Văn khấn Mẫu thượng ngàn – Lâm Cung Thánh Mẫu
Văn khấn mẫu thượng Ngàn, hay Lâm Cung Thánh Mẫu hay Bà Chúa Thượng Ngàn Bà là một trong ba vị Mẫu (cùng với mẫu Liễu Hạnh và Mẫu Thoải) được thờ cúng trong điện, cạnh đình, chùa của người Việt Nam.
Mục lục bài viết
Văn khấn mẫu thượng ngàn
Nguồn gốc “Thánh Mẫu Thượng Ngàn”
Mẫu Thượng Ngàn còn gọi là Mẫu Đệ Nhị, Lâm Cung Thánh mẫu hay Mẫu Đệ Nhị Thượng Ngàn bởi Mẫu đứng thứ hai trong Tam Tòa Thánh Mẫu. Mẫu Thượng Ngàn có rất nhiều tên gọi như: Lê Mại Đại Vương, Bạch Anh Công chúa, Diệu Tín Thiền sư, La Bình Công Chúa, Lâm Cung Thánh mẫu, Mẫu Đệ nhị Nhạc Phủ, Sơn Tinh công chúa… Thượng Ngàn Thánh Mẫu thường mặc áo màu xanh, Ngài là một trong ba vị Mẫu được thờ cúng ở tại Tòa Phủ đền điện Mẫu.
Mẫu Thượng Ngàn hay còn gọi là Lâm Cung Thánh Mẫu hoặc Bà Chúa Thượng Ngàn. Bà là một trong ba vị Mẫu (cùng với mẫu Liễu Hạnh và Mẫu Thoải) được thờ cúng trong điện, cạnh đình, chùa của người Việt Nam.
Mẫu Thượng Ngàn là vị thần vâng phụng Tản Viên Sơn Thánh (Ngũ Nhạc Thần Vương) cai quản thổ dân, núi rừng, muông thú, chim chóc cây cối trên sơn lâm. Ngài là con gái của Sơn Thánh và Mị Nương (con gái vua Hùng). Tên là Nguyễn Thị Na (Na Bình Công chúa), từ nhỏ luôn luôn theo cha đi đây đó, nên Na Bình học hỏi rất nhiều, lại thêm tài thiên bẩm nên việc gì nàng cúng giỏi, Sơn thần, tù trưởng, sơn dân, thổ mán ai ai cũng kính trọng quý mến nàng. Khi Tản Viên về trời, nàng thay cha cai quản 81 cửa rừng Nam Giao, dân chúng tù trưởng các nơi, không ai là không ghi ơn nàng. Đấng Tối Cao còn ban thêm cho nàng nhiều phép thần thông, đi cạnh bên nàng luôn có 12 cô thổ mán theo hầu, họ là những người sơn nữ các nơi nàng đi qua, nguyện theo nàng học tập tu luyện. Một ngày đẹp trời, áng mây ngũ sắc hạ tới, nàng cùng 12 cô ngự mây bay về trời.
Bởi vậy những người đi vào rừng, khai thác khoảng sản trong rừng thường tìm đến cầu xin sự che chở của bà nơi trốn rừng thiêng nước độc, cầu mong được bình yên, che chở.
Ở các triều đại phong kiến Việt Nam, trước khi ra trận đánh giặc cũng thường làm lễ để cầu xin sự phù hộ của bà, sau mỗi chiến thắng đều sẽ làm lễ tạ ơn và sắc thượng phong cho bà là công chúa. Cũng theo truyền thuyết, trong một cuộc khởi nghĩa chống nhà Minh xâm lượng có lần quân Lam Sơn đã bị bao vây trong rừng, đêm tối bà đã hóa thân thành bó đuốc lớn để soi đường cho đoàn quân rút chạy an toàn về núi Chí Linh. Sau đó bà lại phù hộ cho đội quân có thêm sức mạnh trước cảnh đói rét mà rèn luyện binh khí, phản kích và giải phóng vùng Nghệ An. Đây cũng chính là tiền đề cho cuộc chiến dành thắng lợi trước nhà Minh, giành lại độc lập cho dân tộc.
Văn khấn Mẫu Thượng Ngàn
Nam mô a di Đà Phật!
Nam mô a di Đà Phật!
Nam mô a di Đà Phật!
Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.
Con kính lạy Đức chúa Thượng Ngàn đỉnh thương cao sơn triều mường Sơn tinh công chúa Lê Mại Đại Vương ngọc điện hạ.
Con kính lạy Đức Thượng Ngàn chúa tể Mị Nương Quế Hoa công chúa tối tú tối linh, cai quản ba mươi sáu cửa rừng mười hai cửa bể.
Con kính lạy chư Tiên, chư Thánh chư Thần, Bát bộ Sơn trang, thập nhị Tiên Nàng, Thánh cô Thánh cậu, Ngũ hổ Bạch xà Đại tướng.
Hương tử con là …..
Ngụ tại …..
Nhân tiết …..Chúng con thân đến phủ chúa trên ngàn, đốt nén tâm hương kính dâng lễ vật, một dạ chí thành, chắp tay khấn nguyện. Cúi xin lượng cả bao dung, thể đức hiếu sinh, phù hộ độ tri cho chúng con cùng cả gia quyến chín tháng đông, ba tháng hè được sức khỏe dồi dào, phúc thọ khang ninh, lộc tài vượng tiến, công việc hanh thông, vạn sự tốt lành.
Chúng con lễ bạc tâm thành, cúi xin chứng giám, phù hộ độ trì.
Nam mô a di Đà Phật!
Nam mô a di Đà Phật!
Nam mô a di Đà Phật!