Văn học Việt Nam đầu thế kỷ XX trong bối cảnh giao lưu văn hóa Đông – Tây

Những tiền đề lịch sử xã hội, văn hóa và mỹ học có liên quan đến sự vận động của văn học Việt Nam giai đoạn 1900-1945
Trong những năm đầu thế kỉ XX, xã hội Việt Nam có nhiều chuyển biến lớn. Một hệ thống đô thị lớn xuất hiện ở Hà Nội, Hải Phòng, Nam Định, Huế, Đà Nẵng, Sài Gòn… dẫn đến sự hình thành tầng lớp thị dân, tư sản, tiểu tư sản, trí thức “Tây học” và cả dân nghèo thành thị. Văn hoá phương Tây chi phối phức tạp đến đời sống tinh thần dân chúng ở các thành phố. Người ta gọi đây là thời kì “mưa Âu gió Mỹ”, “cũ mới tranh nhau”, “Á Âu xáo trộn”…
Ý thức dân chủ của phương Tây lan rộng trong đời sống thị thành dẫn đến những chuyển biến sâu sắc trong tinh thần thời đại. Một tầng lớp công chúng với thị hiếu thẩm mỹ mới đã xuất hiện, kích thích và thúc đẩy văn học phát triển. Văn học bắt đầu trở thành hàng hoá. Chữ quốc ngữ ngày càng được truyền bá rộng rãi. Báo chí bằng chữ quốc ngữ xuất hiện phong phú và lưu hành trong toàn quốc, trở thành dòng chảy thông tin quan trọng có tác dụng mở mang dân trí, đưa tác phẩm văn học đến với công chúng mau lẹ. Báo chí còn là nơi “thử bút”, giới thiệu văn nghệ sĩ, bình phẩm văn chương. Viết văn làm báo trở thành nghề mưu sinh. Có thể nói đây là những gì rất mới đối với người cầm bút đương thời và góp phần làm nên diện mạo riêng của văn học Việt Nam nửa đầu thế kỉ XX. Các hoạt động văn hóa nghệ thuật phương Tây mới lạ so với truyền thống lần lượt ra mắt công chúng như sân khấu kịch nói, điện ảnh, nghệ thuật xiếc, hội họa, âm nhạc…”. Nằm trong những đợt triều dâng duy tân rồi tân duy tân văn hoá văn nghệ ấy, mảnh đất văn chương không thể không chuyển biến”(1). Thơ ca Việt Nam đầu thế kỉ XX đã vận động theo xu hướng hiện đại hoá tất yếu của văn học dân tộc. Một cuộc cách mạng về văn học đã có đủ điều kiện để nảy sinh. Ngọn cờ văn hoá mới được chuyển đến tay tầng lớp trí thức Âu hoá với những tinh thần dân chủ và tự do cá nhân. Chữ Hán chỉ còn là vẻ đẹp “vang bóng một thời”. Nho học ngày càng thất thế, tàn lụi. Năm 1918, chế độ khoa cử chữ Hán bị bãi bỏ hoàn toàn. Kể từ khi xuất hiện, chữ quốc ngữ đã có cuộc hành trình từ địa hạt truyền giáo (Đạo Thiên Chúa) sang lĩnh vực báo chí và văn học nghệ thuật. Đây là điều Alexandre de Rhodes và các giáo sĩ phương Tây có thể đã không ngờ tới.
Đổi thay chữ viết là cuộc cách mạng quan trọng về chất liệu văn học, tạo cơ sở cho quá trình hiện đại hóa văn học Việt Nam theo những xu thế của nhân loại. Trong hoàn cảnh đất nước lầm than nô lệ, ý thức tự chủ về văn học của dân tộc ta đã trỗi dậy mạnh mẽ. Đó là sự kiện lịch sử văn hoá kỳ diệu mà không phải dân tộc nào cũng làm được.

Trong những năm đầu thế kỉ XX, xã hội Việt Nam có nhiều chuyển biến lớn. Một hệ thống đô thị lớn xuất hiện ở Hà Nội, Hải Phòng, Nam Định, Huế, Đà Nẵng, Sài Gòn… dẫn đến sự hình thành tầng lớp thị dân, tư sản, tiểu tư sản, trí thức “Tây học” và cả dân nghèo thành thị. Văn hoá phương Tây chi phối phức tạp đến đời sống tinh thần dân chúng ở các thành phố. Người ta gọi đây là thời kì “mưa Âu gió Mỹ”, “cũ mới tranh nhau”, “Á Âu xáo trộn”…Ý thức dân chủ của phương Tây lan rộng trong đời sống thị thành dẫn đến những chuyển biến sâu sắc trong tinh thần thời đại. Một tầng lớp công chúng với thị hiếu thẩm mỹ mới đã xuất hiện, kích thích và thúc đẩy văn học phát triển. Văn học bắt đầu trở thành hàng hoá. Chữ quốc ngữ ngày càng được truyền bá rộng rãi. Báo chí bằng chữ quốc ngữ xuất hiện phong phú và lưu hành trong toàn quốc, trở thành dòng chảy thông tin quan trọng có tác dụng mở mang dân trí, đưa tác phẩm văn học đến với công chúng mau lẹ. Báo chí còn là nơi “thử bút”, giới thiệu văn nghệ sĩ, bình phẩm văn chương. Viết văn làm báo trở thành nghề mưu sinh. Có thể nói đây là những gì rất mới đối với người cầm bút đương thời và góp phần làm nên diện mạo riêng của văn học Việt Nam nửa đầu thế kỉ XX. Các hoạt động văn hóa nghệ thuật phương Tây mới lạ so với truyền thống lần lượt ra mắt công chúng như sân khấu kịch nói, điện ảnh, nghệ thuật xiếc, hội họa, âm nhạc…”. Nằm trong những đợt triều dâng duy tân rồi tân duy tân văn hoá văn nghệ ấy, mảnh đất văn chương không thể không chuyển biến”. Thơ ca Việt Nam đầu thế kỉ XX đã vận động theo xu hướng hiện đại hoá tất yếu của văn học dân tộc. Một cuộc cách mạng về văn học đã có đủ điều kiện để nảy sinh. Ngọn cờ văn hoá mới được chuyển đến tay tầng lớp trí thức Âu hoá với những tinh thần dân chủ và tự do cá nhân. Chữ Hán chỉ còn là vẻ đẹp “vang bóng một thời”. Nho học ngày càng thất thế, tàn lụi. Năm 1918, chế độ khoa cử chữ Hán bị bãi bỏ hoàn toàn. Kể từ khi xuất hiện, chữ quốc ngữ đã có cuộc hành trình từ địa hạt truyền giáo (Đạo Thiên Chúa) sang lĩnh vực báo chí và văn học nghệ thuật. Đây là điều Alexandre de Rhodes và các giáo sĩ phương Tây có thể đã không ngờ tới.Đổi thay chữ viết là cuộc cách mạng quan trọng về chất liệu văn học, tạo cơ sở cho quá trình hiện đại hóa văn học Việt Nam theo những xu thế của nhân loại. Trong hoàn cảnh đất nước lầm than nô lệ, ý thức tự chủ về văn học của dân tộc ta đã trỗi dậy mạnh mẽ. Đó là sự kiện lịch sử văn hoá kỳ diệu mà không phải dân tộc nào cũng làm được.

