Văn khấn mẹ quan âm bồ tát tại nhà
Hình ảnh Quan Âm Bồ Tát là một người phụ nữ. Tuy nhiên trong kinh Bi Hoa Đức Quan Âm là thái tử con trai vua Vô Tránh Niệm Phật Bảo Tạng Như Lai nhận thấy được vua và thái tử phát tâm bồ đề rất lớn sau này có thể trở thành Phật để giúp đỡ chúng sinh.
1: LỊCH SỬ NGÀY VÍA QUAN ÂM
Nhờ sự chân thành, cố gắng tu luyện, vua và thái tử đã được chứng thành Phật. Vua Vô Tránh Niệm thành Phật lấy hiệu là Phật A Di Đà. Thái tử được chứng thành bậc Đại Bồ Tát, hiệu là Quan Thế Âm.Vua Tránh Niệm được chứng thành Phật A Di Đà
Trong Kinh sách, thần thoại, văn học thì Quan Thế Âm là người cứu độ chúng sinh rất nhiều vì thể Ngài là người có thần lực nhất chỉ sau Phật tổ. Quan Âm hiện thân trong tất cả các hình dạng để cứu độ chúng sanh, nhất là trong các hoạn nạn về lửa, nước, quỷ dữ và đao kiếm
2: Ý NGHĨA NGÀY VÍA QUAN ÂM
Ý nghĩa tên của Quan Thế Âm Bồ Tát
Tên Quan Thế Âm Bồ Tát có một ý nghĩa rất hay:
Quan ý chỉ sự quan sát.
Thế là thế gian.
Âm là tiếng thỉnh cầu của chúng sinh nguyện được cứu giúp.
Bồ Tát là độ thoát, cứu độ cho chúng sanh.
Như vậy, Quan Thế Âm Bồ Tát mang ý nghĩa là người luôn hướng về chúng sanh khắp thế gian, lắng nghe những tiếng khóc thương, thỉnh cầu của nhân loại để kịp thời cứu giúp chúng sinh thoát khỏi những đau khổ.
Những tăng ni có thể thỉnh tượng Quan Âm Bồ Tát về thờ.
Quan Thế Âm Bồ Tát khi hiện hữu là nam giới
Ngày vía Quan Âm là ngày tưởng niệm, thể hiện sự tôn kính đối với sự từ bi, hiền lành nhân từ của Quan Âm.
Ngài đã dành đời để cứu độ chúng sinh thoát khỏi đau khổ chốn trần gian.
Bên cạnh đó, đây còn là ngày cho các Phật tử hướng tới những điều tốt đẹp, giữ vững đức tin của mình. Đây được xem là 3 ngày quan trọng mà mỗi Phật tử ai cũng biết đến.
3: NGÀY VÍA QUAN ÂM NÊN LÀM GÌ?
Đức Bà Quan Âm luôn gắn liền với sự từ bi, thiện lành. Vì thế trong các ngày vía mọi người thường ăn chay giảm bớt sát sanh, đến chùa niệm Kinh, làm từ thiện để mang về những phước lành từ mẹ.
Có thể nguyện cậu tại chùa hoặc tại nhà.Bên cạnh đó, chúng ta có thể chắp tay thề nguyện 3 điều sau:
Xin nguyện yêu thương bản thân
Chỉ khi yêu thương bản thân chúng ta mới nhìn thấy được những điểm yếu, điểm mạnh của chính mình từ đó mà thay đổi, khắc phục điều xấu và duy trì phát triển những điều tốt.
Làm được như vậy chính là ta đang theo đại nguyện lớn của Quan Thế Âm Bồ Tát
Xin nguyện nhẫn nhục trước mọi thuận cảnh và nghịch duyên
Trong cuộc sống, không thể tránh khỏi những nghịch cảnh, không theo ý mình.
Nhưng hãy nhận thức đó là điều tất nhiên mà mỗi con người đều phải trải qua, chúng ta cần nhẫn nhịn trước mọi hoàn cảnh, không nên tìm cách trả đũa.
Tuy nhiên, cũng nên lên tiếng chống lại điều xấu, bảo vệ những điều tốt.
Xin nguyện lắng nghe sâu sắc nỗi thống khổ của mọi người xung quanh.
Chúng ta may mắn sinh ra nhận thức được âm thanh thông qua việc nghe, tuy nhiên còn một loại âm thanh sâu sắc hơn đó chính là những nỗi thống khổ của những người xung quanh.
