Văn khấn hoá vàng Tết Canh Tý 2020 – Tamlinh.org

Qua bài viết này chúng tôi hy vọng sẽ giúp các bạn hiểu rõ về Văn khấn hoá vàng tết canh tý 2020 hay nhất

Lễ hoá vàng hết Tết hàng năm thường diễn ra từ mùng 3 đến mùng 10 Tết, để tiễn ông bà tiên tổ về nơi âm cảnh. Vậy văn khấn hoá vàng Tết Canh Tý 2020 như thế nào đúng nhất?

  • Hướng dẫn lễ rằm tháng Giêng chuẩn nhất
  • Cúng sao, giải hạn có đúng không?
  • Cúng hoá vàng vào giờ nào đẹp nhất năm 2020?
  • Chuẩn bị cho lễ hoá vàng hết Tết đầy đủ và đúng nhất

van khan hoa vang 2020, canh ty

Theo quan niệm dân gian của người Việt, sau khi đón các cụ về ăn Tết từ hôm 30 Tết, đến ngày mùng 3, con cháu lại làm lễ đưa các cụ về cõi âm. Lễ hóa vàng còn gọi là lễ tạ năm mới.

Ngày lễ tiễn ông bà, tổ tiên này rất quan trọng với người Việt. Người xưa quan niệm rằng, trong dịp Tết, các bậc gia thần, tổ tiên luôn ngự trên bàn thờ, vì thế đèn hương không bao giờ được tắt, các đồ dâng cúng như mâm ngũ quả, bánh kẹo… phải đợi đến ngày hóa vàng mới được đem xuống (trừ các đồ mặn, dễ thiu như thịt xôi…). Nếu đèn hương tắt, nhất là việc hạ lễ trước khi hóa vàng sẽ phạm phải điều bất kính.

Chuẩn bị mẫm cỗ cho lễ hoá vàng Tết

Lễ cúng hóa vàng quan trọng không kém cúng tất niên, cúng giao thừa, mùng 1, tuy nhiên không phải ai cũng biết cách để chuẩn bị, bày biện và làm lễ cho chu đáo, không phạm đại kị.

Mâm cỗ cúng hóa vàng cũng giống như các gia đình đã chuẩn bị trong những ngày trước.

Trong cuốn “Hương nhang cổ truyền Bồ Đề Tâm”, mâm cỗ hóa vàng gồm có những thứ sau: Hương, hoa tươi, quả tươi, trà, trầu cau (thường là 1 – 3 quả cau còn cuống với một lá trầu), đèn, nến, rượu, vàng mã…

Ngoài ra còn là mâm cỗ mặn hoặc cỗ chay. Sau khi làm cơm cúng xong, người ta đem số vàng mã đã cúng trong ba ngày Tết ra hóa. Tuy nhiên, các chuyên gia lưu ý, những vàng mã dành cho người mới mất được hóa riêng.

Văn khấn hoá vàng Tết 2020 Canh Tý

Nam Mô A Di Đà Phật (3 lần)

Xem thêm: Những mẫu hộp, khay đựng mứt Tết cực đẹp và sang trọng

Con kính lạy:

  • – Chín phương trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.
  • – Hoàng Thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.

Ngài Kim niên đương cai thái tuế,Chu Vương Hành Khiển, Thiên Ôn hành binh chi thần, Lý Tào phán quan, ngài Bản cảnh Thành hoàng tối linh đại vương, các ngài Thổ địa, Táo quân, Long mạch, tiền hậu địa chủ tiếp dẫn tài thần. Con kính lạy các cụ Tổ Khảo, Tổ Tỷ, nội ngoại Tiên linh.

Tín chủ (chúng) con là: …….. Ngụ tại:………..

Hôm nay là ngày mùng … tháng giêng năm …. Tín chủ con thành tâm sắp sửa hương hoa nước quả, kim ngân vàng bạc, phẩm vật trà tửu, dâng lên trước án, kính cẩn thưa trình:

Tiệc xuân đã mãn, Nguyên Đán đã qua, nay xin thiêu hóa kim ngân, lễ tạ Tôn thần, cung tiễn Tiên linh trở về âm giới.

Kính xin: phù hộ độ trì cho con cháu được bình an, gia đạo hưng long, thịnh vượng. Chúng con lễ bạc lòng thành, cúi xin, nhất tội nhất xá vạn tội vạn xá.

Cúi xin chứng giám.

Nam Mô A Di Đà Phật (3 lần).

***********************************

Xem thêm: Sốt tiêu đen HomeCook – Homefarm

Sau khi lễ, việc hóa vàng cũng phải làm riêng. Phần tiền vàng của gia thần phải hóa trước rồi mới đến gia tiên để tránh nhầm lẫn. Tục xưa, tại nơi đốt vàng mã, người ta thường đặt vài ba cây mía dài để làm “đòn gánh” cho các linh hồn mang hàng hóa theo.

Trước khi hạ mỗi lễ đều vái ba vái và khấn: “Gia chủ xin hóa tiền vàng, kim ngân… thỉnh vong linh gia tiên nhận chút lễ bạc, tâm thành. Kính cáo tôn thần, xin rước vong linh lại về âm giới”.

Khi hóa vàng xong thì người ta vẩy vào mấy giọt rượu cúng trên bàn vì tục cho rằng có làm như thế mới thiêng, ở cõi âm các cụ mới nhận được và vàng mã đó mới tiêu được ở âm phủ. Hai cây mía cũng được đem hơ trên đống tàn vàng”.