2. Quá trình  hiện đại hoá văn học Việt Nam


Trước hết, hoạt động giao lưu văn hoá phương Đông – phương Tây đã tạo tiền đề cho sự xuất hiện văn học dịch thuật. Các dịch giả người Việt đã lần lượt giới thiệu, biên khảo và dịch sách văn hoá, văn học Pháp và phương Tây sang chữ quốc ngữ. Sách dịch được đăng tải trên Nam Phong tạp chí, Đông Dương tạp chí và các ấn phẩm của nhà xuất bản “Âu Tây tư tưởng”. Trên thực tế, dịch  giả Phạm Quỳnh đã lần lượt giới thiệu văn học và triết học Pháp qua một số tên tuổi nổi tiếng như Corneille, Molière, Montesquieu, Rousseau, Voltaire, Baudelaire, Pierre Loti, Anatole France, Courteline, Maupassant  Auguste Comte, Bergson… Nguyễn Văn Vĩnh đã dịch và đăng trên Đông Dương tạp chí những sáng tác ngụ ngôn của La Fontaine, tiểu thuyết của Victor Hugo, A. Dumas và Balzac, kịch của Molière… Văn học Pháp và tư tưởng của các nhà Khai Sáng đã đến với công chúng Việt Nam, gợi ý và thúc đẩy quá trình đổi mới văn học, làm nảy sinh nhiều khuynh hướng văn học mới.
Văn học dịch có ý nghĩa như “cú hích” ban đầu trong chuyển động hiện đại hoá. Nó “nhóm lửa” cho hoạt động phóng tác của tác gia văn học Việt Nam đầu thế kỉ XX. Tuy nhiên, từ sau năm 1930, văn học đã vượt thoát khỏi cảm hứng phóng tác. Những ảnh hưởng của văn học phương Tây, văn học Pháp đối với văn học Việt Nam đã đạt đến độ “chín” nhất định, tạo điều kiện cho các nhà văn bước vào giai đoạn sáng tác thật sự ở các thể loại. Trong các nhà trường Pháp Việt, thơ văn ưu tú của nhân loại, đặc biệt là những tinh hoa thơ Pháp bằng nhiều con đường khác nhau đã đi vào tâm hồn những trí thức Việt Nam. Chính từ môi trường văn hoá này, người ta đã say sưa đọc triết học và những tác phẩm văn học lãng mạn, tượng trưng, siêu thực Pháp. Cũng từ đây, nhiều tài năng văn học đã xuất hiện như Thế Lữ, Huy Thông, Lưu Trọng Lư, Huy Cận, Xuân Diệu, Hàn Mặc Tử, Chế Lan Viên, Thạch Lam, Nguyễn Tuân… còn lại đa số trở thành tầng lớp công chúng mới với những quan niệm sống mới, nhu cầu thẩm mỹ mới (Theo thống kê của niên giám Đông Dương thì vào năm 1921-1922 ở Việt Nam đã có 189.130 giáo viên, công chức, học sinh, sinh viên. Nhưng đến năm 1932-1933, con số đó đã tăng lên 352.269 người). Lời phát biểu của Lưu Trọng Lư tại nhà hội học Quy Nhơn đã chứng tỏ sự đổi thay cảm xúc của thời đại:
“Các cụ ta ưa những màu đỏ choét, ta lại ưa những màu xanh nhạt… các cụ ta bâng khuâng vì tiếng trùng đêm khuya; Ta nao nao vì tiếng gà đúng ngọ… Nhìn một cô gái xinh xắn ngây thơ các cụ coi như đã làm một điều tội lỗi; ta thì ta cho là mát mẻ như đứng trước một cánh đồng xanh… Các cụ ta chỉ thích ánh trăng vàng rọi trên mặt nước! Ta lại thích cái ánh mặt trời buổi sáng lấp lánh vui vẻ đậu trên ngọn tre xanh… Cái ái tình của các cụ thì chỉ là sự hôn nhân, nhưng đối với chúng ta thì trăm hình muôn trạng: cái tình gần gũi, cái tình xa xôi, cái tình chân thật, cái tình ảo mộng… cái tình ngàn thu…”. Nói như Hoài Thanh thì: “Tình chúng ta đã đổi mới, thơ chúng ta cũng phải đổi mới vậy. Cái khát vọng cởi trói cho thi ca chỉ là khát vọng nói rõ những điều kín nhiệm u uất, cái khát vọng được thành thực. Một nỗi khát vọng khẩn thiết đến đau đớn”(2). Nền văn học Việt Nam mới sẽ ra đời chính là để đáp ứng sự thay đổi cảm xúc thẩm mỹ của thời đại và nhu cầu tiếp nhận giá trị văn học của tầng lớp công chúng mới.
