Văn khấn gia tiên và văn khấn yên vị bát hương chuẩn tâm linh
Trong mỗi gia đình người Việt, chúng ta không khó để bắt gặp hình ảnh của những chiếc bàn thờ gia tiên được bài trí vô cùng trang trọng. Đọc văn khấn gia tiên đúng cách là một trong những cách đơn giản nhất để quý gia chủ có thể gửi gắm lòng thành tới ông bà, tổ tiên của mình. Bài viết dưới đây của Xưởng Gỗ Đẹp sẽ giới thiệu tới bạn đọc những mẫu văn khấn truyền thống và phổ biến nhất tới gia tiên tại nhà nhé.
Mục lục bài viết
Ý nghĩa tâm linh của những bài văn khấn gia tiên và các vị thần trong thờ cúng
Ngày nay, khoa học có thể vô cùng phát triển tuy nhiên họ vẫn chưa thể đưa ra lời giải thích chính xác cho những hiện tượng tâm linh vẫn đang diễn ra xung quanh cuộc sống thường nhật của chính chúng ta.
Có thể thấy rằng, thế giới là vô tận, vô biên và con người có thể sẽ mất thêm rất nhiều thời gian nữa mới có thể thực sự hiểu hết được những hiện tượng kỳ lạ ấy hoặc cũng có thể là không bao giờ.
Vì vậy rất nhiều người lựa chọn làm quen với chúng chứ không gạt bỏ hay phủ định sự tồn tại đặc biệt ấy.
Theo quan niệm từ xa xưa ở Việt Nam, người ta vẫn luôn cho rằng tồn tại song song với thế giới thực là một thế giới tâm linh bí ẩn.
Mặc cho rất nhiều nhà khoa học thường khẳng định rằng thế giới tâm linh thực chất không tồn tại, thì vẫn có rất nhiều tin tưởng vào thế giới huyền bí ấy.
Xưởng Gỗ Đẹp cho rằng, dù khái niệm trên có đúng hay sai chỉ cần chúng ta luôn tin tưởng đúng cách, và tỉnh táo thì nó sẽ là một nét đẹp văn hóa cần được con người tiếp tục phát huy và gìn giữ.
Tuy nhiên, rất nhiều trường hợp đã đi quá xa và biến niềm tin ấy trở thành những hiện tượng mê tín dị đoan khó chấp nhận cần bãi bỏ, bài trừ.
Thế giới tâm linh cũng có rất nhiều điểm tương đồng với thế giới tự nhiên của chúng ta.
Bởi lẽ, có rất nhiều điều kỳ lạ cứ thế diễn ra mà con người ta lại không thể nắm bắt và hiểu hết cho được ngọn ngành gốc rễ.
Vì vậy mọi việc thờ cúng ví như đọc văn khấn gia tiên chủ yếu là dựa vào những tục lệ xa xưa được truyền lại suốt bao thế hệ cha anh.
Qua đó, giúp gia tiên, ông bà cha mẹ của mình cảm nhận sâu sắc được tấm lòng hiếu thảo và biết ơn của những người làm con làm cháu trong gia đình.
Ý nghĩa tâm linh của những bài văn khấn gia tiên
Ở Việt Nam cúng gia tiên hay còn được gọi với cái tên không quá xa lạ là Đạo ông bà.
Khi đó, nghĩa vụ của những người con trong gia đình chính là lập bàn thờ và thắp hương cho ông bà đã qua đời.
Từ bao đời nay, đối với người Việt Nam thì thờ cúng ông bà mang một nét tín ngưỡng rất riêng.
Gia đình nào cũng không được phép sơ suất mà thiếu mất bàn thờ và di ảnh của những người thân đã không còn tồn tại nơi trần thế.
Có lẽ chính các nhà tâm linh học cũng chưa đủ khả năng để xác định một cách chính xác về nguồn gốc của tín ngưỡng đã tồn tại suốt mấy nghìn năm qua.
Thờ cúng ông bà gia tiên thì mỗi người sở hữu một quan điểm và lập trường khác nhau.
Ý nghĩa của tập thờ cúng và đọc văn khấn gia tiên chính là thể hiện lối sống, đạo lý tốt đẹp của những người con cháu Việt Nam luôn một lòng hướng về cội nguồn dân tộc.
Phong tục này dường như đã trở thành dịp đặc biệt để các thành viên ở xa nhau có thể cùng nhau quây quần lại, là cơ hội để gia đình đoàn viên.
Chúng ta cũng có thể dành thời gian trút bỏ những bận rộn bên ngoài để hoài niệm về những hình ảnh tốt đẹp lúc còn sống của những người thân yêu được thờ cúng.
Cho nên đã là truyền thống tín ngưỡng tâm linh tồn tại suốt bao thế hệ, thì chúng ta cũng phải thực hiện lễ cúng đúng cách tránh phạm phải những điều không hay khi đọc văn khấn gia tiên phạm đến ông bà và các vị thần.
Những mẫu văn khấn gia tiên phổ biến nhất gia chủ cần phải biết
Dưới đây là mẫu văn khấn gia tiên và các vị thần được hầu hết người Việt Nam sử dụng tại gia:
“Nam mô a di Đà Phật!
Nam mô a di Đà Phật!
Nam mô a di Đà Phật!
– Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư phật mười phương.
– Kính lạy ngài Hoàng Thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.
– Con kính lạy ngài Đông Trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân, Ngũ phương Ngũ thổ, Phúc đức chính Thần.
– Con kính lạy các ngài Thần linh cai quản trong xứ này.
– Các cụ Cao Tằng Tổ khảo, Cao Tằng Tổ tỷ
– Thúc bá đệ huynh và các hương linh nội, ngoại.