Hãy sẵn sàng lắng nghe để giúp đỡ họ đây là một điều phước lành mà chúng ta có thể làm bất kể ngày gì.
4: CHÁCH BÀI TRÍ VÀ SẮM LỄ CÚNG NGÀY VÍA QUAN ÂM
Bài trí bàn thờ tượng Quan Âm Bồ Tát
– Nên đặt bàn thờ riêng với các tượng thần khác vì Đức Quan Âm là người thanh tịnh, thuần khiết, ăn chay vì thế sẽ không thuận tiện khi cúng.
– Nên đặt bàn thờ theo “tọa Tây hướng Đông”. Không quay vào hướng nhà vệ sinh hay phòng ngủ, phòng ăn.
– Nên tránh hướng cửa và hành lang để tránh được xung khí
Cách bài trí bàn thờ mẹ Quan Âm
Sắm lễ cúng ngày vía Quan Âm
– Nên sắm các lễ chay như hoa tươi, hoa quả, đèn, nến, xôi chè, hương. Không nên cúng các đồ ăn mặn như thịt, cá,…
– Hoa tươi chọn các loại hoa như hoa sen, hoa huệ, mẫu đơn,… Không nên chọn các loại hoa tạp, hoa dại.
– Không nên bày bàn cúng quá cầu kì, chỉ cần hương đèn, hoa quả, nước.
Một số lưu ý khi bài trí bàn thờ tượng Quan Âm Bồ Tát :
– Đặt tượng thờ Quan Âm ở giữa, phía chân là bát hương thờ, hai bên là hai cây đèn hoặc nước, phía sau hai bên là hoa và đĩa trái cây.
– Nhang và nước nên được thay mỗi ngày. Nước lọc thuần khiết.
– Không được để bàn thờ bụi bẩn.
5: VĂN KHẤN MẸ QUAN THẾ ÂM BỒ TÁT
Vào ngày vía Quan Âm các Phật tử sẽ ăn chay, đến chùa cầu nguyện, niệm kinh, phóng sanh,…
Tuy nhiên nếu không có điều kiện đến chùa chúng ta vẫn có thể nguyện cầu tại nhà bằng bài khấn sau:
Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần, 3 lạy).
Con lạy chín phương trời, mười phương Chư phật, Chư phật mười phương.
Nam mô Đại từ, Đại bi Linh cảm Quan Thế Âm Bồ Tát.
Con kính lạy Đức Viên Thông Giáo chủ thuỳ từ chứng giám.
Hôm nay là ngày ….. tháng ….. năm Canh Tý.
Tín chủ con là: ……………………………………….
Ngụ tại: …………………………………………..
Thành tâm đến trước Phật đài, nơi điện Đại bi, kính dâng phẩm vật, hương hoa kim ngân tịnh tài, ngũ thể đầu thành, nhất tâm kính lễ dưới toà sen hồng.
Cúi xin Đức Đại Sỹ không rời bản nguyện chở che cứu vớt chúng con, như mẹ hiền phù trì con đỏ. Nhờ nước dương chi, lòng trần cầu ân thanh tịnh, thiện nguyện nêu cao. Được ánh từ quang soi tỏ, khiến cho nghiệp trần nhẹ bớt, tâm đạo khai hoa, độ cho đệ tử cùng gia đình bốn mùa được chữ bình an, tám tiết khang ninh thịnh vượng, lộc tài tăng tiến, gia đạo hưng long, mầm tai ương tiêu sạch làu làu, đường chính đạo thênh thang tiến bước.
Cầu gì cũng được, nguyện gì cũng thành.
Tín chủ chúng con lễ bạc tâm thành, cúi xin được phù hộ độ trì.
Nam mô Quan Thế Âm Bồ tát! (3 lần, 3 lạy).
Bên cạnh đó các Phật tử có thể tụng Kinh Cầu An và Chú Đại Bi vào ngày vía Quan Thế Âm Bồ Tát.
>> Địa chỉ thỉnh tượng Quan Âm Bồ Tát uy tín toàn quốc, xin liên hệ với chúng tôi để được tư vấn tốt nhất
Thông tin liên hệ :
Website : Dothoquangdai.vn
Hotline : 0931118486
Zalo: 0904699991
Địa chỉ : Xưởng sản xuất đồ thờ tượng Phật Quảng Đại, Khu công nghiệp Cánh Gà- Sơn Đồng- Hoài Đức- Hà Nội