Giao lưu văn hoá, văn học Đông – Tây đã tạo ra biến động đa dạng và phức tạp trong đời sống văn hoá xã hội. Những mầm mống về một nền văn học hiện đại có điều kiện đâm chồi nảy lộc. Trước hết, chuyển động hiện đại hoá văn học bắt đầu từ văn xuôi. Tác phẩm đầu tiên phải kể đến là truyện Thầy Lazaro Phiền của Nguyễn Trọng Quản 32 trang viết theo lối tiểu thuyết phương Tây, xuất bản năm 1887 ở Sài Gòn. Hồ Biểu Chánh là tiểu thuyết gia Nam bộ với biệt tài phóng tác. Tác phẩm Ngọn cỏ gió đùa và Chúa Tàu Kim Quy của ông được phóng tác từ những tiểu thuyết Pháp trứ danh Những người khốn khổ (V. Hugo) và Bá tước Monte-Cristo (Alecxandre Dumas cha). Đặc biệt, năm 1925, Hoàng Ngọc Phách sáng tác tiểu thuyết Tố Tâm có những nét mới của tiểu thuyết lãng mạn Pháp với sự manh nha của quan niệm yêu đương tự do của nam nữ thanh niên.
Tuy nhiên văn xuôi Việt Nam thật sự phát triển mạnh mẽ cả hai xu hướng lãng mạn và hiện thực phê phán từ sau năm 1930 với những tên tuổi Nhất Linh, Khái Hưng, Hoàng Đạo, Thạch Lam trong nhóm Tự Lực văn đoàn, Nguyễn Tuân với Vang bóng một thời, Vũ Trọng Phụng với Số đỏ, Ngô Tất Tố với Tắt đèn, Lều chõng, Nam Cao với Chí Phèo, Đời thừa….
Từ sau năm 1932, Thơ mới xuất hiện trong những cuộc tranh luận rầm rộ với Thơ cũ diễn ra từ Bắc đến Nam. Khởi đầu là ông Phan Khôi “trình chánh” trước làng thơ một lối thơ kỳ lạ chưa từng thấy qua bài Tình già. Cuộc cách mạng về thi ca bùng phát đã hoàn tất quá trình đổi mới thể loại văn học. Sự thắng thế của Thơ mới nằm trong cả một trào lưu văn học rộng lớn theo xu hướng hiện đại hóa tất yếu của dân tộc. Sau khi rung những hồi chuông kết thúc sứ mệnh Thơ cũ, Phong trào Thơ mới đã tạo ra những chấn động không nhỏ trong đời sống văn học Việt Nam đầu thế kỉ XX.

Trước hết, hoạt động giao lưu văn hoá phương Đông – phương Tây đã tạo tiền đề cho sự xuất hiện văn học dịch thuật. Các dịch giả người Việt đã lần lượt giới thiệu, biên khảo và dịch sách văn hoá, văn học Pháp và phương Tây sang chữ quốc ngữ. Sách dịch được đăng tải trên Nam Phong tạp chí, Đông Dương tạp chí và các ấn phẩm của nhà xuất bản “Âu Tây tư tưởng”. Trên thực tế, dịch giả Phạm Quỳnh đã lần lượt giới thiệu văn học và triết học Pháp qua một số tên tuổi nổi tiếng như Corneille, Molière, Montesquieu, Rousseau, Voltaire, Baudelaire, Pierre Loti, Anatole France, Courteline, Maupassant Auguste Comte, Bergson… Nguyễn Văn Vĩnh đã dịch và đăng trên Đông Dương tạp chí những sáng tác ngụ ngôn của La Fontaine, tiểu thuyết của Victor Hugo, A. Dumas và Balzac, kịch của Molière… Văn học Pháp và tư tưởng của các nhà Khai Sáng đã đến với công chúng Việt Nam, gợi ý và thúc đẩy quá trình đổi mới văn học, làm nảy sinh nhiều khuynh hướng văn học mới.Văn học dịch có ý nghĩa như “cú hích” ban đầu trong chuyển động hiện đại hoá. Nó “nhóm lửa” cho hoạt động phóng tác của tác gia văn học Việt Nam đầu thế kỉ XX. Tuy nhiên, từ sau năm 1930, văn học đã vượt thoát khỏi cảm hứng phóng tác. Những ảnh hưởng của văn học phương Tây, văn học Pháp đối với văn học Việt Nam đã đạt đến độ “chín” nhất định, tạo điều kiện cho các nhà văn bước vào giai đoạn sáng tác thật sự ở các thể loại. Trong các nhà trường Pháp Việt, thơ văn ưu tú của nhân loại, đặc biệt là những tinh hoa thơ Pháp bằng nhiều con đường khác nhau đã đi vào tâm hồn những trí thức Việt Nam. Chính từ môi trường văn hoá này, người ta đã say sưa đọc triết học và những tác phẩm văn học lãng mạn, tượng trưng, siêu thực Pháp. Cũng từ đây, nhiều tài năng văn học đã xuất hiện như Thế Lữ, Huy Thông, Lưu Trọng Lư, Huy Cận, Xuân Diệu, Hàn Mặc Tử, Chế Lan Viên, Thạch Lam, Nguyễn Tuân… còn lại đa số trở thành tầng lớp công chúng mới với những quan niệm sống mới, nhu cầu thẩm mỹ mới (Theo thống kê của niên giám Đông Dương thì vào năm 1921-1922 ở Việt Nam đã có 189.130 giáo viên, công chức, học sinh, sinh viên. Nhưng đến năm 1932-1933, con số đó đã tăng lên 352.269 người). Lời phát biểu của Lưu Trọng Lư tại nhà hội học Quy Nhơn đã chứng tỏ sự đổi thay cảm xúc của thời đại:“Các cụ ta ưa những màu đỏ choét, ta lại ưa những màu xanh nhạt… các cụ ta bâng khuâng vì tiếng trùng đêm khuya; Ta nao nao vì tiếng gà đúng ngọ… Nhìn một cô gái xinh xắn ngây thơ các cụ coi như đã làm một điều tội lỗi; ta thì ta cho là mát mẻ như đứng trước một cánh đồng xanh… Các cụ ta chỉ thích ánh trăng vàng rọi trên mặt nước! Ta lại thích