Văn Khấn Cầu Siêu Cho Các Vong Linh và Một số câu hỏi khi cầu siêu

Bước vào mùa Vu Lan cũng là lúc mọi gia đình Việt Nam sắm nắm cầu siêu cho vong linh. Hầu như dù là Phật giáo hay lương cũng đều có mâm cơm, đốt vàng mà tưởng nhớ cầu siêu. Do đó cầu siêu là gì? Vì sao phải cầu siêu? Văn khấn cầu siêu cho các vong linh cụ thể như thế nào? Đây luôn là những thắc mắc chung của đa số mọi người. Nhất là đối với các bạn thuộc thế hệ 9x, 10x. Vậy nên trước những thắc mắc ấy ngay bây giờ sẽ là giải đáp cụ thể.

Có thể bạn quan tâm: Bài cúng chuyển nhà thuê chuẩn và một số điều cần biết

Câu siêu cho các vong linh là gì?

Theo ý nghĩa phong thủy Cầu tức là cầu nguyện, Siêu tức là thoát. Cầu siêu nghĩa là cầu nguyện để người đã mất còn lưu lạc địa ngục, ngạ quỷ,…sẽ được siêu thoát, giải phóng. Hoặc là có thể thoát khỏi cảnh giới đau khổ về cõi Tịnh độ Đức Phật. Người cần cầu siêu là người quá cố có quan hệ với người cầu siêu. Nhất là đối với các vong nhi, người bất đắc kỳ tử, chết mà không làm chủ trong giây phút lâm chung.

Ảnh 1 : Cầu siêu là đề cầu cho người chết được siêu thoát (Nguồn: Internet)

Ảnh 1: Cầu siêu là đề cầu cho người chết được siêu thoát (Nguồn: Internet)

Cầu siêu đã hình thành từ rất lâu về trước. Nguồn gốc được ghi chép lại từ Kinh thánh. Trong Kinh kể lại vì muốn báo đáp cha mẹ, Đức Mục Kiền Liên đã soi khắp cõi trời, địa ngục tìm cha mẹ. Nhờ thần thông biết mẹ đọa lạc nên đã cầu xin Đức Phật tìm cách cứu mẹ.

Đức Phật đã dạy, nhân dịp chư Tăng sau 3 tháng an cư, tịnh tiến tu tập ba phần giới, định, tuệ, tích lũy đủ công sức, nên cúng dường cùng tâm bình đẳng, thạnh tịch để chư Tăng chú nguyện vào phẩm vật cúng. Đức Mục Kiền Liên làm theo lời dạy và cứu được mẹ thoát tội địa ngục.

Bắt đầu từ đó dân gian tạo nên nghi thức cầu siêu và những bài văn khấn cầu siêu cho người mới mất ra đời từ đó. Những người lúc sống biết tụ tập sẽ về cõi Tịnh Độ. Nếu làm nhiều việc thiện sinh lên cõi Trời. Còn nếu lúc sống phạm sát sinh, uống rượu, trộm cắp,…khó tránh khỏi địa và địa ngục, súc sinh.

Vì sao phải cầu siêu cho các vong linh?

Thế gian gồm có 6 cõi. Địa Ngục, Ngạ Quỷ, Súc Sinh. Còn lại là Người, Atula và trời. Sự sống cả con người được chia làm 2 phần thể xác và tinh thần. Khi chết đi phần tâm linh không bao giờ mất. Thay vào đó khi rời khỏi thân xác theo quy luật và tùy nghiệp lục phần hồn sẽ đưa đẩy vào 6 đạo luân hồi. Trong đó:

  • Cõi thấp nhất (Địa Ngục): Nếu khi sống tạo các nghiệp, sát sinh, bất thiện sẽ đọa xuống địa ngục chịu khổ.

  • Cõi Ngạ Quỷ – Cõi vô hình: Trước khi chết nếu có uất ước hoặc chết đường, chết sông, suối,… sẽ không được siêu thoát. Thay vào đó sẽ bị đọa vào cảnh giới của quỷ.

