Văn khấn bà Chúa Năm Phương, nơi thờ bà Chúa Năm Phương – Đá mỹ nghệ Hà An

Hát văn khấn Bà Chúa Năm Phương

Bài khấn bà Chúa Năm Phương

Văn khấn – hát văn khấn bà Chúa Năm Phương

Một số nơi thờ Chúa Năm Phương khác đáng chú ý khác ở Hải Phòng

Một số nơi thờ Chúa Năm Phương ở Hải Phòng

Thần tích về Chúa Năm Phương – Bà Chúa Năm Phương là ai?

Bài văn khấn bà Chúa Năm Phương chuẩn nhất hiện nay

Bài văn khấn bà Chúa Năm Phương chuẩn nhất hiện nay

Bài văn khấn bà chúa năm phương đầy đủ chính xác nhất, bài văn khấn cần chuẩn bị khi đi lễ đền Chúa Năm Phương, bài văn khấn là cách để kết nối, thể hiện lòng thành cũng như cầu xin chúa Năm Phương theo đúng quy chuẩn, tránh phạm phải các kiêng kị. Hãy xem ngay bài văn khấn bà chúa Năm Phương đầy đủ chính xác nhất.

 

Thần tích về Chúa Năm Phương – Bà Chúa Năm Phương là ai?

  • Chúa Năm Phương được sinh ra trong một gia đình họ Vũ tại làng cổ Gia Viên thuộc quận Ngô Quyền, Hải Phòng; nay là phường Gia Viên, Phố Cấm. Tên thật của bà là Vũ Thị Quyến Hoa.
  • Khi Ngô Quyền khởi binh chống lại quân Nam Hán, bà được phong nữ tướng lo việc quân lương. Với những đóng góp to lớn của bà, Ngô Quyền đã phong tước hiệu cho bà là Ngô Vương Vũ quận chúa. Vì vậy, bà còn được coi là Bà Chúa Kho của riêng đất Hải Phòng.
  • Năm 1924, Vua Khải Định (triều Nguyễn) chính thức sắc phong tặng Bà là “Vũ quận Quyến Hoa Công chúa Tôn Thần” và chuẩn cho làng Gia Viên được phụng thờ.
  • Năm 1934, Vua bảo Đại sắc phong bà là “Hộ Quốc Trang Huy Thượng Đẳng Thần”.
  • Tuy nhiên, không chỉ ở làng Gia Viên, sau này, cứ ở đâu có thờ Ngô Quyền thì ở đó đều có phối hưởng thờ Bà chúa Vũ quận.
  • Tương truyền, trước khi đánh trận trên sông Bạch Đằng, Đức thánh Trần Hưng Đạo đã vào đền thắp hương và đã được Bà phù hộ cho đánh tan quân địch.
  • Trong tiềm thức người dân Hải Phòng, Bà chúa Vũ Quận không phải người trần gian mà là một vị tiên nữ trên Thiên Đình được giáng trần để phù hộ cho nước, che chở cho dân”. Khi đã hồi tiên, Chúa Bà được giao quyền cai quản năm phương trời đất, bản cảnh bản xứ ngũ phương vậy nên được tôn xưng là Bà Chúa Năm Phương.

Một số nơi thờ Chúa Năm Phương ở Hải Phòng

1. Bát hương Vườn hoa Chéo

  • Theo Thủ nhang đồng thày Hoàng Gia Bổn – Nghệ nhân dân gian thì ngày xưa, đây là Miếu thờ chính của Chúa Năm Phương. Vào khoảng năm 1968, nhà nước cho xây dựng vườn hoa, ngôi miếu đã bị phá. Đồ thờ tự của miếu được đưa về đền Tiên Nga – 53 Lê Lợi, bát hương được đưa về Đền Cấm (hay còn gọi là chùa Cấm).
  • Tương truyền, thời Pháp thuộc, có một bà me tây (vợ của ông chủ Nhà máy cơ khí Robert) bị lạc mất con. Bà đã đến ngôi miếu này để cầu tìm con bị thất lạc. Ngay sau khi cầu, bà đã tìm thấy con. Vì thế, bà me tây để trả ơn Chúa đã đầu tư tu bổ miếu Chúa trở thành một ngôi miếu thờ Chúa Năm Phương nguy nga tại Hải Phòng.
  • Có tài liệu thì cho rằng bà me tây đó có xúc phạm Miếu Chúa Năm Phương, nên bị Chúa hành cho chí rận đầy người. Sau đó bà me tây đã đến đền cầu đảo để xin Chúa tha tội, sau đã khỏi bệnh. Sau khi khỏi bệnh, bà đã phát tâm tôn tạo miếu của Chúa. Theo ý kiến riêng của người viết thì truyền thuyết này không có tính thuyết phục lắm so với truyền thuyết bà bị lạc mất con.
  • Hiện nay, tại Vườn Hoa Chéo ngôi miếu không còn nữa. Nhân dân dựng lại một bát hương để thờ Chúa và cũng là ghi nhận nơi đây đã từng là nơi thờ của Chúa. Bát hương này hiện được một thanh đồng giữ hương khói thường xuyên.