cái ánh mặt trời buổi sáng lấp lánh vui vẻ đậu trên ngọn tre xanh… Cái ái tình của các cụ thì chỉ là sự hôn nhân, nhưng đối với chúng ta thì trăm hình muôn trạng: cái tình gần gũi, cái tình xa xôi, cái tình chân thật, cái tình ảo mộng… cái tình ngàn thu…”. Nói như Hoài Thanh thì: “Tình chúng ta đã đổi mới, thơ chúng ta cũng phải đổi mới vậy. Cái khát vọng cởi trói cho thi ca chỉ là khát vọng nói rõ những điều kín nhiệm u uất, cái khát vọng được thành thực. Một nỗi khát vọng khẩn thiết đến đau đớn”. Nền văn học Việt Nam mới sẽ ra đời chính là để đáp ứng sự thay đổi cảm xúc thẩm mỹ của thời đại và nhu cầu tiếp nhận giá trị văn học của tầng lớp công chúng mới.Giao lưu văn hoá, văn học Đông – Tây đã tạo ra biến động đa dạng và phức tạp trong đời sống văn hoá xã hội. Những mầm mống về một nền văn học hiện đại có điều kiện đâm chồi nảy lộc. Trước hết, chuyển động hiện đại hoá văn học bắt đầu từ văn xuôi. Tác phẩm đầu tiên phải kể đến là truyện Thầy Lazaro Phiền của Nguyễn Trọng Quản 32 trang viết theo lối tiểu thuyết phương Tây, xuất bản năm 1887 ở Sài Gòn. Hồ Biểu Chánh là tiểu thuyết gia Nam bộ với biệt tài phóng tác. Tác phẩm Ngọn cỏ gió đùa và Chúa Tàu Kim Quy của ông được phóng tác từ những tiểu thuyết Pháp trứ danh Những người khốn khổ (V. Hugo) và Bá tước Monte-Cristo (Alecxandre Dumas cha). Đặc biệt, năm 1925, Hoàng Ngọc Phách sáng tác tiểu thuyết Tố Tâm có những nét mới của tiểu thuyết lãng mạn Pháp với sự manh nha của quan niệm yêu đương tự do của nam nữ thanh niên.Tuy nhiên văn xuôi Việt Nam thật sự phát triển mạnh mẽ cả hai xu hướng lãng mạn và hiện thực phê phán từ sau năm 1930 với những tên tuổi Nhất Linh, Khái Hưng, Hoàng Đạo, Thạch Lam trong nhóm Tự Lực văn đoàn, Nguyễn Tuân với Vang bóng một thời, Vũ Trọng Phụng với Số đỏ, Ngô Tất Tố với Tắt đèn, Lều chõng, Nam Cao với Chí Phèo, Đời thừa….Từ sau năm 1932, Thơ mới xuất hiện trong những cuộc tranh luận rầm rộ với Thơ cũ diễn ra từ Bắc đến Nam. Khởi đầu là ông Phan Khôi “trình chánh” trước làng thơ một lối thơ kỳ lạ chưa từng thấy qua bài Tình già. Cuộc cách mạng về thi ca bùng phát đã hoàn tất quá trình đổi mới thể loại văn học. Sự thắng thế của Thơ mới nằm trong cả một trào lưu văn học rộng lớn theo xu hướng hiện đại hóa tất yếu của dân tộc. Sau khi rung những hồi chuông kết thúc sứ mệnh Thơ cũ, Phong trào Thơ mới đã tạo ra những chấn động không nhỏ trong đời sống văn học Việt Nam đầu thế kỉ XX.

3. Ảnh hưởng của các trường phái

lãng mạn, tượng trưng và siêu thực Pháp đối với phong trào Thơ mới
Phong trào Thơ mới Việt Nam 1932-1945 đã chịu ảnh hưởng gần một thế kỷ thơ Pháp từ trường phái Lãng mạn (Chateaubriand, Lamartine, Vigny, Hugo) đến nhóm “Thi sơn” (Théophile Gautier, Leconte de Lisle), qua Baudelaire đến trường phái Tượng trưng (Verlaine, Rimbaud, Mallarmé) và cuối cùng là trường phái Siêu thực (André Breton). Hoài Thanh nhận xét: “Những tư tưởng mới và nhất là ảnh hưởng văn học Pháp ngày một thấm thía… Phương Tây bây giờ đã đi tới chỗ sâu nhất trong hồn ta.” Theo Hoài Thanh thì Xuân Diệu chịu ảnh hưởng nghệ thuật tinh vi của Baudelaire, De Noailles. Huy Cận lại chịu ảnh hưởng Verlaine. Hàn Mặc Tử và Chế Lan Viên chịu ảnh hưởng Baudelaire rất nặng. Riêng Bích Khê và Nguyễn Xuân Sanh lại mang dấu ấn của Mallarmé và Valéry với lối thơ tượng trưng bí hiểm nhất. Hàn Mặc Tử, Chế Lan Viên là dấu nối giữa thời kỳ đầu của Thơ mới lãng mạn “mơ màng”, “sầu não” (Thế Lữ, Xuân Diệu, Huy Cận, Lưu Trọng Lư) với thời kỳ Thơ mới sau những năm 1939 và 1940, trong đại chiến thế giới lần thứ hai. Bóng đen kinh hoàng của chiến tranh và sự trở mặt của chính phủ Pháp mới cầm quyền sau thời kỳ Mặt trận dân chủ quay ra đàn áp phong trào cách mạng đã tạo ra không khí nặng nề của xã hội Việt Nam. Với không khí ấy, những tâm trạng “mơ màng” lãng mạn, “đẫm tình” và “mộng” không phù hợp nữa. Lúc này, người ta suy tư chìm đắm vào tôn giáo siêu hình, vào trụy lạc, náu mình vào một thứ chủ nghĩa cá nhân cực đoan kiểu như Đẹp, Bướm trắng (Nhất Linh), Chiếc lư đồng mắt cua, Tàn đèn dầu lạc (Nguyễn Tuân), Mây, Thơ say (Vũ Hoàng Chương), Ngã ba (Đoàn Phú Tứ). Cho nên, ảnh hưởng của phương Tây đối với văn học Việt Nam thời kỳ sau 1940 mạnh nhất lại là Baudelaire, Valéry, Mallarmé trong thơ, André Gide, Nietzsche trong văn xuôi, chứ không phải là ảnh hưởng Lamartine, Musset, Verlaine như thời kỳ đầu.
