyên thuyên dài dòng hoặc trêu đùa nhau dễ dẫn đến sặc cơm. Không gắp thức ăn đưa thẳng vào miệng mà phải đặt vào bát riêng rồi mới ăn. Khi nhai, tối kỵ chép miệng hay tạo ra tiếng ồn. Không dùng thìa, đũa của mình khuấy vào tô canh chung. Không xới lộn đĩa thức ăn để chọn miếng ngon hơn. Không cắm đũa dựng đứng vào bát cơm. Không nhúng cả đầu đũa vào bát nước chấm. Phải trở đầu đũa khi muốn tiếp thức ăn cho người khác…
Chị Nguyễn Thị Hải là giáo viên ở cạnh nhà tôi chia sẻ, bố mẹ chị trước kia làm nghề giáo nên rất coi trọng những quy tắc, lễ giáo trong những bữa cơm gia đình . Từ ngày bé, các chị em trong gia đình chị được bố mẹ dạy cho cách “ăn trông nồi, ngồi trông hướng”. Tư thế ngồi vào mâm cơm phải ngay ngắn, gọn gàng, không ngồi sát vào mâm. Khi xới cơm mời người lớn tuổi thì phải gạt phần cơm trên cùng để lấy phần cơm mềm, dẻo ở giữa; không được đơm cơm cháy vào bát người lớn tuổi.
Cuộc đời đầy những khốn khó và thử thách, nhưng người phụ nữ Tà Ôi ấy đã nỗ lực vượt qua để làm công tác dân tộc và mong cho người dân được sung túc, đủ đầy hơn. Bà là Nguyễn Thị Sửu (Kê Sửu) – người phụ nữ Tà Ôi đầu tiên có học vị Tiến sĩ, từng làm Bí thư Huyện ủy A Lưới, Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Thừa Thiên Huế và bây giờ là Phó Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Thừa Thiên Huế.
“Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân giám sát, dân thụ hưởng” không chỉ là mục tiêu mà còn là động lực để khơi dậy sức mạnh và nguồn lực Nhân dân trong quá trình thực hiện công tác dân tộc, chính sách dân tộc (CSDT). Cũng vì thế mà các chính sách dân tộc đã được triển khai đầy đủ hơn, kịp thời hơn. Hoạt động của công tác dân tộc cũng đã được “nâng chất” hơn và người dân đã được thụ hưởng tối đa hiệu quả từ việc thực hiện CSDT.
Mục lục bài viết
“Ngôi sao xanh” trên đỉnh núi
Gương sáng –
–
Cuộc đời đầy những khốn khó và thử thách, nhưng người phụ nữ Tà Ôi ấy đã nỗ lực vượt qua để làm công tác dân tộc và mong cho người dân được sung túc, đủ đầy hơn. Bà là Nguyễn Thị Sửu (Kê Sửu) – người phụ nữ Tà Ôi đầu tiên có học vị Tiến sĩ, từng làm Bí thư Huyện ủy A Lưới, Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Thừa Thiên Huế và bây giờ là Phó Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Thừa Thiên Huế.
Giao lưu “Những trang viết từ chiến trường”
Xã hội –
–
Giao lưu “Những trang viết từ chiến trường” do Nhà Xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật tổ chức nhân Kỷ niệm 69 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 – 7/5/2023), sẽ diễn ra vào ngày 6/5, tại Trung tâm Sách quốc gia (24 Quang Trung, Hoàn Kiếm, Hà Nội).
77 năm một chặng đường vẻ vang!
Sự kiện – Bình luận –
–
Ngày 3/5/1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký Sắc lệnh thành lập Bộ Nội vụ, bao gồm nhiều cơ quan, trong đó có Nha Dân tộc thiểu số (tiền thân của Ủy ban Dân tộc ngày nay) với nhiệm vụ: “Xem xét các vấn đề chính trị và hành chính thuộc về các DTTS trong nước và thắt chặt tình thân thiện giữa các dân tộc sống trên đất nước Việt Nam”. Trải qua chặng đường 77 năm phát triển đầy gian nan, vất vả nhưng rất đỗi vẻ vang, chúng ta càng tự hào hơn về những thành tựu, đóng góp của Cơ quan quản lý Nhà nước về lĩnh vực công tác dân tộc với trọng trách mà Đảng, Bác Hồ đã giao phó.
Góp phần xây dựng những chính sách dân tộc hợp lòng dân
Công tác Dân tộc –
–
Lào Cai là tỉnh có trên 60% dân số là đồng bào DTTS, với vai trò là cơ quan tham mưu, giúp UBND tỉnh thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về công tác dân tộc, thời gian qua, Ban Dân tộc tỉnh Lào Cai đã có nhiều cố gắng, nỗ lực thực hiện tốt việc tham mưu cho tỉnh ban hành các cơ chế, chính sách về công tác dân tộc. Kỷ niệm 77 năm Ngày truyền thống của Cơ quan quản lý Nhà nước về lĩnh vực công tác dân tộc, Báo Dân tộc và Phát triển đã có cuộc trao đổi với ông Nông Đức Ngọc – Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Lào Cai về nội dung này.
Người con của đồng bào Mông nơi cổng trời Mường Lống…
Gương sáng –
–
Chàng trai Và Bá Của ở bản nghèo, xã khó năm nào giờ đã là một cán bộ người dân tộc Mông duy nhất trong đội ngũ cán bộ lãnh đạo cấp phòng của các sở, ban, ngành tỉnh Nghệ An. Anh đùa vui: Nhìn cũng oai lắm đó. Nhưng với bà con, với đồng bào, mình chỉ là một người con, một công dân nhỏ bé thôi…
“Đỏ lửa” trong những ngày nghỉ lễ
Tin tức –
–
Dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5 năm nay người lao động trên khắp cả nước được nghỉ 5 ngày. Tuy nhiên, tại tỉnh Lào Cai nhiều đơn vị vẫn duy trì hoạt động sản xuất, bảo đảm kế hoạch đã đề ra.
Sức bật từ một Nghị quyết
Công tác Dân tộc –
–
Hướng đến mục tiêu đồng bào DTTS và người dân ở khu vực đặc biệt khó khăn có đất ở và đất sản xuất, ngày 18/7/2018, HĐND tỉnh Quảng Trị đã ban hành Nghị quyết 10/2018/NQ-HĐND (gọi tắt là Nghị quyết 10). Sau gần 4 năm Nghị quyết đi vào cuộc sống, hàng ngàn hộ dân vùng đặc biệt khó khăn, hộ đồng bào DTTS đã có đất ở, đất sản xuất.
Nâng cao chất lượng vận động đồng bào DTTS dưới ánh sáng tư tưởng Hồ Chí Minh
Công tác Dân tộc –
–
Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh quan tâm công tác của Đảng và Chính phủ trong việc vận động đồng bào DTTS, đặc biệt là việc tuyên truyền, giáo dục, giúp đỡ đồng bào về ý thức đoàn kết, bình đẳng dân tộc, chăm lo giáo dục, phát triển kinh tế – xã hội, khắc phục những khó khăn, loại bỏ những hủ tục và lạc hậu. Người mong muốn đồng bào các dân tộc đều là anh em ruột thịt một nhà, phải biết đoàn kết chặt chẽ với nhau như một “bó đũa”, phải biết giúp đỡ lẫn nhau, “chia ngọt, sẻ bùi” cùng nhau, xóa bỏ mọi thành kiến, tự ti và nỗ lực vươn lên tiến bộ để trở thành dân tộc “phú cường”.