  • Cõi Súc Sinh: Là những loài sống quanh ta. Bao gồm gà, lợn, vịt,…

  • Cõi người:

  • Cõi Atula: Ở cõi trời. Tuy sung sướng nhưng suốt ngày phải chịu đánh nhau. Bởi tâm tật đố, ghen ghét, kiêu căng.

  • Cõi trời: Cõi vô hình nhưng sống an lạc, hạnh phúc. Sau khi kết thúc, chúng sinh cõi Trời đọa xuống cõi thấp hơn.

Ảnh 2: Cầu siêu nhằm giúp cho linh hồn người chết đến cõi tốt hơn (Nguồn: Internet)

Ảnh 2: Cầu siêu nhằm giúp cho linh hồn người chết đến cõi tốt hơn (Nguồn: Internet)

Vậy nên mục đích của nghi thức cầu siêu đọc văn khấn cầu siêu cho các vong linh là để nguyện cho người thân quá cố chẳng may đọa vào cõi thấp. Từ đó có cầu cho vong linh siêu thoát đến những cõi an lành

Hơn nữa dân gian quan niệm là “âm siêu dương thịnh”. Người quá cố được siêu thoát thì người sống được an lành. Lễ cầu siêu còn nhắc nhở người sống nên tạo nghiệp lành hồi hướng công đức cho người đã khuất. Hoặc là trợ duyên để họ vượt qua bể khổ trầm luân từ các nghiệp gieo trồng từ quá khứ.

Thời gian và Văn Khấn Cầu Siêu Vong Linh

Nghi thức cầu siêu đọc văn khấn cầu siêu cho các vong linh thường diễn ra trong 49 ngày. Bởi vì đối với người chết xong phải trải qua 49 ngày chờ đợi nghiệp duyên chín muồi rồi quyết định tái sinh ở cõi nào. Sau 49 ngày cầu siêu thì chỉ tăng Phúc đức chứ không ảnh hưởng đến việc tái sinh.

Mùa siêu độ luôn là mùa Vu Lan tháng 7 âm lịch. Hoặc là dịp tết Thanh Minh hằng năm. Ngoài ra có thể thực hiện nghi lễ đều đặn vào ngày rằm hàng tháng hay những dịp quan trọng. Ví dụ rằm tháng giêng, tháng 5, tháng 7, tháng 8, tháng chạp.

Khi thực hiện nghi thức người đi cầu siêu cần phải có tâm thành kính, tu tâm tích đức hồi hướng cho vong linh được siêu độ. Mâm lễ cầu siêu tùy theo điều kiện gia đình không cần phải quá ôm đồm, lễ vật mà phải có lòng. Sau khi chuẩn bị xong thì thực hiện nghi thức cúng vong linh đọc văn khấn. Nội dung Văn Khấn Cầu Siêu Cho Các Vong Linh được phác họa như hình dưới.

Ảnh 3: Nội dung văn khấn cầu siêu cho các vong linh (Nguồn: Internet)

Ảnh 3: Nội dung văn khấn cầu siêu cho các vong linh (Nguồn: Internet)

Văn khấn sức khỏe xin khỏi bệnh

Con người khi sinh ra đều không thể tránh được ốm đau, bệnh tất. Vậy nên để giải trừ bớt bệnh nhiều người đã thành tâm sắm lễ cầu khấn giải trừ bệnh tật. Chỉ cần chuẩn bị hương, hoa quả tươi. Đi kèm là quả chín và trà rồi đọc văn khấn là có thể giải trừ. Cụ thể văn khấn được nêu rõ như hình dưới đây:

Ảnh 4: Nội dung văn khấn sức khỏe (Nguồn: Internet)

Ảnh 4: Nội dung văn khấn sức khỏe (Nguồn: Internet)

Có thể bạn quan tâm: Văn Khấn Bao Sái Bát Hương Trong Những Dịp Cuối Năm

Lễ cầu siêu đọc văn khấn cầu siêu cho các vong linh là dịp mọi người lan tỏa niềm tin tâm linh lớn lao. Đây còn là hồi chuông đánh thức mọi người sống thiện, sống có tâm để không mắc những sai lầm khi đi sang thế giới mới.