Trong bài Hàn Mặc Tử anh là ai?, Chế Lan Viên thừa nhận: “… Tử trong thời gian gần chúng tôi chỉ nói về Baudelaire” và “… Tôi yêu Baudelaire từ bé, yêu tác giả Ác hoa từ buổi hoa niên đến bây giờ”. Xuân Diệu, Huy Cận chủ yếu chịu ảnh hưởng của thơ lãng mạn và ít nhiều thơ tượng trưng Pháp thời kỳ đầu, một thứ tượng trưng “trong sáng” của Rimbaud, Verlaine. Hàn Mặc Tử, Chế Lan Viên, Yến Lan, Bích Khê, Nguyễn Xuân Sanh, Phạm Văn Hạnh, Đoàn Phú Tứ, Đinh Hùng… đều chịu ảnh hưởng thơ tượng trưng Pháp từ Baudelaire đến giai đoạn cuối cùng bế tắc với Valéry, Mallarmé. Các nhà thơ này ngày càng tiến sâu vào địa hạt tượng trưng, siêu thực ở các mức độ khác nhau.
Trong nhóm thơ Bình Định, Hàn Mặc Tử, Chế Lan Viên, Yến Lan đã lướt qua lãng mạn, tiến nhanh vào thơ tượng trưng và có người đã chớm đến siêu thực, thành lập ra “Trường thơ Loạn”. Thi pháp mới lạ của Baudelaire đã chinh phục các thi sĩ trường thơ này. Hàn Mặc Tử đã tự so mình với Baudelaire trong bài tiểu luận nổi tiếng Quan niệm thơ. “Trường thơ Loạn” muốn tìm đến một cái gì mới hơn lối thơ lãng mạn “mơ màng”, “sầu muộn” ban đầu, để vươn lên những tầm vóc mới của thơ tượng trưng, siêu thực, bí hiểm mà họ gọi là “Thơ Điên”, “Thơ Loạn”. Thực ra, các yếu tố lãng mạn, tượng trưng và siêu thực ở đây luôn đan xen với nhau trong một “dung hợp” phức tạp, bởi những ảnh hưởng của chúng từ thơ Pháp đến thơ Việt dường như là đồng thời.
Con đường thi ca của các thi sĩ Bình Định cũng có những nét riêng. Hàn Mặc Tử đi từ cổ điển lướt qua lãng mạn, tới tượng trưng và chớm đến siêu thực rồi lại trở về lãng mạn. Bích Khê cũng như Hàn Mặc Tử nổi tiếng về Thơ mới. Nhưng cũng như Hàn Mặc Tử, Bích Khê từ địa hạt thơ cũ mà ra”.
Sau này Bích Khê trở thành một nguồn thơ tượng trưng thuần tuý. “Chế Lan Viên lại đi từ Baudelaire, Edgar Poe đến thơ Đường… Nếu nói đi tới thơ tượng trưng Pháp có lẽ đúng hơn, tuy hai lối thơ này có chỗ giống nhau” (Hoài Thanh)(3). Năm 1940, khi Hàn Mặc Tử qua đời thì khuynh hướng Thơ mới có chút ít lãng mạn, chủ yếu thiên về tượng trưng và siêu thực trong nhóm thơ Bình Định (tức là “Trường thơ Loạn”) dần dần tan rã. Về sau, trong bức tranh tổng thể của phong trào Thơ mới, khuynh hướng tượng trưng, siêu thực lại có mặt trong Xuân Thu Nhã Tập (1943). Nhóm này chủ trương viết loại thơ kín mít, bí ẩn kiểu Mallarmé.
Như vậy, trong thời kỳ Thơ mới 1932-1945, khuynh hướng Thơ mới lãng mạn, nghiêng nhiều về tượng trưng và siêu thực đã từng tồn tại trong “Trường thơ Loạn” và  Xuân Thu Nhã Tập. Giao lưu Đông – Tây đã tạo ra bầu sinh quyển đặc biệt cho Thơ mới. Những “hạt giống thi ca” từ cõi trời Tây xa xăm đã nảy mầm trên đất Việt và mang hương sắc Việt Nam. “Hồn thơ Pháp hễ chuyển được vào thơ Việt là đã Việt hoá hoàn toàn” (Hoài Thanh). Thơ mới đã tiếp thu những tinh hoa thơ Pháp và thơ phương Tây để làm nên “một cuộc cách mạng trong thi ca”.