2. Đền Cấm

  • Đền Cấm còn gọi là chùa Cấm, tại phường Gia Viên, phố Cấm, Ngô Quyền, Hải Phòng. Đây chính là quê hương của Chúa lúc sinh thời. Nơi đây, trước đây có một ngôi miếu thờ riêng của Chúa Năm Phương.
  • Sau này, do ngôi chùa bên cạnh bị xuống cấp, nên các pho tượng của ngôi chùa này được ghép phối thờ với ngôi miếu thờ bà chúa Năm Phương. Vì thế ngôi đền thờ theo hình thức: Tiền Phật, Hậu Thánh. Cũng vì thế nơi đây, bà con quanh vùng vẫn quen gọi đó là Chùa Cấm. Nhưng thực chất gọi là Đền Cấm thì đúng hơn.
  • Nơi đây, cung cấm thờ Chúa Bà Năm Phương với tượng Chúa Năm Phương. Phía ngoài cung cấm cũng có ban thờ tượng Chúa Bà Năm Phương để mọi người lễ.
  • Đây có thể coi là nơi thờ chính của Chúa Năm Phương, bởi đây được coi là quê hương của bà và cũng là nơi giữ bát hương của bà từ đền Vườn Hoa Chéo đưa về.

3. Đền Tiên Nga

  • Đền Tiên Nga ngụ tại 53 – phố Lê Lợi có cung cấm là thờ Tam Tòa Thánh Mẫu, bên ngoài cung cấm là có ban thờ Chúa Năm Phương rất nguy nga.
  • Ban thờ Chúa Năm Phương tại đền Tiên Nga
  • Căn cứ sự phối thờ này có thể nói đây là đền thờ Tam Tòa Thánh Mẫu và Chúa Năm Phương được phối thờ thêm.

4. Đền Cây Đa 13 gốc

  • Đền cây đa 13 gốc nằm tại xóm Trại, phường Đằng Giang, quận Ngô Quyền, Hải Phòng.
  • Dưới gốc đa có một miếu thờ, trong miếu có một tấm bia đá khắc chữ Hán Nôm. Theo người dân địa phương miếu đã có từ lâu đời, thờ đức Thành hoàng làng có tên là Thổ Vượng – người có công giúp dân khai hoang, lập và giữa làng Trại xưa. Như vậy, ngôi miếu dưới gốc đa này là nơi thờ thần hoàng làng và sau đó được phối thờ Chúa Bà Năm Phương
  • Đây cũng chính là nơi được coi là Bà chúa Năm Phương hiển linh về ngự. Vì thế, đây là là nơi người dân khắp nơi về lễ Chúa Năm Phương chủ yếu là tại đây.
  • Tuy gọi là đền, nhưng thực chất nơi đây chỉ là một miếu nhỏ ngay dưới gốc đa. Ngôi miếu cổ này xưa đã được sửa chữa, tu bổ và trở thành miếu thờ tượng của Chúa Năm Phương và hương án của Thành hoàng làng.
  • Truyền thuyết về sự hiển linh của Chúa Năm Phương của đền cây đa 13 gốc: Vào thời Pháp thuộc, có người phu xe đứng chờ khách ở gần đền cũ vào lúc nửa đêm, bỗng thấy có người con gái mặc quần áo trắng gọi xe về khu vực xóm Trại. Khi người phu xe chở đến cây đa 13 gốc, bỗng người con gái biến mất, trên xe chỉ còn lại tiền âm phủ. Người ta cho rằng người con gái đó chính là Chúa Năm Phương. Chính từ truyền thuyết này mà nơi đây đã trở thành nơi thờ Chúa Năm Phương.
  • Chính xuất phát từ truyền thuyết này, người dân hay dâng mã Chúa Năm Phương trên xe kéo của một phu xe.
  • Câu chuyện khác về đền cây đa 13 gốc: Vào thời Pháp thuộc nơi đây là phố Cô Đầu, bởi có nhiều nhà hát cô đầu (còn được gọi là hát ả đào hay ca trù). Có một ca nương chẳng may yểu mệnh mất đúng vào giờ thiêng, nên rất linh thiêng. Có người thương cảm dựng miếu thờ tại khu vực gốc cây đa.

Một số nơi thờ Chúa Năm Phương khác đáng chú ý khác ở Hải Phòng

  • Đền Bảo Phúc tại 12 – phố Trần Phú. Đây là một ngôi đền nhỏ hiện nằm trong khuôn viên của khách sạn Habeview. Ngôi đền này mới được xây dựng trên cơ sở một ngôi miếu thờ Chúa Nam Phương.
  • Đền thờ Chúa Nam Phương tại số 1 – phố Lê Hồng Phong. Đây là ngôi đền do một công ty xây dựng phát tâm công đức khi được cấp mảnh đất xây dựng trung tâm thương mại tại đây. Trước đây, tại đây chỉ là một miếu thờ nhỏ thờ Chúa Năm Phương.
  • Ngôi đền có thờ tượng của Chúa Bà Năm Phương và Chúa Quỳnh, Chúa Quế là hai hầu cận của Chúa Năm Phương.
  • Đền Nam Phương Linh Từ tại Đồ Sơn tại ngõ 155 phố Suối Rồng, khu 1 quận Đồ Sơn thành phố Hải Phòng. Đền này nằm gần Đền Cô Chín Suối Rồng.
  • Đây là một ngôi đền được xây dựng vào năm 1996 do thủ nhang Hoàng Gia Bổn chủ trì việc khởi công và hoàn thiện ngôi đền.
  • Ngôi đền tương đối là uy nghi. Đền có các cung chính là ban công đồng, ban Trần triều, ban Sơn Trang. Sau ban Công đồng là Cung Chúa Bà Năm Phương, có tượng Chúa Bà và 2 tượng Chúa Quỳnh, Chúa Quế hai bên – Hai công chúa hầu cận của Chúa Bà.

