Văn khấn ban Tam bảo và những điều cần lưu ý
Nhiều người sẽ dâng hương, lễ vật và thờ cúng ở ban Tam bảo như một thói quen nhưng liệu họ có thực sự hiểu rõ về Tam bảo? Chỉ khi hiểu rõ, bạn mới có thể đọc văn khấn ban Tam bảo một cách thật thành tâm.
Đi lễ chùa là một trong những phong tục tập quán xuất hiện từ lâu trong văn hoá Việt Nam. Cho đến hiện tại, phong tục tập quán này vẫn được duy trì và phát triển. Trải dài mảnh đất hình chữ S là hàng trăm ngôi chùa lớn nhỏ, thờ các vị vua chúa khác nhau. Người Việt thường có thói quen đi lễ chùa vào dịp đầu năm mới, các ngày đầu tháng, rằm và các ngày lễ hội để cầu mong cho những điều tốt đẹp sẽ đến với cuộc sống của mình. Tuy nhiên, khi đi lễ bạn sẽ thấy có sự xuất hiện của ban Tam bảo trong hầu hết các ngôi chùa.
Có thể bạn quan tâm: Bài văn khấn ban Đức Ông chuẩn và ý nghĩa của việc khấn Đức Ông
Mục lục bài viết
Tam bảo là gì?
Tam bảo là gì? Tam bảo được hiểu là “ba vật báu” bao gồm Phật, Pháp và Tăng. Ba bảo vật này có khả năng dẫn dắt chúng sinh vượt qua những khổ đau, bất hạnh ở nơi trần thế. Phật là đấng giác ngộ đầu tiên.
Đây cũng chính là người đã tìm ra chân lý để giải thoát cho con người khỏi khổ hạnh, lạc lối và hướng đến sự cân bằng, thanh tịnh. Pháp là “vật báu thứ hai”, là phương pháp cho Phật truyền dạy. Thông qua các dòng kinh, con người sẽ có những nhận thức đúng đắn hơn về cuộc sống. Những nhận thức đúng đắn là cơ sở của hành động khôn ngoan, giúp còn người đẩy lùi khó khăn. Tăng là “vật báu thứ ba” chỉ những con người lựa chọn rời xa chốn hồng trần, quy y cửa Phật. Những con người này giúp Phật truyền Pháp đến với chúng sinh.
Như vậy, Tam bảo được ví như ngọn đèn soi sáng con người, giúp con người bỏ qua những ân oán, hận thù. Từ đó con người sẽ có một cuộc sống ung dung, tự tại, làm nhiều việc thiện và có những suy nghĩ tích cực. Câu trả lời trên chắc cũng đã giải đáp được cho bạn câu hỏi tam bảo là gì?
Ảnh 1: Tam bảo là gì? (Nguồn: Internet)
Bài văn khấn ban Tam bảo
Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô A Di Đà Phật! (3 lạy)
Con thành tâm dâng hương kính lạy chư Phật, chư vị Bồ Tát, chư Hiền Thánh Tăng, Hộ pháp Thiện thần.
Hôm nay là ngày …. tháng …. năm …. (âm lịch)
Con là: ……………. Ngụ tại: ………………
Con thành tâm xin dâng lễ cùng sớ trạng lên cửa Mười phương Thường trụ Tam Bảo. Chúng con kính cẩn lễ: Đức Phật A Di Đà chủ cõi Cực Lạc Tây phương, Đức Phật Thích Ca Mâu Ni chủ cõi Ta Bà, Đức Phật Dược Sư Lưu Ly chủ cõi Đông phương, Đức Thiên thủ, Thiên nhãn, Ngũ bách danh tầm thanh cứu khổ cứu nạn Quan Thế Âm Bồ Tát.
Kính lạy Đức Hộ Pháp thiện thần Chư Thiên Bồ Tát. Kính xin chư vị phù hộ độ trì cho con được …………….. (sự nghiệp/ tiền tài/ vận may/ bình an…). Nguyện xin chư vị chấp thuận chứng giám cho con cùng gia đình được bình an, điều lành đến điều dữ đi, gia đình thuận hoà, an khang thịnh vượng, phát tài phát lộc. Người phàm trần chúng con còn phạm nhiều lỗi lầm. Kính mong Phật, Thánh từ bi đại xá để cho con và gia đình được mọi sự như ý, sở nguyện tòng tâm.
Dãi tấm lòng thành, cúi xin bái thỉnh.
Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô A Di Đà Phật ! (3 lạy)
Ý nghĩa của việc thực hiện lễ cúng Tam bảo
Trong vòng xoay của cuộc sống, con người khó có thể từ bỏ lòng hư vinh, sự cám dỗ của vật chất. Do đó, ban Tam bảo được lập nên để hướng con người đến sự tốt đẹp hơn. Thực chất của việc cúng Tam bảo là cầu cho cuộc sống được an lành, không gặp nhiều khó khăn, cầu cho bản thân và gia đình được mạnh khoẻ, hạnh phúc. Sau khi cúng Tam bảo, trong tâm mỗi con người đều cảm thấy nhẹ nhàng, thanh thản hơn.
Ảnh 2: Ý nghĩa của việc thực hiện lễ cúng Tam bảo (Nguồn: Internet)
Lễ vật cần chuẩn bị cho lễ cúng Tam bảo
Theo phong tục, lễ vật khi đi chùa là tuỳ tâm mỗi người. Tùy theo điều kiện, hoàn cảnh gia đình và bản thân, lễ vật có thể nhiều hay ít, to hay nhỏ. Bên cạnh văn khấn ban Tam bảo, bạn có thể tham khảo một số gợi ý dưới đây để không phạm phải lỗi khi chuẩn bị lễ dâng lên.
-
Không được dâng lễ mặn ở các ban chính thờ Phật (nơi thờ chính của ngôi chùa), chỉ được đặt lễ chay, tịnh.
-
Không nên dùng lễ mặn để dâng lên các ban nói chung. Nếu muốn bạn có thể làm hoặc mua đồ chay có tạo hình con gà, lợn,…
-
Tránh dâng vàng mã, tiền âm phủ hoặc những thứ tương tự khi sắm lễ dâng lên ban Phật. Những lễ như vậy thì nên dâng ở ban thờ Đức Ông, Thần Linh hoặc Thánh Mẫu
-
Đặt tiền lên ban Phật là một thói quen của người đi lễ. Tuy nhiên không nên làm như vậy. Ngoài ban Phât, bạn có thể đặt lên các ban khác nhưng cũng thật hạn chế. Tốt nhất là bạn nên bỏ tiền vào hòm công đức.
Ảnh 3: Lễ vật cần chuẩn bị cho lễ cúng Tam bảo (Nguồn: Internet)
Có thể bạn quan tâm: Góc Chia Sẻ: Văn Khấn Cúng Ngọc Hoàng Ngày Mùng 9
Ảnh 4: Bài văn khấn ban Tam bảo (Nguồn: Internet)