Phong trào Thơ mới Việt Nam 1932-1945 đã chịu ảnh hưởng gần một thế kỷ thơ Pháp từ trường phái Lãng mạn (Chateaubriand, Lamartine, Vigny, Hugo) đến nhóm “Thi sơn” (Théophile Gautier, Leconte de Lisle), qua Baudelaire đến trường phái Tượng trưng (Verlaine, Rimbaud, Mallarmé) và cuối cùng là trường phái Siêu thực (André Breton). Hoài Thanh nhận xét: “Những tư tưởng mới và nhất là ảnh hưởng văn học Pháp ngày một thấm thía… Phương Tây bây giờ đã đi tới chỗ sâu nhất trong hồn ta.” Theo Hoài Thanh thì Xuân Diệu chịu ảnh hưởng nghệ thuật tinh vi của Baudelaire, De Noailles. Huy Cận lại chịu ảnh hưởng Verlaine. Hàn Mặc Tử và Chế Lan Viên chịu ảnh hưởng Baudelaire rất nặng. Riêng Bích Khê và Nguyễn Xuân Sanh lại mang dấu ấn của Mallarmé và Valéry với lối thơ tượng trưng bí hiểm nhất. Hàn Mặc Tử, Chế Lan Viên là dấu nối giữa thời kỳ đầu của Thơ mới lãng mạn “mơ màng”, “sầu não” (Thế Lữ, Xuân Diệu, Huy Cận, Lưu Trọng Lư) với thời kỳ Thơ mới sau những năm 1939 và 1940, trong đại chiến thế giới lần thứ hai. Bóng đen kinh hoàng của chiến tranh và sự trở mặt của chính phủ Pháp mới cầm quyền sau thời kỳ Mặt trận dân chủ quay ra đàn áp phong trào cách mạng đã tạo ra không khí nặng nề của xã hội Việt Nam. Với không khí ấy, những tâm trạng “mơ màng” lãng mạn, “đẫm tình” và “mộng” không phù hợp nữa. Lúc này, người ta suy tư chìm đắm vào tôn giáo siêu hình, vào trụy lạc, náu mình vào một thứ chủ nghĩa cá nhân cực đoan kiểu như Đẹp, Bướm trắng (Nhất Linh), Chiếc lư đồng mắt cua, Tàn đèn dầu lạc (Nguyễn Tuân), Mây, Thơ say (Vũ Hoàng Chương), Ngã ba (Đoàn Phú Tứ). Cho nên, ảnh hưởng của phương Tây đối với văn học Việt Nam thời kỳ sau 1940 mạnh nhất lại là Baudelaire, Valéry, Mallarmé trong thơ, André Gide, Nietzsche trong văn xuôi, chứ không phải là ảnh hưởng Lamartine, Musset, Verlaine như thời kỳ đầu.Trong bài Hàn Mặc Tử anh là ai?, Chế Lan Viên thừa nhận: “… Tử trong thời gian gần chúng tôi chỉ nói về Baudelaire” và “… Tôi yêu Baudelaire từ bé, yêu tác giả Ác hoa từ buổi hoa niên đến bây giờ”. Xuân Diệu, Huy Cận chủ yếu chịu ảnh hưởng của thơ lãng mạn và ít nhiều thơ tượng trưng Pháp thời kỳ đầu, một thứ tượng trưng “trong sáng” của Rimbaud, Verlaine. Hàn Mặc Tử, Chế Lan Viên, Yến Lan, Bích Khê, Nguyễn Xuân Sanh, Phạm Văn Hạnh, Đoàn Phú Tứ, Đinh Hùng… đều chịu ảnh hưởng thơ tượng trưng Pháp từ Baudelaire đến giai đoạn cuối cùng bế tắc với Valéry, Mallarmé. Các nhà thơ này ngày càng tiến sâu vào địa hạt tượng trưng, siêu thực ở các mức độ khác nhau.Trong nhóm thơ Bình Định, Hàn Mặc Tử, Chế Lan Viên, Yến Lan đã lướt qua lãng mạn, tiến nhanh vào thơ tượng trưng và có người đã chớm đến siêu thực, thành lập ra “Trường thơ Loạn”. Thi pháp mới lạ của Baudelaire đã chinh phục các thi sĩ trường thơ này. Hàn Mặc Tử đã tự so mình với Baudelaire trong bài tiểu luận nổi tiếng Quan niệm thơ. “Trường thơ Loạn” muốn tìm đến một cái gì mới hơn lối thơ lãng mạn “mơ màng”, “sầu muộn” ban đầu, để vươn lên những tầm vóc mới của thơ tượng trưng, siêu thực, bí hiểm mà họ gọi là “Thơ Điên”, “Thơ Loạn”. Thực ra, các yếu tố lãng mạn, tượng trưng và siêu thực ở đây luôn đan xen với nhau trong một “dung hợp” phức tạp, bởi những ảnh hưởng của chúng từ thơ Pháp đến thơ Việt dường như là đồng thời.Con đường thi ca của các thi sĩ Bình Định cũng có những nét riêng. Hàn Mặc Tử đi từ cổ điển lướt qua lãng mạn, tới tượng trưng và chớm đến siêu thực rồi lại trở về lãng mạn. Bích Khê cũng như Hàn Mặc Tử nổi tiếng về Thơ mới. Nhưng cũng như Hàn Mặc Tử, Bích Khê từ địa hạt thơ cũ mà ra”.Sau này Bích Khê trở thành một nguồn thơ tượng trưng thuần tuý. “Chế Lan Viên lại đi từ Baudelaire, Edgar Poe đến thơ Đường… Nếu nói đi tới thơ tượng trưng Pháp có lẽ đúng hơn, tuy hai lối thơ này có chỗ giống nhau” (Hoài Thanh). Năm 1940, khi Hàn Mặc Tử qua đời thì khuynh hướng Thơ mới có chút ít lãng mạn, chủ yếu thiên về tượng trưng và siêu thực trong nhóm thơ Bình Định (tức là “Trường thơ Loạn”) dần dần tan rã. Về sau, trong bức tranh tổng thể của phong trào Thơ mới, khuynh hướng tượng trưng, siêu thực lại có mặt trong Xuân Thu Nhã Tập (1943). Nhóm này chủ trương viết loại thơ kín mít, bí ẩn kiểu Mallarmé.Như vậy, trong thời kỳ Thơ mới 1932-1945, khuynh hướng Thơ mới lãng mạn, nghiêng nhiều về tượng trưng và siêu thực đã từng tồn tại trong “Trường thơ Loạn” và Xuân Thu Nhã Tập. Giao lưu Đông – Tây đã tạo ra bầu sinh quyển đặc biệt cho Thơ mới. Những “hạt giống thi ca” từ cõi trời Tây xa xăm đã nảy mầm trên đất Việt và mang hương sắc Việt Nam. “Hồn thơ Pháp hễ chuyển được vào thơ Việt là đã Việt hoá hoàn toàn” (Hoài Thanh). Thơ mới đã tiếp thu những tinh hoa thơ Pháp và thơ phương Tây để làm nên “một cuộc cách mạng trong thi ca”.