Cuối cùng lễ 3 vái, xin gia tiên phù hộ cho con cháu mạnh khỏe, bình an rồi xin phép hạ lễ cho con cháu thụ lộc, và chia vật phẩm (chia lộc) cho con cháu.

Chú ý khi làm cơm hoá vàng Tết

Tết là những khoảnh khắc sum họp hiếm hoi sau cả năm bộn bề sấp ngửa, là dịp được gặp lại những người thân, họ hàng mà trong năm ít có cơ hội gặp gỡ, nhiều người chỉ tới Tết mới được gặp. Ngồi lại cùng nhau, chẳng biết ăn được mấy món, nói được mấy câu chuyện, chỉ cần được ở bên nhau, thấy thêm một năm, người trẻ lớn hơn, người già vẫn mạnh khoẻ và vui lắm lắm

Vậy nên tết nhất ăn uống xong mỗi người một việc. Chồng rửa vợ lau hay chồng bê vợ dọn sẽ rất nhanh gọn, đừng người dọn người chơi, người quần quật, người vểnh râu. Đấy là nét văn mình khi ai cũng hiểu: việc nhà không đơn giản, cưới vợ chứ không phải lấy osin

Món ăn ngày tết cũng đừng quá cầu kì. Ăn gì nấu nấy, trước cúng thì sau ăn, trước dâng sau thụ lộc. Nếu gia đình thật sự muốn ăn đủ 7 hoặc 8 món truyền thống thì không có gì để nói. Cái đáng nói nhiều nhà ăn không xuể, nhưng thích nấu. Nấu la liệt tràn lan, cúng được tí nhìn đẹp mắt xong ăn vài miếng rồi bỏ. Lộc không thụ hết, lãng phí đồ ăn, tội nhiều hơn công. Cái công nấu, lại quá tội người trong bếp, cả ngày 3 bữa đủ các món. Thì thời gian đâu mà thư thả nghỉ ngơi ? Nấu xong thì ăn, ăn xong lại dọn, dọn xong lại chuẩn bị nấu. Cái vòng lẩn quẩn đáng sợ lắm thay.

Vậy nên ăn uống đơn giản thôi. Đấy là nét văn minh khi ai cũng hiểu: giờ không phải thời đại đói kém như khi xưa để cứ đến tết mới được ăn no ăn nhiều. Giờ là thời đại có thể ăn ngon mặc đẹp quanh năm suốt tháng.

Vậy nên bữa cơm ngày tết, quan trọng là ngồi cả nhau, ngồi cạnh nhau, bên nhau và thư thả, đừng hành người phụ nữ hay người phải lo công việc của toàn gia.

Xem thêm: Nonstop Chúc Mừng Năm Mới – Đinh Kiến Phong – Keeng.vn

Lại nói không gia tiên nào thấy cúng thiếu 1 đĩa đồ ăn lại hiện về bóp cổ con cháu hay là quyết định năm nay không phù hộ cho chúng nó nữa cả. Cái sự bày vẽ vốn là việc người trần tự nghĩ ra, chẳng có cõi minh minh nào cần cầu kì cúng kiếng.

Tinh thần của tết là sự nghỉ ngơi. Quây quần cùng người thân và người mình trân quý. Thư giãn sau 1 năm dài đầy những bon chen mỏi mệt. Sạc lại pin đầy cho bản thân trước khi lao vào chiến đấu tiếp. Vậy nên làm gì thì làm, dù gì thì gì. Hãy cứ bao dung, bình hoà, thuận tình và nhẹ nhàng với nhau. Đừng áp lực, đừng gây sự, đừng nghiêm trọng hoá vấn đề. Dễ người dễ ta, khó người thì ta đâu giàu có hơn đâu ?

Cho nhau ngày tết an yên, cho nhau ngày tết ấm cúng. Một người cười vạn người cùng vui. Đấy mới là tinh thần đón sự khởi đầu tươi mới.

Bốc phải quẻ xấu đầu năm

Bạn nào đi lễ mà bốc phải quẻ xăm xấu thì hoá nó đi, không nên mang về. Con trai lấy tay phải, con gái lấy tay trái mà thả quẻ vào lò hoá vàng. Theo quan niệm làm vậy thì sẽ hoá giải được quẻ xấu. Sau đấy thích thì lại ra xin quẻ mới, xấu tiếp hoá tiếp. Sau đấy thì thôi khỏi xin. Khi xin quẻ nam tay trái, nữ tay phải. Ngược với khi hoá.

Tuy nhiên, 1 năm 365 ngày 12 tháng không thể là do 1 quẻ thẻ quyết định. Chúng ta bốc quẻ tốt để lấy đó làm vui vẻ, sau đó lại tiếp tục tự tin mà cố gắng dài kì.

Bốc quẻ xấu thì cứ nhẹ lòng hoan hỉ mà đọc nó. Thấy nó xấu ở đâu xin các cụ xí xoá ở đó, cứu giúp ở đó. Rồi cũng về lăn xả mà chiến đấu tiếp.

Truyền thống xin quẻ là 1 nét đẹp, đừng biến nó thành mê muội. Tâm an thì vạn sự cát. Xin phải quẻ xấu, tâm bạn bất an thì hoá nó đi. Thế là được.

Xin ở đâu thì hoá ở đó nha các bạn.

Tamlinh.org