Văn khấn – hát văn khấn bà Chúa Năm Phương

Bài khấn bà Chúa Năm Phương

Các bạn Lạy 9 lạy (cần thiết thể hiện thành tâm nữa thì lạy 20-50 lạy) – nếu có điều kiện thì quỳ Khấn, đông quá thì quán tưởng mình lạy rồi khấn:

Con xin kính lễ

  • Chư Phật, chư Thánh, chư Thiên, chư Thần, chư vị thiêng liêng khắp tất cả

  • Chư vị bản cảnh thành hoàng, bản xứ thổ địa, chư vị hộ pháp nơi đền (ở các đền thờ chúa đều kêu thêm: Ngài Bản cảnh Hải Phòng, riêng đền cây đa 13 gốc kêu thêm ông Thổ Vượng (thành hoàng của làng, được thờ trước khi chúa về ngự))

  • Con xin kính lễ Chúa Bà Năm Phương tố linh tố hảo, nhị vị công chúa, và các chư vị hầu cận

  • Xin phép cho gia tiên nội ngoại tứ thân phụ mẫu được vào Đền lễ Phật lễ Thánh (nhiều nơi không mời gia tiên không vào được, hoặc gia tiên trách, mời để thể hiện tôn kính gia tiên đi kêu cầu, tấu đối cho mình)

Khấn xin Chúa Bà độ cho mình những việc gì đó:

Nên:

  • Sám hối lỗi lầm bản thân, sám hối Phật thánh, oan gia trái chủ

  • Hứa tu sửa – Làm việc Thiện báo đáp Bề trên và gia tiên

 

Hát văn khấn Bà Chúa Năm Phương

Dâng văn Bản Cảnh Chúa bà

Ngũ Phương Thánh Chúa ngự tòa tiên cung

Thanh tân cốt cách hình dung

Danh thơm Tiên Chúa khắp vùng ai đang

Tiếng đồn trong Bắc ngoài Nam

Ngũ phương thập hướng mọi đàng thiếu đâu

Đông Phương giá ngự điện lầu

Xem trong bốn bể cứu cầu chúng sinh

Tây Phương hiển hách anh linh

Tày, Dao, Mán , Thái hiện hình bách nhân

Nam phương xa giá long vân

Thủ Thiêm, Bến Nghé xa gần đều qua

Bắc Phương chốn đó sơn hà

Tỉnh Tuyên, xứ Lạng, Thác Bà thảnh thơi

Trung phương lễ bái kiều mời

Thỉnh lai Tiên Chúa giáng nơi Hải Phòng

Thung dung phủ tía lầu hồng

Cây Đa chính ngự nhiều tầng thấp cao

Miếu thờ như thể động đào

Mười ba cội gốc vươn cao lá cành

Xem trong tỉnh ấy Hải Thành

Nơi nào dám sánh dám so miếu này

Miếu thờ lịch sự ai tày

Cửa thiêng Tiên Chúa hàng ngày khách qua

Lúc thì giá ngự Tiên Nga

Cấm Giang cổ địa chính đà dấu xưa

Nhang thơm thoảng ngát xa đưa

Nơi vườn hoa chéo khi xưa vẫn còn

Chúa chơi phủ tía lầu son

Đền Nghè linh ứng tiếng đồn nơi nơi

Tam Kì Chúa ngự thảnh thơi

Tiên La thắng cảnh là nơi đi về

Đông Cuông điện ấy đề huề

Ngũ Phương bản cảnh giáng về ngự vui

Chúa Bà giá ngự chính ngôi

Thanh đồng đệ tử các nơi xa gần

Độ cho trọn vẹn mười phần

Phần tươi, phần tốt, phần gần, phần xa

Dâng lên chính cửa Chúa Bà

Nón dâu, áo bạch, quạt ngà hoa tiên

Thành tâm thỉnh trước án tiền

Nguyện xin Tiên Chúa ngự lên điện tòa

Chúa về Chúa mới phán ra:

“Độ cho các ghế mặn mà thanh tao

Độ cho giáng vẻ hồng hào

Tứ thời bát tiết người nào cũng xinh”

Trăng thanh vẻ nguyệt in hình

Thỉnh mời Chúa Quận anh linh giáng đàn

Chúa về nhận lễ chứng đàn

Khuông phù đệ tử an khang thọ trường.

Xem thêm: Bài văn khấn cô Sáu Côn Đảo