4. Những ảnh hưởng của phương

Đông, thơ Đường và thơ ca truyền thống dân tộc đối với phong trào Thơ mới
Bên cạnh việc thanh lọc và tiếp thu những tác động của phương Tây, Thơ mới còn kế thừa di sản thơ ca phương Đông (bao gồm thơ Đường, thơ ca dân gian và thơ trung đại Việt Nam) khá sâu sắc và tinh vi. Đông Hồ, Hàn Mặc Tử, Bích Khê, Quỳnh Dao và nhiều thi sĩ trước khi làm Thơ mới đã “thử bút” trong thơ Đường luật. Mặc dù sống trong thời đại Thơ mới nhưng vẫn có người trước sau vẫn chỉ chuyên làm thơ Đường (như Quách Tấn). Số đông thi sĩ Thơ mới chịu ảnh hưởng Đường thi gián tiếp từ dòng dõi gia tộc truyền thống khoa bảng, qua những buổi “hầu trà” nghe bình thơ, qua những bản dịch Đường thi tuyệt vời của Tản Đà, Ngô Tất Tố, Trúc Khê. Thơ Đường luật trong cả ngàn năm trôi chảy của nó đã bồi đắp phù sa cho hồn thơ Việt Nam từ thời trung đại đến nay. Xuân Diệu và Huy Cận vừa chịu ảnh hưởng thơ Pháp lại vừa rất nặng tình với Đường thi. Khi Hàn Mặc Tử ký những bút danh Minh Duê Thị, Phong Trần, Lệ Thanh thì cũng là lúc nhà thơ trẻ này dám “xông pha” vào chốn “cung vàng, điện ngọc” niêm luật nghiêm ngặt của Đường thi và sớm đạt đến trình độ mỹ học cổ điển. Khi đã bước hẳn vào Thơ mới, Hàn Mặc Tử vẫn thân thiết với Quách Tấn, thỉnh thoảng vẫn làm thơ Đường họa vận với nhà thơ xứ Trầm Hương, dành sự ưu ái cho một lối thơ riêng không bao giờ dứt bỏ. Về phương diện nào đó, thơ Đường ít nhiều có những nét giống thơ tượng trưng Pháp. Đó là “… những sắc thái như hàm súc, thâm trầm, kín đáo, giàu nhạc điệu, giàu khả năng gợi cảm phảng phất trong thơ của một số thi sĩ đời Đường như Lý Thương Ẩn, Giả Đảo, Mạnh Giao, Lý Hạ”(4).
Quách Tấn cho rằng thơ Đường “là nguồn tượng trưng thuần tuý nhất”. Mặc dù cách nhau hàng ngàn năm có dư, Baudelaire vẫn ca ngợi Lý Bạch, vị “Thi tiên” lãng mạn trong tác phẩm “Ân huệ của mặt Trăng” (Les bienfaits de la Lune). Thơ Đường và thơ tượng trưng Pháp giống nhau ở sự cô đọng, hàm súc, lời ít mà ý nhiều, ý tại ngôn ngoại, đúc nén ngôn từ trong những dung hợp chữ nghĩa. Tuy nhiên, Đường thi không dùng ngôn ngữ cầu kỳ bí ẩn, kín mít như thơ tượng trưng ở giai đoạn cuối cùng của nó. Không phải ngẫu nhiên mà những tinh hoa thơ Pháp và thơ Đường lại cùng nảy nở trong khu vườn Thơ mới. Hiện tượng này không chỉ diễn ra khá phổ biến ở phạm vi cả trào lưu, mà còn ở trong mỗi nhà thơ. Mặc dù chịu ảnh hưởng của văn học nước ngoài, nhưng các thi sĩ Việt Nam vẫn luôn luôn có ý thức dân tộc. Ấy là chưa kể một số nhà Thơ mới hầu như rất ít chịu ảnh hưởng văn học nước ngoài, chủ yếu tiếp thu văn học truyền thống dân tộc (như Nguyễn Bính).
Hoài Thanh phát hiện: “Ảnh hưởng Pháp đã giúp ta nhận thức cái cá tính của ta. Hoặc là trở về thơ Việt xưa hoặc là tìm đến thơ Đường, thơ Pháp, đi đâu ta cũng cốt tìm ta, ta đã tìm và nhiều lần ta đã gặp… Di sản tinh thần của cha ông đại khái vẫn còn nguyên vẹn. Tôi tin rằng nó có thể đưa sinh khí đến cho thơ và cứu các nhà thơ ra khỏi một tình thế chừng như lúng túng. Trong thi phẩm mười năm nay ta đã thấy hiện dần cái hình ảnh mới của người Việt Nam”(5).

(6).