Hôm nay là ngày …….. tháng ….. năm …………..
Tín chủ con là ………………………………………….. ….
Ngụ tại ……………………………………………….. cùng toàn gia quyến.
Thành tâm sửa biện hương hoa, lễ vật, trà quả và các thứ cúng dâng, bày lên trước án
Chúng con thành tâm kính mời:
– Các vị Tôn thần cai quản trong khu vực này.
– Hương hồn Gia tiên nội, ngoại
Cúi xin các Ngài thương xót tín chủ
Giáng lâm trước án. Chứng giám lòng thành. Thụ hưởng lễ vật
Phù trì tín chủ chúng con:
Toàn gia an lạc, mọi việc hanh thông
Người người được chữ bình an,
Tám tiết vinh khang thịnh vượng,
Lộc tài tăng tiến, tâm đạo mở mang
Sở cầu tất ứng, sở nguyện tòng tâm.
Dãi tấm lòng thành, cúi xin chứng giám.
Cẩn cáo!”
Ngoài văn khấn gia tiên và các vị thần quý gia chủ cũng có thể tham khảo văn khấn gia tiên yên vị bát hương.
Bái bạch thỉnh Thánh ứng lô Hương hay còn gọi là lễ an vị bát hương gia tiên.
Đây là nghi thức xin đặt bát hương lên bàn thờ không còn quá xa lạ với hầu hết người Việt Nam.
Và văn khấn gia tiên yên vị bát hương thông thường sẽ được dùng trong các nghi lễ bốc và lập bát hương khi gia đình lập bàn thờ mới cho gia tiên.
Những lễ vật cần thiết khi thực hiện lễ an vị bát hương gia tiên gồm có một con gà trống luộc có dáng thờ đẹp, sạch sẽ.
Đĩa xôi trắng nhỏ + chai rượu trắng + đĩa hoa quả gồm 5 thứ quả khác nhau + lọ hoa cúc vàng.
Gia chủ hãy chuẩn bị thêm 3 quả cau và 3 lá trầu trong một đĩa thờ nhỏ.
1 đinh tiền vàng kèm theo 3 đĩa tiền vàng.
Các đồ vàng mã, một mâm cơm nhỏ chuẩn bị tùy ý và một bát nước lã sạch mới thay.
Tất nhiên không được quên các vật dụng thiết yếu như bát, đũa, ly và đặc biệt là văn khấn gia tiên yên vị bát hương để tạo nên một mâm cơm cúng chu đáo lịch sự nhất có thể nhé!
Trước khi vào đọc văn khấn gia tiên, gia chủ hãy dùng một bát nước sạch ngũ vị hương.
Sau đó, trì chú Thanh Tịnh Pháp Án Lam Xoa Ha (21 hay 27 (9×3)/lần), trì thêm chú Cam Lồ Thủy vào nước.
Rồi bắt đầu khấn: “Nam mô tô rô bà da, đát tha nga đa đa, đát điệt tha. Án tô rô tô rô, bát ra tô rô, bát ra tô rô, sa bà ha” (7 hoặc 9 lần).
Tiếp theo, ta dùng nước và khăn lau bát hương và đọc án lam xóa ha (từ 7 đến 21 lần)
Gia chủ hãy dùng chỉ ngũ sắc để kết lại thành dây.
Ngũ sắc thể hiện năm màu của ngũ hành: vàng, đen (hay xanh da trời), trắng, xanh lá cây và đỏ.
Công dụng của nó là để tẩy uế.
Sau đó ta vừa kết chỉ vừa trì Lục Tự Đại Minh Thần Chú Án Ma Ni Bát Di Hồng.
Bước cuối cùng, sau khi bốc bát hương lên bàn thờ tổ tiên, gia chủ thắp 3 nén hương đầu tiên cắm vào bát hương rồi đọc mẫu văn khấn gia tiên yên vị bát hương như sau:
Tùy theo điều kiện của mỗi gia đình mà ta lựa chọn thắp hương liền 3 ngày hoặc 7 ngày; 21 ngày hoặc 49 ngày; thậm chí 100 ngày v.v…
Chúng ta không cần bày trí quá nhiều đồ thờ cúng hay lễ vật bởi như vậy dễ gây vướng víu, rối mắt.
Gia chủ nên nhớ khi thắp hương quan trọng nhất là thành tâm và phải chuẩn bị văn khấn gia tiên thật chỉn chu, chi tiết.
Với những thông tin hữu ích trên đây, hy vọng Xưởng Gỗ Đẹp sẽ giúp ích phần nào cho gia chủ trong việc cúng lễ an vị bát hương với bài văn khấn gia tiên đơn giản dễ nhớ.
Ngoài tìm hiểu các mẫu văn khấn gia tiên, đến với Xưởng Gỗ Đẹp bạn sẽ cso cơ hội tìm hiểu thêm về những sản phẩm nội thất phong thủy trong đời sống.
Hiện nay, các cơ sở của chúng tôi đã và đang sở hữu đủ loại bàn thờ khác nhau giúp bạn tha hồ lựa chọn từ bàn thờ hiện đại, bàn thờ truyền thống, bệ thờ, tủ thờ, ngai khám thờ…
Vừa rồi là những thông tin về cách chuẩn bị lễ cúng và bài văn khấn gia tiên, an vị bát hương vô cùng tiện ích, dễ nhớ. Mong bạn và người thân có một năm mới bình an và hạnh phúc!
Bên cạnh đó, chúng tôi sẽ tiếp tục cập nhật những bài viết bổ ích từ những chuyên gia phong thủy hàng đầu tại Xưởng Gỗ Đẹp. Hãy theo dõi website của chúng tôi và tham khảo những bài viết hữu ích khi thờ cúng nhé!