Tuy nhiên, “Phong trào Thơ mới không phải là hiện tượng thuần nhất: có thơ ca lãng mạn nhưng cũng có khá nhiều thơ ca tượng trưng siêu thực. Ngay trong thơ ca lãng mạn cũng có nhiều phong cách khác nhau, có dòng trong, dòng đục đan lẫn vào nhau. Thế giới quan của các nhà văn tiểu tư sản trí thức lại hết sức mâu thuẫn, phức tạp và luôn biến động” (Phan Cự Đệ)(7).  Đó là chưa kể hồn thơ dân tộc, thơ Đường cổ điển thấm sâu trong huyết mạch của thi nhân Việt Nam từ bao đời nay như mạch suối ngầm trong mát vẫn cuộn chảy theo thời gian. Trong bức tranh chung của Phong trào Thơ mới 1932-1945, Hàn Mặc Tử và nhóm thơ Bình Định, “Trường thơ Loạn” vừa in dấu những đặc điểm chung của cả trào lưu, vừa tạo ra được những nét riêng của thi ca Nam Trung bộ. Dường như đây là một trong những hình ảnh thu nhỏ về con đường nghệ thuật mà phong trào Thơ mới đã đi qua.

Thơ ca truyền thống dân tộc bao gồm ca dao, dân ca và thơ Việt Nam thời Trung đại, luôn luôn ẩn mình trong Thơ mới. Hồn thiêng của cha ông còn nương trong tiếng nói dân tộc đã làm nên bản sắc Việt Nam trong Thơ mới. Xuân Diệu, Huy Cận, Hàn Mặc Tử, Chế Lan Viên, Tế Hanh, Nguyễn Bính, Đoàn Văn Cừ, Thái Can, Anh Thơ, Hằng Phương, Nguyễn Đình Thư, Nguyễn Nhược Pháp… đã tạo ra những thế giới nghệ thuật thơ tràn ngập hình ảnh con người và thiên nhiên Việt Nam vô cùng sinh động, đẹp đẽ. Hàn Mặc Tử tha thiết nâng niu một Mùa xuân chín dưới ánh nắng vàng tươi trên mái nhà tranh, trên giàn thiên lý, trên sóng cỏ xanh gợn tới trời và những tiếng ca trong vắt của các cô thôn nữ… Thơ mới đã có nhiều cố gắng tìm tòi cách diễn đạt phù hợp với tâm hồn dân tộc, tiếp tục khai thác thế mạnh của các thể thơ dân gian từ ngàn xưa (lục bát, song thất lục bát, hát nói, ca dao, dân ca, hò, vè…), kế thừa truyền thống thơ ca trung đại (thơ Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, Hồ Xuân Hương, Đoàn Thị Điểm…). Hàn Mặc Tử đã làm khá nhiều thơ theo phong độ của các “tao nhân mặc khách” phương Đông. Nếu Nguyễn Trãi khi xưa từng thức cùng trăng khuya để thưởng thức cảnh đẹp của: Hương cách gác vân thu lạnh lạnh – Thuyền kề bãi tuyết nguyệt chênh chênh… thì nay Hàn Mặc Tử lại: Thích trồng hoa cúc để xem chơi – Cúc ngó đơn sơ, lắm mặn mòi – Đêm vắng gần kề say chén nguyệt – Vườn thu vắng vẻ đủ mua vui (Hàn Mặc Tử – Trồng hoa cúc). Phong trào Thơ mới “… đã thực hiện một bước tổng hợp hết sức quan trọng giữa những thành tựu của thi ca phương Tây (chủ yếu là thơ lãng mạn, tượng trưng Pháp), thi ca phương Đông (chủ yếu là thơ Đường Trung Quốc) với truyền thống thi ca dân tộc. Chính nhờ bước tổng hợp đó mà thi ca Việt Nam đã tiến nhanh trên con đường hiện đại hoá” (Phan Cự Đệ). Trong khoảng mười ba năm phát triển mau lẹ, Phong trào Thơ mới đã in dấu cuộc giao lưu văn học Đông – Tây, làm nên một diện mạo đa dạng. Hoài Thanh nhận xét: “Tôi quả quyết rằng trong lịch sử thi ca Việt Nam chưa bao giờ có một thời đại phong phú như thời đại này”. Tác giả Thi nhân Việt Nam còn phân tích ảnh hưởng khá sâu sắc của ba dòng thơ: dòng Pháp, dòng Đường và dòng Việt đối với cả phong trào Thơ mới, thậm chí trong từng trường hợp nhà thơ cụ thể. “Đó là ba dòng thơ đã đi song song trong mười năm qua. Cố nhiên trong sự thực, ba dòng ấy không có cách biệt rõ ràng như thế. Nếu ta nghĩ đến những dòng sông thì đó là những dòng sông nước tràn bờ và luôn giao hoán với nhau. Tuy mỗi dòng mỗi khác nhưng cả ba dòng đều có vài xu hướng chung”Tuy nhiên, “Phong trào Thơ mới không phải là hiện tượng thuần nhất: có thơ ca lãng mạn nhưng cũng có khá nhiều thơ ca tượng trưng siêu thực. Ngay trong thơ ca lãng mạn cũng có nhiều phong cách khác nhau, có dòng trong, dòng đục đan lẫn vào nhau. Thế giới quan của các nhà văn tiểu tư sản trí thức lại hết sức mâu thuẫn, phức tạp và luôn biến động” (Phan Cự Đệ). Đó là chưa kể hồn thơ dân tộc, thơ Đường cổ điển thấm sâu trong huyết mạch của thi nhân Việt Nam từ bao đời nay như mạch suối ngầm trong mát vẫn cuộn chảy theo thời gian. Trong bức tranh chung của Phong trào Thơ mới 1932-1945, Hàn Mặc Tử và nhóm thơ Bình Định, “Trường thơ Loạn” vừa in dấu những đặc điểm chung của cả trào lưu, vừa tạo ra được những nét riêng của thi ca Nam Trung bộ. Dường như đây là một trong những hình ảnh thu nhỏ về con đường nghệ thuật mà phong trào Thơ mới đã đi qua.

N.T.T